Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 2

Bảng 4.20. Kiểm định thang đo bằng CFA mô hình nghiên cứu 107

Bảng 4.21. Kiểm định thang đo bằng CFA mô hình hiệu chỉnh 109

Bảng 4.22. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu 112

Bảng 4.23. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ...113 Bảng 4.24. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệmtrong mô hình nghiên cứu 115

Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 117

Bảng 4.26. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc giai đoạn 2015- 2019 122

Bảng 4.27. Bảng số lượng các DNLH tại ĐBSH&DHĐB năm 2018-2019 123

Bảng 4.28. Bảng giá trị trung bình của Cấu hình chuỗi cung ứng 124

Bảng 4.29. Bảng giá trị trung bình của cấu hình chuỗi cung ứng do mỗi nhóm đối tượng đánh giá 125

Bảng 4.31. Bảng giá trị trung bình của quan hệ chuỗi cung ứng 126

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Bảng 4.32. Bảng giá trị trung bình của quan hệ chuỗi cung ứng do mỗi nhóm đối tượng đánh giá 127

Bảng 4.33. Bảng giá trị trung bình của điều phối chuỗi cung ứng 128

Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 2

Bảng 4.34. Bảng giá trị trung bình của điều phối chuỗi cung ứng do mỗi nhóm đối tượng đánh giá 128

Bảng 4.35. Bảng giá trị trung bình của sự hài lòng 129

Bảng 4.36. Bảng giá trị trung bình của sự hài lòng chuỗi cung ứng do mỗi nhóm đối tượng đánh giá 130

Bảng 4.37. Bảng giá trị trung bình của tài chính 130

Bảng 4.38. Bảng giá trị trung bình của tài chính chuỗi cung ứng do mỗi nhóm đối tượng đánh giá 131


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ


Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 75


Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bền vững của Mandal và Dubey (2020) 15

Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu của Palang và Tippayawong (2018) 17

Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu của Babu và cộng sự (2018) 19

Hình 2.1. Các doanh nghiệp trung gian trong chuỗi cung ứng DVDL 38

Hình 2.2. Phạm vi chuỗi cung ứng DVDL trong luận án 39

Hình 2.3. Mô hình chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch 41

Hình 2.4: Mô hình chuỗi cung ứng của DNLH trong chuỗi cung ứng DVDL 43

Hình 2.5. Mô hình khái niệm quản trị chuỗi cung ứng 52

Hình 2.6. Mô hình quản trị chuỗi cung ứng DVDL của Zhang và cộng sự 58

Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu hiệu quả chuỗi cung ứng (SCP) 60

Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu hiệu suất chuỗi cung ứng xuất khẩu đặc sản vùng Tây Bắc 61

Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất 69

Hình 3.1. Tỷ lệ về giới tính của các đối tượng trong Phiếu khảo sát 80

Hình 3.2. Tỷ lệ về chức danh của các đối tượng trong Phiếu khảo sát 81

Hình 3.3. Tỷ lệ về thời gian làm việc (số năm kinh nghiệm) của các đối tượng trong Phiếu khảo sát 82

Hình 3.4.. Tỷ lệ về số năm thành lập doanh nghiệp của các đối tượng trong Phiếu khảo sát 82

Hình 3.5. Tỷ lệ về số nhân viên chính thức doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong Phiếu khảo sát 83

Hình 4.1. Mô hình ngiên cứu hiệu chỉnh 106

Hình 4.2. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 1 108

Hình 4.3. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 2 110

Hình 4.4. Phân tích mô hình cấu trúc SEM 1 111

Hình 4.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu 112

Hình 4.6. Phân tích mô hình cấu trúc SEM 2 114

Hình 4.7. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 116


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết nghiên cứu luận án

- Về lý luận

Theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị năm 2017 về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nêu rõ “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Sản phẩm du lịch sử dụng các yếu tố đầu vào từ nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau”. Hiện nay, du lịch đã được xem là hiện tượng phổ biến trên toàn cầu và ngày càng được chú trọng phát triển ở nhiều quốc gia, địa phương. Cùng với đó, nhu cầu của khách du lịch cũng trở nên sôi động hơn, đa dạng hơn và đang có sự dịch chuyển dần từ nhu cầu đại chúng sang nhu cầu cá nhân hóa cao khiến sự cạnh tranh trên thị trường du lịch cũng ngày càng gay gắt hơn.

Thực tế, đấu trường cạnh tranh trên thế giới đang chuyển từ cách thức “doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp” sang “chuỗi cung ứng cạnh tranh với chuỗi cung ứng”. Do đó, sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào ngày nay, không còn chỉ phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh mà là khả năng hợp tác, tham gia vào chuỗi cung ứng của chính doanh nghiệp đó. Mối quan hệ dường như độc lập truyền thống trước đây, giữa các tổ chức trong chuỗi cung ứng có sự thay đổi bằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong chuỗi. Đòi hỏi sự nắm bắt và tận dụng cơ hội phát triển bằng cách thực hiện quản trị chuỗi cung ứng. Chính vì lý do này, đã phát sinh nhu cầu quản trị chuỗi cung ứng.

Theo quan điểm của Lu (2011), để đạt kết quả kinh doanh tối ưu chỉ đơn giản thông qua một cách tiếp cận quản lý hoàn toàn nội bộ là không khả thi. Bởi thực tế, để quản lý kinh doanh tốt hơn, doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp du lịch nói riêng cần quản lý doanh nghiệp mình cùng với việc tham gia hoạt động chuỗi cung ứng thông qua xác định chiến lược kinh doanh phù hợp, xác định cấu hình hợp lý, thực hiện tốt việc liên kết và cộng tác với các thành viên để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Thực tế, khó có thể tìm thấy bất kỳ khía cạnh nào của hoạt động kinh doanh không liên quan đến chuỗi cung ứng. Việc cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua sự đo lường từ phía người tiêu dùng cuối cùng mà không cần thực hiện quản trị nhà cung cấp, nhà phân phối trong chuỗi là không hợp lý. Chính vì vậy việc đo lường kết quả hoạt động chuỗi có ý nghĩa trong việc tạo ra giá trị kinh doanh đóng góp chung của toàn bộ chuỗi cung ứng.


Đứng trước sức ép cạnh tranh có tính toàn cầu, mỗi quốc gia, vùng, địa phương và doanh nghiệp muốn phát triển du lịch đều phải giải quyết đồng bộ các vấn đề nguồn lực, chi phí giao dịch, vốn kinh doanh, thương hiệu, marketing… để nâng cao nỗ lực phát triển thị trường và cạnh tranh thu hút khách. Một trong những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề trên là nghiên cứu và nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Bởi lẽ, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi nhu cầu của du khách ngày càng cao, khả năng thay thế và bổ sung các sản phẩm du lịch ngày càng lớn, yêu cầu đối với các quốc gia, vùng, địa phương và với mỗi doanh nghiệp phải không ngừng phát triển khả năng cung ứng dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các quốc gia, vùng, địa phương và doanh nghiệp phải đồng thời đầu tư nguồn lực, để nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút khách bằng cách nâng cao hoạt động chuỗi cung ứng DVDL – một giải pháp được đánh giá có thể mang tính lâu dài và bền vững.

Một số các nghiên cứu đã đề cập đến kết quả chuỗi cung ứng DV nói chung và kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL nói riêng chịu ảnh hưởng bởi một số các yếu tố nhất định. Yilmaz và cộng sự (2006) đã xác định 2 yếu tố được coi là then chốt của đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bao gồm: sự hài lòng và nội bộ chuỗi cung ứng. Trong đó sự hài lòng được coi là yếu tố đo lường từ bên ngoài chuỗi cung ứng và nội bộ là yếu tố đo lường từ bên trong chuỗi cung ứng bao gồm yếu tố tài chính, chi phí... Aramyan và cộng sự (2007) cho rằng đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng thông qua 2 yếu tố: tài chính và phi tài chính để đạt được sự cân bằng của 2 yếu tố này dọc hoạt động của chuỗi cung ứng là cần thiết. Trong đó, yếu tố tài chính được được tác giả đề cập đến các khía cạnh chi phí, lợi nhuận và yếu tố phi tài chính được tác giả đề cập tới việc đo lường sự hài lòng của khách hàng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn, thân thiện với môi trường của sản phẩm.

Kế thừa và phát triển từ nghiên cứu của Yilmaz và cộng sự (2006), Zhang và Murphy (2009) đã xác định đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng không chỉ cần thiết đối với quản trị chuỗi cung ứng mà còn có ảnh hưởng đến các hoạt động của toàn bộ các thành viên tham gia chuỗi và qua đó đánh giá nỗ lực của từng thành viên trong chuỗi cung ứng. Theo Zang và Murphy (2009), đo lường kết quả hoạt động chuỗi không chỉ dừng lại ở việc đo lường yếu tố tài chính hay tác nghiệp mà cần quan tâm đến yếu tố phi tài chính là sự hài lòng khách hàng – một yếu tố quan trọng để đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Nghiên cứu của Fantazy và cộng sự (2010) đưa ra quan điểm cho rằng, mặc dù nhiều tác giả đã đặt nhấn mạnh về sự hài lòng của khách hàng


trong ngành khách sạn, nhưng những nỗ lực cho các nghiên cứu đó còn hạn chế. Nói cách khác, các nghiên cứu về khách sạn nói chung còn hạn chế, nhất là đo lường sự hài lòng của khách hàng trong chuỗi cung ứng. Do đó, trong nghiên cứu của mình, Fantazy và cộng sự (2010) đã tiến hành đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL bao gồm cả yếu tố tài chính và phi tài chính. Trong đó yếu tố tài chính được đo lường bằng giá trị ròng lợi nhuận, yếu tố phi tài chính được đo lường dựa trên khía cạnh sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của mình, Piboonrnugroj (2012) đã xây dựng khung mô hình lý thuyết về chuỗi cung ứng DVDL. Trong đó, tác giả cũng đã đưa ra một số yếu tố đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung ứng gồm: tài chính, sự hài lòng của khách hàng, tác nghiệp và sự phát triển.

Đây là những nhà nghiên cứu tiên phong trong việc sự dụng mô hình lý thuyết để giải thích và đo lường kết quả hoạt động chuỗi cung DVDL. Kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy kết quả hoạt động chuỗi cung ứng không chỉ góp phần đáng kể vào thành công của chuỗi cung ứng mà còn đem lại những lợi ích thuận chiều cho hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp thành viên (Piboonrnugroj, 2012). Tuy nhiên, các nghiên cứu đó còn phân tán và một số nghiên cứu thiếu mục tiêu nghiên cứu rõ ràng.

Hiện nay, các nghiên cứu về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL thường được phân loại thành ba loại lớn, đó là: (1) nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng DVDL (khách sạn, khu du lịch, điểm đến du lịch và các hãng hàng không) và các DNLH, (2) đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL, và (3) xác định các vấn đề lựa chọn đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL.

Các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào một hoặc một vài yếu tố đơn lẻ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng như mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi mà thiếu nghiên cứu mang tính tổng hợp các yếu tố cùng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Đặc biệt, còn ít các nghiên cứu về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL và đa số các nghiên cứu đều đo lường kết quả hoạt động chuỗi với 2 yếu tố tài chính và phi tài chính. Với quan điểm tiếp cận, yếu tố tài chính liên quan đến các khía cạnh giá trị ròng lợi nhuận và yếu tố phi tài chính liên quan đến khía cạnh sự hài lòng của khách hàng.

Vì vậy, việc nghiên cứu các thành viên tham gia chuỗi, kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL và đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL đáp ứng được yêu cầu về mặt lý luận.

- Về thực tiễn


Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đang có những giải pháp để thúc đẩy du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Mặc dù, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển rõ nét; đạt được nhưng kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ và mang lại lợi nhuận cao hơn cho các doanh nghiệp, nhưng sức ép của cạnh tranh gay gắt trên thị trường và trụ vững trên thị trường luôn thách thức các doanh nghiệp tạo ra những dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất. Hơn nữa, một trong những quy luật có tính phổ biến mà các quốc gia, các vùng và các doanh nghiệp phát triển hoạt động du lịch khó có thể tránh khỏi là tính thời vụ trong du lịch. Butler, 2001 (trích dẫn trong Lê Dân và Dương Anh Hùng, 2014) cho rằng: “Tính thời vụ du lịch không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành Du lịch, mà còn tác động tiêu cực đến sử dụng các nguồn lực trong hoạt động du lịch, như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, lao động”. Trình độ sản xuất xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng hoàn thiện, cầu du lịch tặng mạnh mẽ về quy mô, đa dạng phong phú về cơ cấu đã gây ra khó khăn và áp lực lớn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động cung ứng DVDL. Sự mất cân đối giữa cầu và cung du lịch thường dẫn đến việc giá dịch vụ tăng cao; bảo vệ mội trường cũng như đảm bảo an ninh cho du khách cũng gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, trong mùa thấp điểm, các tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động không được sử dụng hết công suất gây lãng phí nguồn lực rất lớn.

Để khắc phục và hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần xây dựng chiến lược nhằm tạo ra sự liên kết, hợp tác của các nhà cung cấp DVDL, các DNLH, các ĐLLH… Hơn nữa, khi mối liên kết giữa các thành viên trở nên nhuần nhuyễn thì chuỗi cung ứng cần có sự điều phối hợp lý thể thỏa mãn nhu cầu khách du lịch tốt hơn. Bên cạnh đó, các thành viên trong chuỗi cung ứng cần liên kết, hợp tác với nhau theo một cấu hình phù hợp để thực hiện các hoạt động chuỗi cung ứng với các chính sách kích cầu du lịch, ưu đãi giá dịch vụ cho từng đối tượng khác nhau.

Những năm gần đây, ngành Du lịch Việt Nam đã có những tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2019, Việt Nam đón đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tại vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng vẫn còn bộc lộ một vài hạn chế liên quan đến sự phát triển rời rạc, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành. Từ các nghiên cứu phát triển du lịch trên thế giới cho thấy, cần có sự nhận thức, tham gia và thực hiện


hoạt động liên kết các mối quan hệ của các thành viên tham gia chuỗi cung ứng như các nhà cung cấp DVDL, các DNLH, các ĐLLH để từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của mỗi thành viên khi tham gia chuỗi, lợi ích của các thành viên khi tham gia chuỗi và mối liên quan đến kết quả hoạt động chuỗi. Các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với việc tìm ra các cách thức mới để đem lại sự hài lòng cho du khách với chi phí quản lý cố định. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được cải thiện thông qua các cách thức khác nhau như cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ; đưa ra các chương trình khuyến mại, hậu mãi nhằm nâng cao sự hài lòng, thỏa mãn cho khách hàng… nhưng các phương thức này thường được tiến hành riêng lẻ ở từng doanh nghiệp nên hiệu quả chưa cao.

Một trong những phương thức hiệu quả để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức được lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng DVDL, cùng cải thiện và nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng để đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Vấn đề về phát triển du lịch của vùng đã được các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu. Đặng Thị Thùy Duyên (Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững, 2019) đã đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH (trên địa bàn 3 tỉnh là Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình) theo hướng bền vững. Vũ Thị Hậu (Phát triển du lịch Mice ở vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, 2019) đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch MICE của vùng góp phần vào phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB và cả nước. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Hồng Hải (Phát triển du lịch Thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, 2018) đã đưa ra giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng hiệu quả, bền vững trong sự liên kết vùng ĐBSH. Trần Thị Bích Hằng (Phát triển sản phẩm du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, 2019) đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù cho từng địa phương cụ thể; giải pháp liên kết giữa các địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững phù hợp, có tính cạnh tranh cao của toàn ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2020-2030. Nguyễn Phạm Hùng (Phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, 2013) đã trình bày cơ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa và du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Đinh Văn Điến (Hợp tác để phát triển du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng, 2013) đã đề xuất một số giải pháp liên kết nhằm kêu gọi Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng cùng phát huy lợi thế cạnh tranh về du lịch, xây dựng vùng trở thành


một trong bảy trung tâm du lịch lớn của cả nước, trong đó Ninh Bình là một trong những trọng điểm. Lê Văn Minh (Đồng bằng sông Hồng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, 2018) đã đưa các giải pháp: Liên kết, hợp tác trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; Tạo cơ chế thu hút đầu tư vào các sản phẩm du lịch đặc thù; Xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSH. Lê Anh (Phát triển du lịch làng nghề ở đồng bằng sông Hồng, 2018) đã đưa ra một số gợi ý cần thiết cho sự phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống. Hầu hết các nghiên cứu đã đề cập đến một số nội dung phát triển du lịch của vùng giúp có một bức tranh tương đối tổng thể về phát triển du lịch tại vùng.

Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh rằng, nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia chuỗi cung ứng và nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm và có nhận thức đúng đắn. Do đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường, các thành viên tham gia chuỗi cung ứng cần phải nâng cao nhận thức và cải thiện kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL của vùng ĐBSH&DHĐB. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB với mục tiêu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng. Đặc biệt, cho đến nay, các nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng DVDL chưa đi sâu và làm rõ về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng tại vùng ĐBSH&DHĐB Việt Nam.

Do vậy, nghiên cứu chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB sẽ đáp ứng được yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhất là thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài“Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam” nhằm giúp các thành viên tham gia chuỗi cung ứng có những giải pháp phù hợp giúp giải quyết tốt cải thiện kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB; đề xuất một số kiến nghị với các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách cho việc phát triển chuỗi cung ứng DVDL tại vùng góp phần phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng và phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Luận án hướng tới mục tiêu đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị cơ bản có tính khả thi để góp phần nâng cao kết quả

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí