Cung Cấp Sản Phẩm Thiết Yếu Cho Sản Xuất Và Đời Sống


địa bàn làm việc, nghề khác nhau có những đòi hỏi khác nhau về tiêu chuẩn năng lực lao động.

1.2.3.3 Cung cấp sản phẩm thiết yếu cho sản xuất và đời sống

Điện là một sản phẩm thiết yếu của xã hội. Nó phục vụ cho đời sống và sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Đối với mọi quốc gia, điện phải đi trước 1 bước, được ví như bánh mì của ngành công nghiệp; bên cạnh đó là sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân. Chất lượng điện năng cung cấp không còn chỉ là những tiêu chí có điện như những năm trước mà đòi hỏi sự chuẩn hóa quốc tế về tần số, điện áp, độ ổn định, tính liên tục, kế hoạch cung cấp theo yêu cầu khách hàng. Có nhiều ngành công nghiệp yêu cầu việc cung cấp điện đòi hỏi sự khắt khe, chuẩn xác với từng chỉ số, như độ nhạy bảo vệ, an toàn, tin cậy, điện áp, tần số, liên tục…;

Đòi hỏi chất lượng điện ngày càng cao, dịch vụ cung cấp điện ngày càng phải hoàn hảo hơn để đáp ứng yêu cầu, thì song song với việc đầu tư, nâng cấp cải tạo lưới, hệ thống; yếu tố con người được đặt lên hàng đầu và vô cùng quan trọng. Từ công tác giao tiếp khách hàng, công tác phục vụ lắp đặt mới, sửa chữa, vận hành đảm bảo ổn định, an toàn của lưới điện phải được đặc biệt chú trọng. Để có được những kết quả trên, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp vẫn là đội ngũ công nhân viên trực tiếp sản xuất tại các đơn vị điện lực.

1.2.3.4 Sức ép cạnh tranh nhân lực từ các ngành sản xuất, dịch vụ

khác

Ngành điện với vai trò không chỉ là kinh doanh đơn thuần mà còn thực hiện các

nhiệm vụ đảm bảo an ninh, chính trị, còn là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô và phục vụ đời sống dân sinh của các chính phủ, mà đặc biệt là của Đảng và Nhà nước ta.

Sản xuất điện để cung cấp cho thị trường, nhưng đối với các công trình thủy điện còn chịu sự điều tiết của các quốc gia nhằm đảm bảo thủy văn, cung cấp nước cho vùng hạ du để phục vụ ngành nông nghiệp và các nhu cầu dân sinh khác. Ngoài ra, ngành điện còn chịu sự điều tiết về giá điện đầu ra theo quy định của chính phủ, nhằm điều chỉnh kinh tế vĩ mô; ổn định đời sống dân sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 316 trang tài liệu này.


Trước sức ép của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, ngành ngành Điện Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, ở chỗ:

Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công nghiệp điện lực Việt Nam - 9

- Khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư sản xuất điện, do độc quyền về hệ thống phân phối; suất đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn thấp; giá thành sản xuất kinh doanh cao, giá bán điện thấp dẫn đến việc đầu tư không có lợi nhuận. Nên không khuyến khích các thành phần kinh tế và tư nhân trong và ngoài nước đầu tư sản xuất điện, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.

- Nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao cả điện công nghiệp và sinh hoạt, dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng; ngành Điện không đáp ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, gây ra sức ép từ xã hội.

- Kinh doanh không có lãi, dẫn đến không có khả năng tái đầu tư, lưới điện cũ nát không đảm bảo vận hành.

- Nguồn nhân lực ngày càng thiếu hụt do mức tiền lương ngày càng thấp, chính sách phúc lợi xã hội không được thực hiện do không có lãi. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngày một thu hẹp, chất lượng lao động giảm sút, đặc biệt trong việc thu hút nhân tài, và vấn đề chảy máu chất xám đã và đang diễn ra đối với ngày Điện.

Như Bác dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”, để có một đội ngũ lao động tốt có chất lượng, đặc biệt là đội ngũ CNKT CN Điện lực trước bối cảnh ngành Điện như vậy, công tác đào tạo hơn lúc nào hết cần phải có những giải pháp khẩn cấp và hiệu quả nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của EVN.

1.2.4. Các tiêu chí phản ánh chất lượng công nhân kỹ thuật công nghiệp

Điện lực

Chất lượng công nhân kỹ thuậtcũng có nghĩa là “chất lượng lao động”, theo Labour resource (2009) đó là một khái niệm có nội hàm rất rộng, được thể hiện thông qua những thuộc tính cơ bản của nó. Các nhà kinh tế đã tổng kết và khái quát thành hai nhóm thuộc tính, thể hiện chất lượng lao động của một quốc gia, một địa phương: a) Nhóm thể hiện năng lực xã hội của lao động (thể lực, trí lực và nhân cách). b) Nhóm thể hiện tính năng động xã hội của lao động (năng lực hành nghề, khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng và phát triển…).


Chất lượng lao động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng. Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm các nhóm sau: i)Các chỉ tiêu đánh giá về trí tuệ của lao động (trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật); ii)Các chỉ tiêu đánh giá về nhân cách (đạo đức, lối sống, tác phong trong lao động…iii)Các chỉ tiêu đánh giá về thể lực của lao động (phản ánh tình trạng sức khoẻ, khả năng lao động); iiii)Các chỉ tiêu đánh giá về tính năng động xã hội của lao động (khả năng sẵn sàng làm việc, tình trạng việc làm, khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng trong công việc…).

Như vậy, căn cứ vào các chỉ tiêu chất lượng lao động nói chung và đặc thù của ngành điện tác giả cho rằng chất lượng CNKT CN Điện lực phải được phản ánh qua các tiêu chí cụ thể, như sau:

- CNKT CN Điện lực phải qua đào tạo CNKT của trường Đào tạo nghề Điện lực, được cấp bằng CNKT, bằng trung cấp nghề, cao đẳng nghề; có trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề đạt chuẩn bậc thợ.

- CNKT CN Điện lực có tác phong lao động công nghiệp. Chấp hành kỷ luật lao động, qui trình, qui phạm nghiêm ngặt của Ngành điện;

- Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh mãn tính; có khả năng lao động tốt, đáp ứng yêu cầu riêng biệt về tố chất sức khỏe của ngành Điện; (để đảm bảo sức khỏe làm việc trong môi trường đặc thù ngành Điện như: trên cao, độ ồn, từ trường, hầm sâu...);

- Thấu hiểu thực thi truyền thống và văn hóa doanh nghiệp, đạo đức, lối sống lành mạnh.

- Sẵn sàng làm việc, thích ứng với mọi môi trường và điều kiện làm việc khắc nghiệt của ngành Điện. Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp đồng đội trong lao động.

1.3. CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT

1.3.1. Các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật

1.3.1.1 Đánh giá truyền thống (Mô hình 1)

Nghiên cứu của Lê Quang Sơn (2009), chỉ ra rằng chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo CNKT, thường được thể hiện qua kết quả đánh giá chất lượng CNKT


sau khi kết thúc khóa học, khóa đào tạo cụ thể ở 3 chỉ tiêu: Trình độ kiến thức; kỹ năng nghề; Thái độ/hành vi .[56, tr10]

- Đánh giá trình độ kiến thức: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá kiến thức, hiểu biết về chuyên môn nghề; quá trình đánh giá thường thông qua phương pháp kiểm tra viết hoặc kiểm tra phỏng vấn, hoặc thi trắc nghiệm. Việc đánh giá này phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chuẩn đề ra đối với kiến thức phải đạt được của bộ tiêu chuẩn kiến thức; đồng thời cũng phụ thuộc rất nhiều vào người đánh giá (người thầy), rất nhiều kết quả kiểm chứng cho thấy việc đánh giá còn mang tính chất cảm tính, như vậy kết quả về đánh giá không được chính xác;

- Đánh giá kỹ năng tay nghề: Chỉ tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng của người thầy; sự cảm nhận của người thầy qua thao động tác của học viên, tuy nhiên vẫn có phần đánh giá về kết quả sản phẩm nhưng phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm đánh giá của hội đồng về chất lượng sản phẩm và các tiêu chí đặt ra đối với sản phẩm; bên cạnh đó không phải bất cứ bài kiểm tra tay nghề nào cũng có thể thực hiện đến khi có sản phẩm do điều kiện kinh tế, kinh phí đào tạo…

- Đánh giá Thái độ/hành vi khóa học: Chỉ tiêu này cho chúng ta biết kết quả của quá trình học tập của học viên bằng kế thể hiện ở thái độ làm việc và hành vi làm việc của học viên; việc đánh giá này chỉ thể hiện được ở nơi thực tập và nơi sản xuất của đơn vị sau khi đào tạo; tuy nhiên có nhiều chương trình đào tạo có những môn học không phù hợp, có những môn học còn rất thiếu trong chương trình đào tạo CNKT, ví dụ như: Kỹ năng làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa doanh nghiệp…

Ưu nhược điểm của Mô hình này:

- Ưu điểm: Mô hình này mang tính truyền thống, dễ thực hiện trong đánh giá, đánh giá được trong quá trình đào tạo.

- Nhược điểm: Việc đánh giá chất lượng đào tạo chỉ phản ánh trên 3 chỉ tiêu trên, chưa thể hiện được chất lượng của quá trình đào tạo. Đánh giá được kết quả đào tạo tuy nhiên chỉ thể hiện 1 công đoạn sản phẩm, chỉ thể hiện được một kỹ năng tay nghề ngay sau đào tạo, chưa đánh giá đến hiệu quả đào tạo.


1.3.1.2 Đánh giá chất lượng đào tạo dựa trên kết quả của quá trình

đào tạo (Mô hình 2)

Quan điểm của PGS.TS. Thái Bá Cần đánh giá chất lượng đào tạo nhìn nhận ở 3 khía cạnh: “Chất lượng chương trình học, chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập”. Ông cũng chỉ ra rằng, yếu tố cuối cùng mà xã hội quan tâm chính là sản phẩm của quá trình đào tạo. Việc đánh giá sản phẩm đào tạo qua nghiên cứu khả năng hoàn tất chương trình học của học sinh qua các kỳ thi và văn bằng là việc đánh giá hiệu quả trong của quá trình đào tạo – công việc đánh giá theo truyền thống của các trường, trung tâm đào tạo. Điều mà các trường thường chưa quan tâm, là việc đánh giá “sự thành công nghề nghiệp” của học viên khi kết thúc khóa học – đánh giá hiệu quả ngoài. Chất lượng đào tạo hướng tới sự đáp ứng mục tiêu, nhu cầu của thị trường. Theo ông, đánh giá chất lượng đào tạo thể hiện ở các số đo về thời gian có việc làm sau khi tốt nghiệp; số đo chủ quan về sự thành công nghề nghiệp; mức lương và chức vụ đảm nhận sau đào tạo. [10]

Tuy nhiên, việc đánh giá dựa vào 3 khía cạnh và được thể hiện bởi các số đo trên, tác giả nhận thấy vẫn còn những vấn đề chưa chính xác, ví dụ như:

- Chỉ tiêu số đo về thời gian có việc làm sau đào tạo: Rất nhiều chương trình đào tạo được cho là có chất lượng rất tốt, nhưng do yếu tố khách quan là sau khi tốt nghiệp khóa học, lại trong thời gian khủng khoảng kinh tế, các doanh nghiệp sa thải lao động, thị trường lao động thừa, thì số học viên tốt nghiệp, mặc dù có chất lượng cao, cũng rất khó tìm được việc làm;

- Chỉ tiêu số đo về sự thành công nghề nghiệp, mức lương, chức vụ đảm nhận: Chỉ số này đúng, tuy nhiên, ngoài việc có trình độ, năng lực…để có sự thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ hội thăng tiến, quan hệ xã hội và đồng nghiệp, đức tính, đạo đức, uy tín của cá nhân… Do vậy, dùng chỉ số này để đo chất lượng đào tạo có thể dẫn đến kết quả không được chính xác.

Ưu nhược điểm của Mô hình này:

- Ưu điểm: Mô hình đánh giá chất lượng đào tạo này đã đánh giá “chất lượng trong” thể hiện bằng kết quả điểm của học viên, bằng cấp của học viên; đồng thời


cũng đánh giá “chất lượng ngoài” thể hiện bằng chỉ số tỷ lệ xin được việc làm sau

đào tạo. Chất lượng đào tạo được xã hội chấp nhận, thị trường lao động chấp nhận.

- Nhược điểm: Mô hình đánh giá của PGS.TS. Thái Bá Cần đề xuất đã đánh giá chất lượng đào tạo dựa trên 3 tiêu chí: Điểm số đánh giá của giảng viên; thời gian có việc làm; sự thành công nghề nghiệp. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, vẫn có những nhược điểm là các tiêu chí này chưa gắn trực tiếp đến chất lượng đào tạo; hay nói cách khác, chất lượng đào tạo không thể hiện rõ nét qua 3 tiêu chí trên.

1.3.1.3. Đánh giá trực tiếp chương trình đào tạo (Mô hình 3–của Kirpattrick)

Kirpatrick đưa ra lý thuyết đánh giá chất lượng đào tạo của một chương trình đào tạo thể hiện ở 4 cấp độ: (i) Cấp độ 1: Phản ứng – độ hài lòng của học viên; (ii) Cấp độ 2: Học hỏi – kiến thức, kỹ năng và thái độ mới học viên có được; (iii) Cấp độ 3: Hành vi – những hành vi mới học viên vận dụng vào trong công việc; (iv) Cấp độ 4: Kết quả - tác động của đào tạo đối với tổ chức. [82]

- Cấp độ 1: Phản ứng, đo lường độ hài lòng của người học về chương trình đào tạo, các tiêu chí đo lường thường là nội dung, giảng viên, cách tổ chức hoạt động học tập. Đánh giá cấp độ 1 thường được thực hiện tại thời điểm kết thúc chương trình đào tạo với bảng khảo sát hoặc phỏng vấn.

- Cấp độ 2: Học tập, đo lường về lượng những kiến thức, kỹ năng và thái độ học viên có thêm thông qua chương trình đào tạo. Các tiêu chí đánh giá cấp độ 2 tập trung vào sự ghi nhớ của học viên về những gì đó được học trong chương trình. Hình thức đánh giá cấp độ 2 thường là các bảng khảo sát, bài kiểm tra hoặc phỏng vấn được tiến hành tại thời điểm kết thúc khóa đào tạo.

- Cấp độ 3: Hành vi, mục tiêu của đánh giá cấp độ 3 là đo lường những thay đổi về hành vi trong công việc sau khi học viên được đào tạo. Nói cách khác, cấp độ 3 cung cấp một chỉ số cho thấy học viên đó vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ nào trong khóa học vào trong công việc thực tiễn và cải thiện chất lượng công việc của cá nhân. Việc đánh giá cấp độ 3 khó hơn nhiều so với 2 cấp độ trước, vì trong thực tế, môi trường/điều kiện làm việc là những nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới


việc vận dụng kiến thức/kỹ năng/thái độ học viên có được trong thực tiễn công việc. Để đánh giá đúng nhất cấp độ 3, cần mở rộng đối tượng đánh giá, không chỉ bao gồm học viên được đào tạo, mà cả những người liên quan, như cán bộ quản lý trực tiếp của học viên. Việc so sánh kết quả công việc trước và sau khi được đào tạo cũng cần được thực hiện để làm rõ mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo tới sự thay đổi kết quả công việc của học viên.

- Cấp độ 4: Kết quả, mục tiêu của đánh giá cấp độ 4 là đo lường tác động của chương trình đào tạo đối với tổ chức của học viên. Đo lường cấp độ 4 liên quan tới đánh giá năng lực của tổ chức trước và sau khi chương trình đào tạo diễn ra. Đánh giá cấp độ 4 một cách chính xác là rất khó, do hiệu quả tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó tách bạch. Vì vậy, đánh giá cấp độ 4 thường chỉ được thực hiện dưới dạng phỏng vấn cấp quản lý của tổ chức và đo lường theo những tiêu chí định tính về sự thay đổi của tổ chức, nhờ việc có học viên tham gia chương trình đào tạo.

Qua nghiên cứu 3 mô hình đánh giá chất lượng đào tạo, tác giả nhận thấy Mô hình của Kirkpattrick là mô hình phù hợp với nghiên cứu của tác giả. Mô hình đánh giá chương trình đào tạo của Kirkpatrick đã đưa ra được các tiêu chí đánh giá, nhằm đánh giá sự thay đổi trong hành vi và kết quả của học viên, nhờ việc tham gia chương trình đào tạo; từ đó ta có thể đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, mô hình đánh giá này còn có mặt hạn chế, đó là việc đánh giá của học viên với chương trình đôi khi còn cảm tính; do vậy khi áp dụng mô hình này, theo tác giả, cần phải có sự mở rộng đánh giá nhiều chiều, qua phỏng vấn kiểm chứng kết quả đối với bản thân người học; người quản lý trực tiếp; ông chủ doanh nghiệp và các chuyên gia sử dụng học viên sau đào tạo. Sự mở rộng này làm tăng sự kiểm chứng và tính khách quan của dữ liệu thu được.

Quan điểm tác giả về mô hình đánh giá: Theo tác giả, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo CNKT CN Điện lực không chỉ đánh giá theo chỉ tiêu đào tạo truyền thống, đánh giá sản phẩm sau đào tạo riêng lẻ, đánh giá 1 chương trình đào tạo, mà chúng ta phải đánh giá một cách tổng thể chất lượng đào tạo CNKT công nghiệp Điện lực theo chu trình đào tạo từ khâu “đầu vào quá trình đào tạo


đầu ra”. Đây chính là tiền đề cho việc nghiên cứu đề xuất mô hình đánh giá chất lượng đào tạo CNKT của tác giả dưới đây, mô hình nhằm đánh giá chất lượng đào tạo CNKT ngành công nghiệp Điện lực Việt Nam. Về cơ bản, tác giả vận dụng mô hình đánh giá của Kirkpatrick, đó là một mô hình đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả cao nhất (hiệu quả) trong việc đầu tư vào hoạt động đào tạo.

Môi trường

Kiến thức

Kỹ năng

Kết quả

Quá trình

Đầu vào

Cấp độ 1 Cấp độ 2

Cấp độ 3 Cấp độ 4

Nguồn: Tác giả tổng hợp (năm 2010)

Sơ đồ 1.5. Mô hình đánh giá chất lượng đào tạo CNKT công nghiệp Điện lực


Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo CNKT CN Điện phải qua các khâu Đầu vào – quá trình đào tạo – đầu ra; đặc biệt là khâu “đầu vào” giúp việc đánh giá được tổng thể, từ đó sẽ làm cơ sở để so sánh với kết quả đầu ra, hay mục tiêu đào tạo của quá trình đào tạo, nhằm thấy rõ sự thay đổi chất lượng sau đào tạo về kỹ năng, hành vi, kiến thức, thái độ làm việc của CNKT. Đó chính là một nhận biết quan trọng trong việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, đây là điểm mới so với mô hình đánh giá của Kirpattrick.

1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật

Như trên đã trình bày, việc tiến hành đào tạo CNKT, tùy theo mức độ, được tiến hành ở cả các cơ sở đào tạo (các trường) và tại chính doanh nghiệp. Do vậy, trong phần này, luận án sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo CNKT ở hai nơi này.

1.3.2.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo CNKT tại các cơ sở đào tạo

Việc đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề nói chung và đào tạo CNKT nói riêng tác giả vận dụng dựa trên cơ sở bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm

Xem tất cả 316 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí