Loại Hình Tự Sự Và Yếu Tố Tự Sự Trong Văn Học Dân Gian


Phuối pác, phuối rọi là những lời nói có vần, có điệu của nam, nữ thanh niên Tày hàng ngày. Đây là lối nói tự do, sáng tạo, thường được diễn ra khi gặp nhau trên đường, ở chợ hay trong lễ hội... Nó cũng là một hình thức biểu hiện tình cảm, nó là những lời ướm hỏi trêu ghẹo tình tứ thể hiện những sắc thái tình cảm trong tình yêu. Được thời gian gọt rũa, những lời phuối phác, phuối rọi ngày càng cô đọng bóng bẩy và mềm mại một chất thơ lãng mạn.

Sẽ khó có thể miêu tả được hết diện mạo văn học dân gian Tày. Nó vô cùng phong phú về thể loại, đồ sộ về khối lượng, đa dạng về sắc thái biểu cảm. Trong vốn văn hoá cổ quý báu đấy, gần gũi hơn cả và phản ánh sắc nét nhất đời sống, tình cảm và tư tưởng của người Tày phải kể đến dân ca sinh hoạt. Lựa chọn tiểu loại này làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ nói rò hơn ở mục sau.

1.1.2.2. Dân ca sinh hoạt của người Tày

Dân ca Tày có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt giao tiếp thì có dân ca sinh hoạt; trong các nghi lễ trang trọng thì có các mo, then, tào, pụt; trong đám cưới đám hỏi, rước dâu thì có hát quan làng. Nói chung những hình thức sinh hoạt đó thường tập trung phô diễn tình cảm, ca ngợi lao động, ca ngợi tình yêu, đề cao tự do... Ở mỗi phương diện của cuộc sống thì có một thể tài ca hát riêng. Vì vậy, các mảng đề tài đã có đường biên rò nét. Đó là các bài hát về lao động sản xuất, hát mừng đám cưới, hát mừng nhà mới, hát mừng hội bản hội mường, hát sinh con, hát đưa tiễn linh hồn và đặc biệt là hát về tình yêu với tất thảy cung bậc của nó.

Một trong những hình thức mà đề tài hướng đến chính là dân ca sinh hoạt của người Tày. Mảng tiểu loại này có mặt trong mọi khía cạnh của cuộc sống người Tày. Từ lúc bước chân xuống thang ra khỏi nhà đến mảnh nương, thửa ruộng để nhặt rêu bắt ốc, tìm măng hái củi… lúc nào, nơi nào cũng phải


có câu hò, tiếng hát. Tiếng hát lời ca đã trở thành linh hồn của bản mường, là nơi thể hiện chân thành tình cảm của người Tày theo cách riêng của mình.

Dân ca sinh hoạt của người Tày không chỉ phong phú về nội dung, chan chứa sắc thái biểu cảm mà còn đa dạng về các tiểu loại. Có thể kể đến một số tiểu loại sau:

Lượn: là một bộ phận dân ca Tày. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một cách hiểu thống nhất về thuật ngữ ngày. Nhưng theo nhà nghiên cứu Vi Hồng, Lượn có cội nguồn từ chữ Vjén (ru) mà thành. Lượn có rất nhiều tiểu loại. Ngoài hai loại cơ bản tiêu biểu lượn cọi và lượn slương, người Tày còn có lượn then, lượn nàng Hai, lượn khắp… Trong cái nhìn đối sánh với dân tộc Kinh, lượn là một lối hát giao duyên có thể tương tự như lối hát quan họ ở Bắc Ninh, loại dân ca này có giai điệu vang xa tha thiết, lay động lòng người gợi cảm giác bâng khuâng, thương nhớ. Người Tày coi lượn như một nhu cầu tinh thần không thể nào thiếu được: “Khắp mọi luỹ làng của người Tày, Nùng không mấy khi vắng tiếng Sli, giọng lượn. Chỉ trừ giấc n gủ và bữa ăn của họ - Sli lượn vang lên từ trong mọi nhà, ra khắp bản mường... ngoài đồng ngoài rẫy, ngoài chợ, ngoài đường. Không chỉ có thanh niên mà người già, người trẻ đều thích Sli, lượn, thích nghe Sli, lượn”...[26, 14].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đã có một thời tiếng lượn ngập tràn làng bản, đồi núi, hoà vào tận tâm hồn, huyết mạch đồng bào:

- Nửa đêm Nàng ới cháy lòng

Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 3

Khiến em dừng đường kim đường vá Khiến anh vở giữa trang ngừng đọc

- Tiếng Then thành tiếng Then phơi phới Tiếng cọi thành tiếng cọi thiết tha

- Ra chợ được nghe tiếng Hà lều Bát phở không cần mỡ cũng ngon


Về hình thức sinh hoạt diễn xướng, đặc trưng của lượn là đối đáp, đối ca và nối tiếp ca.

Đối đáp là một trong những hình thức sinh hoạt phổ biến của lượn. Hiểu một cách đơn giản nhất đối đáp là một bên “đối” và một bên đáp trả lại. Một bên - thường là “khách” - bao giờ cũng ca ngợi hết lời những thứ, những vật... của bên “chủ”. Bên chủ sẽ đáp lại bằng những lời lẽ khiêm tốn, lịch sự, không dám nhận những lời khen của khách. Xét về hình thức, lối hát này không có những nét khác biệt lắm so với những cuộc hát ví, hát phường vải, phường cấy... của người Kinh.

Bên cạnh đối đáp là đối ca. Đối ca phổ biến ở lượn slương sau nữa là lượn then. Ở lượn slương thường là tập thể bên nam bên nữ, mỗi bên có khi đến hai chục người hoặc hơn nữa. Nam nữ ngồi thành hai hàng theo chiều dài của gian nhà sàn, quay mặt vào nhau. Sau những lời mời lịch sự của chủ nhà, lời tuyên bố lý do của bên chủ và vài nghi thức đơn giản khác, hai bên nam nữ bắt dầu “đối ca”. Đối ca có thể đối về đề tài lượn, đối về nội dung của bài lượn hoặc chỉ đối có tính chất hình thức, đối hoa, đối mùa, tháng... có khi thay nhau lượn những khổ lượn khác nhau.

“Nối tiếp ca” là một hình thức nữa của sinh hoạt diễn xướng lượn. Có hai loại nối tiếp ca. Thứ nhất là nối tiếp ca theo đúng nghĩa đen của thuật ngữ này. Nghĩa là bên nam, bên nữ thay nhau, lần lượt hát lên những bài lượn về một đề tài. Có những câu chuyện chia làm nhiều đoạn nhỏ, mỗi bên lần lượt hát lên từng đoạn như tiếp nối nhau cho đến hết câu chuyện.

Loại nối tiếp thứ hai là hai bên cùng hát tiếp nối - chắp nối các “đường lượn” với nhau, các đường lượn ấy thì rất nhiều tùy theo từng cặp, những tốp ca thuộc nhiều hay ít.

Thông qua các hình thức diễn xướng này mà tiếng hát lời ca ngân lên mọi lúc, mọi nơi, trong bản ngoài mường, trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần người Tày.


Phong slư: Phong slư là những bức thư tình, một thể thơ hết sức đặc sắc của trai gái Tày. Bức thư này viết bằng chữ Nôm Tày trên nền vải sa tanh đỏ, rộng chừng một mét vuông. Vải được vẽ hoa biên, hai bên là hai con rồng há mồm chầu mặt trời hoặc chim muông. Ngày xưa, con trai, con gái Tày ít học chữ, không biết chữ, bởi thế họ thường nhờ một người là Slấy cá viết hộ, Slấy cá là người trí thức bình dân sống trong cộng đồng Tày. Phong slư do Slấy cá viết, ghi lại những tâm tình thầm kín của trai, gái Tày. Phong slư được gửi đi, khi nhận được, người con trai con gái Tày lại đem Phong slư đó đến nhờ một Slấy cá đọc, Slấy cá thường ngâm ngợi những bức thư đó theo một giai điệu tha thiết. Vì vậy, bức thư có tính chất cá nhân ấy thông qua Slấy cá trở thành một loại dân ca mang tính cộng đồng.

Tình yêu nam nữ trong phong slư thường là tình yêu trong xa cách trắc trở, tan vỡ. Bởi vậy tiếng hát, giai điệu phong slư thường buồn da diết. Tuy nhiên không hề bi lụy kêu than mà vẫn luôn sáng lên những ước mơ lãng mạn, nhân văn.

Hãy tu thân chờ nhau bên ấy Dẫu là không lấy được cũng cam

Yêu nhau để khắp mường được thấy Tiếng thơm sẽ trọn vẹn mai sau

Tới trăm năm khi về âm phủ Ta rủ nhau về chốn mường hơn

Tóm lại, Phong slư phục vụ cho tình yêu lứa đôi nhưng Phong slư cao hơn cuộc sống, nên có yếu tố hư ảo mang theo tính tao nhã, thanh cao. Vì vậy, Phong slư vẫn tồn tại trong đời sống tình cảm của người Tày như một nét đẹp trong văn hoá độc đáo thấm đẫm phong vị trữ tình.

Những bài hát vui cho trẻ em: Đồng dao và hát ru

Đồng dao là những bài hát vui của lứa tuổi nhi đồng. Nó có thể xuất hiện tự nhiên (như những hạt mầm khoẻ mạnh dưới nắng xuân) được xướng


lên từ những cuộc sinh hoạt vui chơi của tập thể nhi đồng hoặc đó là bài hát của cha mẹ, anh chị thương quí các em mà đặt lên lời ru.

Đồng dao cho em tuy kết cấu không được chặt chẽ nhưng có vần, có điệu, dễ đọc, dễ nhớ phù hợp tâm lý của trẻ em. Những bài ca với những hình ảnh đẹp đẽ đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ phát triển lớn lên cùng với lòng tôn kính mẹ cha, tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, sống nhân ái, vị tha... Có thể nói, đồng dao Tày là di sản văn hoá mang bản sắc dân tộc đậm đà.

Cùng với những bài đồng dao, hát ru chủ yếu là lời ca dành riêng cho các em nhỏ. Ngay từ thuở ấu thơ, các em đã được đắm chìm trong tiếng hát lời ca qua những lời ru ngọt ngào của người mẹ, người chị. Hát ru là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở còn trên nôi. Những lời ca mộc mạc, giản dị, chân chất, thật sự đã trở thành cầu nối trí tuệ tâm hồn của bậc sinh thành với thế hệ mai sau. Người Tày có rất nhiều bài hát ru và đến nay tiểu loại này vẫn đang được sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu ngày càng rộng rãi.

Thơ ca dân gian giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học dân gian Tày. Có thể nói nó là bộ phận phong phú nhất trong kho tàng văn học dân gian của người Tày. Và trong bộ phận thơ ca hết sức phong phú này, thơ ca sinh hoạt lại nổi lên như một loại hình đặc sắc nhất. Việc tìm hiểu khái quát diện mạo thơ ca sinh hoạt sẽ giúp người viết rất nhiều trong việc đi sâu vào tìm hiểu một khía cạnh độc đáo của thể loại này. Đó là yếu tố tự sự và sự hiện diện của nó trong kho tàng dân ca Tày.

1.2. Loại hình tự sự và yếu tố tự sự trong văn học dân gian

1.2.1. Loại hình tự sự

Phân văn học theo phương thức phương tiện thẩm mĩ ở cấp độ loại hình, thuật ngữ tự sự và trữ tình từ lâu đã được các nhà kinh điển mỹ học và lý luận văn học trên thế giới đề xuất nghiên cứu trong sự phân biệt và tương quan ước


lệ. Tuy nhiên, theo sự tiến hoá của văn hoá, xã hội và lịch sử, những tư liệu bao quát chúng ngày càng phong phú, đa dạng, sự chuyển hoá thâm nhập lẫn nhau của chúng trong thực tiễn sáng tác cũng gây không ít khó khăn cho người nghiên cứu trong việc xác định thể loại. Trong khi nêu lên những ranh giới cụ thể giữa chúng cũng như những đặc tính và những biến thể phong phú, lịch sử phân định loại hình tự sự và trữ tình đã có những ý kiến khác nhau.

Một trong những người đầu tiên nhắc đến khái niệm tự sự trong sự phân biệt hai loại hình còn lại, phải kể đến là Arixtot. Theo Arixtot, văn học có ba phương thức mô phỏng hiện thực. Đó là kể về một sự kiện như về một cái gì tách biệt với mình như Homere vẫn làm, hoặc là người mô phỏng tự nói về mình không thay đổi ngôi xưng, hoặc là trình bày tất cả những nhân vật được mô tả trong hành động. Tên gọi của ba phương thức trên lần lượt là tự sự, trữ tình và kịch. Như vậy, ở dạng ban đầu, tự sự chỉ được coi là một phương thức mô phỏng hiện thực.

Cho đến sau này, trong quá trình phân loại văn học, các nhà nghiên cứu mới dựa vào ba phương thức trên mà khái quát hoá, phân loại thành ba loại hình văn học. Lúc này, tự sự mới xuất hiện với tư cách là một loại hình. Trong cách phân loại đó, theo Bielinxki, khái niệm tự sự được dùng để chỉ toàn bộ những tác phẩm biểu hiện đời sống thông qua miêu tả sự kiện. Đặc trưng nổi bật nhất và cũng là quan trọng nhất của loại hình tự sự là tính khách quan. Cũng theo Bielinxki, trong mối quan hệ với những loại hình còn lại, nếu tác phẩm trữ tình ưa nói tới cái chủ quan, tác phẩm kịch là “sự dung hợp của các yếu tố đối lập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình” thì đối tượng mà tự sự hướng tới là tính khách quan của thế giới.

T.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mỹ lại cho rằng “Tự sự là cách để ta đưa cái sự việc vào một trật tự và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa, tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện biến cố”.


Như vậy, mỗi nhà nghiên cứu, dưới các góc độ khác nhau, sẽ có các quan điểm khác nhau về tự sự.

Song dù nhấn mạnh đặc trưng nào, tiêu chí loại hình vẫn có một cái lòi chung nhất. Về khái niệm tự sự chúng tôi thống nhất quan điểm của các nhà biên soạn "Từ điển thuật ngữ văn học": " Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong cảm nhận chủ quan về nó thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống, trong không gian, thời gian, qua các sự kiện biến cố xảy ra trong cuộc đời con người. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Nhưng ở đây tư tưởng và tình cảm của nhân vật thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả" [328, 11].

Vấn đề cơ bản của phương thức tự sự là "nhà văn kể lại, tả lại từ những gì bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn" [328, 11]. Do thể hiện sự thực đời sống qua các sự kiện biến cố và hành vi con người nên tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó.

Như vậy, ở tác phẩm tự sự, kể chuyện (hay trần thuật) là yếu tố trung tâm tổ chức ra thế giới nghệ thuật. Đồng thời với nó, cốt truyện, nhân vật là những yếu tố hạt nhân, được triển khai nhờ một hệ thống các yếu tố chi tiết, sự kiện, ngoại hình, tính cách nhân vật, ngoại cảnh... kể cả hệ thống hư cấu liên tưởng.

Từ đặc trưng trên, có thể thấy, tự sự có một khả năng bao quát rộng lớn, phản ánh sâu sắc hiện thực cuộc sống và ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống thể loại văn học.


Bước sang thế kỉ XX, vấn đề lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm, phổ biến. Tự sự đã bước ra khỏi ranh giới của thể loại văn học để trở thành một bộ phận nghiên cứu độc lập, có tính liên ngành và có vị trí ngày càng quan trọng trong ngành khoa học văn học và các khoa học nhân văn. Tự sự học hiện đại đã trở thành một bộ môn khoa học, hiểu theo nghĩa rộng là "nghiên cứu cấu trúc của bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của bản tự sự nhằm tìm một cách đọc" [11, 28].

Cùng với sự xâm nhập giữa các thể loại trong văn học, tự sự không chỉ có mặt trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn... như một phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin, tự sự còn có mặt trong thơ, thơ trữ tình, ca dao, dân ca... những thể loại tưởng chừng ở phía bên kia ranh giới của tự sự. Trong những loại hình trữ tình này, tự sự tham gia một cách rất tích cực có vị trí đặc biệt và có vai trò tương đối quan trọng. Việc tìm hiểu về lý thuyết tự sự trên đây sẽ là những cơ sở lý thuyết vững chắc cho việc xem xét sự xâm nhập của yếu tố tự sự vào trong dân ca Tày - một loại hình trữ tình dân gian tiêu biểu.

1.2.2. Yếu tố tự sự trong văn học dân gian

Trong các tác phẩm trữ tình, nguyên tắc tái hiện đời sống trong tính chủ quan đã đặt cái tôi tự bạch, tự biểu hiện của tác giả vào vị trí trung tâm tổ chức và chi phối thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Trong tác phẩm trữ tình cũng có sự việc nhân vật chi tiết đời sống... song chúng chỉ là những sự việc thuần tuý nhằm khách quan hoá, cụ thể lượng thông tin nội cảm - cái mà chủ thể trữ tình muốn biểu hiện. Chính vì thể loại hình trữ tình là nghệ thuật biểu hiện trong sự phân biệt với nghệ thuật miêu tả vốn là đặc trưng của loại hình tự sự.

Nhưng trong quá trình tìm hiểu về dân ca sinh hoạt của người Tày- một loại hình trữ tình dân gian tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài tác g iả

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2022