Mô Hình Nghiên Cứu Kết Quả Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng Dvdl Bền Vững Của Mandal Và Dubey (2020)


của khả năng phục hồi chuỗi cung ứng trong việc đảm bảo kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bền vững.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Mandal và Dubey (2020) còn tồn tại một số hạn chế trong nghiên cứu. Thứ nhất, cuộc điều tra hiện tại còn thiếu sự đa dạng về đối tượng điều tra trong một tổ chức. Thứ hai, nghiên cứu chỉ dựa trên các phản ứng tri giác. Thứ ba, nghiên cứu đánh giá vai trò điều tiết của áp dụng công nghệ thông tin và quản trị rủi ro dựa trên quy mô nhóm đáp ứng yêu cầu tối thiểu là 5 câu trả lời cho mỗi biến. Thứ tư, các nghiên cứu cũng nên khám phá các yếu tố hỗ trợ khác dựa trên tài nguyên, lý thuyết trao đổi xã hội, lý thuyết phụ thuộc tài nguyên và quan điểm quan hệ. Thứ năm, khách sạn và doanh nghiệp lữ hành khác nhau rất nhiều về quy mô hoạt động và doanh thu hàng năm. Thứ sáu, các nghiên cứu trong tương lai nên kiểm tra tiềm năng kiểm duyệt áp dụng công nghệ thông tin và quản trị rủi ro đối với các công ty khách sạn và doanh nghiệp lữ hành, được đo lường về doanh thu hàng năm và quy mô.

Mô hình nghiên cứu kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bền vững của Mandal và Dubey (2020)

Ứng dụng IT trong DL MCHuôô

Khả năng thích ứng CCU DVDL

Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bền vững

Quản trị rủi ro trong DL

Khả năng hồi phục CCU DVDL

Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bền vững của Mandal và Dubey (2020)


Trong nghiên cứu của Palang và Tippayawong (2018), tác giả đã nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng DVDL. Mục đích nghiên cứu của Palang và Tippayawong (2018) là điều tra và phát triển một khuôn khổ về đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng DVDL tại Thái Lan. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã tiến hành đánh giá kết quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng DVDL dựa trên 8 khía cạnh: quản lý quy trình đặt hàng, quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp, quản lý hiệu suất dịch vụ, quản lý năng lực và nguồn lực, quản lý mối quan hệ khách hàng, quản lý nhu cầu, quản lý thông tin và công nghệ, quản lý tài chính chuỗi cung ứng. Trong đó, các dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 195 mẫu các chuyên gia của từng thành phần của chuỗi cung ứng DVDL để xác định từng cặp trọng số và tiêu chí trên từng thành phần du lịch. Nghiên cứu cũng thông qua phân tích kỹ thuật quy trình phân cấp (AHP) để tìm kiếm cách thức đo lường kết quả phù hợp.

Nghiên cứu này đã xác định trọng số của các chỉ số hoạt động giữa nhà điều hành tour du lịch và các nhà cung cấp DVDL (nhà cung cấp DV lưu trú, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và các điểm đến du lịch). Trong nghiên cứu đã tiến hành lấy 195 mẫu phản hồi của các chuyên gia của từng thành phần trong chuỗi cung ứng DVDL. Trong đó phương pháp AHP cũng được sử dụng như một phương pháp để ưu tiên các tiêu chí và các chỉ số trong mỗi tiêu chí để điều tra xem tiêu chí nào cần thiết cho việc đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL từ quan điểm của các nhà điều hành kinh doanh du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có những điểm giống nhau và khác nhau về sự đánh giá trong mỗi nhóm đối tượng. Trong đó, quản lý quy trình đặt hàng và quản lý hiệu suất dịch vụ và quản lý quan hệ với nhà cung cấp lần lượt có vị trí 1,2 và 3 trong kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL.

Không giống như các ngành khác, sản phẩm ngành du lịch là cảm nhận khách hàng nhận được, cụ thể là sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng. Hơn nữa, chuỗi cung ứng DVDL cần đảm bảo rằng hệ thống xử lý đơn hàng của họ được thiết kế tốt, được quản lý và vận hành có sự phối hợp với tất cả các hoạt động khác của chuỗi cung ứng để cung cấp DVDL đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng. Với đặc điểm đặc trưng là quá trình sản xuất và tiêu dùng là đồng thời, nên trong chuỗi cung ứng DVDL khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng, do đó hiệu suất chuỗi cung ứng có vị trí số 2. Trên thực tế, hiệu suất dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong việc chỉ định các hoạt động khác liên quan đến du lịch và cung cấp dịch vụ cho khách du lịch dựa trên việc mua hàng, đặt hàng. Trong khi đó, quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp được xếp hạng thứ 3 vì chuỗi cung ứng du lịch


là một mạng lưới các thành phần dịch vụ được cung cấp bởi các công ty, tổ chức và đại lý khác nhau.

Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là kết quả của nghiên cứu rút ra từ quan điểm của các nhà điều hành kinh doanh du lịch, chưa xem xét đến khách du lịch.



Nhà cung cấp DVDL

Lưu trú Vận chuyển Điểm đến DL

DNLH/ĐLLH

Khách hàng



Dòng lên

Tâm điểm


Dòng xuống


Đưa ra quyết định đa tiêu chí


Phương pháp nghiên cứu


Nội dung nghiên cứu


Phỏng vấn chuyên gia


Quy trình chuỗi cung ứng DVDL


1. quản lý quy trình đặt hàng

2. quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp

3. quản lý hiệu suất dịch vụ

4. quản lý năng lực và nguồn lực

5. quản lý mối quan hệ khách hàng

6. quản lý nhu cầu

7. quản lý thông tin và công nghệ

8. quản lý tài chính chuỗi cung ứng

Đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng đối với thành viên


Đo lường có ý nghĩa đối với mỗi nhóm và mỗi thành viên


Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu của Palang và Tippayawong (2018)


Nghiên cứu của Babu và cộng sự (2018) về tầm quan trọng kết quả hoạt động chuỗi cung ứng chuỗi cung ứng DVDL với du lịch bền vững. Với mục đích của nghiên cứu là cung cấp các khuyến nghị chiến lược cho các nhà quản trị khách sạn Ấn Độ đối với việc cải thiện bền vững các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội cùng với phân tích một số nội dung liên quan đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Phân tích kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL được coi là một công cụ quan trọng và có ý nghĩa đối với các nhà quản lý cấp cơ sở, cấp trung và cấp cao trong khách sạn. Trong nghiên cứu này, các tác giả xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát là 225 nhà quản lý trong khách sạn. Phương pháp lấy mẫu “quả cầu tuyết” được sử dụng để thu thập dữ liệu. Nghiên cứu đã tiến hành các thực hành bền vững về yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội ở giao diện của chuỗi cung ứng DVDL.

Qua đó, các khách sạn xác định được tầm quan trọng và đánh giá kết quả các thực hành bền vững khác nhau để đạt được khả năng cạnh tranh lâu dài và thuận lợi. Với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy các nhà quản lý khách sạn đã coi trọng đối với các thực hành bền vững trong tổ chức. Tuy nhiên, nhận thức của người quản lý khách sạn về thực hành bền vững trong chuỗi cung ứng du lịch sẽ khác nhau đối với mỗi thành viên trong chuỗi cung ứng DVDL. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở giúp cho các nhà quản trị khách sạn phát triển các chiến lược phù hợp để cải thiện các hoạt động của khách sạn, bằng cách phân tích điểm mạnh và điểm yếu của họ về tài sản hữu hình và vô hình. Các thực hành bền vững có thể coi như một tiêu chuẩn và thúc đẩy ngành công nghiệp khách sạn hướng tới các điều kiện tiết kiệm chi phí có thể bằng cách ưu tiên phân bổ các nguồn lực để đạt được kết quả hoạt động tổng thể tốt cho chuỗi cung ứng DVDL. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu còn tồn tại: nhóm đáp viên trả lời phỏng vấn bị giới hạn ở 225 người quản lý phản hồi là các nhà quản lý trong 72 khách sạn và dữ liệu phân tích chuỗi cung ứng DVDL được lấy từ quan điểm của tổ chức là ngành khách sạn trong bang Kerala, Ấn Độ. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã giả định rằng xếp hạng kết quả hoạt động và mức độ quan trọng là độc lập, đó là một giả định có thể được kiểm tra trong tương lai. Cuối cùng, nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ giới hạn trong chuỗi cung ứng DVDL liên quan đến ngành khách sạn.

Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả:



Góc II

Rất quan

trọng

Góc I

Kết quả hoạt động thấp

Kết quả hoạt động cao

Góc III

Góc IV

Ít quan

trọng


“Concentrate here”

- Tập trung


“Low priority”

- Ưu tiên thấp


“Strategic Overkill”

- Rất cần thiết chiến lược

“Keep as is”

- Giữ nguyên

Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu của Babu và cộng sự (2018)

Trên cơ sở các khái luận về chuỗi cung ứng DVDL, và quản trị chuỗi cung ứng DVDL một số nghiên cứu đã bước đầu hệ thống một số lý luận về chuỗi cung ứng và vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn phát triển chuỗi cung ứng DVDL ở một số địa phương, một số vùng du lịch. Điển hình là các nghiên cứu: Trần Thị Huyền Trang (Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, 2017), Đinh Thị Thu Hương (Quản trị chuỗi cung ứng du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0, 2017), Anh Quyền (Xây dựng chuỗi cung ứng du lịch xanh: Nhìn từ thế giới và một vài đề xuất với Việt Nam, 2019), Lý Thành Tiến (Giải pháp phát triển mô hình liên kết chuỗi cung ứng ngành du lịch, 2019), Nguyễn Công Hoan (Nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch nông nghiệp tại làng bưởi Tân Triều, Vĩnh Cửu, Đồng Nai, 2019); Hồng Phong (Gỡ “nút thắt” trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam, 2020)… Thực tế, cho thấy mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng để về chuỗi cung ứng.


Bảng 1.1. Sơ lược các nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng DVDL


Tác giả

Nội dung nghiên cứu

Paper Type

Phương pháp

Quốc gia

Mandal, S., và Dubey, R. K. (2020)

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc áp dụng CNTT du lịch và định hướng quản lý rủi ro tác động đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng du lịch

bền vững.


Theo kinh nghiệm


AMOS


Ấn Độ

Palang và Tippayawong (2019)

Đo lường kết quả quản lý chuỗi cung ứng DVDL

Theo kinh nghiệm

AHP

Thái Lan

Babu và cộng sự (2018)

Cải thiện các hoạt động bền vững; môi trường, kinh tế và xã hội tác động đến chuỗi cung ứng DVDL.

Theo kinh nghiệm

Thống kê

Ấn Độ

Szpilko, D (2017)

Xác định các lĩnh vực nghiên cứu được phân tích trong các tài liệu quốc tế trong lĩnh vực chuỗi cung ứng DVDL

Theo kinh nghiệm

Toán học và thống kê

Hà Lan

Mandal và D. Saravanan (2016)

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, chuỗi cung ứng, công

nghệ, thị trường và định hướng nghiên cứu trong phát triển chuỗi cung ứng DVDL.

Mô hình nghiên cứu


SEM và Liser


Anh

Piboonrungroj. P và

Disney, M.S (2015)

Nghiên sự hợp tác giữa các công ty trong một chuỗi cung ứng du lịch

thông qua lý thuyết chi phí giao dịch

Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu tình

huống

Thái Lan

Chen (2014)

Quản lý chuỗi cung ứng DVDL.

Theo kinh nghiệm

khảo sát

Trung Quốc

Piboonrungroj (2013)

Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng DVDL và đo lường tác động của hợp tác đối với kết quả hoạt động của công ty và các biến trung gian.

Theo kinh nghiệm

SEM và Liser

Thái Lan

Huang và cộng sự (2012)

Cạnh tranh trong chuỗi cung ứng DVDL

Mô hình hóa

Lý thuyết trò chơi

-

Song, Liu và Chen (2012)

Quản trị chuỗi giá trị du lịch

Thống kê

-

-

Zhang và Cheung

(2011)

Nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng DVDL

Khái niệm

Thống kê

-

Chen và Yi (2010)

Lựa chọn Mode trong chuỗi cung ứng DVDL

Khái niệm

Nghiên cứu trường hợp

Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 4


Tác giả

Nội dung nghiên cứu

Paper Type

Phương pháp

Quốc gia

Huang và cộng sự (2010)

Cạnh tranh trong chuỗi cung ứng DVDL

Mô hình hóa

Phương pháp Lý thuyết trò chơi

Trung Quốc

Fantazy và cộng sự (2010)

Quản trị chuỗi cung ứng và đo lường kết quả hoạt động chuỗi trong ngành khách sạn du lịch

Theo kinh nghiệm

Khảo sát và SEM

Canada

Chen (2009)

Đổi mới trong quản trị chuỗi cung ứng DVDL

Khái niệm

-

Trung Quốc

d’Angella and Go (2009)

Marketing du lịch

Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu trường hợp

Tây Ban Nha và Úc

Piboonrungroj

(2009)

Ý nghĩa phương pháp luận trong chuỗi cung ứng DVDL

Khái niệm

-

-

Rusko et al. (2009)

Quản trị chuỗi cung ứng tại điểm đến du lịch

Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu trường hợp

Hà Lan

Véronneau and Roy (2009)

Thực hành quản trị chuỗi cung ứng DVDL

Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu trường hợp

Canada

Yang và cộng sự

(2009)

Động lực cạnh tranh

Phân tích

Định lượng

-

Zhang and Murphy (2009)

Quản trị chuỗi cung ứng và tiếp thị điểm đến

Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu trường hợp

Trung Quốc

Zang và cộng sự (2009)

Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng DVDL

Khái niệm

-

-

Dye (2008)

Hợp tác trong chuỗi cung ứng DVDL

Theo kinh nghiệm

Mô tả

Anh

Font và cộng sự (2008)

Quản trị chuỗi cung ứng DVDL bền vững

Theo kinh nghiệm

Khám phá

Anh và EU

Narayan et al. (2008)

Đo lường chất lượng dịch vụ

Theo kinh nghiệm

Định lượng

Ấn Độ

Piboonrungroj và Sorèze

(2009)

Phương pháp kiểm tra chuỗi cung ứng


Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu trường hợp


Thái Lan


Tác giả

Nội dung nghiên cứu

Paper Type

Phương pháp

Quốc gia

Rodríguez- và cộng sự (2008)

Tính cạnh tranh của điểm đến du lịch & điểm chuẩn

Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu trường hợp

Tây Ban Nha

Schwartz et al. (2008)

Quản trị chuỗi cung ứng DVDL bền vững

Khái niệm

-

-

Sigala (2008)

Quản trị chuỗi cung ứng và du lịch bền vững

Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu trường

hợp

Hy Lạp

Wei and Lu (2008)

Phát triển du lịch và chuỗi cung ứng DVDL

Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu trường hợp

Trung Quốc

Mitchell and Faal (2007)

Phát triển du lịch và quản trị chuỗi cung ứng DVDL

Theo kinh nghiệm

Nghiên cứu trường hợp

Gambia

Yilmaz and Bititci (2006)

Đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL

Khái niệm

-

-

Alford (2005)

Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp du lịch

Khái niệm

-

-

Tapper and Font (2004)

Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng DVDL

Khái niệm

-

-

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí