hình nghiên cứu này đã được phát triển và kiểm định theo nhiều không gian và thời gian. Và thực tế cho thấy, mỗi chuỗi cung ứng có vị trí địa lý, đặc điểm khác nhau vì vậy mô hình hoạt động chuỗi cung ứng được áp dụng ở vùng này có thể không áp dụng được với vùng khác khác và cũng không thể cho kết quả phù hợp.
Vì vậy, việc nghiên cứu về các tiếp cận trên, sẽ cung cấp cho luận án một khung lý thuyết nền ý nghĩa. Với việc kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, kết hợp với ý kiến từ phía chuyên gia, trên cơ sở tiếp cận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. 3 yếu tố Cấu hình, quan hệ, điều phối được các tác giả đề cập với tần suất và ý nghĩa lớn sử dụng để nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một trong các yếu tố: cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng hoặc điều phối chuỗi cung ứng trong các nghiên cứu về chuỗi cung ứng dịch vụ, chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch một cách đơn lẻ. Hoặc có các nghiên cứu đã đề cập đến các yếu tố: cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng, điều phối chuỗi cung ứng, hỗ trợ của chuỗi cung ứng của nhà nước và các doanh nghiệp bổ trợ, sự tích hợp, chia sẻ thông tin…nhưng trong chuỗi cung ứng hàng hóa.
Do đó, tác giả luận án dự kiến và kết hợp với ý kiến từ phía chuyên gia, sẽ đưa 3 yếu tố: cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng và điều phối chuỗi cung ứng vào khung mô hình nghiên cứu luận án để tiến hành đo lường và phân tích tổng thể ảnh hưởng của 3 yếu tố này đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch
2.3.2.1 Cấu hình chuỗi cung ứng
Theo quan điểm của Nepal và cộng sự (2010) cho rằng cấu hình chuỗi cung ứng liên quan đến việc lựa chọn nhà cung cấp, bộ phận, quy trình và phương thức vận hành ở từng giai đoạn của chuỗi cung ứng. Các quyết định được đưa ra để lựa chọn những thay thế khác nhau liên quan đến chi phí, thời gian thực hiện và một số hoạt động khác trong chuỗi. Theo truyền thống, quyết định cấu hình chuỗi cung ứng được thực hiện dựa trên chi phí (tồn kho, mua sắm, chi phí vận chuyển, v.v.) và các biện pháp định lượng khác. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy các tiêu chí chủ quan khác như sự liên kết của doanh nghiệp với các đối tác trong mạng lưới chuỗi cung ứng cũng ảnh hưởng đến cấu hình và sự ổn định và độ tin cậy của chuỗi cung ứng (Nepal và cộng sự, 2010).
Thực tế, để đáp ứng những thách thức của thị trường toàn cầu hóa, các doanh nghiệp hiện đang theo đuổi quan hệ đối tác chiến lược với một số nhà cung cấp chính để
tăng trưởng lâu dài. Vì các doanh nghiệp đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc giảm thời gian và chi phí cung ứng sản phẩm/dịch vụ và cải thiện chất lượng. Do đó, chức năng, tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của họ đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Thay vì chọn nhà cung cấp có chi phí thấp nhất như trước đây, các doanh nghiệp hiện đang xem xét tổng chi phí toàn chuỗi như một mô hình mới cho phương pháp lựa chọn nhà cung cấp (Monczka và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, thách thức mà hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt là làm thế nào để xây dựng một liên minh với cấu hình chuỗi cung ứng phù hợp để cải thiện kết quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng dài hạn cho toàn chuỗi (Nepal và cộng sự, 2010).
Có thể bạn quan tâm!
- Giai Đoạn Và Dòng Chảy Trong Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Mô Hình Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Dvdl Của Zhang Và Cộng Sự
- Mẫu Nghiên Cứu Sơ Bộ (Nghiên Cứu Định Lượng Sơ Bộ)
- Tỷ Lệ Về Giới Tính Của Các Đối Tượng Trong Phiếu Khảo Sát
- Khái Quát Về Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc Và Du Lịch Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Thực tế, cấu hình chuỗi cung ứng đã được xác định trong một số nghiên cứu về chuỗi cung ứng (Zhang và cộng sự, 2009). Trong đó, cấu hình chuỗi cung ứng hiện nay tập trung vào các quyết định về an toàn và giảm thiểu chi phí toàn chuỗi cung ứng (Li và Womer, 2008). Trong khi, cấu hình chuỗi cung ứng trước đây không xem xét các thước đo mềm “intangible variables” như sự liên kết, hợp tác trong hoạt động toàn chuỗi cung ứng. Vì vậy, cấu hình chuỗi cung ứng trước đây không ổn định và không đem lại kết quả hoạt động chuỗi cung ứng cao (Trkman và McCormack, 2009). Việc xác định một cấu hình chuỗi cung ứng phù hợp giúp tối đa hóa mục tiêu cho việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi cung ứng là hết sức cần thiết (Nepal và cộng sự, 2010). Một lĩnh vực quan trọng là thiết kế và xác định cấu hình chuỗi cung ứng để đạt được hiệu suất tối ưu. Nhiệm vụ chính trong cấu hình chuỗi cung ứng là lựa chọn nhà cung cấp và phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp (Graves và Willems, 2003).
Chính vì vậy, việc nghiên cứu cấu hình chuỗi cung ứng có ý nghĩa trong việc đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng (Zhang và cộng sự 2010) nói chung và đối với chuỗi cung ứng DVDL nói riêng.
Phương pháp tiếp cận chuỗi cung ứng, như Chandra và Grabis (2007), đã cho rằng cấu hình chuỗi cung ứng liên quan đến các thành phần chính của chuỗi cung ứng: các thành viên (ví dụ: nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối), quy mô và vị trí của các thành viên này, mối quan hệ giữa các thành viên, luồng thông tin (hệ thống thông tin) giữa các thực thể này, cấu trúc chuỗi cung ứng và cấu trúc tổ chức.
Theo Zang và cộng sự (2010), quản lý chuỗi cung ứng phải xem xét sự tích hợp của một mạng lưới kinh doanh, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ, để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cùng với giá trị gia tăng cho khách hàng cuối cùng (Yan và cộng sự, 2003). Nhiều công việc đã được thực hiện hướng tới việc quản lý các luồng thông tin, tài chính và vật chất trong suốt quá trình cung cấp mạng lưới
chuỗi (Huang và cộng sự, 2002). Cấu hình chuỗi cung ứng được coi là một phương tiện giải quyết sự khác biệt và tùy chỉnh sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng (Yan và cộng sự, 2003). Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng đòi hỏi sự khởi tạo của một cấu hình chuỗi cung ứng chung đến các chuỗi cung ứng cụ thể phù hợp với các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Nền tảng của cấu hình chuỗi cung ứng nằm trong sự phối hợp của các quyết định về sản phẩm, quy trình và hậu cần liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Một lĩnh vực quan trọng là thiết kế và định dạng cấu hình chuỗi cung ứng để đạt được kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ chính trong cấu hình chuỗi cung ứng là việc lựa chọn nhà cung cấp, nhà phân phối để phân bổ nguồn lực (Graves và Willems, 2003).
Theo Lu (2011), hoạt động quản trị chuỗi cung ứng gắn liền với 3 yếu tố: cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng và điều phối chuỗi cung ứng. Trong đó, tác giả định nghĩa, cấu hình chuỗi cung ứng là một thành tố về một chuỗi cung ứng được kết cấu từ tất cả các thành viên tham gia chuỗi. Cấu hình chuỗi cung ứng bao gồm nhiều nội dung, trong đó bao gồm: số lượng và cơ cấu thành viên tham gia chuỗi; khoảng cách theo chiều dọc (khoảng cách từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng) của chuỗi cung ứng; hoạt động của doanh nghiệp tâm điểm được thuê đối tác bên ngoài bao nhiêu và kênh phân phối của doanh nghiệp và nhiều nội dung khác nữa.
