Tỷ Lệ Về Giới Tính Của Các Đối Tượng Trong Phiếu Khảo Sát


điều phối chuỗi cung ứng, 6 biến quan sát đo lường tài chính và 3 biến quan sát đo lường sự hài lòng.

Theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng (2008), cỡ mẫu tối thiểu bằng số biến quan sát trong mô hình nhân 5. Do vậy, trong nghiên cứu này cỡ mấu tối thiểu tính bằng: 23 quan sát x 5 = 115 (phiếu khảo sát).

Đối với hồi quy bội thì theo Tabachnick và Fidell, cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50 + 8*m (m là số biến độc lập). Trong nghiên cứu này có 3 biến độc lập, do đó cỡ mẫu tối thiểu là: 50 + 8*3 = 74 (phiếu khảo sát).

Theo Kline (1979), 100 là cỡ mẫu tối thiểu, trong khi Guiford (1954) cho rằng mẫu tối thiểu nên là 200. Theo Comrey và Lee (1992), mẫu 100 được coi là tệ, 200 được coi là khá, 300 được coi là tốt, 500 được coi là rất tốt và >= 1000 được coi là tuyệt vời.

Đối với luận án “nghiên cứu chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB”, căn cứ quy tắc của Comrey và Lee (1992), tác giả lựa chọn cỡ mẫu tổng số có 650 phiếu được phát đến các ứng viên: các nhà cung cấp DVDL, các DNLH, các ĐLLH nước trên địa bàn vùng, phát trực tiếp cho các thành viên trong thời gian từ 1/7/2019 đến 1/11/2019. Số phiếu nhận được trả lời lại là 368 phiếu đạt tỷ lệ 55,61%. Sau quá trình kiểm tra, làm sạch dữ liệu còn lại 350 phiếu phù hợp đạt 95,1% số phiếu thu về. Các phiếu hỏi được phát trực tiếp hoặc gửi qua thư điện tử đến các nhà quản trị với sự trợ giúp của các sinh viện và cựu sinh viên của Khoa Khách sạn – Du lịch, hiện đã và đang làm việc tại các DN trên địa bàn vùng ĐBSH&DHĐB (thời gian từ tháng 1/7/2019 đến 1/11/2019).

Sau quá trình thu thập số liệu, tác giả luận án tiến hành nhập liệu và làm sạch dữ liệu. Nghiên cứu được tiến hành trên kết quả thu về là 350 phiếu phù hợp. Trong đó, có 165 phiếu phù hợp thu về từ các nhà cung cấp DVDL (97 nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, 55 nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển du lịch và 13 nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí). Với số lượng các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú trong vùng khoảng

9.029 cơ sở; số lượng các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển du lịch khoảng 6.025 cơ sở và số lượng các nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giả trí toàn vùng khoảng 100 cơ sở. Số lượng phiếu phù hợp thu về từ DNLH là 82 phiếu được phát tập trung tại các DNLH trên địa bàn Hà Nội (trên 2000 doanh nghiệp) và một số DNLH tại Quảng Ninh, Hải Phòng. Đối tượng trả lời phiếu là các nhà quản trị tại doanh nghiệp lữ hành. Số lượng phiếu phù hợp thu về là 103 phiếu từ các ĐLLH trong vùng, trong đó cùng tập trung tại các ĐLLH tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Kết quả thống kê mô tả mẫu điều tra trên 350 phiếu phù hợp được trình bày như sau:


Bảng 3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (N = 350)

Phân loại

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

195

55,7

Nữ

155

44,3

Chức danh

Giám đốc

160

45,7


Phó giám đốc

74

21,1


Trưởng các phòng ban

116

33,2

Số năm kinh nghiệm

< 2 năm

49

14,1


Từ 2 – 5 năm

89

25,4


> 5 năm

212

60,5

Thời gian thành lập doanh nghiệp

Trước năm 2000

42

12

Từ 2000 – 2005

141

40,3

Từ 2006 – 2010

106

30,3

Sau 2010

61

17,4


Số nhân viên chính thức

< 15

152

43,4

15 – 24

61

17,4

25 – 35

20

5,7

> 35

117

33,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 12

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kết quả khảo sát cho thấy:

Về giới tính cho thấy số lượng nam là 195 người, chiếm tỷ lệ 55,7% còn số lượng nữ là 155 người, chiếm tỷ lệ là 44,3% tỷ lệ mẫu. Tại các doanh nghiệp được khảo sát, có tỷ lệ nam nữ khá đồng đều nhau khi giữ ở các vị trí quản lý của doanh nghiệp.

Về giới tính


44.3%


55.7%

Hình 3.1. Tỷ lệ về giới tính của các đối tượng trong Phiếu khảo sát

Nguồn: Tổng hợp của NCS


Về chức danh cho thấy, có 160 người là giám đốc chiếm tỷ lệ 45,7%; số người là phó giám đốc là 74 người và trưởng các phòng ban là 116 người chiếm tỷ lệ lần lượt là 21,1% và 32,2%. Là những người lãnh đạo của doanh nghiệp, nhóm chức danh giám đốc chiếm tỷ lệ cao trong mẫu và họ là những người thường có hiểu biết sâu sắc về chuỗi cung ứng DVDL.

Về chức danh

33.2%

45.7%

21.1%

Quý 1 Quý 2 Quý 3

Hình 3.2. Tỷ lệ về chức danh của các đối tượng trong Phiếu khảo sát

Nguồn: Tổng hợp của NCS

Về thời gian làm việc tại doanh nghiệp cho thấy, số lượng người có số năm làm việc nhiều hơn 5 năm có 212 người chiếm tỷ lệ 60,5% cao nhất mẫu. Tiếp đến là những người làm việc từ 2 đến 5 năm là 89 người và những người làm việc dưới 2 năm là 49 người, lần lượt chiếm tỷ lệ 25,4% và 14,1%. Từ kết quả khảo sát cho thấy, số người làm việc nhiều hơn 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu, bởi họ đều là những người giữ vị trí quản lý và họ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm đủ lâu để đạt được các vị trí quản lý quan trọng trong doanh nghiệp.


Số năm kinh nghiệm

14.1%

25.4%

60.5%

<2 năm

Từ 2 - 5 năm > 5 năm

Hình 3.3. Tỷ lệ về thời gian làm việc (số năm kinh nghiệm) của các đối tượng trong Phiếu khảo sát‌

Nguồn: Tổng hợp của NCS

Về số năm thành lập doanh nghiệp cho thấy, có 141 doanh nghiệp được thành lập giai đoạn 2000 – 2005 chiếm tỷ lệ 40,3% và 106 doanh nghiệp được thành lập giai đoạn 2006 – 2010 chiểm tỷ lệ 30,3%. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập trước năm 2000 là 42 doanh nghiệp và sau năm 2010 là 61 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lần lượt là 12 và 17,4%.

Thời gian thành lập doanh nghiệp

17.4%

12%

30.3%

40.3%

Trước năm 2000

Từ 2000 - 2005

Từ 2006 - 2010 Sau 2010

Hình 3.4. Tỷ lệ về số năm thành lập doanh nghiệp của các đối tượng trong Phiếu khảo sát‌

Nguồn: Tổng hợp của NCS


Về số nhân viên chính thức có 152 doanh nghiệp có số lượng nhân viên nhỏ hơn 15 người chiếm tỷ lệ cao nhất 43,4%, có 117 doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn hơn 35 người chiếm tỷ lệ 33,5 %. Bên cạnh đó là 61 doanh nghiệp có số nhân viên từ 15 đến 24 người và có 20 doanh nghiệp có số nhân viên là 25 đến 35 người chiếm tỷ lệ lần lượt là 17,4% và 33,5%.

Số nhân viên chính thức

33,5

43,4

17,4

5,7

<15 15-24 25-35 >35

Hình 3.5. Tỷ lệ về số nhân viên chính thức doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong Phiếu khảo sát‌

Nguồn: Tổng hợp của NCS

Với đặc điểm về mẫu, tác giả luận án tiến hành sử dụng trong kết quả nghiên cứu định lượng chính thức về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.

Dựa vào kết quả tổng quan lý thuyết các công trình nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, có 03 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc. Thang đo cụ thể cho từng biến được xây dựng trên cơ sở các kết quả của các nghiên cứu cùng lĩnh vực được đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước cũng như trên thế giới.

