Nguyờn Nhõn Ảnh Hưởng Đến Thực Trạng Chất Lượng Sản Phẩm Du Lịch


2.3.2. Nguyờn nhõn ảnh hưởng đến thực trạng chất lượng sản phẩm du lịch

Qua phân tích và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng chất lượng SPDL chưa tốt, có thể đưa ra một số nguyên nhân chính sau:

Các cấp quản lý chưa quan tâm thoả đáng đến vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm du lịch

Sở Du lịch Hà Nội chưa thực sự quan tâm đến việc đánh giá và quản lý chất lượng của các sản phẩm du lịch. Mặc dù đã có những nỗ lực để thúc đẩy du lịch phát triển, nhưng chưa có những giải pháp mang tính chiến lược cho sản phẩm du lịch, chưa có những quy định chặt chẽ để khuyến khích phát triển doanh nghiệp và xử lý sai phạm. Chính vì thế mà các sản phẩm du lịch Hà Nội phát triển không có sự gắn kết và không có tính hệ thống. Các cấp quản lý mặc dù đã có những chính sách để kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng chưa triển khai tốt và chưa đưa ra các tiêu chí cụ thể trong thực tiễn với từng loại hình dịch vụ du lịch.

Thiếu sự phối hợp gắn kết giữa các ngành

Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của chuỗi các dịch vụ; mỗi loại hình dịch vụ được tạo ra trong mối quan hệ với các lĩnh vực, bộ phận khác nhau của xã hội. Chính vì vậy mà sự phối hợp cùng các ban ngành, các bộ phận kháclà rất cần thiết để đảm bảo cho sản phẩm du lịch chất lượng tốt. Ví dụ: việc trẻ em đeo bám du khách chỉ có thể được giải quyết nếu có sự phối hợp với các tổ chức xã hội, với lực lượng an ninh; việc thay đổi giới hạn thời gian cho các điểm vui chơi vào buổi tối chỉ có thể được thực hiện nếu có sự kết hợp với bộ phận văn hoá xã hội, các lực lượng an ninh. Sự phối hợp phải thực hiện trên cơ sở cùng đảm bảo lợi ích, đảm bảo cùng phát triển và gìn giữ những giá trị tốt. Chẳng hạn lợi nhuận từ kinh doanh du lịch phải được trích ra để đầu tư cho sự đảm bảo và phát triển các giá trị xã hội.


Mức tái đầu tư và đầu tư cho quản lý chất lượng dịch vụ ở các doanh nghiệp du lịch chưa thích hợp

Theo thống kê thì tỷ lể tái đầu tư trung bình của các công ty kinh doanh sản phẩm du lịch chỉ khoảng 1% so với doanh thu. Tỷ lệ này là quá thấp so với các nước trong khu vực là 10%. Con số đó không thể đảm bảo chính sách đào tạo nhân viên thường xuyên để nâng cao trình độ và kỹ năng phục vụ; nghiên cứu, áp dụng quy trình quản lý chất lượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tính chuyên nghiệp của nhân lực chưa cao

Theo kết quả điều tra ở phần 2.2.2 thì trình độ nhân lực phục vụ trong ngành du lịch có trình độ không cao, ngoại trừ ở loại khách sạn cao cấp và dịch vụ lữ hành là có trình độ đại học chiếm 52%. Các dịch vụ còn lại, trình độ học vấn của nhân viên rất thấp thậm chí chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch.

Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ khách quốc tế đến Hà Nội - 11

Đầu tư nghiên cứu định hướng phát triển các loại hình du lịch trong tương la chưa được chú trọng

Hà Nội đã phát triển một số loại hình du lịch truyền thống như du lịch văn hoá, du lịch làng nghề. Những loại hình du lịch truyền thống vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng trong du lịch Hà Nội. Do không có những đầu tư cho định hướng tương lai, nên khả năng thích ứng với các loại hình du lịch mới của Hà Nội chưa được tốt. Loại hình dịch vụ MICE là một ví dụ. Với những điều kiện khách quan rất thuận lợi trong những năm gần đây, Hà Nội đã bắt đầu phát triển loại hình du lịch MICE, nhưng kết quả chưa cao vì Hà Nội không có bước chuẩn bị về cơ sở vật chất và nhân lực.


Kết luận chương 2

Để phù hợp với sự đa dạng của sản phẩm du lịch, phương pháp đo lường tổng hợp đánh giá chất lượng SPDL căn cứ vào đánh giá chung của khách hàng và nhà cung cấp đã được sử dụng để đáng giá chi tiết trông đợi của từng thị trường và từng dịch vụ du lịch. Mẫu điều tra được chọn lọc và xác định chi tiết các chỉ tiêu cho từng dịch vụ và cho thị trường khách. Các phiếu điều tra thu về được xử lý sơ cấp, sau đó số liệu được nhập vào phần mềm access các phép toán như đã nêu để cho ra kết quả trung bình của từng chỉ tiêu và từng dịch vụ cũng như kết quả trung bình về sản phẩm du lịch Hà Nội. Kết quả thu được từ phân tích thực tế cho thấy chất lượng sản phẩm du lịch Hà Nội chỉ đáp ứng được mức trông đợi của du khách ở mức trung bình, có nhiều dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và mức trông đợi dịch vụ là khác nhau với các thị trường khác nhau.

Các nguyên nhân khiến du lịch Hà Nội chưa thực sự tốt cũng được phân tích cụ thể để làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp ở chương 3. Theo đó những nguyên nhân chính khiến sản phẩm du lịch Hà Nội hiện chỉ đáp ứng trông đợi của khách ở mức trung bình là: thứ nhất là các cấp quản lý chưa quan tâm thoả đáng đến vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm du lịch. Thứ hai, mức tái đầu tư và đầu tư cho quản lý chất lượng dịch vụ ở các doanh nghiệp du lịch chưa thích hợp. Thứ ba, tính chuyên nghiệp của nhân lực chưa cao. Thứ tư, đầu tư nghiên cứu định hướng phát triển các loại hình du lịch trong tương la chưa được chú trọng. Đó là một số nguyên nhân cơ bản làm luận cứ thực tiễn cho việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Hà Nội trong thời gian tới.


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH PHỤC VỤ KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN HÀ NỘI‌‌

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ YấU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DU LỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Phương hướng phỏt triển kinh doanh du lịch trờn địa bàn Hà Nội

Hà Nội đã có những bước đầu tư phát triển du lịch trong thời gian tới. Thành uỷ Hà Nội đã thành lập chương trình 07/Ctr-TU về “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ chất lượng cao giai đoạn 2006-2010” ban hành ngày 04/08/2006, giao nhiệm vụ cho ngành du lịch Hà Nội: nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa lịch sử, phát triển dịch vụ MICE và sản phẩm du lịch sử dụng công nghệ cao; xây dựng thêm các khách sạn từ 3-5 sao; đón 2 triệu khách quốc tế vào năm 2010; hoàn thành dự án khu du lịch sinh thái văn hoá Sóc Sơn, giai đoạn một dự án bảo tồn tôn tạo di tích Cổ Loa, triển khai 1-2 khu du lịch, vui chơi giải trí; xây dựng các trung tâm và trạm cung cấp thông tin du lịch tự động; đầu tư phương tiện và loại hình vận chuyển khách du lịch hiện đại. Thành uỷ cũng đã có kế hoạch số 17-KH/TU ngày 20/10/2006 về triển khai chương trình 07, trong đó chương trình du lịch được đề cập là ngành đầu tiên trong số các ngành dịch vụ cần phát triển trình độ, chất lượng cao.

Ngoài ra, Sở Du lịch Hà Nội cũng đưa ra mốt số loại hình du lịch tập trung phát triển mạnh là loại hình du lịch văn hoá-lịch sử, hội thảo (MICE), mua sắm, đồng thời liên kết với các địa phương lân cận để phát triển du lịch văn hóa-sinh thái, du lịch mạo hiểm. Đó là một số loại hình phù hợp với tiềm năng, thế mạnh là trung tâm chính trị, văn hóa, phân phối khách tới các địa phương của Hà Nội. Như vậy, có thể thấy rằng, trong tương lai có 4 loại hình du lịch được Hà Nội đầu tư phát triển là:

Du lịch văn hoá-lịch sử


Du lịch văn hoá là loại hình du lịch truyền thống và đặc trưng nhất của Hà Nội. Phần lớn du khách đến Hà Nội đều tham gia loại hình du lịch này. Trong tương lai du lịch văn hoá vẫn là loại hình được quan tâm và phát triển. Bản chất của con người là thích khám phá môi trường mới và văn hoá mới. Sự khác lạ luôn tạo cho du khách trí tò mò, hấp dẫn. Đó là lý do khiến du khách đến Hà Nội dù vì lý do gì cũng muốn dành ít nhất một ngày để thăm quan thành phố, đến những điểm tham quan nổi tiếng như Văn Miếu-Quốc tử giám; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Tây, Hồ Gươmvà xem biểu diễn nghệ thuật Múa rối nước độc đáo của Việt Nam.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 đã đưa ra một số tuyến du lịch văn hoá-lịch sử quanh Hà Nội điển hình như tuyến du lịch citytour nội thành: tuyến du lịch Hồ Hoàn Kiếm-Văn Miếu Quốc Tử Giám-Quần thể di tích Lăng Bác-Quần thể di tích và danh thắng Hồ Tây-phố cổ. Phương tiện đi lại chủ yếu là bằng ôtô, xích lô, xe đạp kết hợp đi bộ. Đây là tuyến du lịch quan trọng cho phép tham quan nhiều điểm di tích, danh thắng viện bảo tàng có giá trị nhất của thủ đô. Bên cạnh citytour là du lịch làng nghề. Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá chất lượng cao. Theo thống kê, lượng khách chọn du lịch văn hoá-làng nghề chiếm 60% trong tổng số 800 triệu khách du lịch trên toàn thế giới. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển loại hình du lịch này. Hiện tại, một số làng nghề truyền thống nổi tiếng mà các công ty lữ hành thường đưa vào khai thác là làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông-Hà Tây) và làng gốm Bát Tràng. Sản phẩm đặc trưng là lụa và gốm với nhiều mẫu mã, kiểu dáng và mầu sắc đẹp, giá cả hợp lý rất được du khách yêu thích. Khi Hà Nội chưa có các trung tâm mua sắm đạt chuẩn thì chương trình du lịch làng nghề lại có ưu thế. Hơn nữa, trong tương lai khi Hà Nội có phát triển các trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch thì việc du khách đi đến các làng nghề


không hẳn chỉ để mua sản phẩm mà còn được tận mắt thấy các nghệ nhân hoặc tự tay mình làm nên một sản phẩm thì du lịch làng nghề vẫn luôn giữ được ưu thế và khả năng phát triển của mình.

Cùng với du lịch làng nghề là chương trình du lịch trên sông Hồng. Dự án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng đã được triển khai với các dự án du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí. Triển vọng này giúp Hà Nội có thêm một chương trình du lịch đặc biệt hấp dẫn dọc sông Hồng kết hợp với việc tham quan các điểm du lịch văn hoá như Đền Đại Lộ (Hà Tây), đền Chử Đồng Tử- Làng gốm Bát Tràng, chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh)- chùa Bồ Đề, thăm quần thể di tích lịch sử thị xó Hưng Yên (Văn Miếu- Chùa Chuông- Đền Mẫu- Đền Phiên Hậu).

Du lịch MICE

Mặc dù hiện tại cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch MICE, như sự thiếu phòng khách sạn cao cấp, giao thông đô thị chưa tốt; nhưng Hà Nội đang có những bước đầu tư vào loại hình dịch vụ này. Trong vấn đề lưu trú, từ cuối năm 2005 đến nay thành phố đã thu hút được 20 dự án đầu tư vào khách sạn cao cấp từ 3-5 sao; trong đó đã có 5 dự án được Uỷ ban thành phố cấp phép. Theo đề án 19-ĐA/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2007-2015 do Thành uỷ Hà Nội mới ban hành thì đến năm 2015, Hà Nội sẽ có thêm từ 20.000-25.000 phòng khách sạn.

Xu hướng tổ chức hội thảo, hội nghị đang trở thành một phương tiện quan trọng và hiệu quả cho các doanh nghiệp. Vì hội thảo hội nghị không chỉ có nghĩa đơn thuần là tổ chức các sự kiện chính trị, các buổi tổng kết của các công ty Nhà Nướcmà hội thảo, hội nghị còn là hình thức marketing hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp. Đó là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm; để đưa ra các sản phẩm mới và khuyến


mại; để chăm sóc và giữ quan hệ khách hàng, tạo quan hệ với các đối tác v.v. và đã trở nên cần thiết cho các doanh nghiệp, tổ chức.

Với xu hướng và tiềm năng phát triển của du lịch MICE nêu trên, các công ty du lịch tại Hà Nội đã đặc biệt chú trọng đến loại hình du lịch này. Khách MICE luôn đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt và tính chuyên nghiệp cao.

Du lịch mua sắm

Mặc dù hiện tại du lịch và bán sản phẩm chưa có sự kết hợp chặt chẽ để mang lại hiệu quả kinh tế lớn, nhưng mối liên hệ này đang bắt đầu được các nhà đầu tư, Sở Du lịch Hà Nội quan tâm và có những bước đi tích cực. Sở Thương mại phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội đã có kế hoạch tổ chức “tháng khuyến mại” hàng năm với mục tiêu kích cầu tiêu dùng và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Khách hàng tham gia sẽ nhận được các chương trình miễn phí, giảm giá sản phẩm, dịch vụ hoặc có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, quà tặng v.v. Đó là một dấu hiệu tốt đẹp và hứa hẹn sự phát triển của loại hình du lịch mua sắm của Hà Nội.

Ngoài ra, Hà Nội có nhiều sản phẩm truyền thống ấn tượng, đẹp và giá rẻ hơn so với các nước trong khu vực. Hà Nội là nơi hội tụ của nền văn hoá Việt với sự đa dạng của các loại hàng hoá đặc trưng từ nhiều vùng miền chắc chắn sẽ tạo nên một trung tâm mua sắm sầm uất.

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Năm 2006 Thành uỷ Hà Nội đã cấp phép cho dự án xây dựng khu du lịch sinh thỏi tại phường Long Biên, Cự Khối và Thạch Bàn thuộc quận Long Biên và một phần xó Đông Dư thuộc huyện Gia Lâm. Đây là dự án xây dựng khu du lịch sinh thái lớn nhất Hà Nội với diện tích gần 400ha sẽ xây dựng sân golf, khu vui chơi giải trí ngoài trời, du lịch, thể thao, công viên sinh thái v.v. và trong năm 2007, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội cũng công bố dự án xây


dựng khu du lịch sinh thái tổng hợp và công viên cây xanh ở phía Bắc Hà Nội trên diện tích 80ha tại huyện Đông Anh.

Nhìn chung, với hàng loạt các dự án đang và sẽ được triển khai về xây dựng các khu du lịch sinh thái sẽ thúc đẩy loại hình du lịch này của Hà Nội phát triển trong tương lai.

Du lịch Golf

Ngoài các loại hình du lịch có khả năng phát triển như định hướng của Thành uỷ và Sở du lịch Hà Nội nói trên thì loại hình du lịch golf cũng có khả năng phát triển mạnh. Quanh khu vực Hà Nội với bán kính khoảng 50km đến 100km đã có 4 sân golf lớn là sân golf Đồng Mô (Hà Tây), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Chí Linh ( Hải Dương) và Phoenix (Hoà Bình). Còn trên địa phận Hà Nội đang triển khai xây dựng sân golf 36 lỗ trên diện tích 528ha tại phường Long Biờn, Cự Khối, Thạch Bàn quận Long Biờn và một phần xó Đông Dư, huyện Gia Lâm. Du lịch Golf sẽ phát triển và hứa hẹn thành công trong tương lai.

3.1.2. Yờu cầu nõng cao chất lượng du lịch trờn địa bàn Hà Nội

Hà Nội có nhiều yếu tố khách quan tốt để phát triển du lịch, và hiện tại cũng đang có những bước phát triển nhiều loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu ở trên thì chất lượng SPDL chưa đáp ứng yêu cầu của du khách. Chính vì vậy, để đảm bảo tính cân bằng và bền vững trong phát triển du lịch, Hà Nội cần chú ý đến vấn đề quản lý nâng cao chất lượng SPDL. Các công ty kinh doanh sản phẩm du lịch cần coi chất lượng sản phẩm cung cấp là một lợi thế cạnh tranh lớn. Du khách bỏ tiền để mong muốn mua được những dịch vụ và thời gian thư giãn tốt nhất và sẵn sàng bỏ số tiền lớn để chi trả cho những dịch vụ xứng đáng. Lợi ích lâu dài phải gắn liền việc đầu tư phát triển số lượng và vấn đề quản lý chất lượng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/04/2023