Đổi Mới Nội Dung, Chương Trình Và Phương Pháp Giảng Dạy Đại Học Theo Hướng Hiện Đại

Mục tiêu của GD ĐH cũng cần thoát khỏi những nội dung chung chung, tròn trĩnh, kín kẽ để hướng tới thực sự phục vụ lợi ích của người học, của doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia. Các mục tiêu này cũng không nên cố định mà linh hoạt cùng với sự vận động của thời đại và đất nước. Phải trên cơ sở trả lời câu hỏi: nguồn nhân lực cần gì, doanh nghiệp cần gì, đất nước cần gì và thời đại yêu cầu như thế nào để thiết lập và cụ thể hoá các mục tiêu cho GD ĐH.

Đây thực sự là một sự đổi mới khó khăn đối với Việt Nam, vì việc đổi mới này liên quan tới việc giải quyết một mâu thuẫn lớn giữa lý luận và thực tiễn. Biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn này là sự kỳ vọng về một nền GD ĐH XHCN mang tính lý tưởng với một nền GD ĐH thực dụng của kinh tế thị trường. Chỉ khi nào Việt Nam thoát khỏi những quan niệm sơ cứng, máy móc, giáo điều, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý, tiến tới đảm bảo sự tương thích và nhất quán giữa lý luận và thực tiễn thì việc đổi mới triệt để tư duy về GD ĐH mới có thể thực hiện thành công và định hướng đúng đắn cho quá trình đổi mới triệt để GD ĐH theo hướng hiện đại trong bối cảnh hiện nay.

3.2.2.2. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học

Hiện nay, cơ chế quản lý trong GD ĐH đang là vật cản lớn, hạn chế quá trình đào tạo nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam. Vì vậy, bước đi tiếp theo trong quá trình đổi mới triệt để GD ĐH để đào tạo nguồn nhân lực CLC có khả năng thích ứng và khả năng sáng tạo là phải thực hiện đổi mới cơ chế quản lý GD ĐH theo hướng xác định tư cách tự chủ của trường đại học trong việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. Các trường đại học cần được mở rộng tối đa quyền tự chủ về tài chính, tổ chức, nhân sự, hành chính sự nghiệp, về xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy. Việc tự chủ này sẽ giúp các trường đại học phát huy tối đa tiềm năng của mình, đồng thời phục vụ linh hoạt và kịp thời những nhu cầu thường xuyên thay đổi của xã hội đối với nguồn nhân lực trình độ đại học. Tuy nhiên, để hạn chế những mặt trái của quá trình mở rộng tối đa quyền tự chủ cho các trường đại học, Bộ chủ quản (Đề xuất thành lập riêng Bộ giáo dục Đại học) cần phải xây dựng một cơ chế quản lý nghiêm ngặt và chuyên nghiệp theo hướng quản lý chất lượng của quá trình đào tạo và chất

lượng sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo. Bộ chủ quản cần chuyển từ việc quản lý các trường đại học làm gì sang quản lý các trường đại học làm như thế nào. Sự chuyển hướng cơ bản trong quản lý nhà nước về GD ĐH sẽ tạo điều kiện cho các trường phát huy khả năng thích ứng linh hoạt và sáng tạo trong hoạt động đào tạo. Điều này tất yếu tạo nên những sản phẩm nhân lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong xu hướng chuyển động mạnh mẽ của thời đại ngày nay.

3.2.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy đại học theo hướng hiện đại

a, Đổi mới nội dung, chương trình

Nội dung chương trỡnh và giỏo trỡnh là xương sống của giáo dục đại học tại tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt giàu, nghèo và phát triển hay đang phát triển. Có thể dễ dàng nhận thấy, nội dung chương trình giáo dục sẽ được hiện thực hoá và biểu hiện kết quả thông qua sản phẩm của giáo dục, đó là những người được giáo dục, đào tạo.Vì vậy, nội dung giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, nhân cách, đạo đức, kĩ năng nghiệp vụ của người học.

Việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục theo hướng hiện đại trong bối cảnh hiện nay phảI theo định hướng , đó là nhằm đào tạo để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ dạy cái gỡ mà sản xuất và dịch vụ cần; ngược lại, phải xây dựng chương trỡnh với một tỷ lệ thớch hợp giữa kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu gắn liền với nhu cầu của các ngành kinh tế và kiến thức hiện đại, nhằm tạo cho sinh viên, sau khi ra trường, không những chỉ có khả năng tiếp thu tốt sự chuyển giao công nghệ, mà cũn cú thể cải tiến cụng nghệ và tiến tới sỏng tạo cụng nghệ mới. Đây cũng là nét chủ đạo của giáo dục đại học Mỹ - một nền giáo dục đại học được coi là tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Trên 80% số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Hoa Kỳ có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc trong các ngành công nghiệp hiện đại cũng như các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tiên tiến khác.

Việc đổi mới nội dung, chương trình ở bậc đại học cần được tiến hành theo các bước sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Thứ nhất, nghiên cứu lại việc giảng dạy các môn lý luận chính trị để chúng thực sự là những môn khoa học chính trị chứ không phải là những môn chính trị đơn thuần. Mục tiêu quan trọng nhất của việc giảng dạy các môn lý luận chính trị là nhằm giáo dục ý thức đúng đắn cho người học. Đó là ý thức đạo đức, là ý thức dân tộc, là khát vọng vươn lên và lý tưởng sống. Với ý thức đó, con người sẽ luôn vươn lên cao hơn để hướng về những mục tiêu lớn lao. Ngay cả khi những mục tiêu đó còn ở rất xa, thì sự vươn lên đó cũng khiến con người nhìn xa hơn, nghĩ về những điều đẹp đẽ hơn để sống với những giá trị cao đẹp. Phải nhận thức được tầm quan trọng của những nội dung giáo dục này để biến chúng trở thành những khoa học của nhận thức.

Thứ hai, xác định những tri thức tổng quát cần cung cấp cho người học để họ có thể nhận thức và thích ứng với những biến động và bất định, đồng thời tham gia tự tin vào quá trình sáng tạo ra những biến động và bất định đó của tương lai. Có thể tham khảo 7 tri thức mà nhà giáo dục học nổi tiếng thế giới Edgar Morin coi là tất yếu cần có trong nền giáo dục tương lai: 1. Sự sai lầm và ảo tưởng của nhận thức; 2. Những nguyên tắc để có một nhận thức đúng đắn; 3. Giảng dạy về hoàn cảnh con người; 4. Giảng dạy căn cước địa cầu; 5. Đương đầu với những bất xác định; 6. Giảng dạy sự thông cảm; 7. Đạo lý của nhân loại [37, tr. 13-19].

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 21

Thứ ba, các trường đại học xây dựng lại hệ thống giáo trình dùng theo hướng tinh lọc, gợi mở tri thức chứ không trình bày tri thức. Có thể nhập khẩu một số nội dung, chương trình sách giáo khoa từ các nước tiên tiến nhất để Việt hoá và giảng dạy.

Bộ chủ quản cần định sớm một lịch trỡnh cho cỏc trường đại học và cao đẳng xây dựng chương trỡnh tổng thể của từng trường, từng ngành và từng môn học cùng với lịch trỡnh tiếp theo là biờn soạn (hoặc biờn dịch) và xuất bản sỏch giỏo khoa cho những mụn học chủ yếu. Đó là việc cần làm ngay và tiếp tục huy động tổng lực các nhà khoa học, công nghệ trong cả nước tham

gia. Trong quá trình thực hiện công việc này có thể tham khảo chủ yếu chương trỡnh và sỏch giỏo khoa của cỏc trường đại học có tiếng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ (xin nêu ra đây 11 trường nổi tiếng nhất trong các trường đó thu hỳt sinh viờn toàn cầu theo học trong năm qua: Ha- vớt, Xtan-phót, Nam Ca-li-pho-ni-a, Niu Oóc, Cô-lôm-bi-a, Bô-xtơn, Pơ-đin, Tếch-dát ở Au-xtin, Ô-hai-ô, I-li-noi, Pít-xbớc).

Thứ tư, đánh giá và điều chỉnh cơ bản chương trỡnh dạy tiếng Anh và tin học cho tất cả cỏc ngành học khụng chuyờn về ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hoá và nâng cao. Chương trình này phải đảm bảo cung cấp đủ lượng tri thức để sinh viên có thể sử dụng tiếng Anh tiếp cận với những tài liệu chuyên ngành mới nhất. Bên cạnh đó, trình độ tin học cũng cần được đào tạo để sinh viên có thể ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho quá trình học tập suốt đời . Ngoại ngữ và tin học là những công cụ chủ yếu để sinh viên tự đào tạo ngay trong khi cũn đang ngồi trên ghế nhà trường và sau khi tốt nghiệp. Việc tự đào tạo sẽ giúp nguồn nhân lực CLC Việt Nam luôn luôn cập nhật được tri thức mới nhất, vận dụng chúng nhằm phục vụ hoạt động chuyên môn trong thời đại ngày nay.

b, Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học

Tính áp đặt chính trị của mục tiêu và do đó là của nội dung GD ĐH đã khiến cho phương pháp giảng dạy phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là tuyên truyền và áp đặt một chiều. Vì vậy, người học trở nên thụ động và nghèo tính sáng tạo.Với phương pháp ấy, họ trở thành những người nghe theo, nói theo, nghĩ theo mà không có sự đột phá trong những tuyên bố và hành động. Phương pháp này là cách truyền đạt tri thức đi ngược lại với quy luật diễn biến tự nhiên trong tư duy và nhận thức của con người. Nó kìm hãm bản năng, thậm chí làm thui chột bản năng luôn muốn tìm kiếm những điều mới lạ hơn trong cuộc sống của con người. Đó là một phương pháp giáo dục lạc hậu cần thiết phải thay đổi triệt để theo hướng hiện đại hoá.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, sự hiện đại hoá phương pháp giảng dạy lại đang được hiểu theo một nghĩa hết sức máy móc. Nhiều người cho rằng,

hiện đại hoá phương pháp giảng dạy là sử dụng những máy móc kỹ thuật hiện đại để giảng dạy. Vì vậy, máy chiếu, màn hình lớn, các phần mềm hiện đại để soạn bài giảng…đang được sử dụng tối đa ở chốn học đường. Các đơn vị đào tạo đã chi ra một nguồn kinh phí rất lớn để sắm sửa trang thiết bị, để ký hợp đồng biên soạn bài giảng điện tử… Tuy nhiên, đó chỉ là bình mới, rượu cũ. Cái cốt lõi nhất là phương pháp giảng dạy thụ động và áp đặt vẫn phổ biến ở hầu hết các trường học. Vậy cần phải hiện đại hoá phương pháp giảng dạy theo hướng đi nào?

Thứ nhất, giảng dạy không phải là hoạt động mang tính áp đặt mà phải là hoạt động đối thoại mang tính cởi mở. Đối với mỗi một vấn đề nghiên cứu, thầy cô không làm nhiệm vụ mang toàn bộ những kiến thức đã có sẵn của mình để ấn định vào nhận thức và tư duy của người học mà phải gợi mở cho họ nhiều cách tiếp cận và nhiều cách giải quyết vấn đề trên cơ sở đối thoại cởi mở. Hơn thế nữa, trong xu hướng phát triển của KTTT, GD ĐG cần phải giúp sinh viên chuyển mạnh từ việc học tập và giải quyết vấn đề (problem solving) sang việc tích cực khám phá (discovery) và áp dụng tri thức (application of knowledge) hiện đại.

Thứ hai, khi giảng dạy phải biết lựa chọn những tình huống có vấn đề, có nhiều quan điểm trái chiều để cùng thảo luận nhằm phát huy tư duy độc lập sáng tạo của người học.

Thứ ba, khi giảng dạy, phải hướng người học vào những tình huống mang tính viễn tưởng, những vấn đề của 20, 30 thậm chí 50 năm nữa để họ biết cách định hình tương lai một cách chủ động. Có thể những lý giải của người học về những tình huống đó không thể kiểm chứng về tính đúng sai nhưng nếu hợp lý thì sẽ được khuyến khích.

Thứ tư, phương pháp giảng dạy phải tận dụng tối đa khả năng tự học, tự tìm kiếm tri thức của người học. Hơn thế nữa, trong quá trình giảng dạy phải biết nhân lên, phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa khả năng đó của họ và biến họ thành những người say mê với tri thức, muốn hiểu biết tri thức và sáng tạo tri thức chứ không phải bị nhồi nhét tri thức như hiện nay.

Hiện đại hoá phương pháp giảng dạy chỉ đạt được mục tiêu khi làm chuyển hoá được tư duy của người học, từ tư duy khép kín sang tư duy mở, từ bị nhồi nhét kiến thức sang cần mẫn tự học và tích góp kiến thức. Từ đó, khả năng vô tận của người học sẽ được phát huy và họ sẽ đủ sức sáng tạo lên những bước đi đột phá trong cuộc sống. Hiện đại hoá phương pháp giảng dạy chính là khoa học hoá nó, làm cho nó phù hợp với quy luật nhận thức và quy luật tiếp nhận tri thức của người học.

3.2.2.3. Chuẩn hoá đội ngũ giảng viên đại học

Trong bối cảnh hiện nay, khi đội ngũ giảng viên đại học của Việt Nam còn nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng, thì việc chuẩn hoá đội ngũ đó nhằm đáp ứng những yêu cầu mới là việc hết sức cần thiết. Trong thời đại mà nhiều nước công nghiệp tiên tiến đang chuyển dần sang kinh tế trí thức thỡ việc chuẩn húa đội ngũ giảng viên đại học phải theo các tiêu chí: kiến thức, phương pháp giảng dạy, đạo đức - tư cách và khả năng nghiên cứu.

Người giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đầu ngành, gồm các giáo sư, tiến sỹ phải nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu và hiện đại trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu của mỡnh; cú khả năng truyền thụ kiến thức trên cơ sở bồi dưỡng được năng lực độc lập suy nghĩ của sinh viên; biết dẫn dắt sinh viên đi vào con đường nghiên cứu để tỡm tũi cỏi mới và chủ động sáng tạo. Để làm được điều này, người giảng viên khụng thể hy vọng vào việc lấy chương trỡnh và nội dung của cỏc đại học hàng đầu trên thế giới về để áp dụng vào việc giảng dạy. Muốn dạy một môn học với chất lượng cao, người giảng viên cần hiểu thật rừ về chuyờn ngành này và theo dừi được sự tiến bộ thường xuyên của nó. Quan trọng hơn, người giảng viên đó cần tham gia nghiên cứu và có kết quả với cộng đồng quốc tế để có thể dẫn dắt sinh viên thật sự đi vào lĩnh vực này. Một người đảm nhiệm được việc dạy và hướng dẫn nghiên cứu như vậy ngoài năng lực cũn cần được làm việc nhiều năm trong những môi trường đại học chất lượng cao. Để xây dựng được một đội ngũ giảng viên đầu ngành với những tiêu chuẩn cao như trên quả là một việc làm quá khó khăn đối với Việt Nam, vì vậy,

trong ngắn hạn, giải phỏp hiệu quả và khả thi hơn cả, là đội ngũ đó có thể được lựa chọn và thu hỳt từ 3 nguồn sau:

- Các cán bộ làm việc tại các viện nghiên cứu có những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng.

- Trí thức người Việt hiện đang giảng dạy hoặc làm nghiên cứu ở nước ngoài và các trí thức Việt kiều về hưu có tên tuổi,

- Những người trẻ tuổi đi du học mới tốt nghiệp loại xuất sắc (nhiều người trong số các trí thức trẻ xuất sắc này sau một thời gian làm việc như các trợ lý giỏo sư ở đại học CLC sẽ trưởng thành và có khả năng dần kế tục các giáo sư.

Về dài hạn, để đạt được tiêu chí về tỷ lệ giữa số sinh vên và giảng viên mà Đề án đổi mới mạnh mẽ, cơ bản, toàn diện và sâu sắc giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ 2006-2020 đã nêu, cụ thể: tỷ lệ sinh viên/giảng viên của cả hệ thống giáo dục đại học không quá 20; đối với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ khụng quỏ 15, cỏc ngành kinh tế, khoa học xó hội và nhõn văn không quá 25 thì cần thiết phải tiến hành một chiến lược đào tạo đội ngũ giảng viên đại học theo các hướng sau:

Một là, tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ cho những giảng viên đại học chưa đủ chuẩn về bằng cấp. Đây phải được coi là vấn đề trọng tâm trong hoạt động chuyên môn của đội ngũ giảng viên đại học. Việc đào tạo, nâng cao trình độ cần được sự ủng hộ và khuyến khích của các đơn vị đào tạo cả về mặt thời gian và nguồn tài chính.

Hai là, lựa chọn những sinh viên tốt nghiệp loại ưu ở tất cả các chuyên ngành, đặc biệt là những chuyên ngành gắn với quá trình phát triển của nền KTTT để gửi đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Đây sẽ là lực lượng kế cận quan trọng để phát triển sự nghiệp GD ĐH ở Việt Nam theo hướng hiện đại trong tương lai.

Ba là, tìm nguồn để hình thành một đội ngũ giảng viên quốc tế có uy tín và danh tiếng tham gia hoạt động giảng dạy đại học ở Việt Nam trong những chuyên ngành mới, gắn với quá trình phát triển KTTT. Đội ngũ này sẽ giúp Việt

Nam tiếp cận nhanh hơn với những xu hướng phát triển mới trong khoa học và công nghệ, đồng thời, họ cũng thúc đẩy đội ngũ giảng viên Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với những phương pháp giảng dạy hiện đại thông qua chính hoạt động giảng dạy của họ trong quá trình hợp tác. Để có thể tập hợp được một đội ngũ giảng viên quốc tế đông đảo và có chất lượng cao, nguồn kinh phí của nhà nước cần phải được gia tăng . Hơn thế nữa, việc sử dụng lực lượng này phải được thực hiện tốt để phát huy tối đa khả năng của họ. Có như thế họ mới góp phần tích cực vào quá trình đổi mới triệt để giáo dục đại học ở Việt Nam trong tương lai.

3.2.2.4. Xây dựng hệ thống giáo dục đại học theo hướng hiện đại

a, Tập trung xây dựng các đại học nghiên cứu tiêu biểu của quốc gia

Trong hệ thống giáo dục đại học ở các quốc gia tiêu biểu, đã từ lâu luôn có sự xuất hiện ở vị trí đỉnh cao của một nhóm nhỏ các trường đại học hàng đầu, thường được gọi là các trường “đại học nghiên cứu”. Chúng không chỉ làm nhiệm vụ sáng tạo ra mà còn thực hiện việc truyền trao tri thức. Nước Mỹ có trường Harvard và Viện công nghệ Massachusetts; Hai trường đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa đóng vai trò tương tự ở Trung Quốc; Viện Công nghệ Ấn Độ ở Ấn Độ và Trường Đại học Thammasat ở Thái Lan… Số trường này là nơi thu hút những nhân tài xuất sắc nhất của quốc gia. Ngoài ra, đối với những nước đang phát triển, đây chính là địa điểm lý tưởng thu hút các nhân tài được đào tạo từ nước ngoài về nước. Nếu không có những trường đại học hàng đầu này, rất có khả năng đội ngũ nhân tài sẽ không có môi trường để trở về cống hiến. Vì vậy, cần tập trung xây dựng ở Việt Nam một số đại học nghiên cứu tiêu biểu trong thời điểm hiện nay.

Khái niệm đại học nghiên cứu xuất hiện đầu tiên ở Đức, ngay từ cuộc cách mạng nông nghiệp. Vì nông nghiệp có tính chất đặc trưng rất rõ cho từng vùng nên để giảng dạy nông nghiệp phải nghiên cứu thực tiễn. Từ đó, đại học nghiên cứu được phát triển ở nhiều nước và trở thành mô hình đại học đa ngành CLC ở mỗi nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023