Số Lượng Sinh Viên, Quy Mô Tuyển Mới Và Tốt Nghiệp Đại Học

12

Tiền Giang

14.648

5.596

8.359

390

18

90

4

42

TP Hồ Chí

Minh

72.212







43

TT - Huế

20.741

6.672

13.260

1.160

315



44

Vĩnh Long

13.076



131

11



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 12

41

Nguồn: [36, tr 62-64]

2.2.1.2. Sự gia tăng chỉ số sinh viên trên một vạn dân

Theo số liệu tổng hợp từ Bộ Giáo dục đào tạo, từ Bộ Lao động, thương binh và xã hội, năm 2000, Việt Nam có 135 sinh viên/vạn dân, năm 2007 là 165 sinh viên/vạn dân, năm 2009 là 196 sinh viên/vạn dân.

Bảng 2.3: Tỷ lệ sinh viên/vạn dân của Việt Nam


Năm

2000

2007

2009

SV/vạn dân

135

165

196

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo và Báo cáo của Bộ lao động, thương binh, xã hội năm 2009.

Từ năm 2000 đến 2009, số lượng sinh viên/ vạn dân tăng trung bình 7,8 người một năm. Với mức độ tăng như trên, năm 2010, tỷ lệ sinh viên/vạn dân sẽ đạt khoảng 200. Điều này có nghĩa là mục tiêu tăng tỷ lệ sinh viên/vạn dân mà Nghị quyết về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam 2006 – 2020 của Chính phủ đề ra sẽ được thực hiện (Xem thêm phụ lục 10). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước đã thành công trong phát triển đột phá ở khu vực Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, thì phải đạt chỉ số sinh viên/vạn dân từ 300 đến 400 mới đủ nguồn nhân lực trình độ cao, tạo bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Vì vậy, dù đạt được chỉ tiêu đề ra đến năm 2010 nhưng chỉ số này của Việt Nam còn thấp so với nhu cầu phát triển đột phá để hình thành nền KTTT trong bối cảnh hiện nay. Điều này cũng có nghĩa là, những quan điểm cho rằng, Việt Nam đang ở trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” là không hợp lý. Thực ra, Việt Nam đang thiếu cả “thầy” và “thợ” cho nhu cầu phát triển theo hướng KTTT.

2.2.1.3. Nguồn hình thành nhân lực trình độ đại học

Sự gia tăng số lượng nhân lực trình độ đại học phụ thuộc rất lớn vào số lượng sinh viên, quy mô tuyển mới và sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Năm 2007, tổng số sinh viên của cả nước là 1.603.484, trong đó có 504,9 nghìn sinh viên tuyển mới và 233,9 nghìn sinh viên tốt nghiệp. So với năm học 2001, số lượng sinh viên tăng 629,4 nghìn người, với tốc độ tăng trung bình 9%/năm.


Bảng 2.4: Số lượng sinh viên, quy mô tuyển mới và tốt nghiệp đại học

– cao đẳng hàng năm

Đơn vị: nghìn người



STT


Năm

Tổng số sinh

viên


Tuyển mới


Tốt nghiệp

1

2001

974,1

250

168,9

2

2002

1020,7

282

166,8

3

2003

1131

300

165,7

4

2004

1319,8

320

195,6

5

2005

1404,7

346

197,2

6

2006

1516,2

412

112,3

7

2007

1.603,4

504,9

233,9

Nguồn: [121, tr 45, 46]


Tốc độ gia tăng số lượng sinh viên ở Việt Nam là tương đối cao, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 1/6 nhu cầu học đại học của thanh niên Việt Nam. Đơn cử, năm 2007 có hơn ba triệu thí sinh dự thi nhưng hệ thống GDĐH Việt Nam chỉ tuyển mới 504,9 nghìn người. Xét ở mức tổng thể, “tỷ lệ thanh niên trong độ

tuổi 20 - 24 tham gia GDĐH ở Việt Nam chỉ có 10%, cũn ở Thỏi Lan là 41%, Hàn Quốc là 89%, Trung Quốc cũng là 15%” [172].

Như vậy, nguồn hình thành nhân lực trình độ đại học ở Việt Nam mặc dù gia tăng với một tốc độ tương đối cao nhưng so với nhu cầu của học tập người dân còn một khoảng cách rất lớn. Hơn thế nữa, so với tỷ lệ sinh viên trong độ tuổi 20 – 24 của một số nước trong khu vực thì tỷ lệ này ở Việt Nam thấp hơn Thái Lan tới 4 lần, thấp hơn Trung Quốc 1,5 lần và thấp hơn Hàn Quốc tới 8,9 lần. Đây thực sự là một thách thức rất lớn trong quá trình gia tăng nguồn nhân lực CLC phục vụ cho quá trình phát triển đột phá để hình thành nền KTTT ở Việt Nam.


2.2.2. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao

2.2.2.1. Biến động nguồn nhân lực trình độ đại học theo vùng miền

Từ năm 2001 đến năm 2007, mặc dù tỷ trọng nhân lực trình độ đại học của khu vực Đồng bằng sông Hồng – nơi tập trung khoảng 1/3 số nhân lực trình độ đại học của cả nước có giảm nhưng sự chênh lệch lớn về số lượng so với các vùng khác còn rất lớn. Đặc biệt, so với khu vực Tây nguyên, Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long, sự chênh lệch này là rất lớn. Tính đến năm 2007, nếu tổng số nhân lực trình độ đại học tập trung ở Đồng bằng sông Hồng là 1.054.805 người thì ba vùng đã nêu lần lượt chỉ có: 153.070, 371.696 và 372.648 người.


Bảng 2.5: Biến động và phân bố nhân lực trình độ đại học theo vùng miền



TT


Vùng

2001

2005

2007

Tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn

2001-2007


Số lượng


Tỷ trọng


Số lựơng

Tỷ trọng


Số lượng


Tỷ trọng

1

Đồng bằng sông Hồng

532.882

37.87

777.905

33.29

1.054.805

29.21

13.99

2

Trung du miền núi phía Bắc

132.598

9.42

210.175

8.99

371.696

10.29

25.76

3

Duyên hải miền Trung

240.253

17.07

446.253

19.10

667.342

18.48

25.40

4

Tây Nguyên

50.494

3.59

94.996

4.06

153.070

4.24

29.02

5

Đông Nam Bộ

313.140

22.25

549.198

23.50

990.976

27.45

30.92

6

Đồng bằng sông Cửu Long

137.856

9.80

258.458

11.06

372.648

10.32

24.33

7

Cả nước

1.407.223

100

2.336.985

100

3.130.365

100

22.37

Nguồn: [36, tr 72], [121, tr 42].


86

2.2.2.2 Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực trình độ đại học theo ngành kinh tế

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn nhân lực trình độ đại học theo ngành kinh tế


Ngành kinh tế

2004

2007

Tăng/giảm

Tổng số nhân lực CLC

100

100


Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

4,34

3,46

Giảm

Công nghiệp khai thác mỏ

1,17

0,85

Giảm

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

1,57

1,51

Giảm

Xây dựng

4,46

4,30

Giảm

Công nghiệp chế biến, chế tạo

10,46

11,05

Tăng

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ

8,31

9,41

Tăng

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

1,64

1,96

Tăng

Thông tin và truyền thông

2,11

3,50

Tăng

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

3,82

4,11

Tăng

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ

0,93

1,25

Tăng

Giáo dục và đào tạo

33,47

33,83

Tăng

Các hoạt động khác

22,72

24,77

Tăng

Nguồn: [121, tr 44] và [36, tr 78,79]

Cơ cấu nguồn nhân lực trình độ theo ngành kinh tế trong bảng thống kê trên phản ánh hai xu hướng:

(1) Xu hướng giảm tỷ trọng nhân lực trình độ đại học trong những ngành gồm: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giảm từ 4,34 xuống 3,46%); Công nghiệp khai thác mỏ (giảm từ 1,17 xuống 0,85%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước (giảm từ 1,57 xuống 1,51%) trong tổng số nhân lực đại học. Đây là những ngành gắn với nền kinh tế nông nghiệp và ít gắn với tri thức khoa học công nghệ hiện đại.

(2) Xu hướng tăng tỷ trọng nhân lực trình độ đại học trong những ngành: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và truyền thông; Tài chính, ngân hàng và bảo

hiểm; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Giáo dục và đào tạo. Đây là những ngành mà yêu cầu về hàm lượng chất xám và tri thức khoa học – công nghệ hiện đại được đặt ra ở mức cao, gắn với xu hướng phát triển của thời đại ngày nay.

2.2.2.3. Điều chỉnh cơ cấu giảng viên đại học

Trong thời đại KTTT, khi khả năng sáng tạo tri thức của nguồn nhân lực được đề cao và là một tố chất không thể thiếu thì vai trò của đội ngũ giảng viên đại học lại càng trở nên đặc biệt. Ở Việt Nam, đội ngũ giảng viên đại học có sự gia tăng nhưng mức tăng thấp hơn mức gia tăng chung của đội ngũ nhân lực trình độ đại học và mức tăng số sinh viên đại học.

a, Điều chỉnh cơ cấu giảng viên đại học trong đội ngũ nhân lực trình độ đại

học


Bảng 2.7: Cơ cấu giảng viên đại học trong đội ngũ nhân lực trình độ đại học giai đoạn 2001 -2007


Năm

Giảng viên đại học

(người)

Nhân lực trình độ đại học (người)

Số nhân lực trình độ đại học/giảng

viên


Cơ cấu (%)

2001

35.938

1.407.223

39

2,55

2003

39.985

1.870.315

47

2,13

2005

48.410

2.336.985

48

2,07

2007

62.350

3.130.365

58

1,99

Nguồn: [51, tr.441]

Như vậy, từ năm 2001 đến 2007, số lượng giảng viên đại học tăng từ 35.938 lên 62.350 người, với tốc độ tăng trung bình là 10%/năm, trong khi đó số nhân lực trình độ đại học tăng hơn 20%/năm làm cho cơ cấu giảng viên đại học trong tổng nhân lực trình độ đại học giảm từ 2,55% năm 2001 xuống còn 1,99% năm 2007 và tỷ lệ nhân lực trình độ đại học/giảng viên đại học tăng từ 39 người năm 2001 lên 58 người năm 2007. Điều này tạo lên sức ép rất lớn đối với đội

ngũ giảng viên đại học trong quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học cho đất nước. Vì muốn hình thành nền KTTT, lực lượng nhân lực trình độ đại học cần phải gia tăng một cách mạnh mẽ và mang tính đại trà. Ở Việt Nam, lực lượng này mới chỉ chiếm 7% lực lượng lao động quốc gia. Nếu gia tăng hơn nữa việc đào tạo nhân lực trình độ đại học thì đội ngũ giảng viên đại học sẽ phải làm việc quá tải khiến cho chất lượng giáo dục đại học càng trở lên yếu kém. Cơ cấu ngày càng giảm của đội ngũ giảng viên đại học trong tổng nhân lực trình độ đại học thể hiện sự bị động của ngành giáo dục nói riêng và của chiến lược phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam nói chung.

b, Điều chỉnh tỷ lệ sinh viên/giảng viên

Bảng 2.8: Cơ cấu giảng viên đại học trong tổng số sinh viên và tỷ lệ sinh viên/giảng viên giai đoạn 2001 -2007


Năm

Giảng viên đại học

(người)

Sinh viên đại học (người)

Số sinh viên

đại học/giảng viên

2001

35.938

974.135

27

2003

39.985

1.131.645

28

2005

48.410

1.404.754

29

2007

62.350

1.603.425

30

Nguồn: [51, tr.441]

Tốc độ tăng của giảng viên không theo kịp tốc độ tăng của sinh viên nên tỷ lệ sinh viên/giảng viên đã tăng từ 27 lên đến 30 từ năm 2001 đến 2007. So sánh tỷ lệ này vào những năm 1990 – 1995 mới càng thể hiện rõ sự gia tăng không theo kịp của đội ngũ giảng viên đại học so với sinh viên. Năm 1990, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên là 5,9 rồi tăng lên 13,1 năm 1995 tức là lớp học hiện nay đông gấp 5 lần năm 1990 và gấp 3 lần năm 1995. Tỷ lệ này vượt xa tỷ lệ trung bình của các đại học Mỹ. Đại học hàng đầu như Harvard, Yale, tỷ số sinh viên trên một giảng viên là 7. Đặc biệt như California Institute of Technology, tỷ số là 3. Cao hơn như các đại học nghiên cứu trong hệ thống University of

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023