Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội - 16


Nhưng với cỡ mẫu 50 (25 đối tượng cho mỗi nhóm), thì độ mạnh của trắc nghiệm liệu có đủ để phát hiện ra được sự khác biệt giữa các nhóm đem so sánh, nếu quả thật sự khác biệt đó là có trong quần thể. Việc kiểm nghiệm, phân tích đánh giá chất lượng, thành phần dinh dưỡng của viên tỏi ngay sau khi xuất xưởng và theo thời gian bảo quản không được đề cập đến trong nghiên cứu, câu hỏi đặt ra, liệu hàm lượng tỏi trong viên thuốc có luôn đạt mức 300mg trong suốt thời gian nghiên cứu?. Quan trọng hơn nữa, yếu tố thiết lập hiệu quả dược lý trong cơ thể của tỏi đó là hoạt tính sinh học của allicin rất có thể đã gặp phải trở ngại?:


- Khi tỏi tươi bị nghiền nát, sự hình thành allicin được hoàn tất trong thời gian khoảng 6 giây. Với những chế phẩm tỏi, cơ hội hình thành allicin sẽ không xảy ra khi tỏi chưa được tiêu thụ, nói cách khác sự hình thành allicin chỉ xảy ra sau khi tiêu thụ chế phẩm tỏi, khi viên tỏi bị hòa tan. Tuy nhiên, do hoạt tính của alliinase bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường dạ dày ruột (acid dạ dày, các protease ruột), bởi quá trình chế biến sản xuất các chế phẩm và lượng allicin được sản xuất trong cơ thể từ các chế phẩm [99]. Ảnh hưởng của pH, sự trung hòa sau khi acid hóa, thời gian và nhiệt độ lên sự giải phóng các allyl thiosulfinates từ chế phẩm bột tỏi đã được xác định. Tất cả các allyl thiosulfinates (allicin, 1-propenyl allyl và allyl 1-propenyl) được hình thành trong điều kiên pH tối ưu từ 4,5 đến 5,0. Methyl propenyl thiosulfinates (allyl methyl + methyl allyl và 1-propenyl methyl + methyl 1-propenyl) và dimethyl thiosulfinate ở pH lần lượt 6,5-7,0 và 5,5. pH dưới 3,6 không có bất kỳ loại thiosulfinates nào được hình thành. Dipropenyl thiosulfinates được hình thành trong 0,3 phút ở

370C, trong khi methyl thiosulfinates không được hình thành cho đến


tận 3,5 phút. Allyl 1-propenyl thiosulfinate được hình thành nhanh nhất và lại không bền vững nhất. Sự ổn định của dipropenyl thiosulfinates được cải thiện ở pH 4,5 hay thấp hơn. Sấy tỏi ở nhiệt độ 600C không gây ảnh hưởng đến alliin hay tỷ lệ hình thành dipropenyl thiosulfinates, nhưng làm giảm trans-1-propenylcysteine sulfoxide (isoalliin) và sự hình thành methyl thiosulfinates. Như vậy, lớp vỏ bao chế phẩm giúp kháng acid dạ dày cần thiết cho việc giải phóng

thiosulfinate và khâu chế biến, sản xuất các chế phẩm là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính alliinase trong tỏi [99].

- Hầu hết chế phẩm tỏi bổ sung được chuẩn hóa dựa trên hoạt chất allicin và là dạng viên bao tan trong ruột ngăn sự phá hủy acid dạ dày bất hoạt enzyme hình thành allicin (alliinase). Trong một nghiên cứu của Lawson LD vào năm 2001, Để xác định xem liệu những chế phẩm này giải phóng lượng allicin theo yêu cầu trong điều kiên tương tự trong dạ dày ruột hay không?, ông đã sử dụng phương pháp 724A phân hủy USP, phương pháp 724A phân hủy USP được áp dụng cho tất cả 24 loại chế phẩm dạng viên bao. Cho thấy, hầu hết các chế phẩm việc bao viên có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đối với allicin. Tuy nhiên, hầu hết các chế phẩm (trừ một loại), giải phóng allicin hòa tan chậm, với 83% loại chế phẩm giải phóng allicin ít hơn 15% so với trữ lượng. Việc giải phóng allicin thấp được tìm thấy là do sự suy giảm hoạt tính của allinase , tốc độ phân hủy của chế phẩm cũng ảnh hưởng đến hoạt tính allinase. Chỉ khi viên thuốc có hoạt tính allinase cao và phân hủy nhanh thì mới cho thấy sự giải phóng allicin cao. Phương pháp phân hủy USP 724A để ước tính lượng allicin giải phóng trong cơ thể là phương pháp có giá trị, bằng việc theo dõi mức trao đổi allicin, allyl methyl sulfide trong hơi thở. Lawson đã đưa ra kết luận,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

chế phẩm bột tỏi bổ sung nên chuẩn hóa dựa trên sự giải phóng allicin hòa tan hơn là chuẩn hóa dựa trên trữ lượng [101].

- Theo phân tích của Lawson về sự thất bại của 5 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sử dụng bột tỏi gần đây trong việc cho thấy sự giảm có ý nghĩa nồng độ lipid huyết thanh trái ngược với nhiều kết quả nghiên cứu trước đây khi sử dụng chế phẩm tỏi tương tự. Khả năng giải phóng allicin của các loại chế phẩm sử dụng trong những nghiên cứu thử nghiệm cho kết quả dương tính và âm tính từ năm 1989 đến năm 1997 được xác định dưới điều kiện tương tự trong dạ dày ruột, được xác định bằng phương pháp USP 724A. So với những chế phẩm mới hơn, phương pháp này đã cho thấy những chế phẩm trước kia bền vững hơn đối với sự phân hủy của acid (2,5 giờ so với 1,5 giờ, p<0,001) và những chế phẩm này giải phóng allicin nhiều hơn gấp 3 lần (44% trữ lượng so với 15%, p<0,001). Do vậy, những đối tượng trong những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho kết quả âm tính gần đây có thể được nhận một lượng allicin ít hơn đáng kể so với những so với những đối tượng trong những nghiên cứu cho kết quả dương tính trước kia, điều này dẫn đến sự không nhất quán giữa các kết quả nghiên cứu [102].

Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội - 16

- Năm 2005, Larry D tiến hành nghiên cứu xác định lượng allicin giải phóng trong môi trường phân hủy tương tự dạ dày ruột của các chế phẩm bột tỏi được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng từ năm 1994 đến năm 2000 cho thấy lượng allicin giải phóng dao động từ 14% đến 18%. Đánh giá tương tự 24 chế phẩm viên bao bảo vệ khỏi acid dịch vị lượng allicin giải phóng từ 3-94% trữ lượng trong chế phẩm, trung bình là 13%, cho thấy trở ngại trong việc hình thành allicin từ các chế phẩm trong môi trường dạ dày ruột. Thực vậy,


hoạt tính sinh học sẵn có của allicin, được đo lường bằng allyl methyl sulfide trong hơi thở, có thể lên tới >95% đối với những chế phẩm giải phóng 94% allicin hòa tan, trong khi những chế phẩm có trữ lượng alliin tương tự nhưng hoạt tính alliinase thấp chỉ đạt 5% [103].

- Tính đến thời điểm trước năm 2002, hầu hết các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được tiến hành với những chế phẩm tỏi chưa được biết hoạt tính allicin, chỉ duy nhất một nghiên cứu thử nghiệm, sự giải phóng allicin hòa tan được báo cáo, đó là nghiên cứu thử nghiệm của Kannar D đánh giá hiệu quả của viên bao bột tỏi được chuẩn hóa dựa trên khả năng giải phóng allicin (hàm lượng allicin được giải phóng là 9,6mg) trên 46 đối tượng có RLCHLPM mức nhẹ và trung bình. Sau 12 tuần, nhóm can thiệp (22 đối tượng) TC giảm có ý nghĩa thống kê (-0,36 mmol/l; -4,2%) và LDL_C giảm (-0,44 mmol/l, -6,6%) trong khi nhóm chứng (24 đối tượng) TC tang (0,13 mmol/l; 2,0%) và LDL_C tăng (0,18 mmol/l; 3,7%). HDL_C và TG thay đổi không có ý nghĩa thống kê [91].


Như vậy, những thử nghiệm lâm sàng sử dụng viên bột tỏi để đánh giá bất kỳ hiệu quả nào của tỏi mà có liên quan đến allicin. Ngoài việc tập trung vào thiết kế một phương pháp nghiên cứu đạt chất lượng cần xác định (1) thành phần của những hợp chất sulfur trong chế phẩm tỏi sử dụng, (2) tính ổn định của những hợp chất hoạt tính trong thời gian bảo quản và đặc biệt là dưới điều kiện sử dụng của nghiên cứu và (3) hoạt tính sinh học của các hợp chất hoạt tính. Điều mà hầu hết các nghiên cứu từ trước đến nay chưa thực hiện được. Nghiên cứu của chúng tôi, trong điều kiện phương pháp xác định hoạt tính sinh học của các hợp chất hoạt tính trong chế phẩm sử dụng trong can thiệp chưa sẵn có ở Việt Nam, đã mang lại những hạn chế nhất định. Nghiên cứu không đạt được mức tối ưu như mong đợi để có thể ước lượng một cách chính xác nhất


về hiệu quả của viên tỏi sử dụng trong nghiên cứu lên các chỉ tiêu lipid máu. Tuy nhiên, với kết quả thu được từ nghiên cứu này không những góp phần minh chứng cho hiệu quả của tỏi lên tình trạng RLCHLPM, mà còn là cơ sở để phát triển các phương pháp xác định chất lượng của viên tỏi, phục vụ cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.


Trong nghiên cứu của chúng tôi, chế phẩm sử dụng trong liệu pháp can thiệp là viên tỏi – folate, thành phần chính trong chế phẩm là bột tỏi với hàm lượng 200mg, ngoài ra còn bổ sung thêm acid folate với hàm lượng 0,1mg. Cơ sở để bổ sung thêm folate vào chế phẩm đó là:


Thứ nhất: Folate thuộc nhóm vitamin tan trong nước, hoạt tính sinh học của folate mất đi nhanh chóng trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến hay bào chế. ½ thậm chí ¾ hoạt tính sinh học ban đầu của folate bị mất trong quá trình này. Do vậy nhu cầu folate rất khó đáp ứng nếu chỉ thông qua chế độ ăn uống thông thường [73]. Theo các điều tra ở Mỹ đa số mọi người không ăn đủ folate hàng ngày. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng gặp phải tình trạng thiếu hụt Folate tương tự. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng năm 2005 tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy 63% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hàm lượng folate trong máu dưới mức tối ưu (905 nmol/L). Vì vậy, FAO/WHO khuyến cáo cần bổ sung folate bằng việc phối hợp thức ăn tự nhiên và các sản phẩm có tăng cường. Nhu cầu acid folic khuyến nghị cho người trưởng thành là 400mcg/ngày [105].

Thứ hai: Nồng độ homocysteine máu tăng được xem là yếu tố nguy cơ với bệnh lý tim mạch có thể thay đổi được [154]. Folat khẩu phần là yếu tố quyết định nồng homocysteine máu. Thiếu hụt folate dẫn đến giảm hoạt động chu


trình methyl, giảm hoạt động chu trình methyl dẫn đến tăng nồng độ homocystein máu [130].


Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả giảm nồng độ homocystein máu của việc bổ sung folate đã rõ ràng [21,71], việc cung cấp thêm bằng chứng là điều không cần thiết. Chính vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi đã không tiến hành thu thập chỉ tiêu homocystein huyết thanh hay không cung cấp bằng chứng liên quan đến hiệu quả của folate.


KẾT LUẬN


5.1. Sự kết hợp giữa một số yếu tố nguy cơ và rối loạn chuyển hóa lipid máu


Từ kết quả nghiên cứu bệnh chứng trên 300 đối tượng 30-69 tuổi sống ở nội thành Hà Nội năm 2009-2010, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Tình trạng thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể cao là yếu tố nguy cơ của RLCHLPM:

Nguy cơ mắc RLCHLPM sẽ tăng lên 1,9 lần (p<0,01) khi bị thừa cân.


Nguy cơ mắc RLCHLPM sẽ tăng lên 6,4 lần (p<0,001) khi bị béo bụng.


Nguy cơ mắc RLCHLPM sẽ tăng lên 2,5 lần khi có % mỡ cơ thể cao (p<0,001).

- Thói quen hút thuốc lá ≥20 điếu/ngày làm tăng nguy cơ mắc RLCHLPM lên gấp 3,1 lần so với không hút thuốc (p<0,05).

- Phần trăm năng lượng từ acid béo no(SFA) khẩu phần ở mức từ 7% trở lên thì nguy cơ mắc RLCHLPM tăng lên gấp 2,7 lần (p<0,01).

- Khẩu phần ăn ít chất xơ (dưới 20g/ngày) làm tăng nguy cơ mắc RLCHLPM lên gấp 2,1 lần (p<0,05).

- Tiền sử gia đình, tình trạng mãn kinh làm tăng nguy cơ RLCHLPM lên gấp 2 và 4 lần.

- Không thấy sự kết hợp giữa lạm dụng rượu bia, thói quen luyện tập thể thao và kiến thức về RLCHLPM với tình trạng RLCHLPM.

- Không thấy sự kết hợp giữa phần trăm năng lượng từ lipid khẩu phần, hàm lượng cholesterol cũng như phần trăm năng lượng từ acid béo chưa no một nối đôi và acid béo chưa no nhiều nối đôi trong khẩu phần với tình trạng RLCHLPM (p>0,05).


5.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng RLCHLPM.


Từ kết quả nghiên cứu can thiệp trên 111 đối tượng 30-69 tuổi có RLCHLPM sống ở nội thành Hà Nội năm 2009-2010, chúng tôi có một số kết luận sau:

Sau 3 tháng nghiên cứu:


Nhóm đối tượng sử dụng viên tỏi-folate, mức giảm nồng độ cholesterol toàn phần nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (-0,31mmol/l và 0,04mmol/l, p<0,01).

Nồng độ LDL_C huyết thanh ở nhóm nhận can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (-0,41mmol/l và 0,09mmol/l, p<0,01).

Sự thay đổi nồng độ triglyceride và nồng độ HDL_C huyết thanh ở nhóm sử dụng viên tỏi-folate và nhóm chứng đều không có ý nghĩa thống kê (- 0,01mmol/l và -0,11mmol/l, p>0,05) và (-0,01mmol/l và -0,02mmol/l, p>0,05).

Viên tỏi–folate có hiệu quả làm giảm 31,7% tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C; 28,2% theo chỉ tiêu cholesterol; 21,8% theo chỉ tiêu triglyceride và 4,5% theo chỉ tiêu HDL_C.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí