Ảnh hưởng của điều phối chuỗi cung ứng đến kết quả họat động chuỗi cung ứng DVDL
Du lịch là một ngành có sự chuyên sâu về sự điều phối, trong đó sản phẩm dịch vụ du lịch (vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí…) được tổng hợp lại để tạo thành chương trình du lịch cuối cùng. Trong đó, điều phối là ra quyết định và giao tiếp giữa những thành viên trong chuỗi có liên quan với nhau thực hiện các nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu như: tối đa hóa các tiện ích của từng thành viên và tối đa hóa lợi nhuận tổng thể của chuỗi cung ứng. Điều phối chuỗi cung ứng yêu cầu mỗi tác nhân trong chuỗi cung ứng thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách xem xét tác động của hành động đối với những thành viên khác. Các nhà nghiên cứu thường đồng ý rằng thông qua điều phối chuỗi cung ứng, có thể tạo nguồn cung bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi cung ứng. Nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng (Chen và cộng sự, 2001; Corbett và de Groote, 2000;) cho thấy rằng điều phối có thể dẫn đến kết quả chuỗi cung ứng được cải thiện; lợi nhuận cao hơn toàn bộ chuỗi cung ứng và những thành viên tham gia. Người ta thừa nhận rộng rãi rằng, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi sự điều phối giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng (Zang và cộng sự, 2010).
Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H3: Điều phối chuỗi cung ứng có tác động tích cực đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL
Tóm tắt chương 2
Chương 2 nhằm tổng hợp các lý thuyết liên quan kết quả hoạt động chuỗi cung ứng từ đó rút ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bao gồm: cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng và điều phối chuỗi cung ứng. Những lý thuyết được phân tích cụ thể trong chương này nhằm giải thích những lợi ích và những tác động mà các doanh nghiệp nhận được khi tham gia vào chuỗi cung ứng DVDL. Ngoài ra, chương này cũng chỉ ra 2 tiêu chí đo lường kết quả động chuỗi cung ứng DVDL là: tài chính và sự hài lòng, với đóng vai trò tâm điểm của chuỗi nhằm tạo ra sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi là DNLH.
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng, bao gồm: cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng và điều phối chuỗi cung ứng. Việc lựa chọn và phân tích các yếu tố cụ thể đã được chứng minh dựa trên các công trình tổng quan nghiên cứu trước đó và đã được chấp nhận trong thực tiễn. Chương này, cũng đã nêu bật 2 yếu tố đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL, cụ thể: sự hài lòng và tài chính.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Mô Hình Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Dvdl Của Zhang Và Cộng Sự
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Tỷ Lệ Về Giới Tính Của Các Đối Tượng Trong Phiếu Khảo Sát
- Khái Quát Về Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc Và Du Lịch Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Tình Hình Khách Du Lịch Của Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc Giai Đoạn 2015-2019
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng, tác giả luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thu thập cả nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp. Cụ thể, tác giả luận án đã thu thập và phân tích các kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề có liên quan, được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước. Về thông tin sơ cấp, tác giả luận án thu thập qua các phương pháp sau:
Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm thu thập thông tin từ nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm lấy ý kiến 10 chuyên gia (các nhà nghiên cứu về lĩnh vực chuỗi cung ứng, lĩnh vực du lịch) và lấy ý kiến từ một số nhà cung cấp DVDL, DNLH qua việc tổ chức phỏng vấn trực tiếp. Cụ thể, phỏng vấn sâu được chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm 1 gồm các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và chuỗi cung ứng; nhóm 2 gồm các nhà quản trị tại một số doanh nghiệp du lịch, quá trình phỏng vấn được lưu lại bằng văn bản và file ghi âm để lưu giữ các thông tin mà tác giả thu thập được, mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 60 phút đến 90 phút. Từ mô hình nghiên cứu đề xuất với 3 biến độc lập là: Cấu hình chuỗi cung ứng, Quan hệ chuỗi cung ứng và Điều phối chuỗi cung ứng. Các câu hỏi phỏng vấn của nhóm 1 xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bao gồm: Cấu hình chuỗi cung ứng, Quan hệ chuỗi cung ứng, Điều phối chuỗi cung ứng; Sự hài lòng và Tài chính. Các câu hỏi phỏng vấn nhóm 2 nhằm kiểm tra và khẳng định về các yếu tố tác động và đo lường Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, các thang đo được điều chỉnh và diễn đạt lại cho phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng: nhằm kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu để xuất. Các công cụ định lượng được sử dụng trong nghiên cứu gồm phương pháp phân tích độ tin cậy, phân tích EFA, CFA và SEM. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua Phiếu khảo sát.
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan lý thuyết, tác giả luận án đã tiến hành xây dựng bảng hỏi sơ bộ nhằm phục vụ cho nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu gồm 7 người là chuyên gia về lĩnh du lịch và chuỗi cung ứng; và 3 nhà quản lý từ một số nhà cung cấp DVDL và DNLH. Với những ý
kiến của các chuyên gia, thang đo được điều chỉnh phù hợp để nghiên cứu định lượng. Với bảng hỏi sơ bộ sau khi được điều chỉnh phù hợp. Tác giả luận án tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ để kiểm định độ tin cậy các thang đo. Sau khi kiểm định sơ bộ, tác giả luận án sẽ loại bỏ những thang đo có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo, giữ lại những thang đo đạt được độ tin cậy để đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức.
Bước 1: Tổng quan lý thuyết
Nghiên cứu lý thuyết được áp dụng nhằm hệ thống những lý thuyết nghiên cứu và tìm ra khoảng trống lý thuyết có liên quan đến các yếu tố đo lường kết quả chuỗi cung ứng và các yếu tố ảnh hưởng kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Trong đó, tác giả đã nghiên cứu các yếu tố và sắp xếp, lý giải một cách hợp lý và khoa học nhằm phù hợp với tính chất, đặc điểm của chuỗi cung ứng DVDL nói chung và chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng (các biến độc lập) đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL (biến phụ thuộc), nhằm đánh giá tác động tổng hợp của từng yếu tố đến Kết quả hoạt động này từ đó hình thành nên mô hình nghiên cứu đề xuất.
Bước 2: Bảng hỏi sơ bộ
Thang đo sơ bộ được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL và cách đo lường các yếu tố dựa trên các nghiên cứu tổng quan trên thế giới và ở Việt Nam. Thang đo sơ bộ được hình thành để tiến hành điều tra định tính.
Bước 3: Phỏng vấn sâu
Các thang đo sơ bộ sau khi xây dựng dựa trên tổng quan quan lý thuyết về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL được tiến hành phỏng vấn sâu và có sự điều chỉnh so với thang đo lý thuyết ban đầu. Phỏng vấn sâu được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính. Đề phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam cũng như phù hợp với đặc điểm của các thành viên tham gia chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBDH&DHĐB, bảng hỏi định tính (phỏng vấn sâu) được xây dựng để tiến hành phỏng vấn 10 người, trong đó có 7 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và chuỗi cung ứng; 3 nhà quản lý trong một số doanh nghiệp du lịch. Bảng phỏng vấn sâu đề cập đến 2 nội dung cơ bản: thứ nhất là thông tin các nhân các người được hỏi, thứ hai là các thông tin về các yếu tố đo lường và các yếu tố ảnh hưởng kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Kết quả nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) giúp bổ sung thêm những thang đo còn thiếu, loại bỏ những thang đo không phù hợp với thực tế bối cảnh nghiên cứu hoặc chỉnh sửa các thang đo với nội dung
phù hợp. Sau đó, bảng hỏi sau hiệu chỉnh được hình thành để tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Cơ sở lý thuyết
Bảng hỏi sơ bộ
Phỏng vấn sâu
Hiệu chỉnh
Nghiên cứu định lượng chính thức
(N=350)
Bảng hỏi chính
thức
Nghiên cứu
sơ bộ (N=50)
Cronbach Alpha
- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
- Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha
EFA
- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ
- Kiểm tra nhân tố trích được
Hiệu chỉnh mô hình
nghiên cứu
CFA
- Loại biến có trọng số CFA nhỏ
- Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
- Kiểm tra giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, tính đơn hướng
- Tính hệ số tin cậy, phương sai trích được
SEM
Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
và giá trị liên hệ lý thuyết
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Bước 4. Nghiên cứu sơ bộ (N=50)
Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng Pilot. Với bảng hỏi sơ bộ (đã được hiệu chỉnh sau khi ý kiến góp ý của chuyên gia), được tiến hành khảo sát 80 đối tượng gồm một số nhà cung cấp DVDL, các DNLH và ĐLLH tại khu vực ĐBSH&DHĐB từ tháng 05 đến 07 năm 2019. Sau khi xử lý, có 50 phiếu phù hợp, đạt tỷ lệ 62,5%. Với bước kiểm định sơ bộ, 1 biến phụ
thuộc, 3 biến độc lập với 23 biến quan sát đạt độ tin cậy và đủ điều kiện để nghiên cứu chính thức.
Bước 5. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng. Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra cũng như kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Các bước tiến hành như sau:
a) Kiểm định độ tin cậy của thang đo:
Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo cho phép kiểm tra những câu hỏi nào thực sự đóng góp cho việc đo lường từng tiêu chí được sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Những tiêu chí có hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên được coi là đánh giá tốt (đạt độ tin cậy). Nếu nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh mới thì hệ số Cronbach Alpha ≥ 0.6 vẫn được chấp nhận (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số tin cậy của thang đo (CA) được qui định như sau:
- Thang đo cho các biến sẽ không thỏa mãn nếu CA < 0,6.
- Thang đo đủ độ tin cậy để tiến hành nghiên cứu nếu 0,6 < CA < 0,7.
- Thang đo đạt chuẩn cho nghiên cứu nếu 0,7 < CA < 0,8.
- Thang đo rất tốt nếu 0,8 < CA < 0,95.
- Thang đo ảo do có hiện tượng trùng biến hoặc do mẫu giả nếu CA > 0,95.
Theo Hair và cộng sự (1998), “nếu hệ số tương quan biến tổng < 0,3 thì sẽ bị loại khỏi thang đo”.
b) Phân tích nhân tố khám khá (EFA)
Mục tiêu đầu tiên của phân tích EFA là loại bỏ những thang đo không có ý nghĩa hoặc không có mức độ tương quan biến tổng cao. Hơn nữa, phân tích này còn giúp nhóm gọn các biến quan sát có cùng xu hướng thành một tập biến (hay nhân tố) (Hair và cộng sự, 1998).
Trước khi tiến hành phân tích EFA, tác giả cần kiểm định hệ số KMO để kiểm tra xem phân tích nhân tố có thích hợp không. “Nếu 0.5 <KMO<1 và P_value < 0.05 thì phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)”. Hơn nữa, “tổng phương sai trích >= 50%” (Gerbing và Anderson, 1988). Ngoài ra, “hệ số tải nhân tố Factor loading >= 0.5 để đảm bảo mức ý nghĩa của EFA (Hair và cộng sự, 1998)”. Và tại mỗi item, chênh lệch giữa hệ số tải lớn nhất và bất kỳ phải >= 0,3. Bước này giúp xác định số lượng các nhân tố chính ảnh hưởng tới Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL theo quan điểm đánh giá của các thành viên tham gia chuỗi cung ứng.
c) Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Phân tích CFA nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, thông qua các chỉ tiêu: CFI, GFI và TLI ≥ 0.9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df ≤ 2; và RMSEA ≤ 0,08. “Phương pháp này được dùng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh giá Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL”.
d) Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm kiểm định các giả thuyết và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. “Phân tích SEM cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng và có thể xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc (Nguyễn Đình Thọ, 2009).
3.2. Nghiên cứu định lượng
3.2.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi
- Dựa trên tổng quan lý thuyết, tác giả luận án xác định nội dung các khái niệm của các yếu tố và cách thức đo lường các yếu tố đó trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể, tác giả luận án xác định khái niệm: cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng, điều phối chuỗi cung ứng, sự hài lòng và tài chính cũng như kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Một số biến đã có thang đo sẵn, tác giả luận án kế thừa và có sự chỉnh sửa theo ý kiến chuyên gia cho phù hợp. Đối với những biến mới đưa vào mô hình chưa có thang đo sẵn thì phải dựa trên tổng quan lý thuyết để xác định nội dung của các khái niệm, trên cơ sở đó xây dựng các biến quan sát phù hợp.
- Xây dựng bản tiếng Việt của bảng hỏi bằng cách dịch thuật các thang đo từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt. Sau đó, tiến hành dịch lại bản Tiếng Việt sang Tiếng Anh để so sánh và chỉnh sửa bản Tiếng Việt để đảm bảo việc chuyển đổi ngôn ngữ là chính xác, rõ ràng, mạch lạc và không làm thay đổi đáng kể ý nghĩa của thang đo.
- Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 10 đối tượng là các chuyên gia và các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch nhằm chuẩn hóa các thuật ngữ, điều chỉnh các biến quan sát trong thang đo cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện tại Việt Nam, cụ thể là các thành viên tham gia chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.
- Sau khi tiến hành hiệu chỉnh các thang đo, tác giả luận án tiến hành xây dựng bảng hỏi sơ bộ để tiến hành thực hiện nghiên cứu sơ bộ thông qua nghiên cứu định lượng. Với nghiên cứu định lượng sơ bộ khẳng định độ tin cậy bộ thang đo bao gồm 1 biến phụ thuộc, 3 biến độc lập và 23 biến quan sát đủ độ tin cậy để đưa vào nghiên cứu chính thức.
- Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ, tác giả hoàn chỉnh bảng hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng. Nội dung của bảng hỏi bao gồm 3 phần:
+ Phần giới thiệu: bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và lời mời các đối tượng tham gia trả lời cuộc điều tra
+ Phần nội dung chính: bao gồm các câu hỏi được triển khai, thiết kế theo mô hình thang đo đã được nghiên cứu. Người được hỏi sẽ đánh dấu vào các câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ cho những phát biểu trong bảng hỏi. Nội dung của các câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng kết quả hoạt động chuỗi cung ứng và các yếu tố đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng.
+ Phần thông tin thống kê: người được hỏi sẽ cung cấp các thông tin cá nhân để giúp cho việc thống lê, mô tả và giải thích rõ thêm những thông tin chính nếu cần thiết.
Tất cả các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với lựa chọn số 1 là “Hoàn toàn không đồng ý” với phát biểu và số 5 là “Rất đồng ý” với phát biểu.
3.2.2. Mẫu nghiên cứu
3.2.2.1. Mẫu nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu)
Lựa chọn gồm 10 người (7 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và chuỗi cung ứng; 3 nhà quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, họ có những hiểu biết về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng và họ cũng đưa ra những ý kiến và quan điểm nhận định về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Việc lựa chọn ngẫu nhiên không thuận tiện này nhằm mục đích khám phá và tìm hiểu đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng du lịch.
3.2.2.2. Mẫu nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định lượng sơ bộ)
Lựa chọn gồm 80 doanh nghiệp là các nhà cung cấp DVDL, DNLH và ĐLLH tại khu vực ĐBSH&DHĐB. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2019. Tác giả luận án đã gửi bảng hỏi sơ bộ đến các đối tượng, sau khi xử lý phiếu khảo sát, có 50 phiếu phù hợp, đạt tỷ lệ 62,5%. Với bước lựa chọn mẫu ngẫu nhiên này nhằm mục đích kiểm định độ tin cậy thang đo. Kết quả kiểm định khẳng định 1 biến độc lập, 3 biến phụ thuộc với 23 biến quan sát đủ điều kiện để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức.
3.2.2.3. Mẫu nghiên cứu chính thức
Tổng thể nghiên cứu của luận án là toàn bộ các nhà cung cấp DVDL (nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, các nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí), các DNLH và các ĐLLH tại vùng ĐBSH&DHĐB. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng thể là bất khả thi (Nguyễn Văn Cao Trần Thái Ninh, 2009). Vì vậy, nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên để điều tra. Trong đó, đảm bảo nguyên tắc mẫu tối thiểu để nghiên cứu có tính tin cậy. Trong nghiên cứu này, có 23 biến quan sát để đo lường, trong đó có 3 biến quan sát đo lường cấu hình chuỗi cung ứng, 6 biến quan sát đo lường quan hệ chuỗi cung ứng, 4 biến quan sát đo lường