Tỷ Lệ Nhân Lực Kh-Cn Trong Tổng Nhân Lực Trình Độ Đại Học

California là 15, và các đại học đại trà chủ yếu là 4 năm như State University of California, tỷ số là 20. Hầu hết các đại học ở Mỹ không vượt quá tỷ số 20.

Bên cạnh đó, nếu xem xét ở một số khối đào tạo như kinh tế, khoa học xã hội và luật, kỹ thuật… thì tỷ lệ sinh viên/giảng viên là rất cao.

Theo tài liệu [121, tr 60] thì:

Khối kinh tế: Tính theo số liệu của 6 trường đại học kinh tế lớn là Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Trường Đại học ngoại thương Hà Nội, trường Đại học thương mại Hà Nội, Học viện tài chính – kế toán, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh có đến 63 sinh viên/1giảng viên, cao gấp 3 lần định mức.

Khối KHXH và Luật: Tính theo số liệu của 6 trường gồm: 2 trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc hai đại học Quốc gia Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, trường Đại học ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hà Nội, số sinh viên /1 giảng viên là 44, cao gấp 2 lần so với định mức.

Khối kỹ thuật: Tính theo số liệu của 6 trường kỹ thuật gồm: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, trường Đại học Giao thông – Vận tải Hà Nội, trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, trường Đại học Kiến trúc tp Hồ Chí Minh, trường Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh, số sinh viên/ 1 giảng viên là 34, cao gấp 3 lần định mức quy định đối với các trường Kỹ thuật.

Như vậy, nếu cần thiết phải gia tăng nhanh chóng lượng sinh viên để chuẩn bị nguồn nhân lực CLC cho quá trình hình thành nền KTTT ở Việt Nam trong tương lai thì các giảng đường đại học sẽ bị quá tải vì số lượng giảng viên không đáp ứng kịp. Việc đào tạo giảng viên đại học là một quá trình khó khăn và lâu dài, không thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Điều này một lần nữa minh chứng cho sự bị động trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực CLC để thực hiện quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH từng bước phát triển KTTT ở Việt Nam.

2.2.2.4. Tỷ lệ nhân lực KH-CN trong tổng nhân lực trình độ đại học

Nếu như đội ngũ giảng viên đại học là lực lượng gián tiếp quan trọng nhất góp phần hình thành nền KTTT ở mỗi quốc gia thì đội ngũ nhân lực KH - CN là lực lượng trực tiếp quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành nền KTTT. Sự góp phần đông đảo của đội ngũ này trong tổng nhân lực trình độ đại học ở mỗi quốc gia chứng tỏ rằng quốc gia đó đang đi đúng hướng trong hành trình đến với nền KTTT.

Theo số liệu do Vụ Tổ chức, Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp, tổng số nhân lực KH – CN trình độ đại học trong 1177 tổ chức KH – CN đã điều tra (trong tổng số hơn 1300 tổ chức KH – CN, chiếm 90% nhân lực trong các tổ chức KH – CN năm 2007) là 38.087 người; bao gồm: nhân lực Trung ương là

27.120 người, nhân lực địa phương là 5.734 người, nhân lực hội và liên hiệp là 5.733 người. Trong đó nhân lực kiêm nhiệm và hợp đồng ở địa phương, ở hội và liên hiệp có 5.373 người (tức là bao gồm cả những người đã nghỉ hưu, những người làm việc chính nhiệm, biên chế ở các tổ chức KH – CN khác.

Bảng 2.9: Tổng số nhân lực KH – CN trình độ đại học trong 1177 tổ chức KH – CN đã điều tra (trong tổng số hơn 1300 tổ chức KH – CN) năm 2007


Khối


Trình độ


Tổng

Chính

nhiệm/ Biên chế

Kiêm nhiệm/

Hợp đồng

Ghi chú


Tổng nhân lực trung ương 27.120

GS. TSKH

120




GS. TS

154




PGS. TSKH

56




PGS. TS

1.041




GS

39




PGS

88




TSKH

87




TS

2.777




ThS

5.931




ĐH

15.947




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 13

880





Tổng nhân lực địa phương 5.734

GS. TSKH

12

3

9


GS. TS

7

1

6


PGS. TSKH

20

8

12


PGS. TS

53

11

42


GS

6

0

6


PGS

5

2

3


TSKH

24

7

17


TS

169

78

91


ThS

479

286

193


ĐH

4533

2834

1699


426

179

247



Tổng nhân lực Hội và Liên hiệp

5.733

GS. TSKH

139

53

86


GS. TS

76

24

52


PGS. TSKH

164

52

112


PGS. TS

296

123

173


GS

30

14

16


PGS

27

12

15


TSKH

34

10

24


TS

745

346

399


ThS

770

282

488


ĐH

3187

1588

1599


265

181

84



Nguồn: [36, tr 78 – 79].

Như vậy, tính ước lượng cả 10% số nhân lực chưa được điều tra thì hiện nay, tổng số nhân lực KH – CN trình độ đại học của Việt Nam là 41.896 người, chiếm 1,3 % tổng nhân lực trình độ đại học. Bên cạnh đó còn có khoảng 62.320 giảng viên đại học và các chuyên gia, kỹ sư làm việc trong các doanh nghiệp cũng được thu hút và các hoạt động nghiên cứu KHCN.

2.2.3. Thực trạng hình thành và phát huy những tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao

2.2.3.1. Sự hình thành và phát huy tố chất dân tộc

Đối với nguồn nhân lực CLC, sự hình thành và phát huy tố chất dân tộc là một động lực tinh thần không thể thiếu. Động lực này sẽ thúc đẩy nguồn nhân lực CLC hoàn thành vai trò tiên phong trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển đột phá để hình thành nền KTTT ở Việt Nam.

Ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tố chất dân tộc của nguồn nhân lực CLC biểu hiện ra ở ý thức dân tộc, tức là ý thức về vị thế thấp kém của dân tộc và ý thức về sự cần thiết phải thay đổi vị thế thấp kém đó nhằm theo kịp trình độ phát triển của thời đại ngày nay. Ý thức dân tộc của nguồn nhân lực CLC được thể hiện rõ nét nhất và được nhìn nhận đầy đủ nhất thông qua đội ngũ lãnh đạo quốc gia, đội ngũ nhà KHXH. Đây là lực lượng được thừa nhận là những đại diện tiêu biểu cho sự hình thành và phát huy tố chất dân tộc trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển đột phá để hình thành nền KTTT ở Việt Nam. Vì vậy, đánh giá về sự hình thành và phát huy tố chất dân tộc của nguồn nhân lực CLC thực chất là những đánh giá về (1) Sự quan tâm đến thực trạng phát triển lạc hậu của đất nước ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia, (2) Ý thức về sự phát triển đột phá để theo kịp xu hướng của thời đại ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia,

(3) Sự dũng cảm của đội ngũ nhà khoa học xã hội trong việc đề xuất những tư tưởng táo bạo nhằm tạo bước phát triển đột phá cho đất nước, (4) Mức độ trong sạch (thông qua chỉ số tham nhũng) của đội ngũ cán bộ công quyền,

a, Sự quan tâm đến thực trạng phát triển lạc hậu của đất nước ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia.

Ở Việt Nam hiện nay, sự diễn đạt về mức độ nghèo, kém phát triển và những nguy cơ của đất nước trong các văn bản chính thức và trong các bài phát biểu của giới lãnh đạo luôn được thể hiện. Đặc biệt, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại ngày nay, tần suất những diễn đạt đó càng lớn hơn.

Bảng 2.10: Thống kê những nhận định về trình độ kém phát triển của Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng.

V kiện

Vkiện ĐH VII

Vkiện ĐH VIII

Văn kiện ĐH

IX

Vkiện ĐH X


Đất nước ta

Đến nay nước ta

Nước ta vẫn còn

Tăng trưởng

Nội

vẫn chưa ra

vẫn còn là một

là nước kinh tế

kinh tế chưa

dung

khỏi khủng

trong những

kém phát triển,

tương xứng


hoảng kinh tế –

nước nghèo nhất

mức sống nhân

với khả năng;


xã hội, công

thế giới; trình độ

dân còn thấp…

chất lượng,


cuộc đổi mới

phát triển kinh

nếu chúng ta

hiệu quả, sức


còn có nhiều

tế, năng suất lao

không nhanh

cạnh tranh


mặt hạn chế,

động, hiệu quả

chóng vươn lên

của nền kinh


nhiều vấn đề

sản xuất kinh

thì sẽ càng tụt

tế còn kém;


kinh tế – xã hội

doan thấp, cơ sở

hậu xa hơn về

cơ cấu kinh tế


nóng bỏng

vật chất – kỹ

kinh tế [34, tr.

chuyển dịch


chưa được giải

thuật còn lạc hậu

15].

chậm [35, tr.


quyết [31, tr.

[33, tr.64].


15].


50]




b, Ý thức về sự phát triển đột phá để theo kịp xu hướng của thời đại ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia

Cùng với sự quan tâm về tình trạng phát triển rất nghèo và lạc hậu của đất nước, đội ngũ lãnh đạo quốc gia của Việt Nam cũng luôn có ý thức về việc cần phải thực hiện bước phát triển đột phá để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ, hướng tới tương lai của nền KTTT. Năm 2001, với việc đề ra chiến lược phát triển để “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [34, tr 24], đội ngũ lãnh đạo quốc gia đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh CNH, HĐH, kết hợp bước phát triển tuần tự với bước phát triển nhảy vọt để từng bước phát triển KTTT ở Việt Nam. Điều này tiếp tục được đội ngũ lãnh đạo quốc khẳng định trong Văn kiện Đại hội X (2006).

Đại hội X diễn ra sau đúng 20 năm Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới. Với những thành tựu đạt được trong đổi mới, đội ngũ lãnh đạo quốc gia thể hiện quyết tâm “đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [35, tr.11]. và “đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT” [35, tr29].

Như vậy ý thức chấn hưng và phát triển đất nước luôn được đội ngũ lãnh đạo quốc gia đề cao. Tuy nhiên, sau hơn hai thập kỷ tiến hành đổi mới, Việt Nam vẫn chưa đạt được những bước tiến đáng kể, vẫn là một nước nghèo và có nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới (Xem thêm phụ lục 9).

c, Mức độ trong sạch (thông qua chỉ số tham nhũng) của đội ngũ cán bộ trong bộ máy công quyền.

Trong khi chưa thể hiện đầy đủ tầm vóc và sức mạnh trong việc truyền tới nhân dân những khát vọng thay đổi để tạo nên sức mạnh tinh thần trong quá trình hình thành nền KTTT, thì đội ngũ lãnh đạo, quản lý lại đang bị đánh giá là có những suy thoái đạo đức ảnh hưởng lớn tới niềm tin của nhân dân. Trong đó, tệ nạn tham nhũng là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của sự suy thoái đạo đức ở đội ngũ này.

Các Văn kiện Đại hội Đảng đã đưa ra những nhận xét đáng báo động về tình trạng suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ trong bộ máy công quyền.

Bảng 2.11 : Thống kê nhận xét về tình trạng tham nhũng trong các văn kiện Đại hội Đảng

VK ĐH

VII

Văn kiện ĐH VIII

Văn kiện ĐH

IX

Văn kiện ĐH X

Sự suy

Tiêu cực trong bộ máy

Tình trạng

Tình trạng suy thoái về

thoái về

nhà nước, đảng và đoàn

tham nhũng,

tư tưởng chính trị, đạo

phẩm chất

thể, trong các doanh

suy thoái ở một

đức, lối sống, bệnh cơ

đạo đức

nghiệp nhà nước, nhất là

bộ phận không

hội, chủ nghĩa cá nhân

của một

trên các lĩnh vực nhà đất,

nhỏ cán bộ,

và tệ quan liêu, tham


bộ phận

xây dựng cơ bản, hợp tác

đảng viên là rất

nhũng, lãng phí trong

cán bộ,

đầu tư, thuế, xuất nhập

nghiêm trọng

một bộ phận cán bộ,

đảng viên

khẩu và cả trong nhiều cơ

[34, tr. 17].

công chức diễn ra

rất nghiêm

quan thi hành pháp


nghiêm trọng [35, tr.

trọng [31,

luật,… nghiêm trọng kéo


65].

tr. 48].

dài [33, tr. 64].



Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) luôn xếp Việt Nam ở thứ hạng rất thấp về chỉ số tham nhũng (CPI) trong xếp hạng tham nhũng toàn cầu từ năm 1997 cho tới nay.

Bảng 2.12: Xếp hạng tham nhũng của Việt Nam


Năm

1997

19

98

19

99

20

00

20

01

20

02

20

03

20

04

20

05

20

06

20

07

20

08

20

09

Điểm

2,79

2,5

2,6

2,5

2,6

2,4

2,4

2,6

2,6

2,6

2,6

2,7

2,7

X.hạn

g

43

74

75

76

75

85

10

0

10

2

10

7

11

1

12

3

12

1

12

0

T.số

nước

52

85

99

90

91

10

2

13

3

14

6

15

9

16

3

18

0

18

0

18

0

Nguồn: Tổng hợp từ trang Web của Tổ chức minh bạch quốc tế

Nhìn vào bảng xếp hạng tham nhũng của quốc tế đối với Việt Nam, chúng ta có thể thấy được, từ năm 1997 cho đến năm 2009, mức độ tham nhũng ở Việt Nam luôn luôn bị đánh giá là lớn, điều này đồng nghĩa với sự minh bạch và trong sạch của đội ngũ cán bộ trong bộ máy công quyền bị đánh giá thấp. Năm đầu tiên tham gia vào bảng xếp hạng (1997), điểm số của Việt Nam là 2,79 nhưng tất cả các năm sau đó, điểm số đều thấp hơn và có những năm chỉ đạt 2,4; 2,5 trên tổng số 10 điểm. Còn về xếp hạng, nếu năm 1997, Việt Nam xếp ở vị trí 43 thì các năm sau đều tụt xuống các hạng thấp hơn. Việc tụt hạng của Việt Nam ngoài nguyên nhân do số các nước tham gia xếp hạng tăng lên thì còn nguyên nhân từ chính sự “dậm chân tại chỗ” của Việt Nam trong khi các nước đứng sau Việt Nam lại luôn tăng điểm trong đánh giá về sự minh bạch. Điển hình là các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Ví dụ như Thái Lan đã

tăng từ 3,0 điểm năm 1997 lên 3,6 điểm năm 2004; Trung Quốc đã cải thiện từ 2,4 điểm năm 1996 lên 3,4 điểm năm 2004 và 3,6 điểm năm 2009.

Ngoài Tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá mức độ cao về tham nhũng ở Việt Nam thì Ngân hàng thế giới, trên cơ sở nhiều nguồn tài liệu khảo sát, cũng đưa ra những đánh giá thường kỳ chỉ số chất lượng thiết chế vĩ mô trong so sánh toàn cầu. Trong các tiêu chí để xếp hạng như : “Ổn định chính trị”, “chất lượng chính sách”, “hiệu lực chính quyền” và “kiểm soát tham nhũng”, thì tiêu chí “kiểm soát tham nhũng” của Việt Nam luôn bị đánh giá ở mức rất thấp so với các quốc gia khác.

Sự không trong sạch của một bộ phận nhân lực tham gia trong bộ máy công quyền không những làm suy thoái phẩm chất đạo đức của đội ngũ này mà còn tác động nghiêm trọng tới quá trình phát triển kinh tế và triệt tiêu những thành quả phát triển của cả dân tộc. Đây là một lực cản vô cùng lớn trong quá trình phát triển để hướng tới trình độ của nền KTTT ở Việt Nam hiện nay.

d, Sự dũng cảm của đội ngũ nhà khoa học xã hội trong việc đề xuất những tư tưởng táo bạo nhằm tạo bước phát triển đột phá cho đất nước

Đối với mỗi quốc gia, đội ngũ nhà KHXH chính là lực lượng thực hiện vai trò khai sáng nhận thức. Vì vậy, muốn có những chuyển biến đột phá tới trình độ phát triển của KTTT, trước hết đội ngũ nhà KHXH phải là lực lượng tạo nên những sự thay đổi đột phá trong nhận thức của toàn bộ nguồn nhân lực CLC và của toàn dân tộc. Vì vậy, tố chất dân tộc, khát vọng thay đổi của nguồn nhân lực CLC còn được thể hiện rõ nét thông qua sự mạnh dạn và dũng cảm và của đội ngũ nhà KHXH trong việc đề xuất những ý tưởng tạo bạo nhằm tạo bước đột phá cho đất nước.

Có thể khẳng định rằng, trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, rất nhiều các nhà khoa học kinh tế, các nhà báo, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực KHXH khác đã thể hiện sự mạnh dạn, táo bạo khi liên tục nhấn mạnh tới việc phải thực hiện quá trình phát triển rút ngắn để thay đổi tình trạng lạc hậu của Việt Nam và theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại. Những quan điểm về vấn đề phát triển rút ngắn ở Việt Nam còn được các nhà khoa học xã hội diễn đạt bằng

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí