Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch


sự (2013) đã tiến hành đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL với 2 yếu tố tài chính và phi tài chính. Với tiếp cận yếu tố tài chính liên quan đến giá trị ròng lợi nhuận và yếu tố phi tài chính liên quan đến khía cạnh sự hài lòng.

Đây là những nhà nghiên cứu tiên phong trong việc sự dụng mô hình lý thuyết để giải thích và đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung DVDL. Kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy kết quả hoạt động chuỗi cung ứng không chỉ góp phần đáng kể vào thành công của chuỗi cung ứng mà còn đem lại những lợi ích thuận chiều cho hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp thành viên (Piboonrnugroj, 2012). Tuy nhiên, các nghiên cứu đó còn phân tán và một số nghiên cứu thiếu mục tiêu nghiên cứu rõ ràng.

Hiện nay, các nghiên cứu về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL thường được phân loại thành ba loại lớn, đó là: (1) nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng DVDL (khách sạn, khu du lịch, điểm đến du lịch và các hãng hàng không) và các DNLH, (2) đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL, và (3) xác định các vấn đề lựa chọn đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL.

Các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào một hoặc một vài yếu tố đơn lẻ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng như mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi mà thiếu nghiên cứu mang tính tổng hợp các yếu tố cùng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Còn ít các nghiên cứu về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL.

Đây là những công trình nghiên cứu hết sức quan trọng và là căn cứ để tác giả luận án xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất cho việc đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB. Trong các công trình nghiên cứu về đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL, hầu hết các tác giả mới chỉ nêu ra các yếu tố để đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL ở các nội dung nghiên cứu lý thuyết. Trong đó, có mô hình nghiên cứu của Fantazy và cộng sự (2010), đã thực hiện tiến hành đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng thông qua kiểm định độ tin cậy các thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL thông qua 2 yếu tố: Tài chính và phi tài chính. Đây là một nghiên cứu thực hiện nghiêm túc và có độ tin cậy tương đối cao. Bên cạnh đó, tần suất xuất hiện của từng yếu tố trong các nghiên cứu cho thấy đa số các nghiên cứu đều tiếp cận đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL với 2 yếu tố: Tài chính và phi tài chính, với hầu hết quan điểm tiếp cận, yếu tố tài chính liên quan đến các khía cạnh giá trị ròng lợi nhuận và yếu tố phi tài chính liên quan đến khía cạnh sự hài lòng của khách hàng.


Từ đó, sau khi tổng quan các công trình nghiên cứu, kết hợp với sự đồng ý của ý kiến của chuyên gia. Tác giả luận án kế thừa và dự kiến mô hình nghiên cứu của tác giả luận án về nội dung đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng sẽ bao gồm 2 yếu tố là: Tài chính và phi tài chính. Trong đó, quan điểm Tài chính liên quan đến các giá trị ròng lợi nhuận và yếu tố phi tài chính liên quan đến khía cạnh sự hài lòng của khách hàng.

a) Sự hài lòng

Doanh nghiệp sẽ thành công nếu tạo ra sự hài lòng cho khách hàng vì sự hài lòng là một yếu tố quan trọng và là một trong những yếu tố chính trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Sự hài lòng của khách hàng là thước đo của sản phẩm/ dịch vụ của một doanh nghiệp cung ứng đáp ứng hoặc vượt quá kỳ vọng của khách hàng (Olsen và Johnson, 2003). Như các chỉ số về mức độ hài lòng của khách hàng cho biết mức độ thành công của một tổ chức, doanh nghiệp khi cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Sự hài lòng của khách hàng là nghệ thuật làm cho khách hàng hài lòng bằng cách lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của họ (Zang và cộng sự, 2003). Sự hài lòng của khách hàng liên quan đến việc quản lý công việc kinh doanh với mục đích chính là làm hài lòng nhu cầu của khách hàng (Herrmann và cộng sự, 2000). Sự hài lòng đạt được, tức là doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng nhiều hơn những gì họ yêu cầu và đem lại sự vượt quá kỳ vọng của khách hàng (Matzler và Hinterhuber, 1998). Sự hài lòng của khách hàng đạt được đối với các doanh nghiệp thể hiện thông qua mức độ trung thành của khách hàng tăng lên, dòng tiền tăng lên và giảm chi phí hoạt động (D’ Andrea và Gosling, 2005). Kết quả là, khách hàng sẽ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao (Venter, 2006). Các hoạt động chuỗi cung ứng phù hợp có tác động sâu sắc đến vị trí cạnh tranh, lợi nhuận, thị phần, cũng như tác động đến sự hài lòng của khách hàng (Liu và cộng sự, 2014). Ví dụ: sự hài lòng đạt được thông qua những nhu cầu về xu hướng tiêu dùng, loại sản phẩm, dịch vụ, số lượng, chất lượng và thời gian. Theo nghiên cứu của Ruiz-Molinavà Saura (2008), quản trị chuỗi cung ứng là sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, sử dụng biện pháp giảm chi phí và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm nhằm mang lại sự hài lòng cao hơn cho khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp phải cải thiện chất lượng dịch vụ chuỗi cung ứng để cạnh tranh hiệu quả, nâng cao sự hài lòng và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh tổng thể.

Với phạm vi nghiên cứu của luận án là các thành viên: nhà cung cấp DVDL, DNLH và ĐLLH. Do đó, sự hài lòng được tác giả luận án tiếp cận dưới góc độ của doanh

Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 8


nghiệp. Với đặc trưng của chuỗi cung ứng DVDL mang tính tổng hợp và đa dạng, sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này, sẽ là sản nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp tiếp theo trong chuỗi, sự hài lòng sẽ được tiếp cận là sự hài lòng của các doanh nghiệp thành viên khi tham gia chuỗi. Việc đo lường sự hài lòng các doanh nghiệp thành viên hết sức quan trọng, cho thấy sự nhận thức về lợi ích của các thành viên khi tham gia chuỗi. Từ đó, thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tham gia chuỗi cung ứng và không ngừng nâng cao chất lượng DVDL của doanh nghiệp để sản phẩm du lịch trọn gói của chuỗi khi cung ứng sẽ đạt được chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao.

Có nhiều những thang đo về sự hài lòng của khách hàng được nghiên cứu. Theo Omoruyi và Mafini (2016), xác định 3 thang đo sự hài lòng của khách hàng được đánh giá qua: chất lượng sản phẩm, tính linh hoạt và tính đa dạng. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã đo lường cho thấy chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng, có rất nhiều thang đo để đo lường sự hài lòng của khách hàng: Giá cả, Sự trung thành, Sự tin cậy, Sự đáp ứng, Sự đồng cảm, Độ phản hồi, Tính hữu hình, Năng lực phục vụ, Sự đảm bảo, Thương hiệu, Chất lượng sản phẩm, Sự tín nhiệm, Thời gian chờ đợi, Hệ thống dịch vụ… (Parasuraman, 1980; Claes Fornell, 1994; Cronin & Taylor, 1994; Eklöf ,2000; …)

Với tiếp cận nghiên cứu của Fantazy và cộng sự (2010), đo lường phi tài chính được xem xét trên khía cạnh đo lường sự hài lòng của khách hàng (khách hàng là doanh nghiệp thành viên). Trong đó, sự hài lòng là mức độ họ đánh giá dịch vụ họ nhận được với chi phí họ phải trả (Tracey và Tan, 2001). Do đó, tác giả Fantazy đã đưa ra 3 thang đo để đo lường sự hài lòng của khách hàng: thời gian chờ đợi, giá trị dịch vụ nhận được, hệ thống dịch vụ. Trong nghiên cứu của Chen (2014), các tác giả cho rằng: đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng của chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Trong đó, sự hài lòng của khách hàng là một thước đo kết quả hoạt động cơ bản. Với các thang đo được đề cập để đo lường sự hài lòng như: Thời gian chờ đợi, chi phí dịch vụ. Đây được coi là những thang đo quan trọng để cạnh tranh trong dịch vụ du lịch.

Như vậy, có rất nhiều các thang đo để đo lường sự hài lòng từ các công trình nghiên cứu của các tác giả. Căn cứ vào các tài liệu tổng quan, cách thức tiếp cận của tác giả luận án khi đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL về sự hài lòng là sự hài lòng của các doanh nghiệp thành viên trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, tác giả luận án kế thừa các thang đo của Fantazy và cộng sự (2010) để tiến hành đo lường sự hài lòng của khách hàng. Bởi vì, trong nghiên cứu của mình Fantazy cũng tiếp cận đo lường sự hài lòng với khía cạnh


là khách hàng doanh nghiệp. Còn hầu hết, các nghiên cứu khác đều tiếp cận sự hài lòng dưới góc độ khách hàng tiêu dùng cuối cùng của chuỗi cung ứng. Cùng với sự đồng ý của ý kiến chuyên gia, nên tác giả luận án kế thừa các thang đo: thời gian chờ đợi, giá trị dịch vụ nhận được và hệ thống dịch vụ để đo lường sự hài lòng của các doanh nghiệp thành viên khi tham gia chuỗi cung ứng DVDL vùng ĐBSH&DHĐB.

b) Tài chính

Một số các nghiên cứu gần đây về đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc xem xét các chỉ số tài chính cùng với các vấn đề phi tài chính. Quan điểm này có ý nghĩa ở phần lớn các nước đang phát triển, ở đó, quan điểm liên quan đến tài chính được coi là quan điểm “người chiến thắng thị trường” – market winner (Galankashi và Rafiei, 2021).

Mặc dù khái niệm đo lường kết quả hoạt động chuỗi đã được nghiên cứu rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây, tuy nhiên chỉ có một số nghiên cứu được thực hiện đo lường hoạt động chuỗi cung ứng thông qua đo lường tài chính (Tangen, 2004). Thực tế, một số nghiên cứu đã thảo luận về sự cần thiết của việc chuyển từ "chi phí" sang các chỉ số khác để đánh giá kết quả hoạt động chuỗi (Lawton và Solomko, 2005) nhưng như vậy, họ đã bỏ qua việc đánh giá một số chỉ số tài chính thiết yếu, cần thiết để đo lường kết quả tài chính của chuỗi cung ứng (Neely và cộng sự, 1995).

Theo khái niệm về đo lường kết quả, việc sử dụng các kết quả từ các số liệu tài chính phù hợp là cần thiết cho kết quả đo lường chuỗi (Galankashie và cộng sự, 2018a, b). Vì vậy, việc nghiên cứu về tài chính là cần thiết để đánh giá đo lường kết quả hoạt động chuỗi (Reichardt và Nichols, 2003).

Quá trình đo lường kết quả ban đầu dựa trên kế toán chi (Agarwal và Taffler, 2008). Trong suốt những năm 1980, người ta thường so sánh chi phí với giá trị ngân sách thu được để đánh giá hoạt động của các công ty (Kaplan và Cooper, 1998). Cùng với sự phát triển của công nghệ và nội dung quản trị chuỗi cung ứng, các nhà nghiên cứu cho rằng phải xem xét các chỉ số tài chính quan trọng khác như định hướng lợi nhuận chung và lợi tức đầu tư để làm phong phú thêm hệ thống đo lường (Phillips, 2012). Theo Harrington (1991), không thể quản lý những gì không thể đo lường được. Do đó, các nhà quản lý chuỗi cung ứng bắt đầu cân nhắc nhiều hơn vào nghiên cứu các hệ thống để đánh giá hoạt động tài chính của chuỗi cung ứng.

Một số nghiên cứu đo lường kết quả chuỗi cung ứng trong trong chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa như: Gunasekaran và cộng sự (2001) đề xuất một khuôn khổ toàn diện để đánh giá kết quả chiến lược, chiến thuật và hoạt động của chuỗi cung ứng. Các tác giả đã


xác định các thang đo để đo lường kết quả tài chính của chuỗi cung ứng: tổng thời gian dòng tiền, thời gian phản hồi khách hàng, lợi nhuận ròng, lợi nhuận ròng so với năng suất, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, sự hợp tác giữa người mua và nhà cung cấp, hiệu quả giao hàng. Với nghiên cứu này, các biện pháp tiết kiệm chi phí và tăng cường độ tin cậy giao hàng dược coi là nội dung quan trọng để cải thiện kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Với nghiên cứu của Galankashi và cộng sự (2021) cũng cho rằng có rất nhiều thang đo để đo lường kết quả tài chính của chuỗi cung ứng. Từ đó, các tác giả đã đưa ra một hệ thống thang đo để đo lường: chi phí, quay vòng hàng tồn kho, chu kỳ tiền mặt, tăng trưởng doanh thu, thị phần.

Có sự khác biệt đối với chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa, chuỗi cung ứng DVDL được các tác giả nghiên cứu và phân tích yếu tố đo lường tài chính trong kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL thông qua một số các nghiên cứu nổi bật. Trong nghiên cứu của Yilmaz và Bititci (2006), nhóm tác giả đã đưa ra hệ thống các thang đo để đo lường tài chính trong chuỗi cung ứng DVDL đó là: lợi nhuận, chi phí, dòng tiền, năng lực quản lý. Kế thừa nghiên cứu của Yilmaz và Bititci (2006), Zang và cộng sự (2009) đã đưa ra khung lý thuyết đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Trong đó, đo lường tài chính được hệ thống qua các chỉ tiêu: tổng chi phí, chi phí phân phối, chi phí thiết kế sản phẩm DVDL, chi phí tồn kho, tỷ lệ hoàn vốn, tổng doanh thu, lợi nhuận. Trong nghiên cứu của Fantazy và cộng sự (2010), nhóm tác giả đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đo lường tài chính trong chuỗi cung ứng DVDL với 2 chỉ tiêu: lợi nhuận và tỷ lệ hoàn vốn. Với nghiên cứu của Piboonrnugroj và Disney (2009), yếu tố được tác giả đề cập đo lường tài chính thông qua 2 thang đo: lợi nhuận, tỷ lệ hoa hồng.

Tựu chung lại, từ tổng quan các công trình nghiên cứu và ý kiến từ phía chuyên gia, tác giả luận án kế thừa các thang đo từ các công trình nghiên cứu, bao gồm: tổng chi phí, chi phí phân phối, chi phí thiết kế sản phẩm DVDL, tỷ lệ hoàn vốn, tổng doanh thu, lợi nhuận, chi phí tồn kho, thị phần, tỷ lệ hoa hồng để vận dụng trong đo lường kết quả tài chính trong kết quả chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.

2.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch

2.3.1. Một số các nghiên cứu trước đây liên quan kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch

2.3.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

a) Tiếp cận từ quản trị chuỗi cung ứng của Lu (2011)

Theo tiếp cận của Lu (2011), quản trị chuỗi cung ứng xoay quanh 3 trụ cột: cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng và điều phối chuỗi cung ứng. Trong đó,


quan niệm kết quả hoạt động chuỗi cung ứng phản ánh một tổ hợp của việc thiết lập cấu hình phù hợp; xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi; phát triển một cơ chế điều phối hợp lý. Lu (2011) cho rằng bằng cách đó sẽ duy trì được một chuỗi cung ứng có hoạt động nền tảng căn bản và đem lại kết quả hoạt động chuỗi hiệu quả.

Cấu hình

CCU

Khái niệm

QT CCU

Quan hệ

CCU

Điều phối

CCU

Hình 2.5. Mô hình khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Nguồn: Lu (2011)

Những tiếp cận trên của Lu (2011) là rất căn bản và phù hợp với nghiên cứu chuỗi cung ứng nói chung và nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch nói riêng. Bởi trong nghiên cứu của mình, Lu (2011) đưa ra những khái niệm về chuỗi cung ứng và các nội dung quản trị chuỗi cung ứng chung có thể vận dụng cho cả chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa và chuỗi cung ứng dịch vụ, trong đó, có chuỗi cung ứng DVDL.

b) Tiếp cận SCOR của Hội đồng chuỗi cung ứng Mỹ

Mô hình quy chiếu hoạt động chuỗi cung ứng được viết tắt là SCOR (Supply Chain Operation Reference) được định nghĩa là một mô hình thực hành tốt nhất các thang đo kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Mô hình của SCOR đề xuất từ năm 1996 đến nay đã phát triển trên 4 cấp độ. Trong mô hình SCOR, quản trị chuỗi cung ứng được hiểu là một quy trình tích hợp của 5 quá trình chuỗi cung ứng cốt lõi: hoạch định – tạo nguồn cung cấp – sản xuất – cung ứng – hoàn trả. Trong đó,

Hoạch định: Mỗi quá trình chuỗi cung ứng có đầu vào và đầu ra. Hoạch định đầu vào là các thông tin về nhu cầu, nguồn cung và nguồn lực chuỗi cung ứng. Thông tin này cho phép ra quyết định tốt hơn và hướng dẫn tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng liên quan đến quy trình tạo nguồn, sản xuất, cung ứng và hoàn trả. Mỗi quá trình thực hiện đều có một yếu tố hoạch định. Hoạch định tốt sẽ góp phần vào hiệu quả kinh doanh vượt trội bằng cách đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra kịp thời, dễ hiểu, khả thi. Với 5 nguyên tắc hoạch định: Sử dụng thông tin kịp thời, chính xác; Tập trung nguồn


lực vào các ưu tiên kinh doanh; Mục đích đơn giản; Tích hợp tất cả các yêu cầu chuỗi cung ứng; Tạo hành động rõ ràng và trách nhiệm.

Tạo nguồn cung cấp: Tạo nguồn cung cấp liên quan đến lựa chọn nhà cung cấp và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Tạo nguồn cung cấp được xây dựng trên 4 nguyên tắc chính: tổng chi phí sở hữu thấp nhất; Đặt chiến lược mua sắm theo danh mục; Duy trì sự tập trung vào doanh nghiệp, Đo lường và quản lý hiệu suất.

Sản xuất: Sản xuất trong chuỗi cung ứng là quá trình làm biến đổi các tài nguyên được mua từ nguồn cung cấp thành hàng hóa và dịch vụ theo các yêu cầu đã thỏa thuận. Có 4 nguyên tắc trong quá trình sản xuất: Tập trung vào các ưu tiên kinh doanh. Quan tâm tốc độ và tính linh hoạt, không chỉ chi phí thấp; Đặt và giám sát các tiêu chuẩn chất lượng; Đồng bộ hóa mọi hoạt động sản xuất.

Cung ứng: Quá trình cung ứng bắt đầu bằng việc nhận đơn đặt hàng của khách hàng và bao gồm tất cả các hoạt động từ việc báo giá cho đến hoạt động thanh toán tiền. Cung ứng chính là yếu tố để xác định nguồn cung cấp và sản xuất sản phẩm phù hợp với yêu cầu khách hàng. Cung ứng cũng bao gồm tất cả các hoạt động kho bãi, vận chuyển và phân phối. Có 4 nguyên tắc cung ứng: Dịch vụ cân bằng với chi phí phục vụ; Cắt giảm chi phí và thời gian với quá trình xử lý thẳng; Thiết lập theo dõi từ đầu đến cuối và truy xuất nguồn gốc; Quản lý dữ liệu cho sự chính xác và kịp thời.

Hoàn trả: Quá trình hoàn trả thường bao gồm trả lại các sản phẩm bị lỗi, sai hoặc không đạt yêu cầu; bảo trì, sửa chữa dựa trên các thỏa thuận dịch vụ; trả lại hàng tồn kho kênh dư thừa; và tái chế, tân trang, tái sử dụng. Trả lại là một quá trình chuỗi cung ứng ngược và có các yêu cầu và đặc điểm cụ thể khác với chuỗi cung ứng kế tiếp. Có 4 gợi ý cho hoàn trả: Tạo một chuỗi cung ứng riêng biệt để hoàn trả; Phản hồi thông tin nhanh chóng; Chính sách hoàn trả cơ sở trên tổng chi phí lợi nhuận; Tối đa hóa cơ hội doanh thu.

Mô hình của SCOR đề xuất từ năm 1996 đến nay đã phát triển trên 4 cấp độ.

- Ở cấp độ 1, xác lập các quy trình kinh doanh sẽ phù hợp với cấu trúc kinh doanh cấp cao, các quá trình này phải được chuẩn hóa trên toàn bộ các thành viên tham gia chuỗi cung ứng. Như vậy, ở cấp độ 1, SCOR cung cấp các tiêu chí để thiết lập và quản trị các mục tiêu hiệu quả trên toàn bộ chuỗi. Ở cấp độ 1, đo lường hoạt động chuỗi cung ứng được xác định qua 5 tiêu chí:

Độ tin cậy cung ứng: là chỉ số phản ảnh mức độ cung ứng cho khách đúng sản phẩm, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng. Phản ánh qua 3 chỉ tiêu: (1) hiệu quả giao hàng, (2) tỷ lệ lấp đầy, (3) hoàn thành đơn hàng,


Tính đáp ứng nhanh: phản ánh mức độ nhanh chóng mà một chuỗi cung ứng giao hàng cho khách và thể hiện qua thời gian hoàn thành đơn hàng. Phản ánh qua 1 chỉ tiêu: (4) thời gian thực hiện đơn hàng

Tính linh hoạt: phản ánh mức độ nhanh chóng mà một chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch đáp ứng những thay đổi thị trường và sự linh hoạt trong việc đạt được và bảo toàn vị thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng. Phản ánh qua 2 chỉ tiêu: (5) thời gian đáp ứng của chuỗi cung ứng; (6) Sản xuất linh hoạt.

Chi phí chuỗi cung ứng: dựa trên giá trị, phản ánh các chi phí trong vận hành CCU và được thể hiện qua giá bán sản phẩm dựa trên (7) chi phí bán sản phẩm, (8) chi phí quản trị chuỗi cung ứng, (9) năng suất giá trị gia tăng, (10) chi phí xử lý bảo hành sửa chữa/thu hồi sản phẩm.

Quản trị tài sản: phản ánh mức độ hiệu quả mà các thành viên trong chuỗi quản trị giá trị tài sản của mình, để thõa mãn nhu cầu thị trường bao gồm cả về mặt giá trị tài chính của tài sản cố định và vốn lưu động, được thể hiện qua các chỉ số (11) thời gian chu kỳ tiền mặt, (12) ngày tồn kho chuỗi cung ứng và (13) vòng quay tài sản vốn lưu động.

- Ở cấp độ 2, hay còn gọi là cấp độ cấu hình, mô hình SCOR tinh chỉnh việc lựa chọn các quá trình chuỗi cung ứng và đảm bảo các quá trình này được sắp xếp tương hợp với kết cấu hạ tầng của tổ chức và triển khai, đánh giá các ý tưởng, quy trình “hoạch định – tạo nguồn cung cấp – sản xuất – cung ứng – hoàn trả” thông qua việc lựa chọn các phân trình (subprocess) hoặc phân lớp quá trình. Việc lựa chọn các phân lớp quá trình sẽ điều khiển việc thiết kế cấp độ 3 bởi mỗi phân lớp đòi hỏi các hoạt động được chi tiết hóa rất khác n.hau

- Ở cấp độ 3, còn gọi là cấp độ yếu tố - quá trình. Đây là cấp độ hoàn chỉnh kiến trúc chuỗi cung ứng bằng việc bổ sung các chi tiết tác nghiệp và SCOR cấp độ 2 trên. Bên trong cấp độ 3 sẽ có các thực hành kinh doanh chuyên biệt, các thang đo được tổ hợp, các hướng dẫn về hệ thống thông tin hỗ trợ quá trình. Bằng việc phân tích các nguyên lý tinh gọn căn bản, phân tích cấp độ 3 có thể làm bộc lộ các cơ hội cải tiến được điều khiển bởi cấu hình và tạo tiền đề, luận cứ cho thiết kế SCOR cấp độ 3 tương lai.

- Ở cấp độ 4, hay còn gọi là cấp độ quá trình có thể tác nghiệp được và cá tác động cấp độ 3 được chi tiết hóa thành các nhiệm vụ cấp độ dòng công việc và chúng luôn được khách hàng hóa (customization); vì vậy cấp độ này ko được bao hàm trong mô hình SCOR như 3 cấp độ trên.

Như vậy, có thể thấy vận dụng mô hình SCOR là rất quan trọng cho việc đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Tuy nhiên việc vận dụng cần phải có điều

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí