phát triển của nền KTTT, phải thực hiện mô hình giáo dục đại học cho số đông. Trong mô hình này có sự kết hợp giữa đào tạo chuyên sâu, mang tính nghiên cứu với đào tạo đại trà, mang tính cộng đồng. Mô hình giáo dục này được thực hiện thông qua việc thành lập mới các trường đại học trong nước và quốc tế; đẩy mạnh việc liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong nước với các đại học nước ngoài, đặc biệt là với các nước có nền GDĐH tiên tiến; có quy định pháp lý rõ ràng về hệ thống đại học công và đại học tư, trong đó quan niệm rõ ràng về đại học tư vị lợi và đại học tư vô vị lợi.
b, Thực hiện mô hình đại học khai phóng nhằm hình thành và phát huy những tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao
Mô hình đại học này nhằm phát huy tối đa những tố chất nổi bật của nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Nội dung, phương pháp giảng dạy của mô hình GDĐH khai phóng phải linh hoạt, mềm dẻo và phong phú nhằm thúc đẩy khát vọng thay đổi, khai phóng tố chất thích ứng và sáng tạo của nguồn nhân lực. Điều quan trọng nhất để thực hiện mô hình đại học khai phóng là phải chuyển từ cơ chế quản lý áp đặt sang cơ chế quản lý tự chủ cao để các trường đại học có thể phát huy mọi thế mạnh riêng của mình nhằm phục vụ tốt nhất quá trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thời đại KTTT.
c, Nhà nước cần chú trọng đầu tư để phát triển nền GDĐH quốc gia. Phải thực sự coi phát triển GDĐH là quốc sách hàng đầu.
Việc đầu tư lớn phải kết hợp với việc quản lý hiệu quả nguồn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí. Trong quá trình đầu tư, không nên giàn trải, cào bằng. Cần đầu tư có trọng điểm để có những đại học thực sự trở thành những đại học tổng hợp tiêu biểu. Tận dụng và phát huy khả năng tài chính của các cá nhân, tổ chức nhằm đầu tư cho nền GDĐH quốc gia.
d, Xây dựng đội ngũ giảng viên đại học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đây là điều kiện cần để thực hiện thành công mô hình đại học đại chúng và khai phóng.
Đội ngũ giảng viên đại học cần được đào tạo ở trong nước, gửi đi đào tạo ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Ngoài việc đào tạo, cần thu hút những giáo
sư, những chuyên gia những nhà hoạt động thực tiễn tài năng là Việt Kiều hoặc người ngoại quốc tham gia vào đội ngũ cán bộ giảng dạy bậc đại học ở Việt Nam.
e, Thí điểm trên diện rộng việc sử dụng song ngữ (sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh) để giảng dạy một số chuyên ngành mới tại các trường đại học.
Những chuyên ngành như kinh tế, kỹ thuật, công nghệ cao... có thể thí điểm việc giảng dạy song ngữ nhằm giúp sinh viên có khả năng cập nhật những kiến thức mới nhất của thế giới, không bị lạc hậu so với những thay đổi nhanh chóng trong những lĩnh vực này.
f, Chú trọng mở rộng việc đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ nhằm gia tăng năng lực khoa học công nghệ trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức.
Đội ngũ nhân lực KH-CN cần được hình thành và phát triển nhanh hơn tốc độ phát triển của nguồn nhân lực CLC nói chung. Đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu trẻ và kỹ sư thực thành.
1.4.3.2. Bài học về sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
a, Triệt để thu hút nhân lực chất lượng cao từ mọi nguồn
Quá trình thu hút nhân lực CLC phải triệt để khai thác các nguồn từ trong nước và nước ngoài.
Đối với nhân lực CLC trong nước, phải tập trung thu hút nhân lực CLC trẻ tuổi, thu hút nhân lực CLC làm việc cho khu vực công.
Đối với nhân lực CLC nước ngoài, việc thu hút cần tập trung hướng tới đội ngũ nhà khoa học đã thành danh, đội ngũ sinh viên đang theo học, đội ngũ kiều bào...
b, Tri thức, chất xám phải được trả giá cao, tương xứng để thúc đẩy khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực CLC.
Cần áp dụng thước đo của thị trường để trả công xứng đáng cho những tài năng ở cả khu vực công và khu vực tư. Đặc biệt, vấn đề thu nhập trong khu vực công cần được điều chỉnh một các mềm dẻo, linh hoạt để thích ứng với những biến động của thị trường lao động. Chỉ có như thế mới giữ được những người tài
năng làm việc lâu dài cho khu vực công.
c, Quan tâm tạo điều kiện tốt cho lực lượng nhân lực trẻ tài năng
Thế hệ trẻ là tương lai của mỗi quốc gia. Vì vậy, quốc gia nào biết quan tâm, tạo điều kiện để lực lượng nhân lực trẻ phát huy tối đa khả năng thì họ sẽ góp phần to lớn vào quá trình phát triển vững vàng của quốc gia trong tương lai.
Kết luận chương 1
Hình thành nền KTTT là một xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay. Trong xu thế đó, tri thức đã thay thế vốn và lao động, trở thành yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sức mạnh phát triển. Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào muốn theo kịp xu thế phát triển của thời đại đều phải chú trọng đặc biệt tới việc phát triển nguồn nhân lực CLC để lực lượng này có khả năng làm chủ tri thức mới. Đây là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự thành công của mỗi quốc gia trong hành trình hướng tới nền KTTT.
Việc phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT cần được thực hiện toàn diện ở ba nội dung: gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC tới để lực lượng này trở thành lực lượng đại chúng trong tổng lực lượng lao động; chuyển dịch cơ cấu nhân lực CLC theo hướng gia tăng lực lượng lao động CLC làm việc trong những ngành công nghiệp tri thức; hình thành và phát huy được những tố chất tiêu biểu, đó là tố chất dân tộc, tố chất thích ứng và tố chất sáng tạo.
Có rất nhiều yếu tố tác động tới quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Tuy nhiên, hai yếu tố tác động trực tiếp và ảnh hưởng toàn diện tới quá trình phát triển này là yếu tố đào tạo (đặc biệt là đào tạo đại học) và yếu tố sử dụng nguồn nhân lực CLC. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT, các quốc gia đã đặc biệt chú trọng tới hai yếu tố này và đã gặt hái được những thành công, đồng thời để lại nhiều bài
học kinh nghiệm cho những quốc gia đi sau như Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
Chiến lược phát triển con người được Đảng ta đặc biệt quan tâm ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới ra đời. Qua các kỳ đại hội Đảng, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
2.1.1. Giai đoạn từ đại hội VI (1986) đến đại hội VIII (1996)
Đại hội VI là đại hội dánh dấu bước chuyển quan trọng về mặt nhận thức trên các lĩnh vực cơ bản của đất nước, trong đó có chiến lược phát triển con người. Đại hội VI khẳng định: “Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất” [29, tr 86]. Như vậy, phát huy yếu tố con người, phát triển vì con người đã trở thành mục tiêu cao nhất của mọi chiến lược phát triển KT – XH.
Tinh thần này tiếp tục được khẳng định tại đại hội VII (1991). Nét mới của Đại hội lần này là đã chỉ rõ phải coi trọng phát triển “nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước. Đặc biệt coi trọng xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi và các nhà khoa học,
kỹ thuật có trình độ cao” [30, tr 15 -16]. Đây chính là bộ phận tinh tuý nhất của nguồn nhân lực. Nói cách khác, Đại hội đã chú trọng đến chất lượng của nguồn nhân lực. Mặc dù vậy, tại kỳ đại hội này, thuật ngữ “nguồn lực con người” chưa được sử dụng.
Đến đại hội VIII, lần đầu tiên thuật ngữ “nguồn lực con người” được sử dụng trong Văn kiện của Đảng, đồng thời trở thành một trong những định hướng phát triển lớn của Việt Nam: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [33, tr 85]. Như vậy, con người được xem là nguồn động lực chủ yếu, có ý nghĩa quyết định để phát triển kinh tế – xã hội.
Như vậy, những quan điểm chiến lược về phát triển nguồn nhân lực CLC từ đại hội VI đến đại hội VIII đã thể hiện quá trình đổi mới nhận thức của Đảng. Từ chỗ chưa coi con người như là một “nguồn lực” để phát triển, Đảng ta đã khẳng định “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Thời kỳ này, mặc dù thuật ngữ nguồn nhân lực CLC chưa được sử dụng nhưng Đảng đã nhấn mạnh đến việc phát triển đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi và các nhà khoa học, kỹ thuật có trình độ cao trong chiến lược phát triển con người của Đảng.
2.1.2. Giai đoạn từ đại hội IX (2001) đến nay
Tại đại hội IX (2001), chủ trương “từng bước phát triển kinh tế tri thức” đã được Đảng nêu ra. Đồng thời, đại hội IX tiếp tục khẳng định phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là “phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam” [34, tr.91]. Quan điểm này của Đảng chứng tỏ, vấn đề chất lượng của nguồn nhân lực được đặt trong thể nguồn nhân lực của một quốc gia.
Đến Đại hội X, “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” đã trở thành một nội dung lớn trong Văn kiện. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với KTTT có căn cứ khoa học và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Song điều này chỉ thành công khi hai nhiệm vụ được thực hiện đồng thời, lồng ghép, bổ xung, hỗ trợ
nhau, bằng cách vừa tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực CLC, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này, vừa đầu tư vào các ngành công nghệ kỹ thuật cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành KTTT. Thể hiện nhất quán tư tưởng đó, Đại hội X khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH,HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH” [35, tr 87]. Để thực hiện mục tiêu này phải “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CLC” [35, tr 95].
Như vậy, tại Đại hội X, Đảng đã tập trung vào vấn đề tăng trưởng chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt coi trọng phát triển nhanh nguồn nhân lực CLC
– tức là đề cập trực tiếp đến bộ phận tinh tuý nhất của nguồn lực con người để tạo ra sức mạnh đột phá sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững trong những thập niên mới. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lượng cao” được sử dụng trong Văn kiện của Đảng, nó thể hiện một bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng, đồng thời định hướng cho quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam trên thực tế.
2.2. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.2.1. Thực trạng gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
2.2.1.1. Sự gia tăng số lượng lao động trình độ đại học trên tổng số lao
động
Theo số liệu thống kê, năm 2001, lao động bậc đại học ở Việt Nam là
1.407.223 người (chiếm 3,64% lực lượng lao động), trong đó, lao động trình độ cao đẳng, đại học là 1.381.999 và sau đại học là 25.224. Đến năm 2007, lao động bậc đại học là 3.130.365 người, chiếm 7% tổng lực lượng lao động. Như vậy, trung bình từ năm 2001 đến 2007, lao động bậc đại học ở Việt Nam tăng
246.163 người/năm. Như vậy, tốc độ gia tăng hàng năm của lao động trình độ
đại học là rất cao. Tuy nhiên, do có số lượng ít, nên tỷ trọng của lao động trình độ đại học của Việt Nam còn ở mức thấp, chỉ khoảng 7% tổng lực lượng lao động.
Bảng 2.1: Quá trình gia tăng lực lượng lao động trình độ đại học giai đoạn 2001 -2007
Lao động có trình độ Cao đẳng, đại học và trên đại học | ||
Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
2001 | 1.407.223 | 3,0 |
2003 | 1.870.315 | 4,47 |
2005 | 2.336.985 | 5,38 |
2007 | 3.130.365 | 7,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Việc Trọng Dụng Tới Quá Trình Phát Huy Những Tố Chất Tiêu Biểu Của Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Kinh Nghiệm Thu Hút Và Trọng Dụng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng
- Kinh Nghiêm Thu Hút Và Trọng Dụng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Singapore
- Số Lượng Sinh Viên, Quy Mô Tuyển Mới Và Tốt Nghiệp Đại Học
- Tỷ Lệ Nhân Lực Kh-Cn Trong Tổng Nhân Lực Trình Độ Đại Học
- Tỷ Lệ Người Được Hỏi Có Các Thái Độ Thể Hiện Chính Kiến Trong Nghiên Cứu Khoa Học Và Sáng Tạo Văn Học, Nghệ Thuật.
Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.
Nguồn: [14, 70] và [36, 72]
Như vậy, trong những năm gần đây, mặc dù số lượng nguồn nhân lực trình độ đại học ở Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất ít trong tổng lực lượng lao động. Đây là một tỷ lệ còn ở khoảng cách rất xa so yêu cầu về phát triển số lượng nguồn nhân lực trình độ đại học để hình thành nền KTTT. Tỷ lệ này ở Mỹ hiện nay là 40% và ở các nước trong khối OECD là 34%. Ở Hàn Quốc, những năm đầu thập kỷ 90 (XX), tỷ lệ này là 19%.
Trong tổng số nhân lực trình độ đại học, cả nước hiện có hơn 14.000 tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 1.131 Giáo sư, 5.253 Phó Giáo sư và khoảng 20.000 thạc sĩ. Với số lượng trên, Việt Nam là một nước có số lượng lớn lao động có bằng cấp trình độ sau đại học trong khu vực Đông Nam Á.
Số lượng nhân lực cao đẳng, đại học và sau đại học được phân bổ ở các tỉnh, thành phố trên cả nước như sau:
Bảng 2.2: Thống kê nhân lực trình độ đại học tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước năm 2007
Đơn vị: người
Tỉnh/ Thành phố | Trí thức | |||||||
Tổng số (từ CĐ- ĐH) | CĐ | ĐH | ThS | TS | PGS | GS | ||
1 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 16.689 | 187 | 71 | ||||
2 | Bắc Kạn | 4.861 | 1.929 | 2.960 | 166 | 4 | ||
3 | Bạc Liêu | 8.156 | 98 | 4 | ||||
4 | Bắc Ninh | 13.352 | ||||||
5 | Bến Tre | 23.847 | 11.451 | 12.396 | 193 | 11 | ||
6 | Bình Định | 17.500 | 391 | |||||
7 | Bình Dương | 27.628 | ||||||
8 | Bình Thuận | 11.370 | 11.178 | 176 | 16 | |||
9 | Cà Mau | 12.186 | ||||||
10 | Cần Thơ | 13.393 | 925 | 177 | ||||
11 | Cao Bằng | 6.727 | 2.623 | 3.893 | 91 | 4 |
Đà Nẵng | 62.430 | 1.231 | 222 | 33 | 7 | |||
13 | Đăk Lăk | 20.667 | 8.912 | 11.232 | 459 | 74 | 6 | |
14 | Đak Nông | 5.435 | 5.350 | 83 | 2 | |||
15 | Điện Biên | 15.103 | 4.012 | 3.676 | 147 | |||
16 | Đồng Nai | 30.000 | 300 | 35 | ||||
17 | Đồng Tháp | 18.496 | 7.458 | 10.616 | 412 | 12 | ||
18 | Gia Lai | 8.763 | 3.141 | 5.580 | 38 | 4 | ||
19 | Hà Nam | 6.057 | 221 | 1 | ||||
20 | Hà Tây | 85.700 | ||||||
21 | Hải Dương | 37.497 | 15.036 | 22.160 | 262 | 37 | 2 | |
22 | Hậu Giang | 14.221 | 3.831 | |||||
23 | Khánh Hoà | 26.098 | 25.288 | 674 | 136 | |||
24 | Kiên Giang | 12.686 | 12.318 | 108 | 10 | |||
25 | Kon Tum | 4.732 | ||||||
26 | Lai Châu | 15.617 | 3.131 | 2.624 | 19 | 2 | ||
27 | Lâm Đồng | 1.289 | 1.820 | 236 | 68 | |||
28 | Long An | 23.015 | 6.773 | 15.983 | 290 | 14 | ||
29 | Nam Định | 16.865 | 8.962 | 6.901 | 94 | 8 | ||
30 | Nghệ An | 57.720 | 1.050 | 25 | ||||
31 | Ninh Bình | 15.933 | 6.408 | 9.381 | 132 | 12 | ||
32 | Phú Yên | 14.825 | 590 | 21 | ||||
33 | Quảng Bình | 22 | ||||||
34 | Quảng Nam | 17.647 | ||||||
35 | Quảng Ngãi | 13.522 | 132 | 6 | ||||
36 | Quảng Ninh | 17.557 | 505 | 40 | ||||
37 | Quảng Trị | 21.334 | 5.890 | 15.114 | 313 | 17 | ||
38 | Tây Ninh | 7.710 | 89 | 6.299 | 95 | 2 | ||
39 | Thái Nguyên | 32.568 | 8.227 | 22.340 | 1.778 | 223 | 65 | 2 |
40 | Thanh Hoá | 50.000 | 346 | 47 |