3.2.3. Xây dựng thang đo

3.2.3.1. Thang đo kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng du lịch (ký hiệu là KQ)

Thang đo kết quả hoạt động chuỗi cung ứng (performance mearsure) được đo lường hai chiều bằng 2 thang đo: sự hài lòng (customer satisfaction) và tài chính (financial performance) và (Fantazy và cộng sự ,2010; Zang và cộng sự 2009). Thang đo này được cấu thành bới 2 thành phần: tài chính và sự hài lòng. Các phát biểu về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1= “Hoàn toàn đồng ý” đến 5 = “Rất đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của (Zang và cộng sự, 2009; Fantazy và cộng sự, 2010) và ý kiến các chuyên gia.


Bảng 3.2. Thang đo kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL


Ký hiệu

Thang đo

Nguồn

Sự hài lòng


KQ1

Thời gian chờ đợi giao dịch của doanh nghiệp với các thành viên trong chuỗi cung ứng giảm

Zang và cộng sự (2009),

Fantazy và cộng sự (2010), ý kiến chuyên gia

KQ2

Giá trị dịch vụ các doanh nghiệp nhận được từ các thành viên trong chuỗi cao

KQ3

Hệ thống dịch vụ đáp ứng nhu cầu của từng thành viên trong chuỗi tốt

Tài chính


KQ4

Tổng chi phí của từng thành viên khi tham gia chuỗi cung ứng giảm

Zang và cộng sự (2009),

Fantazy và cộng sự (2010), ý kiến chuyên gia

KQ5

Chi phí phân phối của từng thành viên khi tham gia chuỗi cung ứng giảm

KQ6

Chi phí thiết kế DVDL của của từng thành viên khi tham gia chuỗi cung ứng giảm

KQ7

Tỷ lệ hoàn vốn của từng thành viên khi tham gia chuỗi cung ứng nhanh

KQ8

Tổng doanh thu của từng thành viên khi tham gia chuỗi cung ứng tăng

KQ9

Lợi nhuận của từng thành viên khi tham gia chuỗi cung ứng tăng

3.2.3.2. Thang đo cấu hình chuỗi cung ứng (ký hiệu CH)

Thang đo cấu hình chuỗi cung ứng được hiểu là thành tố về một chuỗi cung ứng được kết cấu từ tất cả các thành viên tham gia chuỗi. Cấu hình chuỗi cung ứng được coi là kiến trúc của chuỗi. Thang đo cấu hình chuỗi cung ứng DVDL được xây dựng dựa trên nghiên cứu của D. Lu (2011). Các phát biểu về yếu tố Cấu hình chuỗi cung ứng dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1= “Hoàn toàn đồng ý” đến 5 = “Rất đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của Lu (2011) và ý kiến chuyên gia.

Bảng 3.3. Thang đo cấu hình chuỗi cung ứng


hiệu

Thang đo

Nguồn


CH1

Số lượng và cơ cấu thành viên chuỗi cung ứng có quy mô và

có chuyên hóa cao

Lu (2011), ý

kiến chuyên gia


CH2

Khoảng cách theo chiều dọc (khoảng cách từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng) của chuỗi cung ứng rộng và

đảm bảo yêu cầu cung ứng.


CH3

Kênh phân phối của doanh nghiệp được thiết kế phù hợp, đa

dạng và hiệu quả

3.2.3.3. Thang đo quan hệ chuỗi cung ứng (ký hiệu QH)

Thang đo quan hệ chuỗi cung ứng được đề cập đến quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi với nhau dọc theo chuỗi cung ứng với các mối quan hệ xoay quanh doanh nghiệp tâm điểm – với giới hạn nghiên cứu của luận án, doanh nghiệp tâm điểm – DNLH trong mối quan hệ với nhà cung cấp DVDL và các nhà phân phối ĐLLH. Các kiểu quan hệ và mức độ quan hệ được xác định bởi nội dung các trao đổi


có tính tổ chức với nhau. Các phát biểu về quan hệ chuỗi cung ứng DVDL dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1= “Hoàn toàn đồng ý” đến 5 = “Rất đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của Lu (2011) và ý kiến chuyên gia.

Bảng 3.4. Thang đo quan hệ chuỗi cung ứng


hiệu

Thang đo

Nguồn

QH1

Chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng đầy đủ, cập nhật


Lu (2011), ý

kiến chuyên gia

QH2

Chia sẻ khối lượng, giá cả DVDL trong chuỗi cung phù hợp, đầy đủ.


QH3

Chia sẻ tầm nhìn, ý tưởng giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng chân

thật và hữu ích


QH4

Chia sẻ kế hoạch đầu tư giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng cập nhật,

hiệu quả

QH5

Chia sẻ quá trình giới thiệu sản phẩm DVDL mới giữa các thành viên trong

chuỗi cung ứng được thực thiện thường xuyên, cập nhật.


QH6

Chia sẻ thông tin tài chính giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng là

chính xác, cập nhật.

3.2.3.4. Thang đo điều phối chuỗi cung ứng (ký hiệu DF)

Thang đo điều phối chuỗi cung ứng được đề cập đến sự điều phối hoạt động các thành viên với nhau bên trong một chuỗi cung ứng. Điều phối bao hàm sự phối hợp, kết hợp của các dòng vật chất liên tục từ các nhà cung cấp đên các người mua (Lu, 2011). Một số nghiên cứu ngày càng nhận ra tầm quan trọng của điều phối chuỗi cung ứng trong quản trị chuỗi cung ứng DVDL (Peng và cộng sự, 2012). Zang và cộng sự (2009) cho rằng, điều phối chuỗi cung ứng DVDL sẽ mang lại một chuỗi cung ứng DVDL phát triển về lợi thế cạnh tranh, khi nhu cầu có tính không chắc chắn cao. Các phát biểu về điều phối chuỗi cung ứng DVDL dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1= “Hoàn toàn đồng ý” đến 5 = “Rất đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của Lu (2011) và ý kiến chuyên gia,

Bảng 3.5. Thang đo điều phối chuỗi cung ứng


hiệu

Thang đo

Nguồn

DF1

Năng lực cung ứng DVDL của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng được điều phối phù hợp với yêu cầu đầu vào cho khách hàng – thành viên tiếp

theo của chuỗi cung ứng


Lu (2011)

và ý kiến chuyên

gia

DF2

Việc dự báo hoạt động chung cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung

ứng thống nhất, tương thích, phù hợp và có tính chiến lược trên toàn chuỗi

DF3

Việc lập kế hoạch cung ứng DVDL của doanh nghiệp trong chuỗi cung

ứng được điều phối chính xác và phù hợp

DF4

Dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng được điều

phối kịp thời và hiệu quả


3.3. Nghiên cứu định tính

3.3.1. Mục tiêu phỏng vấn sâu

Bảng hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng để kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu mà tác giả luận án đề xuất cũng như xác định mối tương quan sơ bộ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Hơn nữa, các yếu tố được đề xuất trong mô hình đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới chỉ ra và có một vài yếu tố chưa được nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh của vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. Vì vậy, khi thực hiện phỏng vấn sâu sẽ giúp tác giả luận án xác định được các yếu tố phù hợp với bối cảnh của vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, trên cơ sở đó có thể đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến Kết quả hoạt động chuỗi cungu ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.

Bên cạnh đó, việc thực hiện phỏng vấn sâu còn nhằm kiểm tra sự phù hợp của các thang đo. Mặc dù, các thang đo này đã được công bố trong các nghiên cứu trên thế giới, nhưng trong điều kiện và bối cảnh của vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, các thang đo này cần được đánh giá để đưa ra những bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Mục đích của nghiên cứu định tính trong luận án là nhằm xác định các yếu tố cấu thành kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL hay chính là các yếu tố đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL và các yếu tố ảnh hưởng kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL; từ đó xây dựng khung nghiên cứu kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB. Bên cạnh đó, thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, nghiên cứu cũng xác định sẽ sử dụng đối tượng nào để tiến hành khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi, sau đó thực hiện nghiên cứu định lượng.

Quy trình nghiên cứu định tính nhằm xây dựng khung nghiên cứu của luận án, như sau:

Tổng quan

tài liệu

Xây dựng đề cương phỏng vấn sâu các chuyên gia và thực

hiện phỏng vấn

Xác định các yếu tố đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt

động chuỗi cung ứng

Tổng hợp và xác định khung nghiên cứu Kết quả hoạt động chuỗi cung

ứng DVDL


Hình: 3.6. Quy trình nghiên cứu định tính

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí