Mô Hình Tổ Chức Quản Lý Các Trường Đào Tạo Của Evn


- Mô hình 2: Những người đứng đầu về quản lý và những nhà khoa học tạm thời được thuyết phục để trở thành nhà quản lý toàn thời gian;

- Mô hình 3: Quản lý cao cấp được tiến hành bởi một hỗn hợp các cán bộ thường trực toàn thời gian, gồm cán bộ khoa học hoặc không có quá trình khoa học.

Việt Nam hiện đang quản lý giáo dục theo mô hình 1, theo đó, Ban giám hiệu của các trường, bao gồm Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, trưởng thành từ nhà trường hoặc không phải từ nhà trường nhưng cũng đã có thời gian dài là giáo viên. Các Trưởng khoa, Phó trưởng khoa (Trưởng các phòng đào tạo, Phòng QLHS, SV, Khoa Đào tạo tại chức) có đặc điểm chung là họ chưa qua các lớp đào tạo về quản lý giáo dục.

Hiện tại các trường đào tạo CNKT của EVN được quản lý theo sơ đồ 2.2. dưới dây:


TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN)

BỘ GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO

TỔNG CỤC DẠY NGHỀ (BỘ TB&XH)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

ĐIỆN LỰC

- Hệ Cao đẳng

- Hệ Trung học (Đào tạo CNKT)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HCM

(Đào tạo CNKT)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

(Đào tạo CNKT)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐIỆN

(Đào tạo CNKT)

Nguồn: Tác giả tổng hợp (năm 2011)

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức quản lý các trường đào tạo của EVN

Một thực tế bất cập của mô hình quản lý này là sự phối hợp chồng chéo giữa các Bộ, ngành làm cho các trường lúng túng khi thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của Bộ LĐTB & XH và của ngành.

2.2.1.2. Đánh giá chất lượng quản lý đào tạo CNKT của các trường thuộc

EVN

* Đội ngũ quản lý: Thực tế khảo sát cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo

của các trường nghề thuộc EVN tồn tại một số vấn đề: “nhiều cán bộ quản lý được


tuyển chọn từ giáo viên, nên chưa qua chương trình đào tạo quản lý; một số khác lại chưa tham gia giảng dạy, năng lực tư vấn về đào tạo còn yếu”, thật vậy:

Ông Nguyễn Quang Trung – Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Điện lực đánh giá về cán bộ quản lý của Nhà trường: “Cán bộ quản lý của Nhà trường được bổ nhiệm từ giảng viên lên, trên cơ sở qui hoạch cán bộ của Nhà trường, tuy nhiên trình độ quản lý giáo dục chưa được đào tạo, do vậy các cán bộ quản lý phải học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, nên công tác quản lý chưa được bài bản”. Phỏng vấn tháng 5/2012;

Ông Phạm Châu Tuệ - Chuyên viên Ban TC&NS Tập đoàn điện lực Việt nam cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến cán bộ quản lý giáo dục của các trường thiếu năng lực trong quản lý là do chưa được đào tạo, việc đào tạo này sẽ tốn kém chi phí của Nhà trường, trong khi đó nguồn thu kinh phí từ các học viên rất hạn hẹp do qui định của Nhà nước và cạnh tranh của các trường có cùng nghề Đào tạo…bên cạnh đó có rất nhiều khoản chi phí cần thiết hơn như: chi phí lương CBCNV, chi phí cho học cụ, cải tạo phòng học, chi phí vật tư thực hành…”. Phỏng vấn tháng 5/2012;

* Về chức năng quản lý: kết quả thu được sau điều tra, 100% các trường thuộc Tập đoàn đã có mục tiêu đào tạo rõ ràng, các chương trình đào tạo của các ngành, nghề đều được xây dựng dựa trên các chương trình khung của Tổng cục dạy nghề. Tuy nhiên một số chương trình còn thiếu, hoặc quá cũ như chương trình thí nghiệm điện (hiện tổng cục dạy nghề đang xây dựng).

* Việc tổ chức đào tạo, giám sát quá trình đào tạo: Các trường thực hiện đúng theo qui định, qui chế đào tạo của Tổng cục dạy nghề và của Tập đoàn. Tuy nhiên quá trình kiểm tra đánh giá trình độ học viên sau khi kết thúc môn học có lúc còn bị xem nhẹ, cho qua, thiếu nghiêm ngặt trong đánh giá. Đặc biệt đối với việc đánh giá kết thúc quá trình đào tạo (thi tốt nghiệp) còn có tư tưởng tạo điều kiện cho học sinh về điểm thi tốt nghiệp với mục đích tạo điều kiện học viên (có bảng điểm tốt để dễ xin việc).

Hiện tại các trường chưa tổ chức đánh giá chất lượng học viên sau khi ra trường; chưa xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh của trường sau khi tốt


nghiệp, duy có trường Đại học Điện lực, có đánh giá tổng kết, điều tra với tiêu chí: tỷ lệ xin được việc làm/ số năm ra trường.

Ông Phạm Châu Tuệ- Chuyên viên đào tạo Ban TC&NS Tập đoàn cho biết: “Chưa có qui định báo cáo đánh giá cụ thể, chưa có tiêu chí đánh giá về chất lượng tay nghề CNKT sau khi đào tạo; chưa có kết quả đánh giá từ phía các đơn vị sử dụng lao động CNKT do các trường của EVN đào tạo; như vậy việc thiếu thông tin phản hồi dẫn đến đào tạo không sát nhu cầu thực tế sản xuất của doanh nghiệp”. Phỏng vấn tháng 5/2012.

Tóm lại: Chức năng quản lý của Nhà trường đã được xây dựng và hình thành, nhà trường đều đã xây dựng qui chế đào tạo, chương trình, giáo trình; tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như một số chương trình còn thiếu hoặc quá cũ. Tổ chức đào tạo, giám sát quá trình đào tạo các trường thực hiện đúng theo qui định, theo qui chế đào tạo của Tổng cục dạy nghề và của Tập đoàn nhưng chưa được nghiêm; chưa tổ chức đánh giá chất lượng học viên sau khi ra trường; chưa xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh của trường sau khi tốt nghiệp, đây là vấn đề cấp bách cần triển khai thực hiện.

Chưa có qui định báo cáo đánh giá chất lượng đào tạo, chưa có tiêu chuẩn kỹ năng nghề để làm cơ sở đánh giá chất lượng tay nghề CNKT sau khi đào tạo nên thiếu thông tin phản hồi, dẫn đến đào tạo không sát nhu cầu thực tế sản xuất của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Đối với cán bộ quản lý chưa có qui hoạch, đào tạo bài bản; đầu tư tài chính thỏa đáng dẫn đến chất lượng đội ngũ quản lý đào tạo không cao.

Rõ ràng, một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, một mô hình quản lý phù hợp sẽ là một nhân tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, phù hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu đòi hỏi của xã hội.

2.2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên giảng dạy

2.2.2.1. Đội ngũ giảng viên chính của các trường thuộc EVN

Chúng ta có thể nhận định rằng: “không một hệ thống giáo dục nào vượt quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”. Việc đổi mới tư duy của Đảng về giáo dục


và đào tạo chính là điểm tựa cho sự phát triển đội ngũ giáo viên của các Trường thuộc Tập đoàn. Lãnh đạo của các đơn vị cũng xác định rằng: “giáo viên là máy cái” của các cơ sở đào tạo. Thành công của công tác đào tạo phụ thuộc vào chính chất lượng đội ngũ giáo viên. Dưới đây là kết quả điều tra, tổng hợp số lượng giáo viên, cán bộ, nhân viên 4 trường thuộc EVN.

Bảng 2.1. Qui mô giảng viên tham gia đào tạo của các trường thuộc EVN theo trình độ chuyên môn

Đơn vị: Người



Tên cơ sở đào tạo


Tổng số CBCNV

Trong đó giáo viên/giảng viên


Tổng số

Giáo viên

Trình độ đào tạo

GV

cơ hữu

GV

hợp đồng

Sau

ĐH

ĐH,

Trình độ

khác

Đạt

chuẩn

Trường Đại học

điện lực

325

170

155

15

160

10


155

Trường Cao đẳng

ĐLực TP. HCM

147

78

66

12

22

56


66

Trường Cao đẳng

ĐLực miền Trung

175

73

63

10

35

38


63

Trường Cao đẳng

nghề điện

165

112

108

4

7

102

3

108

Tổng cộng

812

433

392

41

224

206

3

392

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 316 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công nghiệp điện lực Việt Nam - 12

(Nguồn: Số liệu thống kê của EVN, năm 2012)

Theo kết quả điều tra (bảng số 2.1) tổng số GVDN các trường thuộc EVN là 433 người, trong đó trình độ SĐH là 224 người (52%), trình độ ĐH và CĐ là 206 người (47%), GVDN đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước là 392 người (chiếm 90,5%). Như vậy có thể thấy trình độ giảng viên của các trường đào tạo CNKT vẫn còn ở mức khiêm tốn, đơn cử như ở một trường chủ chốt về đào tạo CNKT, trường Cao đẳng nghề Điện tỷ lệ sau đại học / tổng số giảng viên đạt tỷ lệ 7/112 (chiếm 6.25%). Đối với trường Đại học điện lực có tỷ lệ trình độ Sau đại học đạt cao 160/170 (chiếm 94%) nhưng số lượng giảng viên này hầu hết nhà trường cử tham gia đào tạo sinh viên đại học, tham gia dạy nghề là các hướng dẫn viên bán chuyên trách, giáo viên hợp đồng.


* Chi phí đào tạo giáo viên, giảng viên

Kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) chủ yếu do EVN cấp và một phần trích từ nguồn sự nghiệp có thu của các trường, không có kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho các trường để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN. Xét trong 3 năm từ 2009-2011 chỉ có 90 triệu/ năm 2009; 100 triệu/ năm 2010, không có /năm 2011 dành cho đào tạo giáo viên dạy nghề của 4 trường (bảng 04-phụ lục 3.2), một con số đủ thấy nguồn kinh phí quá ít ỏi. Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên hạn hẹp “chủ yếu do EVN cấp và một phần trích từ nguồn sự nghiệp có thu của các trường, không có kinh phí từ ngân sách Nhà nước” điều này ảnh hưởng lớn đến đào tạo nâng cao chất lượng giảng viên.

* Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của đội ngũ giáo viên của các trường

Theo quy định của Bộ GD&ĐT tại văn bản số 1325/BGD&ĐT–KHTC ngày 09/2/2007 về tỷ lệ học viên/ 1 giáo viên qui đổi đối với các cơ sở đào tạo kỹ thuật, Điện và điện tử thì số sinh viên qui đổi trên 1 giảng viên, năm 2010 không lớn hơn 17 học viên; đến năm 2012 không lớn hơn 15 học viên.. Như vậy trên cơ sở qui mô đào tạo của các trường, tính cho năm 2011 (bảng 03A-phụ lục 3.2) số lượng học sinh học CNKT của các trường so với qui chuẩn giáo viên cần thiết qui đổi để đảm bảo khối lượng đào tạo thì đều vượt qui định; kết quả nghiên cứu thì có tới 3 trên 4 trường vượt chuẩn về số lượng học viên/ 1 giảng viên, (bảng 06B-phụ lục 3.2); do đó các giảng viên phải tăng ca hoặc nhà trường tăng số lượng học viên của một lớp học đào tạo nghề, dẫn đến chất lượng học tập của nhà trường sẽ giảm khó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo, thực hành nghề.

2.2.2.2. Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm

Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm phần lớn từ các đơn vị trong ngành. Họ là các giảng viên của các trường đại học khác (ngoài EVN), các chuyên viên, cán bộ của các Bộ, Tập đoàn, các Công ty Điện lực,...Theo đánh giá của đa số học viên được khảo sát, phỏng vấn thì: “đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm là chuyên viên của các Bộ/ngành/tập đoàn có kiến thức chuyên ngành sâu, khả năng sư phạm tuy chưa tốt, nhưng lại hấp dẫn học viên”. Tuy nhiên, do kiêm nhiệm nên họ chuẩn bị bài


giảng còn sơ sài, không giáo án, thời gian phân bố cho 1 tiết học không hợp lý. Việc không thực hiện đúng lịch trình giảng dạy cũng rất phổ biến. Vì vậy, nếu duy trì giảng viên kiêm nhiệm với khối lượng giờ giảng lớn, sẽ có nhiều bất cập, rất khó trong phát triển hoạt động đào tạo, khi mà yêu cầu chất lượng lao động kỹ thuật càng trở nên gay gắt, do quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. [64] [77]

Tóm lại: Chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay của EVN còn chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy. Đại bộ phận giáo viên có kiến thức sư phạm nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Hiện nay, EVN đang thiếu những giảng viên có trình độ cao và có thực tế sản xuất, có thể làm chủ công nghệ mới. Đó là những thách thức trong việc nâng cao chất lượng đào tạo CNKT ở các trường thuộc EVN.

2.2.3. Thực trạng về chương trình, giáo trình giảng dạy

Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các trường thường xuyên bổ sung, sửa đổi, cập nhật kiến thức và công nghệ để phù hợp với thực tế sản xuất, xây dựng các giáo trình phù hợp các ngành nghề mới trong hoạt động SXKD. Một số giáo trình mới đã được xây dựng và thực hiện thống nhất trong toàn EVN như: chương trình, giáo trình đào tạo công nhân viễn thông điện lực; thủy điện nhỏ; vận hành và sửa chữa lò hơi, tuabin hơi. Nhìn chung đều đảm bảo chất lượng, có tỷ lệ thực hành đạt trên 60%, phù hợp với đối tượng đào tạo CNKT. EVN chỉ đạo các trường khai thác hiệu quả hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, bãi thực tập, thư viện... kèm theo chương trình, đề cương cho từng bài thực tập, bài thí nghiệm với tần suất sử dụng đạt từ 75% trở lên.

Tuy nhiên, việc chưa xây dựng được tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho toàn ngành nên việc xây dựng các chương trình giáo trình chuẩn còn nhiều bất cập, hiện tại các chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình khung của Tổng cục dạy nghề nhưng chưa sát với doanh nghiệp, chưa sát với đặc thù ngành điện, vẫn xây dựng dựa trên cơ sở vật chất, năng lực giảng viên và nguồn lực sẵn có, chưa có sự đột phá trong tư duy mới về chương trình đào tạo nghề so với chuẩn quốc tế và khu vực.


Kết quả nghiên cứu (bảng 04-phụ lục 3.2) cho thấy kinh phí để cho việc nghiên cứu xây dựng, đổi mới chương trình, tuy đã được quan tâm nhưng còn rất hạn hẹp; trong khi các Nhà trường cần kinh phí để đổi mới chương trình một cách mạnh mẽ về lượng và về chất mới đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Ngoài ra, các chương trình chưa kịp xây dựng mới còn mang nhược điểm là nặng tính lý thuyết, tính hướng dẫn trên mô phỏng hình vẽ của giáo viên, chưa đưa vào nội dung tham quan, thực hành trên các thiết bị thực tế đang vận hành. Hiện nay, các trường đang sửa đổi và áp dụng theo một số chương trình đào tạo mới của Tổng cụ dạy nghề.

Do đề cương, chương trình không được thường xuyên cập nhật, thay đổi dẫn đến việc các giáo trình giảng dạy cũng chưa được thay đổi; mặt khác, các chuyên gia có thể viết giáo trình giảng dạy không nhiều, nếu như không muốn nói là khan hiếm; một số chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu nhưng lại không có nghiệp vụ sư phạm, do đó việc viết giáo trình còn mang cảm tính; biết gì viết đó, không biên soạn theo bài bản. [39][64]

Các giáo trình cũ do các giảng viên ở nhà trường viết thì mang nặng tính lý thuyết, thiếu thông tin nên việc cập nhật thiết bị mới trên lưới còn chưa sát với thực tế sản xuất, đặc biệt là khi thay đổi công nghệ, Ví dụ: Nghề vận hành lò phản ứng Điện hạt nhân; hay vận hành thiết bị tự động bảo vệ lưới trung áp 22kV (recloser).

Hiện nay, nội dung giáo trình vừa thiếu lại vừa thừa, thiếu là thiếu tính thực tế, thừa về lý thuyết; đôi khi rờm rà dẫn đến tình trạng học không đi đôi với hành. Cải cách sửa đổi, bổ sung giáo trình cho phù hợp là tất yếu nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

2.2.4. Thực trạng về cơ sở, vật chất giảng dạy và thực hành nghề

Trong hệ thống giáo dục thì phương tiện dạy học và cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở đào tạo là điều kiện quan trọng quyết định chất lượng dạy học. Nếu mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo, môi trường giáo dục, đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý giáo dục tốt, mà thiếu phương tiện và cơ sở vật chất kỹ thuật thì cũng không thể tạo được sản phẩm giáo dục đáp ứng các mục tiêu giáo dục đã


định trước. Nói cách khác, nếu không có cơ sở vật chất và phương tiện dạy học tốt thì không thể đào tạo ra những học viên có chất lượng tốt. [39]

Các trường đào tạo của EVN đã nhiều năm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Các trường đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện dạy và thực hành nghề. Do yêu cầu phát triển nguồn và lưới điện, các trường đã được đầu tư trang thiết bị dạy học cho các phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, các mô hình học tập, giáo cụ trực quan, dụng cụ học tập,…đảm bảo cho học sinh thực tập các kỹ năng sản suất một cách hoàn chỉnh trong xưởng. Tuy nhiên, trang thiết bị đó chỉ đủ để đào tạo kỹ năng thực hành hệ cử nhân, còn thiết bị để đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề thì đang ở mức khiêm tốn, các trường phải đưa về các nhà máy, các trạm để thực hành như đã nêu ở trên.[39][64][77]

Trong chương trình đào tạo có nội dung thực tế sản xuất. Nhưng một thực tế thấy rằng, việc đưa học viên của trường đào tạo CNKT về thực hành nghề tại các Trạm 110kV, Nhà Máy thì chỉ đáp ứng được việc học trực quan, không đáp ứng được yêu cầu về thực hành kỹ năng nghề nghiệp, do đó học viên không có điều kiện rèn luyện kỹ năng nghề, dẫn đến chất lượng đào tạo tay nghề, kỹ năng nghề của học viên rất thấp. Học viên sau khi ra trường không đáp ứng ngay được công việc của thực tế sản xuất, phải đào tạo lại, gây tốn kém cho Doanh nghiệp khi tuyển dụng đội ngũ này.

* Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất của các trường (phòng họp, nhà xưởng và trang thiết bị):

Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường chủ yếu được đầu tư bằng nguồn kinh phí của EVN, một phần trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp có thu của các trường. Nguồn kinh phí của dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" thuộc C.Tr mục tiêu quốc gia GD&ĐT dành cho các trường rất hạn chế, chủ yếu dành cho trường Đào tạo nghề dùng để mua sắm thiết bị dạy nghề. Bảng báo cáo tài chính chi phí của các trường 3 năm từ 2009 đến 2011 (bảng 04, 05-phụ lục 3.2) cho thấy các chi phí của trường phần lớn là các chi phí thường xuyên bắt buộc để duy trì hoạt động nhà trường, chi phí để cho tái đầu tư, xây dựng cơ bản là quá ít ỏi, cao nhất

Xem tất cả 316 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí