Thành Viên Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch


Bảng 2.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Tác giả

Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng

D. Lu (2011, p. 13)

Quản trị chuỗi cung ứng là sự xem xét, lưu tâm và hợp tác với các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp trong việc ra quyết định để đạt được các mục tiêu kinh doanh cuối cùng.

Christopher (2011, p. 3)

Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ thượng nguồn và hạ nguồn từ các nhà cung cấp tới khách hàng để mang lại giá trị khách hàng vượt trội

và chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung ứng.

CSCMP (2010, p. 180)

Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung ứng, mua sắm, chuyển đổi nguyên liệu và quản lý hậu cần. Điều quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng còn bao gồm sự phối hợp và cộng tác với các đối tác kênh, có thể là nhà cung cấp, trung gian, nhà cung

cấp dịch vụ bên thứ ba và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản lý cung và cầu trong và giữa các doanh nghiệp.

Robert M. Monczka (2009, p. 10)

Quản trị chuỗi cung ứng tán thành định hướng chuỗi cung ứng và liên quan đến việc chủ động quản lý hai chiều chuyển động và điều phối các hàng hóa, dịch vụ, thông tin và quỹ (tức là các dòng chảy khác nhau) từ nguyên liệu thô đến người tiêu dùng cuối cùng.

Jespersen and Skjøtt- Larsen (2005, p. 12)

Quản trị chuỗi cung ứng là quản lý các mối quan hệ và quy trình kinh doanh tích hợp trên toàn bộ chuỗi cung ứng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và thông tin làm

tăng giá trị cho khách hàng cuối cùng.

Van der Vorst and Beulens (2002, p. 410)

Quản trị chuỗi cung ứng là kế hoạch tổng hợp, phối hợp và kiểm soát tất cả các quy trình kinh doanh và các hoạt động trong chuỗi cung ứng để mang lại giá trị tiêu dùng vượt trội với chi phí tối thiểu cho người tiêu dùng cuối cùng trong khi đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan khác.

Simchi-Levi (2000, p. 1)

Quản trị chuỗi cung ứng là một tập hợp các phương pháp tiếp cận để tích hợp hiệu quả các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho hàng và để hàng hóa được sản xuất và phân phối với số lượng phù hợp, đúng địa điểm và vào đúng thời điểm, để giảm thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng dịch vụ yêu cầu mức độ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 6

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong các nghiên cứu về chuỗi cung ứng, nổi bật lên nghiên cứu của Lu (2011) với khái niệm và nội dung quản trị chuỗi cung ứng được đề cập: “Quản trị chuỗi cung ứng là sự xem xét, quan tâm và hợp tác với các tổ chức bên ngoài trong việc ra quyết định để đạt được các mục tiêu kinh doanh cuối cùng”. Trong nghiên cứu của mình, Lu (2011) đã xác định 3 thành phần chính mà bất kỳ hoạt động chuỗi cung ứng nào cũng cần quan tâm, đó là: Cấu hình chuỗi cung ứng; Quan hệ chuỗi cung ứng và Điều phối chuỗi cung ứng.

Tựu chung lại, có nhiều những quan điểm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng đã được đề cập. Tuy nhiên, tác giả luận án tiếp cận và kế thừa quan điểm tiếp cận của Lu (2011) và có sự vận dụng phù hợp với nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng ĐBSH&DHĐB bởi tiếp cận của Lu (2011) xem xét chuỗi với cách tiếp cận mở. Với cách tiếp cận này, để đạt được kết quả kinh doanh tối ưu chỉ


đơn giản thông qua việc quản lý hoàn toàn nội bộ là không khả thi. Bởi thực tế, để đạt được kết quả kinh doanh tối ưu mỗi doanh nghiệp cần quản lý doanh nghiệp của mình cùng với việc tham gia chuỗi cung ứng thông qua xác định chiến lược kinh doanh phù hợp, xác định cấu hình hợp lý, thực hiện tốt việc liên kết và cộng tác với các thành viên để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Cách tiếp cận này phù hợp với tiếp cận của chuyên ngành kinh doanh thương mại và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án, nên tác giả luận án kế thừa có vận dụng phù hợp cho nghiên cứu của mình. .

2.1.1.2. Lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng

Lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng có ý nghĩa trong hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hậu cần, phân phối, tiếp thị và tài chính (Ramanathan và cộng sự, 2012). Vì vậy, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hỗ trợ và cải thiện tốt hơn Do đó, chuỗi cung ứng có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chiến lược và hoạt động chuỗi cung ứng phải được xem xét để phù hợp với mỗi chuỗi cung ứng khác nhau (Cao và cộng sự, 2011). Có thể phân tích một số lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng như sau:

Kích hoạt sự liền mạch chuỗi cung ứng: Theo Childerhouse và cộng sự (2006) cho rằng, một chuỗi cung ứng liền mạch là không có thực trong hoạt động kinh doanh. Với những nghiên cứu phát triển về chuỗi cung ứng, Chen và cộng sự (2012) cũng cho rằng thực tế chuỗi cung ứng liền mạch là một mục tiêu lý tưởng đối với một chuỗi cung ứng. Bởi với một chuỗi cung ứng liền mạch sẽ không có ranh giới giữa các doanh nghiệp thành viên trong chuỗi và lúc đó, các thành viên trong chuỗi sẽ hoạt động và vận hành như một thể thống nhất (Childerhouse và cộng sự, 2006). Với hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có thể kích hoạt được chuỗi cung ứng liền mạch, thông qua sự chia sẻ thông tin rõ ràng giữa các thành viên, khuyến khích sự liên kết và gia tăng sự đồng bộ hóa quyết định (Holweg và Pil, 2008).

Nâng cao lợi nhuận: Với những nghiên cứu về chuỗi cung ứng cho thấy hoạt động chuỗi cung ứng có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh của mình (Gunasekaran và cộng sự, 2001). Khả năng nâng cao lợi nhuận có thể đạt được bởi tính kinh tế theo quy mô. Từ đó, sẽ làm giảm chi phí sản xuất với việc tăng sản lượng (Bragg và cộng sự, 2011), giúp tăng giá trị thị trường và cải thiện giá trị của sản phẩm (Ramanathan và cộng sự, 2012). Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng các biện pháp quản trị chuỗi cung ứng. Việc quản trị chuỗi cung ứng sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về nguồn cung hiện tại, và tìm


kiếm được nhiều lợi nhuận hơn (Bragg và cộng sự, 2011). Đồng thời, với việc quản trị chuỗi cung ứng cũng giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện quản trị kiểm soát rủi ro với những sự biến động bất thường trong hoạt động kinh doanh (Christopher, 2011). Một trong những nội dung được tập trung nghiên cứu trong quản trị chuỗi cung ứng là đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng (Piboonrungroj, 2012) sẽ được đề cập đến trong nội dung luận án.

Tạo ra lợi thế cạnh tranh. Với xu hướng thị trường toàn cầu hóa như hiện nay, quản trị chuỗi cung ứng đã được các nhà nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp công nhận cần thiết để đạt được lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh (Christopher, 2011). Tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc các doanh nghiệp vẫn chủ yếu điều hành hoạt động kinh doanh của mình theo cách truyền thống nhằm tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp thay vì tối đa hóa lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung (Benavides và cộng sự, 2012). Như vậy, quản trị chuỗi cung ứng giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách vận dụng các nội dung trong quản trị chuỗi cung ứng để có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ kinh doanh trên thị trường (Hunt và cộng sự, 2012).

2.1.2. Khái luận về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch

2.1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch

Chuỗi cung ứng DVDL là khái niệm xuất hiện trong các nghiên cứu phát triển du lịch những năm gần đây. Bàn về chuỗi cung ứng DVDL, thực tế chuỗi cung ứng DVDL rất đa dạng về các thành viên tham gia: khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch, cửa hàng lưu niệm cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch (Babu và cộng sự 2018). Trong bối cảnh đó, ngành du lịch cần có quan điểm về chuỗi cung ứng DVDL để việc quản lý đem lại hiệu quả. Một số các nghiên cứu cho rằng, các quan niệm về chuỗi cung ứng DVDL là rất cần thiết. Bởi muốn tăng cường hợp tác giữa các thành viên, cải thiện hoạt động và nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cần có những khái niệm tiếp cận chuỗi cung ứng DVDL phù hợp (Babu và cộng sự, 2018; Piboonrungroj & Disney, 2009; Zhang và cộng sự, 2009).

Trong nghiên cứu về du lịch, các nghiên cứu về chuỗi cung ứng DVDL ngày càng gia tăng (Mandal và cộng sự, 2016). Với đặc điểm riêng biệt gồm nhiều thành viên tham gia, cần có quan điểm xuyên suốt toàn chuỗi để các thành viên trong chuỗi cung ứng có thể phối hợp đem lại hiệu suất tối ưu (Mandal và cộng sự, 2016). Một số nghiên cứu cho rằng, thành viên cơ bản trong chuỗi cung ứng đó là nhà cung cấp dịch vụ lưu trú (khách sạn), các DNLH và các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống. Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng dịch vụ lưu trú tại khách sạn đã tập trung vào việc phát triển các công cụ để đánh giá bền vững, đánh giá tinh gọn, đánh giá vận hành “xanh”, cũng


như cơ chế cộng tác giữa khách sạn và đại lý du lịch trực tuyến trong chuỗi cung ứng dịch vụ khách sạn. Bên cạnh đó, Thomas (2017) đã tập trung nghiên cứu các biện pháp tăng cường liên kết ngành du lịch trong bối cảnh liên kết nông nghiệp và du lịch ẩm thực. Trong những những nghiên cứu tương tự, Thomas (2017) lập luận để tăng cường mối quan hệ giữa nông dân và khách sạn cần phát triển mô hình chuỗi cung ứng khách sạn - nông dân theo định hướng dịch vụ để đảm bảo tính bền vững.

Về khía cạnh bền vững, Hong và Lin (2010) đã nghiên cứu sự chủ động của các doanh nghiệp lữ hành Đài Loan trong việc giảm thiểu khí nhà kính thông qua việc điều hành tích cực từ các hoạt động đến quản lý điểm đến. Joshi (2018) đã tìm thấy một vai trò nổi bật của các Doanh nghiệp lữ hành ở Uttaranchal, Ấn Độ trong việc thiết kế và cung cấp các gói dịch vụ du lịch hữu ích. Về vấn đề này, Mwesiumo và Halpern (2018) tập trung vào việc nghiên cứu để hài hòa lợi ích giữa các công ty lữ hành và các đối tác chính của họ thông qua các quan hệ chuỗi cung ứng hiệu quả. Những mối quan hệ giữa các thành viên đảm bảo quản lý hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL.

Liu và cộng sự (2017) đã lập luận rằng các công ty và ngành công nghiệp dịch vụ phải có quan điểm về chuỗi cung ứng tích hợp để đảm bảo tính bền vững và hoạt động tối ưu. Một nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trong nghiên cứu về thực tiễn chuỗi cung ứng ở một số các ngành dịch vụ ở Bangladesh của Chowdhury, Habib (2017). Nhóm các tác giả cho thấy ngành công nghiệp khách sạn thiếu tập trung vào chuỗi cung ứng, một dấu hiệu không phù hợp để đảm bảo tính bền vững. Dzumbunu và de Villiers (2018) xác định sự thiếu phối hợp trong chuỗi cung ứng nhà hàng như một nguyên nhân quan trọng gây lãng phí thực phẩm. Nghiên cứu của họ đề xuất tăng cường hợp tác với các khách sạn đồng minh để quản lý nhu cầu phù hợp. Babu và cộng sự (2018) đề xuất thêm về quan điểm chuỗi cung ứng cần thiết để có sự tương tác hiệu quả giữa các thành viên quan trọng trong chuỗi cung ứng du lịch như khách sạn, nhà điều hành du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống để đảm bảo phát triển năng lực và đảm bảo tính bền vững.

Hơn nữa, nghiên cứu của Sari và Suslu (2018) cho rằng đó là định hướng của các thành viên chính có vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính bền vững và hoạt động bền vững thông qua các năng lực thiết yếu. Với tiếp cận của luận án về việc nghiên cứu các thành viên trong chuỗi, và đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Luận án xác định nhà cung cấp DVDL, DNLH và ĐLLH là thành viên chính trong chuỗi cung ứng DVDL tạo ra chương trình du lịch trọn gói phục vụ khách du lịch từ sự kế thừa và phát triển nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2009) và Joshi (2018). Có những nghiên cứu đề cập kết quả hoạt động chuỗi cung ứng Zang và cộng sự (2009); Piboonrungroj và Disney


(2009), Fantazy và cộng sự (2010), đây là những công trình nghiên cứu làm cơ sở để luận án xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất.

Một số quan điểm dưới góc độ tiếp cận khác nhau về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch:

a) Với tiếp cận chuỗi cung ứng DVDL trên khía cạnh các đối tượng tham gia: Theo Tapper và Font (2004) cho rằng “chuỗi cung ứng DVDL bao gồm các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích phân phối các sản phẩm đến khách du lịch”. Trong chuỗi cung ứng DVDL, các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ thực hiện việc ký hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp với các DNLH hoặc ĐLLH hoặc nhà cung cấp (dịch vụ lưu trú, ăn uống...). Với khái niệm này, chuỗi cung ứng DVDL không chỉ bao gồm các dịch vụ lưu trú; vận chuyển; thăm quan, vui chơi giải trí, mà còn bao gồm quán bar và nhà hàng, cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất thực phẩm, xử lý chất thải, và cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch ở các điểm đến.

Nói cách khác, theo Zhang và cộng sự (2009) cho rằng “chuỗi cung ứng DVDL là một mạng lưới các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động khác nhau, từ việc cung cấp các thành phần khác nhau của sản phẩm/ dịch vụ du lịch như các chuyến bay và các cơ sở dịch vụ lưu trú cho đến việc phân phối và tiếp thị các SPDL cuối cùng tại một điểm đến du lịch cụ thể, và có liên quan đến một loạt các thành viên tham gia trong cả khu vực tư nhân và công”

Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, Peng và cộng sự (2011) (trích trong Zhang và cộng sự 2009) cũng cho rằng “chuỗi cung ứng DVDL bao gồm một loạt các tổ chức như các nhà cung cấp dịch vụ thăm quan giải trí, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, các cửa hàng lưu niệm, các ĐLLH, các nhà cung cấp dịch vụ công cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho du khách”.

Như vậy, các quan niệm này đã chỉ rõ chuỗi cung ứng DVDL được xem xét thông qua các thành viên tham gia chuỗi cung ứng. Để phát triển chuỗi cung ứng DVDL, phải am hiểu các thành viên và không ngừng gia tăng số lượng các thành viên tham gia để mở rộng quy mô toàn chuỗi.

b) Với tiếp cận chuỗi cung ứng DVDL trên khía cạnh mối quan hệ giữa các nhà cung cấp: Theo Piboonorungroj và Disney (2009), chuỗi cung ứng DVDL được hiểu là mối quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trong đó, các tác giả đã lý giải mối quan hệ này là một tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác, với mục đích tinh giảm chi phí và gia tăng sự thiết lập các giá trị khách hàng trong toàn bộ hoạt động du lịch, gồm các sản phẩm, tài chính và luồng thông tin ảnh hưởng đến sản phẩm du lịch và trải nghiệm của KDL.


Sigala (2008) cũng cho rằng “chuỗi cung ứng DVDL bao gồm các nhà cung cấp tất cả các hàng hóa và dịch vụ được tạo ra đồng thời tiến hành phân phối sản phẩm du lịch đến khách du lịch, bởi vì khách du lịch tham gia tích cực và quá trình sản xuất và tiêu thụ các DVDL”. Và theo Huang và cộng sự (2010) nêu rõ “chuỗi cung ứng DVDL bao gồm các nhà cung cấp của tất cả các hàng hóa dịch vụ thực hiện việc phân phối các sản phẩm du lịch cho khách du lịch”

Phát triển nghiên cứu của mình, Huang và cộng sự (2012) đã khái niệm hoàn thiện hơn về chuỗi cung ứng DVDL cho rằng “chuỗi cung ứng DVDL được thiết lập bởi một mạng lưới những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp (bao gồm các doanh nghiệp, chính phủ, nhà cung ứng) thực hiện việc cung cấp các sản phẩm và các DVDL khác nhau cho KDL.

Như vậy, tựu chung lại, các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng, nội hàm của khái niệm chuỗi cung ứng DVDL đề cập đến hai khía cạnh, đó là sự tồn tại của nhiều chủ thể hay các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng. Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi nhằm chia sẻ kiến thức, cải thiện hiệu quả kinh doanh của DN và của toàn chuỗi.

c) Với tiếp cận chuỗi cung ứng DVDL trên khía cạnh tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng thỏa mãn nhu cầu KDL: Theo Dong và cộng sự (2012) cho rằng “chuỗi cung ứng DVDL được hiểu là sự tham gia hợp tác của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và cung cấp các dịch vụ du lịch, thông tin, tài chính và các sản phẩm hữu hình trực tiếp hoặc gián tiếp cho khách du lịch”. Theo lý giải của tác giả trên, mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng DVDL từ hoạt động cung cấp đầu vào của các nhà cung cấp đầu vào cho đến hoạt cung cấp sản phẩm du lịch cuối cùng với đầy đủ các dịch vụ, các thông tin, tài chính đều nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu KDL.

Nói cách khác, theo Costa và Carvalho (2011) lập luận rằng “chuỗi cung ứng DVDL bao gồm một chương trình du lịch trọn gói của các dịch vụ, như các doanh nghiệp lữ hành và đại lý lữ hành, cũng như các dịch vụ do các nhà cung cấp có liên quan đến các trải nghiệm du lịch thực tế, bao gồm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ giải trí khác (các hướng dẫn viên du lịch, các sự kiện văn hóa thể thao, các hoạt động thể thao, các dịch vụ y tế) nhằm đem lại sự hài lòng cho du khách”

Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, Guo và cộng sự (2014), cho rằng: “chuỗi cung ứng DVDL thực hiện việc bán các sản phẩm du lịch trọn gói trên thị trường và một công ty du lịch ở địa phương đóng vai trò cung cấp các dịch vụ du lịch tại các điểm đến nhằm đem lại sự hài lòng cho du khách”.


Như vậy, các tác giả đã phân tích để cho thấy rằng, khái niệm chuỗi cung ứng DVDL bao hàm nhiều nội dung, nhiều hình thức. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của chuỗi là đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu KDL. Đây không chỉ là mục tiêu của chuỗi cung ứng DVDL nói riêng mà là mục tiêu cuối cùng của mọi chuỗi cung ứng.

Tựu chung lại, có nhiều các cách tiếp cận về khái niệm chuỗi cung ứng khác nhau do các tác giả đã phát biểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả luận án tiếp cận chuỗi cung ứng với khía cạnh tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong đó, khái niệm chuỗi cung ứng DVDL của Zhang và công sự (2009) sẽ được tác giả luận án kế thừa trong nghiên cứu chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.

2.1.2.2. Thành viên tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch

Một chuỗi cung ứng trong sản xuất thường bao gồm các nhà cung cấp của nhà cung cấp, nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán buôn và nhà bán lẻ (Lu, 2011). Tuy nhiên, chuỗi cung ứng DVDL có những đặc trưng khác biệt vì hệ thống phức tạp bao gồm các chuỗi cung ứng khác nhau. Do đó, luận án sẽ tiếp cận theo nghiên cứu của Tapper và Front (2004) về các thành viên tham gia chuỗi cung ứng DVDL. Theo Tapper và Front (2004), chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bao gồm các thành phần khác nhau liên kết với nhau. Tuy nhiên, các thành viên trong chuỗi cung ứng DVDL có thể được phân loại bởi các chức năng của chúng như sau:

a) Nhà cung cấp đầu vào

Nhà cung cấp đầu vào là các nhà cung cấp ở lớp thứ hai, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguồn lực và nguyên liệu cho các hoạt động của các nhà cung cấp DVDL ở lớp đầu tiên (Zhang và cộng sự 2009). Các nhà cung cấp đầu vào có thể được phân loại dựa vào những nguyên liệu mà họ cung cấp. Có một số các nhà cung cấp đầu vào quan trọng là các nhà cung cấp thực phẩm (Font và cộng sự 2008).

b) Nhà cung cấp DVDL

Nhà cung cấp DVDL là các nhà cung cấp DVDL (ở lớp thứ nhất) được coi là thành phần cốt lõi của chuỗi cung ứng DVDL, họ đóng vai trò quan trọng để cung cấp các dịch vụ cốt lõi tạo ra SPDL (Zhang và cộng sự, 2009). Các nhà cung cấp dịch vụ này như các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú; nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và nhà cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí. Các nhà cung cấp dịch vụ này có thể cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách du lịch hoặc cung cấp dịch vụ qua các bên trung gian như các doanh nghiệp lữ hành hoặc các đại lý du lịch (Véronneau và Roy, 2009). Do đó, sự hài lòng của khách du lịch chủ yếu phụ thuộc vào kết quả hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ (Yilmaz và Bititci, 2006).

c) Doanh nghiệp lữ hành và đại lý lữ hành

Các doanh nghiệp lữ hành và đại lý lữ hành có ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng DVDL (Johnston và cộng sự, 2012). Vai trò quan trọng của các doanh nghiệp lữ


hành là kiểm soát luồng khách du lịch và quản trị một phần chuỗi cung ứng du lịch (Zhang và cộng sự, 2009). Vai trò của DNLH được coi là người “gác cổng” cho chuỗi cung ứng - “a gatekeeper of the tourism supply chain" (Ioannides, 1998) – doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng. Ví trí của các doanh nghiệp lữ hành và đại lý lữ hành được thể hiện như sau:

Khách sạn

DNLH

ĐLLH

Hàng không

Nhà hàng

Khách du lịch

DNLH

Giải trí

Vận chuyển

Truy cập trực tiếp qua trang web

Nguồn: Piboonrungroj và Disney (2009)

Hình 2.1. Các doanh nghiệp trung gian trong chuỗi cung ứng DVDL

d) Vận tải hành khách

Cả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách đều đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Vai trò quan trọng của vận tải hành khách là đưa khách du lịch liên tục trong suốt chuyến đi của họ (Duval và cộng sự, 2007).

e) Các nhà cung cấp hỗ trợ

Theo nghiên cứu trước đây, chuỗi cung ứng DVDL được coi là một hệ thống phức tạp. Có nhiều chuỗi cung ứng khác nhau gắn liền với nguồn cung của chuỗi (Muhcină và cộng sự, 2008). Ngoài các thành phần của chuỗi cung ứng du lịch đã được trao đổi trước đây, một số các nhà nghiên cứu còn cho rằng còn có các thành viên khác như các nhà cung cấp quà lưu niệm, các nhà cung cấp năng lượng và các nhà xử lý chất thải quản lý chất thải đã được đề cập đến trong các nghiên cứu (Zhang và cộng sự, 2009). Vai trò của các nhà cung cấp này, là hỗ trợ các hoạt động chính của chuỗi cung ứng du lịch nhằm cung cấp DVDL cho khách hàng hoặc khách du lịch (Piboonrungroj và Disney , 2009).

Từ đặc điểm các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng DVDL nêu trên, với phạm vi nghiên cứu là đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL, luận án giới hạn nghiên cứu các thành viên tham gia chuỗi cung ứng DVDL là: 1) Các nhà cung cấp DVDL (nhà cung cấp lớp thứ nhất), bởi các nhà cung cấp DVDL chính là những thành viên quan trọng, cốt lõi để cung ứng và tạo ra SPDL, những nhà cung cấp ở lớp thứ hai là các nhà cung cấp đầu vào cung ứng những nguyên liệu như (các trang thiết bị, nước và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023