Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam

này có nghĩa là, số lượng các bài báo quốc tế của Việt Nam tương xứng với chất lượng của chúng, còn đối với Trung Quốc, số lượng chưa thực sự tương xứng với chất lượng của các bài báo quốc tế được đăng tải. Tuy nhiên, có đến 80% bài báo khoa học của các tác giả Việt Nam công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế là từ “hợp tác quốc tế”. Tỷ lệ này của Thái Lan là 50%, của Trung Quốc là 75%.

Điều đó cho thấy các nhà khoa học của chúng ta vẫn còn phải dựa nhiều vào hỗ trợ quốc tế (về chuyên môn, phương tiện, hoặc tài chính) và khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân lực nghiên cứu khoa học và sáng chế của Việt Nam không có khả năng cạnh tranh với quốc tế. Căn cứ vào các con số nói trên, dễ dàng thấy rằng các công bố quốc tế của Việt Nam là rất yếu.

Mặc dù khả năng sáng tạo của người Việt Nam nói chung luôn được nhìn nhận nhưng khả năng đó không được phát huy ở đội ngũ các nhà khoa học tự nhiên và công nghệ - lực lượng đại diện tiêu biểu cho khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực và của dân tộc.

Tố chất sáng tạo của đội ngũ nhà khoa học xã hội

Đối với đội ngũ các nhà KHXH của một nước lạc hậu như Việt Nam, sáng tạo để góp phần hình thành nền KTTT là những sáng tạo nhằm tác động tới nhận thức của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội về sự tất yếu của việc phải thay đổi triệt để tư duy, cách nghĩ, cách làm trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Tư duy cũ, cách nghĩ cũ, cách làm cũ đã kìm hãm sự phát triển của cả dân tộc cần phải thay bằng tư duy mới, cách nghĩ mới, cách làm mới phù hợp với xu hướng phát triển của nền KTTT.

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu KHXH ở Việt Nam mặc dù đã được quan tâm, khuyến khích phát triển nhưng khả năng sáng tạo của đội ngũ nhà KHXH vẫn chưa được phát huy. Hiện nay, các nhà KHXH hiện nay phần lớn chỉ thực hiện công tác tuyên truyền cổ động, thuyết minh quan điểm, đường lối của Đảng, mà chưa thực hiện chức năng chủ yếu là đi vào thực tiễn khảo sát, nghiên cứu, phân tích và phản biện các đường lối, đặc biệt là đường lối CNH, HĐH, từng bước phát triển KTTT. Các nhà khoa học thường thoát ly thực tế, né

tránh những vấn đề phức tạp, chỉ ghi chép đơn thuần hay thuyết minh cho thực tiễn, mà ít khi bày tỏ rõ ràng quan điểm sáng tạo riêng của người nghiên cứu. Các nhà KHXH chưa thể hiện được vai trò tiên phong, dẫn đường về mặt tư tưởng để thực hiện quá trình xây dựng nền KTTT. Tiếng nói của họ chưa đủ sức mạnh của khoa học và chân lý để thuyết phục quần chúng và tư vấn cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm tạo ra bước ngoặt phát triển, đưa đất nước thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo về kinh tế – lạc hậu về tư duy- nghèo về kinh tế – lạc hậu về tư duy- nghèo về kinh tế…‌

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM

2.3.1. Những thành tựu đạt được trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam.

2.3.1.1. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao có sự gia tăng với tốc độ ngày càng lớn

Một thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam trong thời kỳ 2001 – 2007 là tốc độ gia tăng nguồn nhân lực CLC luôn giữ được tốc độ cao và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này làm cho chỉ trong 7 năm, số lượng nguồn nhân lực CLC của Việt Nam đã tăng 2,2 lần, từ

1.047.223 lên đến 3.130.365.

Để đạt được thành tựu này, Việt Nam đã tiến hành gia tăng nhanh chóng số lượng các trường cao đẳng và đại học.

Bảng 2.22: Sự gia tăng số lượng các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam


Năm

1990

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số

trường

106

178

191

202

214

230

255

299

346

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 16

Nguồn: [175] và [176].

Như vậy, từ năm 2001 đến năm 2007, số lượng các trường đại học tăng 81% với 155 trường, trung bình mỗi năm tăng 12% với 13 trường. Giai đoạn này, tốc độ tăng các trường đại học lớn gấp hai lần so với giai đoạn 1990 – 2000. Ở giai đoạn 1990 – 2000, trung bình mỗi năm tốc độ tăng là 6% với khoảng 6,5

trường. Các trường cao đẳng, đại học gia tăng chủ yếu dựa vào: (1) Nâng cấp các trường trung cấp thành cao đẳng, cao đẳng thành đại học; (2) Thành lập mới các trường đại học trong nước; (3) Thành lập các trường đại học quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài...

Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân lực CLC ở nước ngoài cũng được Nhà nước thực hiện với một đề án lớn nhất từ trước đến nay, Đề án 322. Đề án 322 được thực hiện giai đoạn I từ năm 2000 đến năm 2005 với mức đầu tư là 53, 43 triệu USD (khoảng 848 tỷ đồng Việt Nam) và giai đoạn II từ năm 2006 đến 2014. Tính đến tháng 12 năm 2005, 2.392 du học sinh đã được cử đi học, trong đó sau đại học là 1.581 người.

Với tốc độ gia tăng nhanh chóng, nguồn nhân lực CLC đã thực hiện vai trò tiên phong trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, từng bước phát triển KTTT ở Việt Nam, góp phần cải thiện chỉ số KTTT (KEI) ở Việt Nam qua các năm. Năm 2001 chỉ số KEI của Việt Nam là 2,98 năm 2008 chỉ số này tăng lên 3,27 (trên tổng số 10 điểm) theo xếp hạng của ngân hàng thế giới.

2.3.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao có sự chuyển dịch nhanh hơn ở những ngành tiếp cận kinh tế tri thức

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nhân lực trình độ đại học theo ngành kinh tế, tỷ trọng nhân lực trình độ đại học trong các ngành như dịch vụ, công nghiệp chế tạo và công nghiệp tri thức gia tăng qua các năm, trong khi đó tỷ trọng nhân lực trình độ đại học trong các ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, Công nghiệp khai thác mỏ giảm xuống. Đây là một sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực trình độ đại học không đi chệch hướng so với xu thế chung của thời đại. Trong sự chuyển dịch đó, đội ngũ nhân lực KH-CN, nhân lực CNTT có sự chuyển dịch nhanh hơn cả.

Sự dịch chuyển đáng khích lệ nêu trên do tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố đào tạo vẫn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ví dụ đối với việc đào tạo nguồn nhân lực CNTTT, tính đến năm 2007, số trường đại học đào tạo nhân lực CNTT đã tăng lên 80 trường.

Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực chia theo ngành kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu theo vùng, miền cũng phản ánh xu hướng dịch chuyển nhân lực trình độ đại học vốn trước đây chỉ tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ sang các vùng miền khác. Điều này giúp cho các vùng miền trong cả nước có cơ hội để phát triển những ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào chất xám và tri thức chứ không chỉ là những ngành khai thác và chế biến giản đơn. Hình thành nền KTTT là quá trình chuyển biến môi trường KT – XH theo hướng vận dụng và sáng tạo tối đa tri thức cho phát triển trên phạm vi toàn quốc. Bởi vậy, việc chuyển dịch này có ý nghĩa như một bước khởi động cho quá trình hình thành các yếu tố tri thức trên khắp các vùng kinh tế cho nền KTTT tương lai của quốc gia.

2.3.1.3. Tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao đã bước đầu được hình thành và phát huy

a, Tố chất dân tộc

Trong quan điểm của đội ngũ lãnh đạo quốc gia, trong ý tưởng nghiên cứu của đội ngũ các nhà KHXH – những lực lượng dẫn đường tiêu biểu trong hành trình hướng tới nền KTTT ở Việt Nam đã bước đầu hình thành và thể hiện những mong muốn về một cuộc chuyển biến lớn, mang tính bước ngoặt ở Việt Nam. Mong muốn này trước hết xuất phát từ những lo lắng về nguy cơ ngày càng tụt hậu trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, mong muốn này còn xuất phát từ khát vọng đưa vị thế của Việt Nam lên một tầm cao tương xứng với trình độ phát triển của thời đại để Việt Nam có cơ hội “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Điều này, chứng tỏ rằng, ý thức dân tộc luôn luôn hiện hữu và là một tài sản tinh thần quan trọng mà nguồn nhân lực CLC Việt Nam có được. Sức mạnh tinh thần là một điều kiện cần để thúc đẩy bất kỳ một công cuộc chuyển biến nào trong hoạt động thực tiễn của con người nói chung và của nguồn nhân lực CLC nói riêng.

b, Tố chất thích ứng và sáng tạo của nguồn nhân lực chất lượng cao Việt

Nam

Với những chuyển biến trong giai đoạn từ 2001 – 2007, nguồn nhân lực CLC đã bước đầu hình thành và phát huy được sự thích ứng và sáng tạo theo hướng từng bước tiếp cận KTTT. Sự chuyển biến này ngày càng rõ nét hơn ở giai đoạn 2004-2007 khi mà những số liệu thống kê về chỉ số thích ứng và chỉ số sáng tạo giữ được sự gia tăng đều đặn. Với những chuyển biến bước đầu về sự thích ứng và sự sáng tạo tri thức KH-CN hiện đại, nguồn nhân lực CLC đã thể hiện những khả năng tiềm ẩn dồi dào trong việc thực thi vai trò tiên phong để hình thành nền KTTT ở Việt Nam trong tương lai.

2.3.2. Hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền KTTT ở Việt Nam.

Mặc dù có những chuyển biến bước đầu đáng ghi nhận trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam giai đoạn 2001 -2007, nhưng đó chỉ là những chuyển biến được so sánh trong sự khép kín đối với chính nguồn nhân lực CLC của Việt Nam. Nếu so sánh với thế giới và so sánh với yêu cầu của quá trình phát triển đột phá để hình thành nền KTTT thì nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam còn bộ lộ những hạn chế lớn.

2.3.2.1. Gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC

Nguồn nhân lực CLC đã có sự gia tăng khá nhanh nhưng tỷ trọng nguồn nhân lực trình độ đại học trong tổng lực lượng lao động còn rất thấp. Bên cạnh đó, nguồn hình thành nhân lực CLC (thông qua chỉ số sinh viên/vạn dân) cũng không có những dấu hiệu thể hiện sự gia mạnh mẽ nguồn nhân lực trình độ đại học ở Việt Nam trong tương lai. Với sự gia tăng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lực lượng lao động, việc phát triển đủ lượng nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam còn là một thách thức lớn.

2.3.2.2. Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao

Sự điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực CLC phản ánh rõ một hạn chế lớn là tỷ trọng lao động trình độ đại học trong những ngành KTTT còn rất thấp và có khoảng cách rất xa so với tiêu chí đề ra trong quá trình hình thành nền KTTT . Đặc biệt, đội ngũ nhân lực trong ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giảng viên đại học lại có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng nhân lực trình độ đại

học. Hạn chế này tiềm ẩn một nguy cơ lớn đối với chất lượng đào tạo nhân lực CLC trong tương lai. Điều này thể hiện sự bị động và tầm nhìn ngắn hạn của Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực CLC. Muốn phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học thì phải đi trước một bước trong việc đào tạo đội ngũ giảng viên đại học.


2.3.2.3. Hình thành và phát huy tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao

a, Tố chất dân tộc

Tố chất dân tộc không phát huy được sức mạnh trong quá trình tạo sự chuyển biến môi trường kinh tế – văn hoá - xã hội cho sự hình thành nền KTTT ở Việt Nam. Nguồn nhân lực CLC chưa kết lại thành một khối của những người có trách nhiệm với sự phát triển của đất nước, có khát vọng cống hiến, có hoài bão đổi thay mãnh liệt. Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trong đấu tranh với kẻ thù ngoại xâm chưa được đội ngũ này chuyển hoá thành sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trong thời bình ở Việt Nam.

Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam – một dân tộc nhỏ và nghèo đã biết phát huy sức mạnh tinh thần vô địch để thực thi thành công bất kỳ một nhiệm vụ vĩ đại nào. Hiện nay, dân tộc ấy, đại diện là những người ưu tú nhất - đội ngũ nhân lực CLC, chưa phát huy được, thậm chí còn làm “biến chất” những giá trị tinh thần bởi không ít những biểu hiện suy thoái về đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức trong bộ máy công quyền.

b, Tố chất thích ứng và tố chất sáng tạo

Khả năng thích ứng và sáng tạo của nguồn nhân lực CLC luôn luôn đứng ở tốp cuối trong bảng xếp hạng của thế giới. Những chỉ số đánh giá nói lên sự chậm chạp trong thích ứng và sự nghèo nàn trong sáng tạo của nguồn nhân lực Việt Nam. Khả năng thích ứng và sự sáng tạo của nguồn nhân lực CLC mang tính chất bị động hơn là chủ động. Chúng quá phụ thuộc vào những yếu tố do hoàn cảnh, do tình huống thực tiễn tạo ra, chứ không phải do chính đội ngũ với

những con người có tầm nhìn chiến lược dài hạn tiên liệu và khởi xướng. Chúng chưa vượt lên để trở thành những thích ứng chủ động và những sáng tạo đột phá cho tương lai của sự hình thành nền KTTT ở Việt Nam. Điều này khiến cho nguồn nhân lực CLC Việt Nam có nguy cơ không thể hội nhập và bắt kịp xu thế phát triển mới của thời đại ngày nay.

Tóm lại, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực trình độ đại học ở Việt Nam biểu hiện ở hai vấn đề chính sau: (1) Mất cân đối giữa phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học; (2) Không bắt kịp và bị bỏ lại quá xa trong phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học so với xu thế hình thành nền KTTT của thời đại ngày nay.

Với những hạn chế nêu trên, nguồn nhân lực trình độ đại học chưa phát huy được vai trò tiên phong trong quá trình hình thành nền KTTT ở Việt Nam. Những biểu hiện của nền kinh tế Việt Nam phản ánh rõ điều này:

Một là, cho đến nay, mức độ phát triển KTTT của Việt Nam còn rất thấp kém. Chỉ số phát triển KTTT của Việt Nam (theo đánh giá của WB) năm 2008 là 3,02 xếp thứ 102 trong số 133 quốc gia được phân loại. Đây là mức độ phát triển KTTT thuộc nhóm nước trung bình kém.

Hai là, trong quá trình phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang còn dựa chủ yếu vào vốn, tài nguyên và lao động theo kiểu truyền thống (lao động cơ bắp còn chiếm tỷ trọng rất lớn), giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể. Trong giai đoạn 2003 - 2008, nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) chỉ đóng góp 28,2% vào tăng trưởng kinh tế.

Ba là, năng suất lao động tuy được cải thiện nhưng còn rất thấp so với các nước đang phát triển trong khu vực.

Bốn là, hiệu quả đầu tư kém. Hệ số ICOR trong những năm gần đây lên đến 6,9. Việt Nam có xu hướng là nền kinh tế vay mượn.

Năm là, cơ cấu kinh tế tuy có tiến bộ trong chuyển dịch nhưng vẫn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam mới bắt đầu bước qua giai đoạn KTNN, mới bắt đầu giai đoạn công nghiệp hoá nên vẫn còn nặng về nông

nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đó là một cơ cấu kinh tế kém hiệu quả trong xu hướng phát triển của thời đại ngày nay.

Sáu là, năng lực KH – CN quốc gia còn yếu; trình độ công nghệ của sản xuất còn thấp . Thị trường KH – CN chậm hình thành . Chưa hình thành được hệ thống đổi mới quốc gia.

Bảy là, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế thấp, còn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển không bền vững, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực.

Như vậy, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trên 7% nhưng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn chưa được cải thiện, chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững. Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chủ yếu dựa vào vốn, bán tài nguyên thiên nhiên, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể. Đội ngũ nhân lực CLC chưa có khả năng làm chủ nguồn tri thức hiện đại để tạo nên những bước phát triển đột phá cho Việt Nam.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chính.

2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Việc đào tạo nguồn nhân lực CLC liên quan trực tiếp tới GDĐH, vì vậy, những hạn chế trong GDĐH chính là nguyên nhân gây lên những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực CLC.

a, Hạn chế trong xây dựng hệ thống giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong xây dựng hệ thống đại học, hai vấn đề cơ bản nhất mà các quốc gia có nền giáo dục đại học tiến tiến quan tâm thực hiện, đó là phải quy hoạch được hệ thống đại học nghiên cứu và đại học đại chúng; đại học công và đại học tư. Đại học nghiên cứu (có thể là đại học công hoặc tư) nhằm đào tạo ra những cá

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023