Với định nghĩa về cấu hình về chuỗi cung ứng của Lu (2011) đã chỉ rõ phương thức để xác định và đánh giá một cấu hình chuỗi cung ứng phù hợp với chuỗi cung ứng. Với một cấu hình chuỗi cung ứng phù hợp sẽ giúp cho quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ diễn ra đạt độ tin cậy, đáp ứng nhanh, linh hoạt và chi phí chuỗi hợp lý.
Theo tiếp cận của Simchi và cộng sự (2005), các tác giả tiến hành quản trị chuỗi cung ứng để đo lường và đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Trong đó, các tác giả cũng đưa ra quan điểm về tiếp cận chuỗi cung ứng như là một “mạng”, tức là ở mức độ chuỗi là nhiều hơn một thành viên tạo nên một mạng, và giữa các mức lại tạo nên một mạng giao kết, quan hệ và điều phối hoạt động chuỗi cung ứng. Các tác giả cũng cho rằng, để đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng cần quan tâm đến các thang đo cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng và điều phối chuỗi cung ứng (Simchi và cộng sự, 2005).
Tựu chung lại, luận án tập trung phân tích sự ảnh hưởng của cấu hình chuỗi cung ứng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL đồng thời làm rõ mức độ tác động của cấu hình chuỗi cung ứng đến từng thành phần (tài chính, sự hài lòng) trong kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Trong đó, luận án sẽ tiếp cận, kế thừa có
chọn lọc một số thang đo phù hợp của các tác giả trong các công trình tổng quan nghiên cứu và kết hợp với ý kiến của chuyên gia để tiến hành xác định thang đo phù hợp đo lường ảnh hưởng cấu hình chuỗi cung ứng trong kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB. Cụ thể, thang đo được kế thừa từ các tổng quan nghiên cứu và ý kiến từ phía chuyên gia để đưa vào nghiên cứu cấu hình chuỗi cung ứng DVDL: (1) số lượng và cơ cấu thành viên tham gia chuỗi, (2) khoảng cách theo chiều dọc chuỗi cung ứng, (3) kênh phân phối của chuỗi cung ứng, (4) Hoạt động của doanh nghiệp tâm điểm được thuê đối tác bên ngoài.
2.3.2.2. Quan hệ chuỗi cung ứng
Quan hệ chuỗi cung ứng được hiểu như một quá trình thiết lập mối liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp cùng nhau, cùng hướng tới mục tiêu chung và đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên (Mentezer và cộng sự, 2001). Do đó, quan hệ chuỗi cung ứng đem lại cho “hai hoặc nhiều doanh nghiệp độc lập làm việc cùng nhau để lập kế hoạch sẽ đem lại thành công hơn khi mỗi doanh nghiệp hoạt động độc lập” (Simatapang và Sridhanran, 2002). Nội dung của quan hệ bao gồm việc xây dựng mối quan hệ giữa các đối tác để cùng đầu tư vào nguồn lực, chia sẻ thông tin, trách nhiệm và lợi ích thu được nhằm đạt được mục tiêu chung (Barrat và Oloveria, 2001). Mối quan hệ được hình thành trên cơ sở quan hệ giữa các thành viên với nhau dọc theo chuỗi cung ứng. Trong đó, mối quan hệ then chốt thường xoay quanh doanh nghiệp tâm điểm và các nhà cung cấp 1 và khách hàng cấp 1 và quan hệ bên trong giữa các thành viên Lu (2011). Trong nghiên cứu của mình, Lu (2011) đã phân tích và chỉ ra rằng, nội dung quan hệ trong chuỗi bao gồm 6 yếu tố chia sẻ cơ bản: thông tin; khối lượng, giá cả; tầm nhìn, ý tưởng; kế hoạch đầu tư; giới thiệu sản phẩm mới; thông tin tài chính giữa các thành viên trông chuỗi và một số các yếu tố khác.
Bên cạnh đó, Malhotra và cộng sự (2005) cho rằng, sự liên kết, hợp tác giữa các nhà cung cấp với nhau giúp cho luồng thông tin hữu ích được chia sẻ giữa các bên. Mức độ chia sẻ các thông tin một cách định kỳ, chính thức hoặc không chính thức được coi là thiết yếu cho các thành viên trong chuỗi để tiếp nhận các thông tin một cách nhanh chóng, cập nhật để từ đó có các quyết định phù hợp và đúng đắn cho hoạt động của doanh nghiệp, giúp hoạt động chung của toàn chuỗi đạt kết quả nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả. Tương tự, Bowersox (2003) khẳng định rằng sự hợp tác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đạt được những lợi ích về tài chính như tăng lợi nhuận, tăng doanh thu. Bên cạnh đó còn giúp chuỗi cung ứng đạt được tính linh hoạt và thích nghi với tính không chắc chắn của nhu cầu.
Quan hệ chuỗi cung ứng có một số quan niệm (Wilding và Wagner, 2012). Tuy vậy, một trong những hàm ý được áp dụng rộng rãi nhất về quan hệ trong chuỗi cung ứng là “hai hoặc nhiều hơn trong các công ty phụ thuộc cùng làm việc để lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động của chuỗi cung ứng để đạt được kết quả thành công hơn là khi hoạt động độc lập " của Simatupang và Sridharan (2002). Kế thừa từ quan niệm này, trong nghiên cứu của Piboonburnroj (2012) đã xác định các thang đo mối quan hệ chuỗi cung ứng DVDL bao gồm: chia sẻ thông tin, các hoạt động chung, chia sẻ kế hoạch đầu tư, tương đồng mục tiêu, phối hợp liên lạc, khuyến khích liên kết, chia sẻ rủi ro, cùng chung ý tưởng sáng tạo, đồng bộ hóa quyết định, chia sẻ nguồn lực. Quan hệ chuỗi cung ứng có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của chuỗi cung ứng du lịch (Cho, Minho 2004).
Tựu chung lại, luận án tập trung phân tích sự ảnh hưởng của quan hệ chuỗi cung ứng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL đồng thời làm rõ mức độ tác động của quan hệ chuỗi cung ứng đến từng thành phần (sự hài lòng, tài chính) trong kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Trong đó, luận án sẽ tiếp cận, kế thừa có chọn lọc các thang đo phù hợp từ tổng quan nghiên cứu các tài liệu và kết hợp với ý kiến từ phía chuyên gia để tiến hành đo lường ảnh hưởng quan hệ chuỗi cung ứng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB với 6 thang đo: (1) chia sẻ thông tin, (2)chia sẻ khối lượng và giá cả dịch vụ, (3) chia sẻ tầm nhìn và ý tưởng, (4) chia sẻ kế hoạch đầu tư,(5) chia sẻ quá trình giới thiệu sản phẩm, (6) chia sẻ thông tin tài chính, (7) đồng bộ hóa quyết định, (8) phối hợp liên lạc, (9) chia sẻ rủi ro, (10) chia sẻ nguồn lực
2.3.2.3. Điều phối chuỗi cung ứng
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, điều phối chuỗi cung ứng đã được khẳng định là một trong những biện pháp đem lại lợi nhuận cho từng thành viên tham gia và toàn bộ chuỗi cung ứng, giúp tối ưu hóa kết quả hoạt động chuỗi cung ứng (Peng và cộng sự 2011). Điều phối chuỗi cung ứng liên quan đến hoạt động các thành viên với nhau bên trong một chuỗi cung ứng. Trong đó, bao gồm sự phối kết hợp của các dòng vật chất liên tục từ các nhà cung cấp đầu tiên đến các người mua đến khách hàng cuối cùng (Lu, 2011). Trong nghiên cứu của mình, Lu (2011) xác định nội dung của điều phối chuỗi cung ứng bao gồm 4 nội dung chính: khả năng cung ứng, dự báo hoạt động, lập kế hoạch cung ứng và dịch vụ khách hàng và một số nội dung khác.
Lee và cộng sự (1997) cho rằng điều phối là quá trình kết hợp các kênh hoạt động hiệu quả và chia sẻ thông tin để tăng khả năng cung ứng tổng thể chuỗi cung
ứng. Mở rộng hơn, điều phối còn được hiểu là quá trình tích hợp chia sẻ thông tin, hoạt động hậu cần và tổ chức liên kết mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng (Lee, 2001). Theo Bowersox và cộng sự (1999) cho rằng điều phối là quá trình phối hợp giữa các doanh nghiệp với đặc điểm đem lại hiệu quả giao tiếp, trao đổi thông tin, hợp tác và giám sát kết quả hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Thực tế cho thấy, nếu điều phối chuỗi cung ứng kém có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng như: tăng chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng lâu hơn và dịch vụ khách hàng thấp hơn (Simatupang và cộng sự 2002). Từ đó, các nghiên cứu về cơ chế điều phối các thành viên trong chuỗi cung ứng thông qua việc chia sẻ thông tin và thực hiện các hợp đồng đã được thảo luận và trao đổi nhiền hơn. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu về điều phối trong chuỗi cung ứng DVDL còn hạn chế bởi những đặc trưng khác biệt của ngành.
Trong mô hình nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2009), cơ chế điều phối dọc thể hiện giữa các DNLH và các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú. DNLH và các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú thường xuyên ký hợp đồng trên khối lượng dịch vụ mà nhà cung cấp sẽ cung ứng cho DNLH. Trong sơ đồ điều phối dọc mà căn cứ dựa trên lợi nhuận, nhà cung cấp mua dịch vụ lưu trý sẽ mua lại các phòng chưa sử dụng cho các DNLH khi trái vụ.
Một số nghiên cứu ngày càng nhận ra tầm quan trọng của điều phối chuỗi cung ứng trong quản trị chuỗi cung ứng DVDL (Sun và Peng, 2012). Zang và cộng sự (2009) cho rằng, điều phối chuỗi cung ứng DVDL sẽ mang lại một chuỗi cung ứng DVDL phát triển về lợi thế cạnh tranh, khi nhu cầu có tính không chắc chắn cao. Đồng quan điểm, Sun và Peng và cộng sự (2012) cho rằng nhu cầu của khách hàng luôn có sự thay đổi, tuy nhiên điều phối chuỗi cung ứng DVDL có thể giúp phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững đối với chuỗi cung ứng DVDL. Với nghiên cứu định tính của mình, Sun và Peng (2012) đã đưa trao đổi yếu tố chia sẻ thông tin, hợp đồng và giá là nội dung điều phối chuỗi cung ứng DVDL của các website của ngành du lịch.
Tựu chung lại, luận án tập trung phân tích sự ảnh hưởng của điều phối chuỗi cung ứng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL đồng thời làm rõ mức độ tác động của điều phối chuỗi cung ứng đến từng thành phần (sự hài lòng, tài chính) trong kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Trong đó, luận án sẽ tiếp cận, kế thừa có chọn lọc các thang đo phù hợp từ các tổng quan các công trình nghiên cứu kết hợp với ý kiến của các chuyên gia để tiến hành đo lường ảnh hưởng điều phối đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB bằng 4 thang đo: (1) khả năng cung ứng dịch vụ, (2)
việc dự báo hoạt động chung toàn chuỗi, (3) việc lập kế hoạch cung ứng, (4) dịch vụ khách hàng.
2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
2.4.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng trên việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hoạt động chuỗi cung ứng, đồng thời xem xét mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố này. Để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả luận án đã dựa vào các nghiên cứu Zhang và cộng sự (2009), Fantazy và cộng sự (2010) và Lu (2011) và ý kiến từ phía chuyên gia. Kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia – các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch, các nhà quản lý tại một số doanh nghiệp du lịch, tác giả luận án xác định và sàng lọc các biến phù hợp trước khi đưa vào mô hình nghiên cứu. Trong đó, 3 yếu tố cơ bản tác động đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bao gồm: (1) Cấu hình chuỗi cung ứng, (2) Quan hệ chuỗi cung ứng, (3) Điều phối chuỗi cung ứng.
Mô hình nghiên cứu bao gồm:
Biến độc lập: cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng và điều phối chuỗi cung ứng
Biến phụ thuộc là Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL, được đo lường bằng các tiêu chí: sự hài lòng và tài chính.
Cấu hình
chuỗi cung
H1
Quan hệ
chuỗi cung
H2
Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL
- Sự hài lòng
- Tài chính
H3
Điều phối
chuỗi cung
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả đề xuất
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Ảnh hưởng của cấu hình chuỗi cung ứng đến kết quả họat động chuỗi cung ứng DVDL
Theo Chandra and Grabis (2007), lợi thế khi có một cấu hình chuỗi cung ứng phù hợp là khả năng tinh hoạt của chuỗi cung ứng để thích nghi và tạo ra sản phẩm tùy chỉnh với nhu cầu khách hàng. Cấu hình của một chuỗi cung ứng chủ yếu liên quan đến các doanh nghiệp, vị trí của các doanh nghiệp phân bổ về mặt địa lý, thiết kế mạng lưới nhà cung cấp, giao tiếp giữa các thành viên, cung ứng sản phẩm đến khách hàng cuối cùng, thiết kế kênh phân phối, liên kết điều phối tồn tại giữa các doanh nghiệp và dòng tiền chảy giữa…Cấu hình đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định hoạt động chuỗi cung ứng, vì nó bao gồm tất cả các công đoạn cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Hơn nữa, cấu hình chuỗi cung ứng cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, tiếp thị, quảng cáo. Vì vậy, việc xác định cấu hình chuỗi cung ứng phù hợp ảnh hưởng tối ưu hóa dòng doanh thu, tăng kết quả hoạt động và các mục tiêu của toàn chuỗi (Randall và Ulrich, 2001).
Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H1: Cấu hình chuỗi cung ứng có tác động tích cực đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL
Ảnh hưởng của quan hệ chuỗi cung ứng đến kết quả họat động chuỗi cung ứng
DVDL
Trong thời gian gần đây, bản chất của chuỗi cung ứng và các mối quan hệ đã trải
qua một số thay đổi mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đã được khuyến khích phát triển mối quan hệ đối tác với các nhà cung cung cấp. Trong đó, mối quan hệ chuỗi cung ứng có sự ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Bởi nghiên cứu quan hệ chuỗi cung ứng giữa các thành viên có thể giúp cải thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng marketing đem lại kết quả hoạt động tốt hơn cho chuỗi cung ứng (De Burca và cộng sự, 2005).
Theo Zang và Murphy (2009) thuật ngữ '' chuỗi cung ứng '' ngụ ý mối quan hệ hai bên. Trong đó, tất cả các thành viên có mối quan hệ với các thực thể khác, bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, đối tác, doanh nghiệp quản lý và các doanh nghiệp khác thực hiện các hoạt động bổ sung, để hoàn thành tốt hơn các hoạt động của mỗi thành viên và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với lý do này, việc quản lý hiệu quả các mối quan hệ hai bên trong chuỗi cung ứng DVDL là một vấn đề quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng (Zang và Murphy, 2009; Piboonrnugroj và Disney, 2009).
Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H2: Quan hệ chuỗi cung ứng có tác động tích cực đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL