Hoàn Thiện Cấu Hình Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch


vụ bổ trợ cho ngành du lịch. Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng DVDL cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ như đưa ra các quyết định chung, thực hiện truyền thông, chia sẻ thông tin…với mục tiêu chung là nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, đồng thời đem lại lợi nhuận cho toàn chuỗi cung ứng. Để nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng, bên cạnh những nỗ lực giải pháp từ phía các doanh nghiệp thành viên tham gia chuỗi, cần có sự chung tay, hỗ trợ của các ngành, địa phương và các bên liên quan. Do đó, giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng được chia thành 2 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp cơ bản và nhóm giải pháp hỗ trợ. Trong đó, nhóm giải pháp cơ bản dành cho các doanh nghiệp thành viên tham gia chuỗi nỗ lực cố gắng thực hiện. Ngoài ra, nhóm giải pháp hỗ trợ dành cho các đối tượng liên quan.

5.3.1. Các giải pháp cơ bản

5.3.1.1. Hoàn thiện cấu hình chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch

Từ kết quả kiểm định SEM trong nghiên cứu này có đủ cơ sở để khẳng định cấu hình có tác động tích cực đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB, được thể hiện qua hệ số ước lượng hồi quy là 0,30. Cấu hình chuỗi cung ứng có ảnh hưởng thuận chiều đến các biểu hiện của kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng (sự hài lòng và tài chính). Kết quả này, được thể hiện qua các hệ số hồi quy như sau: cấu hình chuỗi cung ứng có kết quả ước lượng hồi quy thể hiện tác động tích đến sự hài lòng là 0,28; tới tài chính là 0,16.

Bên cạnh đó, với sự đánh giá về thực trạng cấu hình từ việc khảo sát các đối tượng cho thấy, các doanh nghiệp đánh giá cấu hình chuỗi cung ứng DVDL đạt mức điểm trung bình 2,7895 điểm. Mỗi nhóm thành viên có sự đánh giá về cấu hình chuỗi cung ứng đạt các giá trị trung bình khác nhau. Trong đó, nhóm các DNLH đánh giá cấu hình chuỗi cung ứng mức 2,7015 điểm. Từ các kết quả trên cho thấy, cấu hình chuỗi cung ứng DVDL hiện còn tồn tại một số vấn đề cần được tháo gỡ. Cụ thể, số lượng và cơ cấu các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng DVDL chưa thực sự hợp lý ở tất cả các khâu, chưa đảm bảo tốt tính chuyên môn hóa. Số các doanh nghiệp cung cấp DVDL quy mô nhỏ lẻ, manh mún chiếm tỷ lệ cao dẫn đến không khai thác được lợi thế nhờ quy mô, không đầu tư được kỹ thuật hiện đại trong cung cấp dịch vụ dẫn đến năng suất cung ứng còn thấp.

Để lựa chọn một cấu hình phù hợp cần phải tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh doanh nghiệp và cơ chế giao kết các thành viên trong chuỗi cung ứng.


Hoàn thiện cấu hình chuỗi cung ứng là những hoạt động liên quan đến việc lựa chọn mạng lưới các nhà cung cấp, với các công việc, quá trình thực hiện và phương thức vận chuyển ở từng giai đoạn của vận hành chuỗi cung ứng. Các quyết định này được đánh giá là quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và là một trong những quyết định quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ phải đưa ra quyết định cân nhắc có lựa chọn hay không lựa chọn dựa trên căn cứ vào chi phí, thời gian thực hiện giao dịch…

Do đó, để hoàn thiện cấu hình chuỗi cung ứng DVDL tốt hơn, các doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp và thực thi hữu hiệu chiến lược kinh doanh đã xây dựng, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố nguồn lực cũng như công tác triển khai xây dựng, thực hiện và đánh giá chiến lược kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Như vậy, doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên về quản trị chiến lược.

Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 20

Doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên trách về quản trị chiến lược hoặc bộ phận phụ trách kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Họ phải là những người có chuyên môn về chiến lược và kế hoạch kinh doanh để hoàn thành tốt chức năng tư vấn chiến lược chiến lược kinh doanh cho nhà quản trị cấp cao và xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận.

Cho dù thực hiện quy trình xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp theo cách nào khi tham gia chuỗi cung ứng, thì khi xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cần cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bộ phận chức năng về kế hoạch kinh doanh và các bộ phận nghiệp vụ để đảm bảo tính khả thi của các chỉ tiêu kế hoạch. Ngoài ra, cùng với việc xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể và dài hạn, doanh nghiệp cần cụ thể hóa thành chiến lược ngắn hạn, các kế hoạch kinh doanh có lên chi tiết về danh sách các nhà cung cấp được lựa chọn, nhiệm vụ cụ thể của từng khâu trong quá trình vận hành chuỗi.

Bên cạnh đó, cơ chế giao kết giữa các thành viên trong chuỗi để xác lập phương thức vận hành giữa các doanh nghiệp. Phương thức vận hành của chuỗi cung ứng được coi là cách thức cụ thể để tiến hành các hoạt động của một doanh nghiệp DNLH và các thành viên trong chuỗi trong quá trình cung cấp, sản xuất và phân phối DVDL đáp ứng nhu cầu khách hàng. Như vậy, cơ chế giao kết của hai hay nhiều bên tham gia trong quá trình hoạt động chuỗi cung ứng sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham


gia, không kể quy mô hay loại hình sở hữu. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện các cơ chế giao kết tập trung vào ba yếu tố, đó là:

Thứ ba, doanh nghiệp gia tăng ký kết hợp đồng.

Đây là cách để giúp các doanh nghiệp có công cụ quản lý tốt hơn với các nhà cung cấp, người mua và quản lý rủi ro. Hợp đồng xác định các thông số cơ bản như: số lượng, giá cả, thời gian và chất lượng…trong đó nơi mua đặt hàng và nhà cung ứng cung cấp đáp ứng. Mục tiêu của gia tăng ký kết hợp đồng chuỗi cung ứng giúp tăng lợi nhuận, giảm chi phí và chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.

Thứ tư, doanh nghiệp tăng cường chia sẻ thông tin.

Việc chia sẻ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong chuỗi kết nối với nhau và lập kế hoạch đối ứng, đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm DVDL cam kết. Các hình thức chia sẻ thông tin như: chia sẻ thông tin trực tiếp giữa các doanh nghiệp thành viên, chia sẻ thông qua tích hợp thông tin các thành viên trong nội bộ chuỗi.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần thực hiện ra quyết định chung.

Bởi vì khi doanh nghiệp tham gia hoạt động chuỗi cung ứng DVDL là hoạt động phối hợp của nhiều thành viên là các tổ chức khác nhau nhưng khi hoạt động cũng tương tự như một tổ chức. Để tổ chức hoạt động và hoạt động có hiệu quả cần ra quyết định cho hoạt động của tổ chức, nhưng thay vì nhà quản trị quyết định, thì các doanh nghiệp thành viên ra quyết định chung, nhằm đặt ra mục tiêu, chương trình và cách thức hoạt động của chuỗi, để các thành viên có thể giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp mình phù hợp các quy luật vận động của chuỗi cung ứng, kết hợp với các thông tin của chuỗi. Hoạt động ra quyết định chung của các thành viên trong chuỗi sẽ giúp duy trì dòng chảy thông tin, sử dụng hợp lý các nguồn lực như: cơ sở vật chất, lao động, vốn, công nghệ kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp tham gia trong quá trình cung ứng DVDL, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, ra quyết định chung mang tính chiến lược và chuẩn bị các kế hoạch trong tương lai.

5.3.1.2. Tăng cường quan hệ các thành viên trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch

Từ kết quả kiểm định SEM trong nghiên cứu này có đủ cơ sở để khẳng định quan hệ chuỗi cung ứng có tác động tích cực đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB, được thể hiện qua hệ số ước lượng hồi quy là 0,40. Quan hệ chuỗi cung ứng có ảnh hưởng thuận chiều đến các biểu hiện của kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng (sự hài lòng và tài chính). Kết quả này, được thể hiện qua


các hệ số hồi quy như sau: quan hệ chuỗi cung ứng có kết quả ước lượng hồi quy thể hiện tác động tích đến sự hài lòng là 0,43; tới tài chính là 0,39.Với cả hai mô hình SEM đều có một điểm chung kết luận quan hệ chuỗi cung ứng là nội dung quan trọng và có hệ số hồi quy lớn nhất trong 3 yếu tố (cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng, điều phối chuỗi cung ứng), thể hiện ảnh hưởng nhiều nhất của quan hệ chuỗi cung ứng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng và các thành phần của nó (sự hài lòng và tài chính).

Bên cạnh đó, với sự đánh giá về thực trạng quan hệ chuỗi cung ứng từ việc khảo sát các đối tượng cho thấy, các doanh nghiệp đánh giá quan hệ chuỗi cung ứng DVDL đạt mức điểm trung bình là 3,1595 điểm. Mỗi nhóm thành viên có sự đánh giá về quan hệ chuỗi cung ứng đạt các giá trị trung bình khác nhau. Trong đó, nhóm các DNLH đánh quan hệ hình chuỗi cung ứng mức 3,1775 điểm. Từ các kết quả trên cho thấy, quan hệ chuỗi cung ứng DVDL hiện còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Cụ thể, các nhà cung cấp DVDL vẫn thường xuyên tiêu thụ sản phẩm qua kênh bán hàng trực tiếp; quan hệ giữa một số các nhà cung cấp DVDL với các DNLH là không có hợp đồng, khi nào có DVDL sẽ cung cấp cho các DNLH với giá cả và điều kiện mua bán tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. Hơn nữa, tình trạng phá vỡ hợp đồng cung ứng với các DNLH vẫn còn tồn tại, đặc biệt khi có sự chênh lệch giá giữa giá bán lẻ ngoài thị trường do họ chưa ý thức cao về tính liên kết bền vững trong chuỗi, chỉ chú trọng đến lợi ích trong ngắn hạn. Có thể nói, quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng DVDL hiện nay rất lỏng lẻo, không có nhiều các cam kết dài hạn. Do đó, để tăng cường quan hệ chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần quan tâm và thực hiện một số giải pháp liên quan đến xây dựng niềm tin, tăng cường sự cam kết, thiết lập mối quan hệ cá nhân và ứng dụng công nghệ thông tin

Vì vậy, để tăng cường quan hệ chuỗi cung ứng giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp thành viên trong chuỗi xây dựng niềm tin với nhau.

Tăng cường quan hệ chuỗi cung ứng là một trong những giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu sự không chắc chắn trong các giao dịch cũng như gia tăng niềm tin giữa các thành viên trong chuỗi. Để đạt được lợi ích tối đa trong mối quan hệ hợp tác, các bên không chỉ chia sẻ và cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ mà còn phải thường xuyên cập nhật liên tục các dữ liệu liên quan đến thị trường khách, kênh phân phối, thị hiếu tiêu dùng của khách… Ngoài ra, các bên cũng cần đưa ra những dự đoán chính xác về sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch cũng như


đảm bảo cho các luồng thông tin được luân chuyển dễ dàng giữa các bên. Chính vì vậy, việc xây dựng niềm tin giữa các thành viên trong chuỗi không chỉ thúc đẩy sự chia sẻ thông tin mà còn tạo điều kiện cho quan hệ đạt được hiệu quả cao giữa các thành viên, thuận lợi cho hoạt động chuỗi cung ứng giúp nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL.

Thứ hai, doanh nghiệp cần thúc đẩy niềm tin giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

Các doanh nghiệp cần phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp, các nhà phân phối của mình. Cụ thể, DNLH cần phát triển quan hệ với các nhà cung cấp DVDL, cụ thể là đại diện của đối tác những người có khả năng ra quyết định hoặc ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà cung cấp. Tương tự như vậy đối với quan hệ của DNLH và ĐLLH. Những người ra quyết định phải là những người có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về mối quan hệ và hiểu được những lợi ích cũng như giá trị của niềm tin được tạo dựng giữa các bên để từ đó có những cơ chế quản lý quan hệ cho phù hợp, chẳng hạn như mối quan hệ giữa cá nhân doanh nghiệp này với đối tác hoặc mối quan hệ giữa các đối tác với nhau. Việc lựa chọn cơ chế phối hợp hoạt động sẽ phụ thuộc vào cách thức phân bổ các nguồn lực hiệu quả và định hướng xây dựng mối quan hệ liên minh chiến lược khi các bên cùng tham gia hoạt động trong chuỗi cung ứng.

Thứ ba, để đảm bảo quan hệ giữa các bên đạt niềm tin như mong đợi, các doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế kiểm soát niềm tin dựa vào chất lượng dịch vụ và giá trị khách hàng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cam kết đảm bảo thống nhất mức giá vừa mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảo được chất lượng dịch vụ nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách du lịch, các nhà cung cấp DVDL, các DNLH và các ĐLLH cần liên kết chặt chẽ với nhau bằng mối quan hệ chân thành, sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau trong bất kỳ trường hợp nào, luôn quan tâm đến lợi ích của nhau khi đưa ra các quyết định quan trọng. Muốn làm được điều đó, giữa các doanh nghiệp cần tạo dựng niềm tin nhằm mang lại lợi ích trước hết là cho chính các doanh nghiệp tham gia hợp tác, và quan trọng hơn cả là duy trì sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Như vậy, quan hệ chuỗi cung ứng dựa trên việc mang lại lợi ích đồng thời cho mỗi thành viên và nhằm hướng tới sự phát triển du lịch bền vững.


Thứ tư, các doanh nghiệp cần tăng cường sự cam kết với nhau trong chuỗi cung ứng DVDL.

Các nhà cung cấp DVDL có ảnh hưởng lớn đến các chi phí và chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho khách du lịch. Các ĐLLH có ảnh hưởng lớn đến khả năng phân phối và bán lượng hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, việc lựa chọn các nhà cung cấp DVDL và các ĐLLH cũng như sự thiết lập các quan hệ lâu dài giữa các bên tham gia là rất cần thiết. Quan hệ giữa DNLH và các nhà cung cấp DVDL trong chuỗi cung ứng của ngành du Lịch Việt Nam hiện nay thường được phân thành hai loại chính là mối quan hệ giữa các nhà cung cấp (như các khách sạn, khu du lịch, điểm tham quan, và các hãng hàng không) với các đại lý lữ hành/các DNLH; mối quan hệ giữa các đại lý lữ hành bán buôn và các đại lý lữ hành bán lẻ.

Thứ năm, doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì tốt quan hệ giữa DNLH và các nhà cung cấp DVDL

Quan trọng là sự cam kết giữa các bên tham gia hợp tác cần phải được dựa trên những nguyên tắc chung như: hai bên luôn dành sự quan tâm lẫn nhau trong việc phát triển quan hệ hợp tác; các bên cần tìm kiếm những cách thức mới nhằm phát triển mối quan hệ giữa các bên; cân bằng về lợi ích; thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa các thành viên trong chuỗi nhằm tạo điều kiện giúp đỡ cho các đối tác; cam kết chia sẻ thông tin nhằm đưa ra những dự đoán chính xác về sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch cũng như đảm bảo cho các luồng thông tin được luân chuyển dễ dàng giữa các bên. Sự chia sẻ thông tin không chỉ nâng cao sự tương tác giữa các doanh nghiệp mà nó còn tạo điều kiện cho nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng.

Thứ sáu, các doanh nghiệp cần cam kết duy trì quan hệ dài hạn với các thành viên trong chuỗi.

Để duy trì và phát triển mối quan hệ hiệu quả, các DNLH sẽ gửi khách đến các khách sạn và nhà hàng ở địa phương đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài dựa trên sự cam kết và sự tin tưởng giữa các bên để khách có những trải nghiệm về các dịch vụ lưu trú và ăn uống. Ngoài ra, DNLH và các nhà cung cấp cần có sự nỗ lực và đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các bên, cụ thể là sự liên kết, hợp tác giữa các DNLH với kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng điểm đến, xây dựng sản phẩm và quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch. Đây không chỉ là vấn đề riêng của một doanh nghiệp mà là sự nỗ lực, cố gắng của tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch. Chính sự cam kết cũng như gắn bó chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong


quá trình liên kết, hợp tác sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của thương hiệu, của sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ chuỗi. Việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp ngoài mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi doanh nghiệp, còn tạo ra được khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan.

Thứ bảy, thiết lập mối quan hệ cá nhân giữa các doanh nghiệp.

Mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cơ hội cải thiện thị phần trên thị trường thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp. Xây dựng mối quan hệ cá nhân với các thành viên trong chuỗi sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán bằng cách giảm chi phí giao dịch cũng như giảm thiểu sự không chắc chắn từ phía nhà cung cấp. Hơn nữa, nhờ có mối quan hệ cá nhân này, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình và của các nhà cung cấp bằng cách tận dụng các nguồn lực được chia sẻ giữa các bên. Vì vậy, các khách hàng không chỉ tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao mà còn giúp tối ưu hóa lợi ích của chính mình.

Thứ tám, doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên có đủ năng lực, kỹ năng để thiết lập và gắn bó lâu dài với các đối tác.

Để giữ vững mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các đối tác giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp thìchỉ cần nhân viên này rời khỏi doanh nghiệp thì các mối quan hệ cá nhân đã được tạo dựng với các đối tác cũng mất theo. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đảm bảo mối quan hệ cá nhân với các đối tác có tầm quan trọng thông qua các hoạt động như: tặng quà cho các đối tác vào các dịp lễ, tết; quan tâm, thăm hỏi khách nhân dịp kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, các sự kiện quan trọng; luôn giữ liên lạc với các đối tác để kịp thời thăm hỏi khi có vấn đề xảy ra; tìm hiểu về gia đình, sở thích và chuyên môn của nhau…Ngoài các buổi gặp mặt trực tiếp vào các dịp nghỉ lễ đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần giữ liên lạc với các đại diện của các đối tác bằng các hình thức thăm hỏi qua điện thoại, email, facebook...

Thứ chín, các doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.

Trên thực tế, DNLH là các đơn vị tiên phong hàng đầu trong việc sử dụng rộng rãi CNTT và biến CNTT trở thành một phần thiết yếu trong phát triển doanh nghiệp nói riêng và góp phần đáng kể vào sự thành công của ngành du lịch nói chung. CNTT giúp thúc đẩy việc mở rộng về mặt địa lý và quá trình toàn cầu hóa của ngành du lịch, nhưng chính việc mở rộng về địa lý du lịch cũng đặt ra những thách thức không nhỏ


buộc các doanh nghiệp phải tận dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại để vượt qua, như hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính (Computer reservation systems – CRS); hệ thống phân phối thông tin toàn cầu (Global distribution systems – GDS) ...

Chẳng hạn, hệ thống CRS và GDS không chỉ thúc đẩy sự hợp tác theo chiều dọc giữa các hãng hàng không và khách sạn với các nhà cung cấp dịch vụ khác, mà còn cho phép các nhà cung cấp dịch vụ du lịch bán trực tiếp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cuối cùng. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã tiến hành hiện đại hóa CNTT bằng cách nâng cấp hệ thống và thay đổi các chương trình cho phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin về các thành phần cơ bản của một DVDL, một chương trình du lịch đã được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của website của công ty, từ đó cho phép các doanh nghiệp chào bán các chương trình du lịch linh động hơn và phù hợp với sở thích, thị hiếu tiêu dùng cũng như nhu cầu của khách du lịch. Nhờ có hệ thống đặt vé trực tuyến trên website, kênh bán tour qua mạng, và các trang mạng xã hội như facebook, youtube, twitter, linkedin, google plus và printerest các DNLH có thể mở rộng thêm các kênh phân phối; và khách du lịch có thể so sánh chất lượng, dịch vụ, giá cả giữa các tour, để từ đó gia tăng trải nghiệm cho các chuyến đi của mình.

Thứ mười, các doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong quan hệ của các thành viên trong chuỗi

Khi các doanh nghiệp ứng dụng CNTT thông tin trong mối quan hệ sẽ giúp cho các bên quản lý được các luồng thông tin một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ về các sản phẩm du lịch từ các hãng hàng không đến dịch vụ đặt phòng khách sạn. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp nắm được các thông tin cụ thể về các dịch vụ để thiết kế chương trình du lịch trọn gói nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch. Hơn nữa, ứng dụng CNTT cung cấp cho các thành viên trong chuỗi cung ứng các thông tin về khách hàng để các bên thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng phục vụ cho mục đích tiếp thị. Chính nhờ những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, các nhà cung cấp có thể nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí hoạt động tiếp thị và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mười một, các doanh nghiệp cần lựa chọn đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Những đội ngũ nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, năng khiếu và thái độ

làm việc ở mức độ cao, phù hợp để thiết lập và củng cố mối quan hệ với các đối tác có tầm quan trọng trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý nhân tài, các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023