T T | Kỹ năng | Mức độ và tỷ lệ lựa chọn | ||||||||
Rất thành thạo | Thành thạo | Chưa thành thạo | Yếu | |||||||
SN | % | SN | % | SN | % | SN | % | |||
1 | Xây dựng văn bản | 12 | 8 | 31 | 20,7 | 92 | 61,3 | 15 | 10 | |
2 | Phối hợp trong cụng tỏc | 16 | 10,7 | 45 | 30 | 86 | 57,3 | 3 | 2 | |
3 | Lập kế hoạch cụng tỏc cỏ nhõn | 25 | 16,7 | 36 | 24 | 85 | 56,7 | 4 | 2,6 | |
4 | Khả năng giao tiếp và thuyết trỡnh | 46 | 30,7 | 54 | 36 | 36 | 24 | 14 | 9,3 | |
5 | Tiếp nhận và xử lý thụng tin | 24 | 16 | 46 | 30,7 | 64 | 42,7 | 16 | 10,6 | |
6 | Phõn tớch và giải quyết cụng việc | 26 | 17,3 | 54 | 36 | 64 | 42,7 | 6 | 4 | |
7 | Tin học | 45 | 30 | 65 | 43,3 | 25 | 16,7 | 15 | 10 | |
8 | Ngoại ngữ | 15 | 10 | 56 | 37,3 | 64 | 42,7 | 15 | 10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Sinh Viên, Quy Mô Tuyển Mới Và Tốt Nghiệp Đại Học
- Tỷ Lệ Nhân Lực Kh-Cn Trong Tổng Nhân Lực Trình Độ Đại Học
- Tỷ Lệ Người Được Hỏi Có Các Thái Độ Thể Hiện Chính Kiến Trong Nghiên Cứu Khoa Học Và Sáng Tạo Văn Học, Nghệ Thuật.
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 17
- Đánh Giá Chỉ Số Phát Triển Giáo Dục Cho Mọi Người (Edi) Của Việt Nam
Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.
Nguồn:[173].
Theo kết quả khảo sát, kỹ năng của đội ngũ cán bộ hành chính thừa hành có sự khỏc biệt so với cán bộ quản lý hành chính và chuyên gia. Nếu như kỹ năng của cán bộ quản lý hành chính và chuyên gia đạt ở mức thành thục trở lên chiếm tỷ lệ cao thỡ đối với công chức thừa hành lại chiếm tỷ lệ thấp. Như kỹ năng xây dựng văn bản, chuyên gia đạt từ mức thành thục trở lên đạt tới 100% thỡ ở cán bộ hành chính thừa hành chỉ đạt 28,7%. Trong số các kỹ năng đưa ra, kỹ năng đạt ở mức từ thành thục trở lên cao nhất là kỹ năng tin học (73,3%), tỷ lệ này lại cao hơn nhiều so với chuyên gia (36,7%) và cán bộ quản lý (33,6%). Lý do chủ yếu của sự chờnh lệch này là cán bộ hành chính thừa hành chủ yếu lớp trẻ chiếm rất đông (nghiên cứu trên lớp chuyên viên) nên đây là lớp công chức được sống trong thời đại mới tiếp thu một nền giáo dục hiện đại có điều kiện để tiếp cận với công nghệ tin học từ sớm. Tuy nhiên, đối với kỹ năng về ngoại ngữ đội ngũ này cũng không khả dĩ hơn đội ngũ công chức là chuyên gia và quản lý.
Như vậy, kết quả khảo sát mẫu đối với ba đội ngũ nêu trên đã phần nào phản ánh được thực trạng về mức độ thành thạo thấp trong việc thực hiện các kỹ năng ở những lực lượng quan trọng nhất của nguồn nhân lực CLC, đó là đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ chuyên gia và đội ngũ cán bộ hành chính thực hành. Trong đó, điều đáng nhấn mạnh nhất là mức độ thành thạo công nghệ (thông qua kỹ năng tin học) và mức độ thành thạo ngoại ngữ (thông qua kỹ năng ngoại ngữ) của cả ba đội ngũ trên đều rất thấp. Đây là một lực cản rất lớn để những đội ngũ này phát huy khả năng thích ứng trong quá trình tiếp thu những tri thức hiện đại phục vụ cho công việc chuyên môn, góp phần phát triển đất nước.
c, Các chỉ số phản ánh tố chất sáng tạo của nguồn nhân lực CLC Việt
Nam
Sáng tạo là một tố chất không thể thiếu của nguồn nhân lực CLC trong
mọi thời kỳ, đặc biệt trong thời kỳ có sự chuyển biến mang tính cách mạng của thời đại ngày nay. Cho đến nay, chưa có chỉ số đánh giá khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực CLC nói chung, tuy nhiên, việc đánh giá thường được chú trọng vào đội ngũ các nhà khoa học – những người mà hoạt động chuyên môn gắn liền với đặc thù sáng tạo. Nói tới đội ngũ các nhà khoa học là bao gồm cả đội ngũ nhà khoa học tự nhiên và công nghệ và đội ngũ nhà khoa học xã hội.
Tố chất sáng tạo của đội ngũ nhà khoa học tự nhiên và công nghệ
Đánh giá về hoạt động sáng tạo của đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, chúng ta nhận thấy sáng chế của Việt Nam có đăng ký quốc tế quá ít.
(1) Số đăng ký sáng chế quốc tế
Trong giai đoạn 2002-2007, tổng số đơn đăng ký sáng chế của Singapore là 2.504 đơn, Malaysia có 264 đơn, Philippines có 116 đơn, Thái Lan có 53 đơn, trong khi đó Việt Nam chỉ có vẻn vẹn 26 đơn. Trong đó có những năm, số lượng đơn đăng ký sáng chế rất thấp : 2002 (2 đơn), 2004 (2 đơn), 2007 (5 đơn) và thậm chí năm 2005 Việt Nam không có đơn đăng ký sáng chế nào. Như vậy, nếu khả năng sáng tạo được tính thông qua số đăng ký sáng chế quốc tế thì thực sự khả năng này của nguồn nhân lực CLC Việt Nam thật quá ít ỏi. Khả năng này
phản ánh mực độ hội nhập vào xu thế phát triển ở trình độ KTTT của Việt Nam là rất thấp.
Bảng 2.19: Đơn sáng chế PCT của một số nước Đông Bắc á và Đông Nam á
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Nhật | 14.063 | 17.414 | 20.264 | 24.869 | 27.033 | 27.731 |
Hàn Quốc | 2.520 | 2.949 | 3.558 | 4.688 | 5.944 | 7.061 |
Trung Quốc | 1.018 | 1.295 | 1.706 | 2.503 | 3.951 | 5.456 |
Singapore | 330 | 282 | 431 | 443 | 476 | 542 |
Malaysia | 18 | - | 45 | 38 | 60 | 103 |
Philippine | 20 | 21 | 11 | 26 | 23 | 15 |
Thái Lan | 9 | 7 | 12 | 9 | 11 | 5 |
Indonesia | 16 | 2 | 6 | 8 | 8 | 9 |
Việt Nam | 2 | 7 | 2 | 0 | 10 | 5 |
Nguồn: WIPO - World Intellectual Property Organization
Theo các báo cáo của WIPO, từ năm 2002 đến nay, tỉ lệ phát triển rất cao về số lượng đơn đăng ký quốc tế sáng chế theo PCT (Hiệp ước Hợp tác sáng chế) được ghi nhận ở các nước Đông Bắc Á, nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay, hai nước này cùng với Nhật đang nằm trong nhóm 10 nước xuất xứ có số lượng đơn đăng ký quốc tế (đơn PCT) nhiều nhất. Tỷ lệ này ở Việt Nam là rất thất thường, không ổn định và không có sự gia tăng đều đặn theo thời gian. Tố chất sáng tạo của nguồn nhân lực không có sự phát huy và phát triển, thậm chí còn có những sự thụt lùi.
Biểu đồ 2.1: Đơn sáng chế PCT của Việt Nam giai đoạn 2002-2007
12
10
10
8
7
6
5
4
2
2
2
0
2002
2003
2004
0
2005
2006
2007
Năm
Số bằng đăng ký quốc tế
Nguồn : WIPO - World Intellectual Property Organization
Như vậy, khả năng sáng tạo công nghệ và kỹ thuật của nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam còn rất thấp theo chuẩn quốc tế.
(2) Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế
Theo ISI (Viện Thông tin khoa học -Institute for Scientific Information - có trụ sở tại Mỹ), trong vòng 11 năm, từ 1996-2007, các nhà khoa học Việt Nam thuộc 27 ngành ( trong đó có y học lâm sàng; vật lý; động, thực vật học; toán; kỹ thuật; sinh học và hoá sinh; hoá; nông nghiệp; vi sinh; môi trường; khoa học vật liệu; miễn dịch học; dược; sinh học phân tử và di truyền; khoa học thần kinh; toán; kinh tế…) đó công bố tổng cộng 5872 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế chuẩn mực.
Bảng 2.20: Số lượng bài báo công bố quốc tế của Việt Nam theo từng năm, từng lĩnh vực giai đoạn 1996 -2007
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |||
TỔNG SỐ | 282 | 315 | 289 | 343 | 349 | 331 | 341 | 577 | 608 | 721 | 830 | 886 | ||
LĨNH VỰC | ||||||||||||||
Nông nghiệp | 49 | 64 | 75 | 70 | 73 | 66 | 65 | 113 | 111 | 157 | 164 | 171 | ||
Nghệ thuật và nhân văn | 1 | 1 | 1 | 4 | 1 | |||||||||
Hoá sinh, gen và sinh học | 16 | 30 | 29 | 30 | 27 | 24 | 30 | 48 | 60 | 75 | 86 | 84 | ||
Kinh doanh, quản trị và kế toán | 3 | 4 | 1 | 2 | 3 | 5 | 3 | 7 | 9 | 7 | ||||
Công nghệ hoá học | 2 | 5 | 7 | 7 | 4 | 4 | 7 | 7 | 13 | 17 | 13 | 15 | ||
Hoá học | 24 | 28 | 26 | 35 | 33 | 28 | 18 | 39 | 43 | 60 | 51 | 57 | ||
Khoa học máy tính | 5 | 8 | 6 | 13 | 8 | 6 | 13 | 20 | 21 | 52 | 52 | |||
Khoa học quản lý | 7 | 12 | 4 | 9 | 4 | 13 | 9 | 10 | 10 | 17 | 15 | 24 | ||
Nha khoa | 2 | 1 | 3 | 1 | 2 | |||||||||
Khoa học trái đất và địa cầu | 13 | 19 | 15 | 12 | 23 | 24 | 12 | 25 | 34 | 36 | 32 | 49 | ||
Kinh tế, tài chính | 1 | 3 | 3 | 7 | 3 | 4 | 5 | 10 | 7 | |||||
Năng lượng | 10 | 3 | 5 | 3 | 5 | 3 | 1 | 9 | 1 | 14 | 6 | 8 | ||
Công nghệ hoá học | 14 | 29 | 16 | 32 | 25 | 21 | 28 | 41 | 78 | 78 | 57 | 61 |
15 | 18 | 15 | 15 | 22 | 25 | 22 | 30 | 40 | 60 | 58 | 76 | |
Sức khoẻ | 4 | 1 | 2 | 4 | 2 | 2 | 7 | 2 | 6 | 4 | ||
Miễn dịch học và vi sinh học | 22 | 26 | 38 | 38 | 31 | 23 | 32 | 54 | 71 | 79 | 82 | 116 |
Khoa học vật liệu | 26 | 15 | 26 | 28 | 22 | 28 | 20 | 64 | 37 | 31 | 52 | 59 |
Toán học | 59 | 52 | 41 | 47 | 47 | 53 | 56 | 66 | 71 | 91 | 109 | 105 |
Dược học | 65 | 56 | 59 | 75 | 75 | 57 | 65 | 124 | 128 | 175 | 206 | 207 |
Nghiên cứu đa ngành | 1 | 1 | 2 | 3 | 3 | 7 | 6 | |||||
Khoa học thần kinh | 5 | 1 | 1 | 4 | 6 | 2 | 2 | 2 | 1 | 6 | 3 | |
Điều dưỡng | 1 | 1 | 2 | 10 | 2 | 1 | 5 | 3 | 7 | |||
Dược lý | 14 | 14 | 21 | 21 | 22 | 14 | 10 | 18 | 29 | 37 | 35 | 27 |
Thiên văn học | 51 | 66 | 45 | 53 | 68 | 64 | 55 | 130 | 91 | 79 | 115 | 131 |
Tâm lý học | 1 | 2 | 3 | 5 | 5 | 3 | 5 | 5 | 2 | 4 | ||
Khoa học xã hội | 10 | 5 | 11 | 12 | 6 | 14 | 35 | 23 | 33 | 38 | 45 | 36 |
Thú y | 3 | 1 | 4 | 8 | 11 | 11 | 11 | 9 | 10 | 14 | 23 | 21 |
Nguồn : [174].
Theo thông kê trên, mức độ gia tăng bài báo công bố quốc tế của Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn 1996 – 2001 : sự gia tăng không đều giữa các năm, có những năm còn giảm sút so với năm trước. Cụ thể, năm 1997 có 315 bài nhưng năm 1998 chỉ có 289 bài, năm 2000 có 349 bài nhưng năm 2001 chỉ có 331 bài. Điều này phản ánh hoạt động sáng tạo không liên tục và không theo kịp xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền KH – CN thế giới của các nhà khoa học Việt Nam.
Giai đoạn 2002 – 2007 : sự gia tăng đều đặn thể hiện rõ nét giữa các năm với mức độ gia tăng nhiều hơn hẳn so với giai đoạn trước. Có những năm số lượng bài báo tăng hơn hàng trăm so với năm trước. Năm 2003 tăng 236 bài so với năm 2002, năm 2005 tăng 113 bài so với năm 2004, năm 2006 tăng 109 bài so với năm 2005. Đây là một biểu hiện đáng ghi nhận của các nhà khoa học Việt Nam trong nỗ lực sáng tạo tri thức theo xu hướng của thời đại. Trong những bài báo đó, nội dung chủ yếu thuộc về các lĩnh vực nông nghiệp, miễn dịch học và vi sinh học, thiên văn học, dược học, toán học… Từ các con số trên có thể thấy rằng các công bố quốc tế đến từ tất cả các lĩnh vực, và chủ yếu là từ các lĩnh vực khoa học ứng dụng, chứ không phải là đặc thù riêng của các lĩnh vực lý thuyết như Toán hay Vật lý - như quan niệm ấu trĩ của một số nhà khoa học Việt Nam.
Tuy nhiên, với tổng số 5.872 bài báo công bố quốc tế, Việt Nam vẫn còn khoảng cách vô cùng lớn so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Số công bố quốc tế các ngành của Thái Lan là 33.205 bài báo; Malaysia: 21.034; Hàn Quốc: 263.401. Riêng Trung Quốc, trong khoảng thời gian nói trên, các nhà khoa học nước này đó công bố tới 960.669 bài báo.
Bảng 2. 21: Bài báo công bố quốc tế và chỉ số h của một số quốc gia năm 2007
Nước | Số bài báo | Số bài báo được trích dẫn | Số lần trích dẫn | Số lần tự trích dẫn | Số trích dẫn/bài báo | Chỉ số H index | |
1 | Mỹ | 3,872,452 | 3,639,512 | 54,818,003 | 26,786,119 | 14.45 | 889 |
2 | Anh Quốc | 1,101,302 | 1,003,630 | 12,762,128 | 3,303,391 | 12.34 | 535 |
3 | Nhật Bản | 1,098,902 | 1,076,272 | 9,068,209 | 2,991,900 | 8.49 | 421 |
4 | Đức | 1,009,736 | 959,527 | 10,782,310 | 3,058,806 | 11.27 | 468 |
5 | Trung Quốc | 960,669 | 955,118 | 2,363,808 | 1,170,867 | 3.66 | 189 |
6 | Pháp | 729,133 | 692,100 | 7,461,900 | 1,849,838 | 10.75 | 431 |
14 | Hàn Quốc | 263,401 | 259,696 | 1,390,466 | 348,788 | 6.66 | 188 |
41 | Thái Lan | 33,205 | 32,421 | 165,523 | 31,364 | 6.64 | 97 |
49 | MaLai | 21,034 | 20,469 | 72,952 | 13,493 | 4.72 | 68 |
64 | Indonesia | 7,728 | 7,580 | 46,433 | 5,477 | 6.80 | 61 |
67 | Philippines | 6,474 | 6,320 | 46,141 | 6,404 | 7.90 | 67 |
69 | Việt Nam | 5,872 | 5,757 | 35,428 | 5,137 | 7.45 | 62 |
Nguồn : [174]
Trong cùng khoảng thời gian nhưng các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố được số bài báo khoa học bằng 1/4 so với Malaysia (trong khi số dân nước ta lớn hơn 3 lần số dân Malaysia), 1/6 số bài của Thái Lan, dưới 1/11 của quốc đảo Singapore, 1/45 của Hàn Quốc, 1/164 của Trung Quốc (số dân VN bằng 1/16 TQ). Vì vậy chỉ số h (Xem thêm phụ lục 8)– chỉ số đánh giá khả năng sáng tạo của các nhà khoa học của Việt Nam là rất thấp, với 62 điểm. Chỉ số h của các nhà khoa học Mỹ đạt mức điểm 889, gấp 14 lần của Việt Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc có số lượng bài báo quốc tế lớn gấp 164 lần của Việt Nam nhưng chỉ số h cũng chỉ đạt 189 điểm, gấp 3 lần số điểm của Việt Nam. Điều