Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 11


Bảng 4.20: So sánh hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp với QHSD đất lâm nghiệp xã Ân Tình.

Mô hình rừng

Quy họach năm 2010

Hiện trạng năm 2008

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1

2

3

4

5

Đất lâm nghiệp

1658,5

100

1661,82

100

1. Rừng tự nhiên

634,5

38,26

637,82

38,38

2. Rừng trồng

26,44

61,74

26,44

61,62

Rừng hồi

3

7,00

3

6,99

Rừng keo lai

8

18,69

8

18,65

Hỗn giao tre vầu, cây ăn quả

15,44

36,05

15,44

35,98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 11


như:

Sở dĩ có sự chênh lệch không đáng kể trên là do rất mhiều nguyên nhân


- Do hầu hết các hộ gia đình trong xã sống chủ yếu dự vào sản xuất nông

nghiệp là chính.

- Người dân nghiêm chỉnh chấp hành theo QHSD đất của xã.

- Trình độ dân trí thấp họ chưa thấy được hết những lợi ích từ nghề rừng

mang lại.

- Số liệu thu thập không được kiểm tra lại do đó không đánh giá được mức độ tin cậy, chính xác của tài liệu, số liệu thu thập chủ yếu để phục vụ cho công tác quy họach khác, quy họach nông lâm nghiệp ở xã không gắn kết với các quy họach khác trên địa bàn vì vậy chưa đánh giá được ảnh hưởng của các quy họach khác đến hiện trạng cũng như việc thực thi công tác sử dụng đất nông lâm nghiệp sau quy họach, thông tin hầu như không đưa ra được cơ cấu kinh tế của xã, cũng như thu nhập bình quân của đầu người để làm cơ sở cho việc quy họach phân bổ sử dụng đất cũng như quy họach phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

- Quá trình tiến hành các họat động cùng tham gia của người dân như tổ chức các cuộc họp thôn, quá trình tổ chức các buổi thảo luận, đắp sa bàn, vẽ lát cắt điển hình người dân tham gia chủ yếu là nam giới trong khi nữ giới mới chính là những người trực tiếp tham gia vào sản xuất và là những người rất có kinh nghiệm trong các họat động sản xuất nông lâm nghiệp.


- Kết quả điều tra hiện trạng không được các cấp có thẩm quyền tiến hành kiểm tra vì vậy kết quả tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trước quy họach không phản ánh đúng thực tế dẫn đến sai lệch về diện tích, một phần chưa đánh giá hết tiềm năng đất đai một cách chi tiết.

- Phương án quy họach không tính đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng trồng trên địa bàn cho nên diện tích đất quy họach cho lọai đất này là không nhiều so với nhu cầu thực tế.

4.3 Một số ý kíên đề xuất về quy họach bảo vệ và phát triển rừng của xã Ân Tình

4.3.1 Mục tiêu, yêu cầu của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng xã Ân Tình

4.3.1.1 Mục tiêu

Xây dựng được quy hoạch bảo vệ phát triển rừng cấp xã hợp lý từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã. Cụ thể là:

- Phát triển lâm nghiệp để có đóng góp đáng kể giúp ngành nông nghiệp của xã có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10% trong tổng số tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn xã đang phấn đấu là 14%, đồng thời phấn đấu đến 2010 cơ cấu thu nhập từ lâm nghiệp đạt 2,5%. Ngoài ra cần:

- Điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả quá trình quản lý, sử dụng rừng và đất rừng

tại địa phương.

- Khai thác triệt để quỹ đất lâm nghiệp, giải quyết công ăn việc làm trên địa bàn, tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Ngành lâm nghiệp sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của xã Ân Tình theo hướng xã hội hóa nghề rừng trên cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có; tổ chức, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng bền vững, làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường, ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.


4.3.1.2 Yêu cầu

- Phát triển lâm nghiệp cấp xã phải gắn với các chương trình phát triển kinh

tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng.

- Phải xuất phát từ đặc điểm kinh tế- xã hội, tự nhiên trên địa bàn trong điều

kiện hiện tại và định hướng cho tương lai.

- Khi lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã phải có sự tham gia của đại diện người dân các thôn, buôn và những tổ chức hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn xã ( nếu có), đây là phương pháp lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã từ dưới lên.

- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp huyện và đảm bảo tính khoa học, khách quan. Thực tiễn phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.

- Phát triển lâm nghiệp phải toàn diện, bền vững.

4.3.2 Quy họach phát triển rừng của xã Ân Tình

* Căn cứ để quy họach bảo vệ và phát triển rừng của xã Ân Tình

- Căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp của Bộ NN&PTNT giai đoạn

2001 - 2010

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển lâm nghịêp tỉnh Bắc Kạn giai đọan 2008- 2015, tầm nhìn 2020.

- Căn cứ vào quy họach phát triển nông lâm nghiệp của xã Ân Tình huyện Na Rì giai đọan 2006-2010.

- Căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội và kết quả phúc tra, đánh giá thực trạng

sử dụng rừng và đất rừng tại địa phương.

- Căn cứ vào đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, tổng hợp của các mô hinh sử

dụng đất lâm nghiệp và nhu cầu, giá cả một số mặt hàng của thị trường.


4.3.2.1 Phát triển rừng

*Quy häach rõng s¶n xuÊt

Bảng 4.21: Quy hoạch rừng sản xuất tại xã Ân Tình.


TT

H¹ng môc quy häach

DiÖn tÝch (ha)

số hiệu khoảnh

1

2

3

4


Tæng diÖn tÝch

612,3

2,4,5,6,7,8,9,10

1

Rõng tù nhiªn

574,16

2,4,5,6,8,9,10

2

Rừng hồi

10,3

5

3

Rừng keo lai

12,4

7

4

Rừng hỗn giao tre vầu, cây ăn quả...

15,44

6

Quy hoạch rừng sản xuất là 634,5ha trong đó rừng tự nhiên sản xuất là 574,16ha trong kỳ quy hoạch chúng tôi cho tiến hành tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ, rừng trồng sản xuất là 22,7ha. Riêng diện tích rừng trồng sản xuất được quy hoạch để trồng thêm 7,3ha hồi và 4,4ha keo lai là tại 2 khu vực rừng thuộc thôn Thẳm Mu và Nà Dường, đây là diện tích lấy từ 33,9ha đất trồng rừng sản xuất đang có rừng ở trạng thái IA v à IC, diện tích 15,44ha còn lại là diện tích rừng trồng hỗn giao tre vầu từ trước.

Từ các kết quả ở bảng trên tôi đưa ra bảng quy hoạch phát triển rừng chi

tiết tại xã Ân Tình.

Bảng 4.22: Quy hoạch phát triển rừng xã Ân Tình đến năm 2015.


TT

Hạng mục

Hiện trạng năm 2008

Quy họach tới năm 2015

So sánh

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tăng

Giảm

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Tổng diện tích

603,92

100

612,3

100



2

Rừng tự nhiên

577,48

90,54

574,16

93,57


3,32

3

Rừng trồng

26,44

9,46

38,14

6,43

11,7


4

+ Rừng hồi

3

1,08

10,3

1,74

7,3


5

+ Rừng keo lai

8

2,86

12,4

2,09

4,4



+ Rừng hỗn

15,44

5,52

15,44

2,6



6

giao tre vầu,








cây ăn quả...








Bên cạnh diện tích rừng sản xuất thì toàn xã còn có 1024ha rừng đặc dụng, đây là diện tích rừng có nhiều loài cây quý đặc biệt là Nghiến với số lượng lớn, diện tích rừng này đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt, nó nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và chịu sự quản lý của khu bảo tồn.

4.3.2.2 Quy họach bảo vệ rừng

Quy hoạch bảo vệ rừng là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu

trong quy họach bảo vệ và phát triển rừng.

Nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển lâm nghiệp, luật bảo vệ và phát triển rừng của Đảng và nhà nước đã đề ra thì trong những năm vừa qua, sở NN&PTNT, chi cục kiểm lâm, chi cục lâm nghiệp kết hợp với ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, ban lãnh đạo xã Ân Tình và người dân luôn nêu cao ý thức bảo vệ phần diện tích rừng hiện có vì thế toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn xã Ân Tình chưa để xảy ra vụ cháy nào.

Tuy nhiên cháy rừng rất dễ xảy ra do nhiều nguyên nhân có thể là khách quan hoặc chủ quan như:

- Do áp lực của gia tăng dân số nên nhu cầu đất sản xuất nông lâm nghiệp cũng như nhu cầu sử dụng lâm sản trên địa bàn rất lớn, người dân thường xuyên vào rừng để đốt, phá rừng lấy đất sản xuất và khai thác, chế biến, vận chuyển lâm sản trái phép, trong quá trình đó người dân thường đem theo lửa vào rừng và gây cháy.

- Công tác tuyên truyền chưa tốt, mang nặng tính hình thức nên các quy

định của Nhà nước về PCCR chưa đến được với nhân dân trên địa bàn.

- Quan trọng nhất là do công tác quy họach phòng chống cháy rừng còn hạn chế và chưa hợp lý ở những nội dung như biển báo cấm lửa và bảng dự báo cấp cháy rừng còn thiếu và vị trí đặt các bảng, biển này chưa phù hợp, đường băng, đường ranh cản lửa thi công chưa đủ diện tích và bất hợp lý, chưa xây dựng được hệ thống hồ đập phục vụ cho công tác PCCR.

Chính vì những nguyên nhân trên chúng ta cần hết sức chú ý tới việc bảo

vệ rừng, PCCR và cần có các biện pháp cụ thể, thiết thực cho công tác này.


* Quy họach phòng chống cháy rừng:

+ Căn cứ:

- Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế tại địa phương.

- Căn cứ vào báo cáo tổng kết công tác phòng chống cháy rừng giai đọan

2002-2006.

- Căn cứ vào chỉ thị số 21/2002/ CT-TTg ngày 12/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Công văn liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN ngày 04/08/2005 của liên bộ tài chính và nông nghiệp phát triển nông thôn về hướng dẫn lập dự toán quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng chữa cháy rừng.

- Căn cứ vào chỉ thị số 75/2005/QĐ-BNN ngày 15/11/2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng. Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/03/2006 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng đốt rừng, khai thác rừng trái phép.

+ Mục tiêu: Thực hiện tốt các công tác PCCR để tiếp tục không có vụ

cháy nào xảy ra trên toàn bộ diện tích rừng của xã.

Từ những căn cứ và mục tiêu nêu trên. Công tác quy họach phòng chống cháy rừng được tiến hành như sau:

Dọc con đường từ xã Lạng San (nơi có ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên kim Hỷ) vào đến thôn Thẳm Mu của xã Ân Tình thì phía bên tay phải là rừng đặc dụng thuộc vùng đệm của khu bảo tồn, đây là con đường chính dẫn vào xã vì vậy mọi người thường xuyên qua lại ta sẽ tiến hành đặt 04 biển báo cấm lửa tịa 3 điểm là các vị trí thuộc các khu đồng nơi tiếp giáp với rừng đặc dụng, người dân thường xuyên qua lại. Do 100% hộ gia đình của xã Ân Tình làm nông nghiệp nên các biển báo nên đặt ớ những nơi vừa là các nút giao thông dẫn vào rừng lại vừa gần các khu đồng là tốt nhất. Cụ thể như sau:

Một biển đặt ở gần đường đi Lạng San cũng là nơi bắt đầu dẫn vào khu rừng đặc dụng của xã, hai là nơi gần con suối Thẳm Mu thuộc khoảnh 7, đây


cũng là nơi bắt đầu có rừng xát nhà dân, ba là ta tiến hành đặt biển tại nơi giao

nhau khu rừng đặc dụng, sản xuất và đường đi Côn Minh .

Đặc biệt chú ý tới khu rừng sản xuất thuộc 2 thôn Nà Dường và Thẳm Mu vì diện tích rừng này rất gần với nhà dân mà người dân ở đây lại thường xuyên lên rừng khai thác lâm sản hoặc lâm sản ngoài gỗ vì thể cần đặt một số biển báo cấm lửa hoặc biển tuyên truyền về ý thức bảo vệ rừng mà ở nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện. Tốt nhất là đặt tại những nơi cửa rừng, những con đường dẫn vào rừng như: đồng Nà Lọ Gian (thuộc khoảnh 4)...

4.3.2.3 Khai thác rừng

- Rừng tự nhiên: Do hầu hết rừng ở trạng thái IA, IC nên không tiến hành khai thác được mà bên cạnh việc khoanh nuôi chỉ có thể khai thác tận thu những gỗ củi bị gãy từ rừng.

- Rừng hồi: Đến năm 2008 rừng bước vào tuổi thứ 4 nên mới chỉ có thể tiến hành khai thác tỉa thưa.

- Rừng keo lai: Năm 2008 rừng bước vào tuổi thứ 8 nên ta cho tiến hành khai thác trắng 8ha rừng hiện có và tiến hành trồng mới lại. Như vậy trong năm 2008 riêng đối với keo lai ta cho tiến hành trồng mới là 12.4ha.

- Rừng hỗn giao tre vầu: Do trồng lâu năm và đã khai thác nhiều lần, hiện nay không được chú trọng trồng, chăm sóc mà để mọc tự nhiên nên độ tuổi không đồng đều và người dân hầu hết chỉ tiến hành khai thác chọn.

4.3.2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

Do điều kiện kinh tế của xã còn thấp nên trước mắt chỉ tiến hành thành lập đội bảo vệ và cắm một số biển báo cấm lửa. Đồng thời củng cố lại những đường đi vào rừng, con suối dẫn nước vào rừng tốt hơn để dễ dàng cho công tác khái thác rừng và cứu hộ khi có cháy rừng xảy ra.



5.1 Kết luận

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Trải qua một thời gian thực hiện luận văn “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn” đã đạt được mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra, phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể:

Tuy diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng các hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế người dân thu được từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp lại không cao mà chủ yếu là họ nhờ vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp là 100%.

Xã mới chỉ xây dựng QHSD đất vào năm 2006 nên khi chúng tôi tiến hành đề tài thì xã mới đang bắt đầu thực hiện theo quy hoạch từ đầu năm 2007. Chính vì lẽ đó công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở xã là chưa hề được chú ý, chính quyền xã chưa có một văn bản hay nghị quyết gì về công tác bảo vệ và phát triển rừng mà phần lớn là các gia đình tự tổ chức các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng

Xã chỉ chú ý tới phát triển sản xuất nông nghiệp mà chưa chú ý nhiều đến phát triến sản xuất lâm nhgiệp. Với đất lâm nghiệp chỉ cho tiến hành khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng có sẵn.

Trên địa bàn xã chỉ có 2 loại rừng là rừng đặc dụng (1024ha) và rừng sản xuất (634.5ha). Phần lớn diện tích rừng này thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và chịu sự quản lý của khu bảo tồn.

Vế thị trường lâm sản tại tỉnh, huyện, xã đều rất sôi động. Nhu cầu về nguyên liệu làm giấy, hương liệu, gỗ làm nhà, củi đun...của người dân đều rất lớn.

Ngoài ra từ những nghiên cứu bước đầu về cơ sở khoa học và thực tiễn

cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã cho thấy:

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã theo phương pháp có người dân tham gia là một công việc hết sức cần thiết trong xu thế phát triển lâm nghiệp xã hội và nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Trong quá trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2023