kiện phù hợp với chuỗi cung ứng DVDL. Với chuỗi cung ứng DVDL, mô hình SCOR được vận dụng với 4 quy trình trong chuỗi cung ứng DVDL (tìm nguồn cung ứng dịch vụ - đổi mới và thiết kế dịch vụ - dịch vụ cấu hình mạng - cung cấp dịch vụ) (Chen và cộng sự, 2014). Vì thế, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kế thừa và vận dụng có chọn lọc mô hình của SCOR để đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng Đồng bằng Sông hồng và duyên hải Đông Bắc.
c) Tiếp cận của Simchi – Levil và cộng sự (2003)
Tiếp cận của Simchi – Levi và cộng sự về quản trị chuỗi cung ứng là cách tiếp cận có tính cập nhật hơn so với cách tiếp cận chuỗi cung ứng truyền thống. Theo các tác giả, chuỗi cung ứng như một “mạng”, tức là mỗi mức chuỗi không phải là một thành viên mà là nhiều thành viên tạo nên một mạng và giữa các mức lại tạo nên một mạng giao kết, quan hệ và điều phối các quá trình chuỗi cung ứng cốt lõi. Cấu hình chuỗi cung ứng được tiếp cận như một mạng logistics thị trường, trong đó bao gồm: các nhà cung cấp, các nhà sản xuất vật phẩm gốc, kho bãi, nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Trong đó, không chỉ là hoạt động biến các nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng mà chuỗi cung ứng còn bao gồm mối quan hệ giữa các doanh nghiệp.
Cách thức tiếp cận chuỗi cung ứng truyền thống là nghiên cứu chuỗi cung ứng với các ý tưởng kinh doanh thường được xuất phát từ nhà sản xuất vật phẩm gốc và ở nhà cung cấp đầu tiên chảy dọc đến đầu ra nhà phân phối cuối cùng và đến thị trường mục tiêu. Tiếp cận Simchi thì điểm xuất phát của chuỗi cung ứng là từ nhu cầu thị trường chảy ngược đến các nhà sản xuất vật phẩm gốc tạo ý tưởng kinh doanh và nhà cung cấp đầu tiên. Lúc này, mới tạo ra sự cân bằng giữa chuỗi cung ứng và chuỗi cầu thị trường.
Với cách tiếp cận của mình, Simchi đã đưa ra 7 nội dung quản trị chuỗi cung ứng bao gồm: (1) quản trị tồn kho và dàn trải rủi ro; (2) tích hợp và liên minh chiến lược chuỗi cung ứng;(3) chiến lược mua và hoạt động thuê ngoài, (4) các vấn đề quản trị quốc tế, (5) giá trị khách hàng, (6) giá trị và (7) công nghệ thông tin. Trong nghiên cứu, D Simchi và cộng sự (2003) đã xác định việc đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng chính là đo lường giá trị khách hàng. Trong đó, đo lường giá trị khách hàng được xác định trên nội dung: mức độ dịch vụ cung ứng; sự thỏa mãn của khách hàng và kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Ở đây kết quả hoạt động chuỗi cung ứng tác động đến khả năng cung cấp giá trị khách hàng. Các tác giả cũng cho rằng, đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng bên cạnh thang đo cấu hình chuỗi cung ứng và thang đo quan hệ đối tác chiến lược thì về kết quả hoạt động chuỗi đo lường bằng thang đo của mô hình SCOR. Tuy nhiên, theo D. Simchi – Levil và cộng sự cần phân định rõ các cấp độ quản trị chuỗi cung ứng về chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp.
Như vậy, mô hình Simchi – Levil và cộng sự hoàn thiện hơn cả về tổ chức và cách hoạt động chuỗi cung ứng. Trong nghiên cứu này, tác giả luận án kế thừa có chọn lọc để vận dụng trong đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB. Bên cạnh việc tham khảo các chỉ số đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng DVDL, luận còn kế thừa và vận dụng tiêu chí: sự hài lòng của khách hàng để đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.
d) Tiếp cận của Cohen và Roussel (2005)
Đây là tiếp cận thực hành quản trị chuỗi cung ứng, các tác giả đã đưa ra 5 quy tắc để đảm bảo quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Đó là:
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Viên Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Giai Đoạn Và Dòng Chảy Trong Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Mẫu Nghiên Cứu Sơ Bộ (Nghiên Cứu Định Lượng Sơ Bộ)
- Tỷ Lệ Về Giới Tính Của Các Đối Tượng Trong Phiếu Khảo Sát
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Thứ nhất, coi chuỗi cung ứng của mình là một tài sản chiến lược, tập trung vào 5 yếu tố then chốt của cấu hình chuỗi cung ứng: chiến lược tác nghiệp và bán hàng, chiến lược thuê đối tác bên ngoài, chiến lược kênh, chiến lược dịch vụ khách hàng và mạng tài sản.
Thứ hai, phát triển quy trình kiến trúc chuỗi, gồm 4 yếu tố: 5 quá trình chuỗi cung ứng và mối liên hệ giữa chúng; Tương tác giữa các quá trình chuỗi cung ứng với các quá trình doanh nghiệp khác; Các ứng dụng để hỗ trợ cho quá trình chuỗi cung ứng (hệ dữ liệu, các chỉ số hiệu quả, hỗ trợ điều hành và kiểm soát chuỗi cung ứng); Quá trình tích hợp được ứng dụng trong thực hành.
Thứ ba, thiết kế tổ chức mỗi thành viên cho hiệu quả chuỗi cung ứng. Trên cơ sở đưa ra 4 tiêu chí của một tổ chức gồm: hỗ trợ tốt cho chiến lược kinh doanh tổng thể; đảm bảo các kỹ năng và năng lực phù hợp; có các thang đo hiệu quả phù hợp; tuân thủ các nguyên tắc thiết kế có tính thực hành. Các tác giả giới thiệu 4 bước phát triển của tổ chức chuỗi cung ứng, từ tổ chức chức năng, tổ chức có tính quá độ, tổ chức được tích hợp từng phần và tổ chức tích hợp. Từ đó, đưa ra 4 nguyên tắc quản trị cho một tổ chức thành viên của chuỗi gồm: hình thức tổ chức nên theo sau chức năng; với mỗi quá trình phải có chức năng hạch toán được; tăng trưởng và bảo toàn các năng lực cốt lỗi; tổ chức xung quanh các kỹ năng mà doanh nghiệp cần.
Thứ tư, xây dựng một mô hình quan hệ hợp lý. Như vậy, cần tuân thủ 6 quy tắc sau: nắm vững liên kết nội bộ, trước khi quan hệ với các đối tác bên ngoài, xác lập được mức độ quan hệ phù hợp với mỗi đối tác khác nhau, mỗi bên đều có đóng góp và kết quả đầu ra (lợi ích, thu nhập, mất mát, rủi ro), chia sẻ thông tin cho đối tác ưu tiên ưu, thiết lập kỳ vọng rõ ràng cho mỗi bên khi cộng tác, sử dụng công nghệ để hỗ trợ.
Thứ năm, sử dụng các thang đo để điều khiển thành công kinh doanh. Các tác giả đã chỉ rõ lý đo và mục tiêu đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng của mỗi thành viên. Trên cơ sở này, đã chỉ ra bộ thang đo 3 cấp độ mô hình SCOR.
e) Nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2009)
Nghiên cứu của nhóm các tác giả xem xét các đặc điểm của sản phẩm du lịch, đồng thời xác định và khám phá các vấn đề, các khái niệm cốt lõi trong chuỗi cung ứng DVDL và quản trị chuỗi cung ứng DVDL. Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhóm tác giả đã cung cấp một cách hệ thống các nghiên cứu du lịch hiện tại từ quan điểm quản trị chuỗi cung ứng DVDL và phát triển một khuôn khổ quản trị chuỗi cung ứng DVDL tổng thể.
Trong nghiên cứu của mình, Zhang và cộng sự đã đề cập đến các nội dung tổng quan về chuỗi cung ứng, khái niệm chuỗi cung ứng DVDL và các nội dung quản trị chuỗi cung ứng DVDL. Trong đó các tác giả cho rằng, xác định những thách thức chính quản trị chuỗi cung ứng DVDL thành công cần dựa trên các đặc điểm của sản phẩm du lịch và coi du lịch là một ngành công nghiệp có tầm quan trọng trong nền kinh tế. Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ của nền kinh tế toàn cầu, ngành du lịch có một số đặc điểm phân biệt nó với các lĩnh vực sản xuất.
Zhang và các cộng sự đã xác định 6 đặc điểm của du lịch như sau: Thứ nhất, du lịch là một ngành đòi hỏi sự phối hợp chuyên sâu, trong đó các DVDL khác nhau (vận chuyển, lưu trú…) được gộp lại với nhau để tạo thành chương trình du lịch trọn gói. Thứ hai, vì các dịch vụ du lịch không thể được lưu trữ để sử dụng trong tương lai, do đó, một sản phẩm du lịch rất “dễ hư hỏng” và không bảo quản. Thứ ba, khách du lịch đến các điểm đến và tiêu dùng các sản phẩm DVDL tại nơi đến. Các DVDL thông thường không thể được kiểm tra trước khi mua, do đó, các thông tin liên quan đến các DVDL có ý nghĩa quan trọng đối với việc bán các DVDL. Những thông tin liên quan đến nội dung, giải thích, trình bày về sản phẩm DVDL sẽ là thông tin được khách hàng quan tâm. Vì vậy, du lịch là một ngành sử dụng và phụ thuộc vào thông tin. Thứ tư, sản phẩm DVDL có bản chất phức tạp. Thứ năm, sản phẩm du lịch là không đồng nhất, bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như: lưu trú, vận chuyển, tham quan, ăn uống và mua sắm… Thứ 6, du lịch thường gặp phải nhu cầu không chắc chắn, phức tạp của khách du lịch, đồng thời sự cạnh tranh gay giữa các nhà cung cấp DVDL.
Với nghiên cứu của mình Zhang và các tác giả đã nghiên cứu 7 vấn đề quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng DVDL. Đó là: quản lý nhu cầu, quan hệ trong chuỗi cung ứng, quản lý cung ứng, quản lý tồn kho, phát triển sản phẩm, điều phối chuỗi cung ứng, và ứng dụng công nghệ thông tin.
Với nội dung đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng, Zhang và các tác giả đã đề cập các nội dung: đo lường tài chính, đo lường tác nghiệp và đo lường Sự hài lòng.
Mục tiêu
- Sự hài lòng
- Du lịch bền vững
- Giá trị tiền tệ
- Giảm nhu cầu không chắc chắn
- v..v...
Cấu trúc mạng
- Các thành viên chính của chuỗi cung ứng DVDL là gì?
- Cấu trúc thị trường ở mỗi cấp độ như thế nào?
- Các mối quan hệ chính trong chuỗi?
- Những quy trình nghiệp vụ nào liên kết từng thành viên chuỗi cung ứng DVDL?
Vấn đề quản lý Mối quan hệ hai bên
- Quản lý nguồn cung cấp
- Quản lý hàng tồn kho
- Phát triển sản phẩm
- Điều phối TSC
- Công nghệ thông tin
- V..v...
Các biến quyết định
- Thuế nộp chính phủ
- Đầu tư vốn
- Nhập cảnh
- Định giá
- Sự khác biệt của sản phẩm
- Quảng cáo
- Mức tồn kho
- Kế hoạch thăm quan
- V...v...
Như vậy, với nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2009) là một trong những nghiên cứu nền tảng cung cấp những khái niệm và nội dung cơ bản nghiên cứu chuỗi cung ứng DVDL và nội dung đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL.
Đo lường kết quả hoạt động
- Tài chính
- Tác nghiệp
- Sự hài lòng
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu khái niệm
- Nghiên cứu thực nghiệm định hướng tình huống
- Mô hình định lượng
Hình 2.6. Mô hình quản trị chuỗi cung ứng DVDL của Zhang và cộng sự
f) Nghiên cứu Zang 2010
Phát triển từ nghiên cứu của mình cùng nhóm các tác giả năm 2009, Zang (2010) đã thực hiện một nghiên cứu về điều phối chuỗi cung ứng DVDL. Zang (2010) đã nghiên cứu điều phối theo chiều dọc trong chuỗi cung ứng DVDL bao gồm các doanh nghiệp lữ hành và nhà cung cấp dịch vụ lưu trú của họ. Trong đó, các doanh nghiệp lữ hành và nhà cung cấp DVDL của họ ký hợp đồng về khối lượng mà nhà cung cấp sẽ phân bổ cho DNLH cho mùa tới. Trong sơ đồ điều phối dọc dựa trên chính sách trả lại, nhà cung cấp DVDL mua lại những dịch vụ đặt trước từ các công ty lữ hành vào cuối mùa nếu doanh nghiệp lữ hành không bán được. Tác giả đã sử dụng phương pháp mô hình trò chơi để tiến hành phân tích xây dựng cơ chế điều phối trong chuỗi cung ứng DVDL.
Zang (2010) nhận thức được vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng DVDL và khả năng của lý thuyết trò chơi có thể thay đổi nhiều tình huống ra quyết định tương tác nảy sinh trong chuỗi cung ứng DVDL, nên tác giả đã xem xét một trường hợp phối hợp theo chiều dọc trong chuỗi cung ứng DVDL với hai cấp độ (nhà cung cấp DVDL và DNLH) và phân tích cách sử dụng hợp đồng mua lại để tăng cường điều phối giữa nhà cung cấp và DNLH. Đề án điều phối với chính sách mua lại được chú trọng. Mô hình toán học đã được tác giả thiết lập và phân tích. Kết quả phân tích cho thấy hợp đồng mua lại có tiềm năng trong việc điều phối chuỗi cung ứng DVDL vì cả hai người chơi trong chuỗi cung ứng DVDL đều có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn thông qua chính sách này. Trong nghiên cứu của Zang (2010) chỉ xem xét mối quan hệ một đối một (one - to one) trong chuỗi cung ứng DVDL hai cấp độ, tức là một công ty lữ hành và một khách sạn.
f) Nghiên cứu của Chen (2014)
Chen (2014) đã nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ, giải quyết một số vấn đề chính về quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ và đề xuất tư duy mới và ý tưởng mới về nghiên cứu quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ. Các tác giả đã cân nhắc đặc tính của quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ, từ đó đã xây dựng một mô hình khung khái niệm tổng quát về quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ dựa trên quan điểm lý thuyết đa ngành là lần đầu tiên được phát triển. Khung tích hợp các hoạt động dịch vụ và dịch vụ các hoạt động tiếp thị, phản ánh việc tạo ra giá trị theo định hướng khách hàng dựa trên bốn các thành phần (dòng thông tin, dòng khách hàng, dòng tiền và dòng công việc) và bốn quy trình (tìm nguồn cung ứng dịch vụ, đổi mới dịch vụ và thiết kế, dịch vụ cấu hình chuỗi và cung cấp dịch vụ). Nghiên cứu của các tác giả tập trung vào nghiên cứu quản trị chuỗi cung ứng DVDL.
Trong đó, nghiên cứu đã đề cập bốn quy trình được xác định là quy trình kinh doanh cốt lõi của việc cung cấp chuỗi cung ứng dịch vụ, bào gồm: tìm nguồn cung ứng dịch vụ, đổi mới và thiết kế dịch vụ, cấu hình mạng dịch vụ và cung cấp dịch vụ. Những điều này tương ứng với bốn quá trình của chuỗi cung ứng sản xuất: tìm nguồn cung ứng, thiết kế sản phẩm, sản xuất và phân phối. Tuy nhiên, trong chuỗi cung ứng dịch vụ, tất cả các quy trình đều tập trung vào luồng khách hàng hơn là dòng nguyên liệu.
2.3.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Sự tích hợp trong chuỗi cung ứng
(SCI)
H3+
Hiệu quả hoạt động
chuỗi cung ứng
H1 (SCP)
Chia sẻ thông tin giữa các
thành viên (IS)
H2
a) Huỳnh Thị Phương Lan và cộng sự (Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng, 2013) đã tìm ra mối liên hệ giữa sự tích hợp trong chuỗi cung ứng, sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi và hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng. Kết quả phân tích SEM trên mẫu khảo sát gồm 161 doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cho thấy, sự tích hợp trong chuỗi cung ứng, sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi giải thích được 71% sự biến đổi trong hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự tích hợp trong chuỗi cung ứng có tác động tích cực đáng kể đến sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi.
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu hiệu quả chuỗi cung ứng (SCP)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
b) Đinh Văn Sơn và cộng sự (Nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc, 2016) đã nghiên cứu thực trạng mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu các tỉnh vùng Tây Bắc trong giai đoạn 2014-2016 để nhận diện cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu trong xây dựng mô hình chuỗi cung ứng xuất khẩu phù hợp với vùng Tây Bắc. Với tiếp cận phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, nhóm các tác giả đã xây dựng mô hình nghiên
cứu hiệu suất chuỗi cung ứng nông lâm đặc sản xuất khẩu và tiến hành xây dựng và đo lường hiệu suất của chuỗi cung ứng nông lâm đặc sản xuất khẩu các tỉnh khu vực Tây Bắc. Trong nghiên cứu, các tác đã đã xây dựng khung phân tích chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu vùng Tây Bắc gồm nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chuỗi cung ứng tổng thể được các tác giả xây dựng bao gồm: chất lượng cấu hình chuỗi cung ứng, chất lượng quan hệ đối tác chuỗi cung ứng, chất lượng điều phối chuỗi cung ứng, chất lượng trợ giúp nhà sản xuất vật phẩm nguyên gốc của doanh nghiệp tâm điểm chuỗi cung ứng, chất lượng hỗ trợ chuỗi cung ứng của Nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài chuỗi cung ứng, chất lượng vận hành chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, tiêu chí đánh giá hiệu suất tổng thể chuỗi cung ứng được nghiên cứu là “mức độ hài lòng, tín nhiệm, trung thành của khách hàng xuất khẩu và sức cạnh tranh đối với sản phẩm và giá trị dịch vụ cung ứng sản phẩm”. Từ đó, nhóm các tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc.
Chất lượng cấu hình
H1
Chất lượng quan hệ đối tác
Chất lượng điều phối
H2
H3
Hiệu suất tổng thể chuỗi cung ứng
Chất lượng trợ giúp nhà sản xuất vật phẩm nguyên gốc của doanh nghiệp tâm điểm chuỗi cung ứng
H4
H5
Chất lượng hỗ trợ chuỗi cung ứng của Nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài
H6
Chất lượng vận hành
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu hiệu suất chuỗi cung ứng xuất khẩu đặc sản vùng Tây Bắc
Nguồn: Đinh Văn Sơn và cộng sự (2016)
c) Trần Thị Huyền Trang (Các yếu tố ảnh hưởng mới quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, 2017) đã tìm ra các yếu tố: niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, chính sách định hướng khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Bằng việc kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xác định được sự tác động thuận chiều của các yếu tố đến mối quan hệ hợp tác. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất tương ứng với từng thành phần của mối quan hệ hợp tác trên.
d) Đề tài nghiên cứu Phạm Minh (2018)
Với đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng, hoạt động của chuỗi cung ứng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng bán lẻ. Các vấn đề lên quan đến hoạt động của chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam là doanh nghiệp trung tâm của chuỗi cung ứng mà họ đang tham gia. Tác giả Phạm Minh đã xác định 15 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng bán lẻ đã được xác định tại nghiên cứu định tính, bao gồm: Lưu kho, Sản xuất, Địa điểm, Vận tải, Thông tin, Môi trường không chắc chắn, Công nghệ thông tin, Quan hệ trong chuỗi cung ứng, Chiến lược trong chuỗi cung ứng, Đo lường hiệu suất hoạt động, Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, Quản lý kinh doanh, Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, Nguồn nhân lực và Sự hài lòng của khách hàng.
Kết quả của nghiên cứu của Phạm Minh (2018) cho thấy có ba yếu tố tác động mạnh nhất đến sự thành công khi phát triển chuỗi cung ứng. Thứ nhất, các nhà quản lý cấp cao cần dành nhiều sự quan tâm và ủng hộ cho các hoạt động của chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho các nhân viên dưới quyền có thể thực hiện các công việc được giao một cách thuận lợi, cũng như đối phó một cách hiệu quả với các sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Thứ hai, cần nâng cao sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm tăng năng suất, tăng khả năng sẵn sàng và giảm thiểu nguy cơ không tuân thủ các cam kết đã đưa ra. Thứ ba, tác động của nhân tố Vận tải trong mô hình nghiên cứu chính thức là rất nhỏ bé. Điều này hoàn toàn trái ngược với kết quả của nghiên cứu “gạn lọc”. Có thể thấy tác động của Vận tải lên Chiến lược trong chuỗi cung ứng là rất nhỏ. Tuy nhiên, không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của Vận tải đến hoạt động của chuỗi cung ứng. Hiện tượng “đứt hàng” xảy ra thường xuyên trong lúc cao điểm sẽ khiến năng lực phục vụ khách hàng của các cửa hàng bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều khi không mang lại được hiệu ứng như mong đợi.
Tựu chung lại, mỗi mô hình và bộ chỉ số của các tiếp cận lý thuyết có cách tiếp cận khác nhau để đo lường kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Những mô