Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Du Lịch Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc


1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến du lịch vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Vùng ĐBSH&DHĐB là một trong bảy vùng du lịch của Việt Nam. Các nghiên cứu về kinh tế nói chung và về du lịch và chuỗi cung ứng DVDL nói riêng về vùng tuy chưa nhiều nhưng tương đối đa dạng với sự tham gia của các cá nhân, tập thể các nhà khoa học và các cơ quan chức năng.

Đặng Thị Thùy Duyên (Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững, 2019) đã đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH (trên địa bàn 3 tỉnh là Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình) theo hướng bền vững. Nghiên cứu đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu để đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH. Nghiên cứu đã đưa ra đánh giá nhận diện hạn chế và nguyên nhân trong phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm giúp phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH theo hướng bền vững. Một cái nhìn khái quát về thực trạng phát triển du lịch tại các tỉnh phía nam ĐBSH đã được nghiên cứu đề cập

Vũ Thị Hậu (Phát triển du lịch Mice ở vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, 2019) đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch MICE của vùng góp phần vào phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB và cả nước. Nghiên cứu của tác giả đã lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá du lịch MICE để vận dung vào nghiên cứu ở vùng ĐBSH&DHĐB. Tác giả Vũ Thị Hậu đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch MICE ở vùng ĐBSH&DHĐB bao gồm: nhân tố cầu, nhân tố cung. Hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch MICE được xác định bao gồm: tiêu chí chung (khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động du lịch, tổng thu du lịch); tiêu chí vận dụng cho du lịch MICE (khách du lịch MICE, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch MICE, tổng thu du lịch MICE, doanh nghiệp kinh doanh du lịch MICE).Nghiên cứu đã thực hiện phương pháp điều tra xã hội học với 540 khách du lịch MICE, 60 doanh nghiệp kinh doanh du lịch MICE để phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch MICE trên địa bàn nghiên cứu để chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra nhóm các giải pháp và biện pháp cụ thể cho phát triển du lịch MICE tại vùng ĐBSH&DHĐB.

Nguyễn Thị Hồng Hải (Phát triển du lịch Thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, 2018) đã đưa ra giải pháp phát triển du


lịch Hải Phòng hiệu quả, bền vững trong sự liên kết vùng ĐBSH. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trong liên kết vùng, các điều kiện cơ bản của phát triển du lịch trong liên kết vùng, nội dung phát triển du lịch trong liên kết vùng và một số chỉ tiêu đánh giá đánh giá phát triển du lịch trong liên kết vùng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với đối tượng là khách du lịch quốc tế là 250 khách và khách du lịch nội địa là 370 khách tại Hải Phòng. Từ đó đưa ra hệ thống giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Phòng nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch của Hải Phòng trong liên kết vùng ĐBSH (tập trung đến các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội).

Trần Thị Bích Hằng (Phát triển sản phẩm du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, 2019) đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù cho từng địa phương cụ thể; giải pháp liên kết giữa các địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững phù hợp, có tính cạnh tranh cao của toàn ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2020-2030. Tác giả Trần Thị Bích Hằng đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định điều kiện, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của vùng ĐBSH&DHĐB. Từ đó, tác giả Trần Thị Bích Hằng đã đưa ra nhóm giải pháp cho từng địa phương và nhóm giải pháp cho toàn vùng nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại vùng ĐBSH&DHĐB.

Nguyễn Phạm Hùng (Phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, 2013) đã trình bày cơ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa và du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Tài nguyên du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Sản phẩm du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Nhân lực cho phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và các nguồn lực của du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Thị trường du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch vùng đồng bằng sông Hồng.

Đinh Văn Điến (Hợp tác để phát triển du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng, 2013) đã đề xuất một số giải pháp liên kết nhằm kêu gọi Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng cùng phát huy lợi thế cạnh tranh về du lịch, xây dựng vùng trở thành một trong bảy trung tâm du lịch lớn của cả nước, trong đó Ninh Bình là một trong những trọng điểm.


Lê Văn Minh (Đồng bằng sông Hồng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ,2018) đã đưa các giải pháp: Liên kết, hợp tác trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; Tạo cơ chế thu hút đầu tư vào các sản phẩm du lịch đặc thù; Xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSH.

Lê Anh (Phát triển du lịch làng nghề ở đồng bằng sông Hồng, 2018) đã đưa ra một số gợi ý cần thiết cho sự phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống. Đó là: sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, dân cư tham gia sản xuất nghề. Trong đó, các bộ, ngành liên quan cần phát huy theo đúng chức trách, nhiệm vụ để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề một cách hiệu quả và bền vững. Đặc biệt, bản thân các doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống phải tập trung chú trọng vào nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng các loại hình, mẫu mã phục vụ khách du lịch, nâng cao liên kết, hỗ trợ lẫn nhau thông qua các tổ chức các hiệp hội, nghiệp đoàn sản xuất, có định hướng rõ các sản phẩm, làng nghề phù hợp phục vụ khách du lịch, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện các sản phẩm thu hút khách đến với du lịch làng nghề.

Như vậy, việc nghiên cứu về du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đã được nghiên cứu với những nội dung và cách tiếp cận đa dạng và phong phú, giúp có một bức tranh tương đối tổng thể về du lịch vùng ĐBSH&DHĐB. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thường chỉ thảo luận một, một số vấn đề đơn lẻ về phát triển du lịch, về liên kết du lịch gồm các lĩnh vực như: phát triển bền vững, phát triển sản phẩm, phát triển liên kết vùng…Theo hiểu biết và tìm đọc của NCS, cho đến nay có một công trình nghiên cứu Trần Thị Huyền Trang (Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, 2017) nghiên cứu một khía cạnh về mối quan hệ trong nội dung chuỗi cung ứng và phạm vi nghiên cứu giới hạn tại Hà Nội – một thành phố - trong vùng ĐBSH&DHĐB. Để thực hiện được nghiên cứu này, tác giả Trang cũng đã công bố các bài viết liên quan về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Như vậy, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB toàn diện về hoạt động chuỗi cung ứng DVDL và đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.

Trong khi đó, việc phát triển du lịch nói chung và nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch nói riêng đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu các thành viên, hoạt động chuỗi cung ứng DVDL và đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL cả về lý luận và thực tiễn tại ĐBSH&DHĐB.


Việc nghiên cứu chuỗi cung ứng DVDL không chỉ đòi hỏi nâng cao kết quả hoạt động cung ứng sản phẩm DVDL thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà còn phải đảm bảo việc đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia chuỗi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc định hướng nghiên cứu chuỗi cung ứng DVDL phải có sự phân loại, chọn lọc các nội dung và tiêu chí phù hợp, đúng hướng. Đây cũng chính là khoảng trống nghiên cứu mà đề tài sẽ luận giải chặt chẽ cả về lý luận và thực tiễn đối với ĐBSH&DHĐB.

1.2. Các kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống cần nghiên cứu

1.2.1. Các kết luận rút ra

Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có ý nghĩa quan trọng để luận án kế thừa và phát triển; là nền tảng để xây dựng cơ sở lý thuyết nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng ĐBSH&DHĐB. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu:

(1) Nghiên cứu chuỗi cung ứng DVDL được chia thành 2 chủ đề chính: Xây dựng mô hình nghiên cứu với các tiêu chí, các chỉ số đánh giá và đo lường thực nghiệm về hoạt động chuỗi cung ứng cụ thể.

(2) Trong khi khái niệm về chuỗi cung ứng DVDL tương đối thống nhất thì vấn đề xác định khung nghiên cứu và hệ thống các tiêu chí, các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng vẫn còn nhiều khác biệt. Do vậy, có thể thấy, mặc dù có nhiều mô hình đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL được phát triển bởi các nhà nghiên cứu nhưng chưa có mô hình hay phương pháp nào phù hợp với tất cả các vùng khác nhau và không có bộ chỉ số nào có thể áp dụng cho tất cả các vùng vào mọi thời điểm. Thêm vào đó, các nghiên cứu đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng du lịch hầu như chưa được đề cập trong các phân tích.

(3) Mặc dù, phần lớn các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính, còn lại không nhiều các công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng hoặc hỗn hợp. Theo đó, điểm hạn chế chung của hầu hết các nghiên cứu, đó là độ tin cậy của mô hình bị ảnh hưởng và các tiêu chí, chỉ số đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL không được tính trọng số.

(4) Những nghiên cứu thực nghiệm thường tiến hành điều tra xã hội học với các đối tượng nhà quản lý của ngành khách sạn, các chuyên gia, khách du lịch...; chưa có nhiều các nghiên cứu xem xét đến cả 3 nhóm đối tượng nhà cung cấp DVDL, DNLH và ĐLLH.


(5) Còn ít các công trình nghiên cứu trong nước về mặt lý luận để nghiên cứu chuỗi cung ứng DVDL. Các nghiên cứu thực nghiệm về chuỗi cung ứng DVDL chủ yếu lựa chọn và áp dụng mô hình của Zhang và cộng sự (2009). Bên cạnh đó, cũng ít các công trình xác định nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng DVDL và đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL trong phân tích, đánh giá.

(6) Những nghiên cứu về chuỗi cung ứng DVDL tại một địa phương cụ thể cũng đã được tiến hành nghiên cứu, với hướng nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa một số thành viên tham gia chuỗi, trên địa bàn nghiên cứu Hà Nội. Những nghiên cứu này có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với nghiên cứu về chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.

(7) Một số nghiên cứu về ĐBSH&DHĐB đã chỉ ra vai trò quan trọng của du lịch vùng trong phát triển du lịch nói chung cũng như phát triển chuỗi cung ứng DVDL tại vùng nói riêng; tuy nhiên, có thể thấy chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu nghiên cứu về chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.

1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu

Từ các kết luận được rút ra cho thấy, còn một số khoảng trống cần nghiên cứu như

sau:


(1) Xác định các yếu tố đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL.

(2) Xây dựng khung nghiên cứu với các tiêu chí để đo lường kết quả hoạt động

chuỗi cung ứng DVDL phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài

(3) Xác định độ tin cậy của các thang đo trong khung nghiên cứu và mức độ tác động đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL của vùng du lịch.

(4) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng du lịch.


Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, tác giả luận án đã tổng quan các tài liệu liên quan đến tình nghiên cứu. 3 nội dung cơ bản được tác giả luận án tổng quan gồm: các nghiên cứu liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng, các nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng du lịch và quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, các nghiên cứu liên quan đến du lịch vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc để thấy rõ hơn bức tranh toàn cảnh về những vấn đế đã được nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Từ đó, tác giả tiến hành xác định 4 khoảng trống trong nghiên cứu bao gồm:

(1) các yếu tố đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL, (2) khung nghiên cứu với các tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, (3) độ tin cậy của các thang đo trong khung nghiên cứu và mức độ tác động đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL của vùng du lịch, (4) những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng du lịch.


CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI VÙNG DU LỊCH


2.1. Các khái luận cơ bản

2.1.1. Khái niệm và lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng

2.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quán trị chuỗi cung ứng Khái niệm chuỗi cung ứng

Khái niệm và lý luận về quản trị kinh doanh đã được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển trong vòng hơn 3 thập kỷ nay. Trong đó, các lý thuyết và lý luận về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là một trong những tiếp cận quản trị mới, đã và đang phát triển nhanh chóng tại các quốc gia trên thế giới. Vào những năm 90 thế kỷ 20, những khái niệm và liên kết chuỗi cung ứng và quan hệ giữa các nhà cung cấp và người mua là những cơ sở ban đầu phát triển để tạo ra khung nghiên cứu cho các khái niệm chuỗi cung ứng đến nay.

Với môi trường kinh doanh luôn có sự thay đổi mạnh mẽ và thường xuyên dẫn tới toàn cầu hóa, cạnh tranh khắt khe và khốc liệt hơn, kỳ vọng khách hàng ngày một cao hơn, cách mạng công nghệ 4.0 và các yếu tố chính trị…, một doanh nghiệp dựa chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình là không còn thích hợp để đảm bảo một năng lực cạnh tranh lớn. Các nhà quản trị kinh doanh đã nhận ra những chuỗi cung ứng mà họ đã tham gia và chính các chuỗi cung ứng mới quyết định cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi thành viên và của toàn chuỗi cung ứng. Như vậy, bên cạnh việc quản trị tốt hoạt động kinh doanh nội bộ doanh nghiệp, các nhà quản trị đã thấy rằng, hoạt động kinh doanh ngày nay, không chỉ phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào sự liên kết, hợp tác bên trong chuỗi cung ứng. Những doanh nghiệp tưởng chừng như độc lập nhưng bản chất lại có sự phụ thuộc tương hỗ với nhau khi trở thành thành viên trong chuỗi cung ứng.

Với nền tảng nghiên cứu xuất phát từ góc độ xem xét sự liên kết chuỗi cung ứng và quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua, các tác giả trên thế giới như Christopher (1992), Beamon (1998), Chorpa và Meindl (2010), đã đưa ra những khái niệm khác nhau về chuỗi cung ứng, các tác giả đều nhìn nhận và xem xét chuỗi cung ứng bao gồm tập hợp các tổ chức – thành viên liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng.


Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng”.

Bảng 2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng


Tác giả

Khái niệm về chuỗi cung ứng

Chorpa và Meindl (2012)

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn những

người vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng.

D.Lu (2011, p. 9)

Chuỗi cung ứng được định nghĩa là tập hợp các doanh nghiệp tham gia, cùng kết nối với nhau nhằm gia tăng giá trị cho dòng nguyên liệu đầu vào thành các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng theo yêu cầu khách

hàng.

Christopher (2011, p. 4)

Chuỗi cung ứng được định nghĩa là mạng lưới các tổ chức được kết nối, phụ thuộc và hợp tác với nhau bằng cách hoạt động cùng nhau để kiểm soát, quản lý và cải thiện luồng nguyên vật liệu và thông tin từ

nhà cung cấp đến người dùng cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 5

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Kể từ những năm 1980, quản trị chuỗi cung ứng đã nhận được nhiều sự quan tâm từ cả nghiên cứu học thuật và nghiên cứu ứng dụng trong quản lý kinh doanh và quản lý kinh tế. Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng là một ngành học tương đối còn mới mẻ, một trong những vấn đề của quản trị chuỗi cung ứng là thiếu sự đồng thuận về định nghĩa các các thuật ngữ. Do đó, khái niệm quản trị chuỗi cung ứng đã được các nhà nghiên cứu đề cập theo các khía cạnh khác nhau. Trong đó, quản trị chuỗi cung ứng là một ngành học mới so với các lĩnh vực kinh doanh và quản lý khác (Larson và Halldórsson, 2004). Thuật ngữ “hậu cần” bắt nguồn từ các hoạt động quân sự. Sau đó, các khái niệm, các công cụ và các kỹ thuật của hậu cần được áp dụng và quản lý kinh doanh. Từ đó, quản trị hậu cần đã đóng một vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh (Gudehus và Kotzab, 2012). Kể từ khi xuất hiện quản trị chuỗi cung ứng, đã có một số thảo luận và nghiên cứu về các liên kết của quản trị chuỗi cung ứng và quản trị hậu cần (Gudehus và Kotzab, 2012). Quản trị chuỗi cung ứng cũng đã được nghiên cứu mở rộng với khái niệm chuỗi giá trị. Như vậy, các định nghĩa về quản trị không thống nhất, các định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng lần lượt được tóm tắt trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí