Tăng cường t chức hội thảo gặp gỡ giữa các doanh nghiệp lữ hành trong việc hợp tác, trao đ i kinh nghiệm nâng cao chất lượng CTDL.
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng th ng qua các hội chợ du lịch trong nước cũng như quốc tế.
Xử lý hài hòa lợi ích của doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ địa phương, quyền lợi khách hàng và cộng đồng địa phương th ng qua lợi ích kinh tế với việc tăng thu nhập người dân địa phương, và lợi ích m i trường tự nhiên. Bảo đảm kh ng ảnh hưởng tiêu cực đến m i trường tự nhiên và văn hóa bản địa.
Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh qua các kênh th ng tin đại chúng báo, đài, tạp chí, internet,…
Đ y mạnh kiến nghị đầu tư hoàn thiện các cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, bãi đỗ xe, bến tàu, nhà vệ sinh c ng cộng, chỗ nghỉ chân,… phục vụ tiếp cận và hỗ trợ đến các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như khu di tích Gò Tháp, vườn Quốc gia Tràm Chim, khu di tích Xẻo Quýt, làng hoa Sa Đéc, vườn quýt hồng Lai Vung, chùa Phước Kiển (chùa lá sen),…
Định hướng đầu tư phát triển từng điểm tham quan du lịch có chủ đề tránh trùng lắp sản ph m du lịch so với các địa phương lân cận và các điểm du lịch khác trong tỉnh. Tăng cường thanh tra giám sát các cơ sở cung cấp dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, khu du lịch để kịp thời hỗ trợ phát triển và chấn chỉnh nhằm tránh các hoạt động tiêu cực xảy ra, gây ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của tỉnh.
T chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nhiệp vụ đội ngũ nhân viên phục vụ, cấp chứng chỉ đạt yêu cầu phục vụ du lịch đặc biệt là các lĩnh vực như HDV, lưu trú, ăn uống, vận chuyển,… T chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho các lãnh đạo, chủ cơ sở doanh nghiệp lữ hành và cơ sở phục vụ du lịch. Thường xuyên trao đ i tiếp xúc với cộng đồng địa phương tìm ra phương hướng phân chia nguồn lợi kinh tế từ du khách đến cộng đồng địa phương bằng
việc ưu tiên đào tạo cư dân địa phương vào phục vụ và quản lý tại các điểm du lịch, hướng dẫn hỗ trợ phát huy các nghề truyền thống phục vụ khách du lịch.
3.3.3. Kiến nghị đối với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại tỉnh Đồng Tháp
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thành C Ng Và Hạn Chế Của Chất Lượng Chương Trình Du Lịch Nội Địa Của Đồng Tháp
- Xác Định Hướng Đón Khách Trong Các Chương Trình Du Ịch
- Tổ Chức Thực Hiện N Ng Cao Chất Ượng Các Dịch Vụ Cấu Th Nh Chương Trình Du Ịch
- Nghiên cứu chất lượng CTDL nội địa của các công ty lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp - 16
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo Các Biến Độc Lập
- Kiểm Tra Phân Phối Chuẩn Của Các Nhân Tố
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Tại Đồng Tháp ngành du lịch đã hình thành từ lâu nhưng việc thu hút khách và thực hiện các chương trình du lịch trong tỉnh là còn tương đối mới mẽ và từng bước phát triển. Do đó các đơn vị này cần đ y mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, sẵn sàng tiếp nhận phản ánh từ các c ng ty kinh doanh lữ hành cũng như khách du lịch để cải thiện chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Chú trọng nâng cao chất lượng hơn là chạy theo số lượng nhằm đem lại uy tín và nguồn thu n định lâu dài.
Nâng cao trình độ chuyên m n: Ưu tiên tuyển chọn nhân viên đã qua đào tạo, thường xuyên cử người tham gia các lớp tập huấn về chuyên m n do Sở Văn hóa Thể thao và du lịch t chức. Chủ động nâng cao trình độ chuyên m n của người quản lý cũng như đội ngũ nhân viên phục vụ th ng qua tham quan học tập tại các địa phương có hoạt động du lịch phát triển, đăng ký tham gia các khóa đào tạo của các trường Cao đẳng, Đại học chuyên đào tạo du lịch.
Tiểu kết chương 3
Từ những kết quả nghiên cứu các giải pháp và kiến nghị đặt ra của nghiên cứu góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhận thức về bản chất và mức độ của các nhân tố chất lượng CTDL nội địa. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: Định vị sản ph m chương trình du lịch dựa trên tài nguyên du lịch đặc thù; tất cả các thuộc tính có ảnh hưởng đến chất lượng CTDL đều phải được chú trọng tiếp tục duy trì phát triển, trọng tâm là các nhóm nhân tố thuộc về cung đường, thiết kế chương trình, dịch vụ ăn uống và dịch vụ phụ trợ; Tăng cường hợp tác giữa các c ng ty lữ hành với đối tác cung cấp dịch vụ và các c ng ty lữ hành với nhau.
K T LUẬN
Chất lượng CTDL đóng vai trò hết sức quan trong trong hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng cũng như ngành du lịch tỉnh nói chung bởi tính ph quát và t ng hợp của nó. Chất lượng CTDL tốt sẽ góp phần ngày càng thu hút nhiều du khách du lịch giúp đơn vị lữ hành tăng doanh thu, giúp ngành du lịch phát triển, thúc đ y cả nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chất lượng CTDL tại tỉnh Đồng Tháp chưa thực sự được quan tâm, chú trọng và thực hiện một cách khoa học có hệ thống.
Luận văn này đã góp phần tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, phương thức để đánh giá và thực trạng chất lượng CTDL nội địa tại tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng CTDL nội địa cho các c ng ty lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp.
Nghiên cứu khám phá ra rằng có 8 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng CTDL nội địa tại tỉnh Đồng Tháp bao gồm: 1) Cung đường và TKCT; 2) HDV; 3) Vị trí lưu trú và DVVC; 4) DVAU; 5) Cơ sở kỹ thuật và dịch vụ tại nơi lưu trú; 6) Dịch vụ phụ trợ; 7) Điều kiện cơ bản tại nơi lưu trú;
8) Món ăn.
Mặc dù có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc đặc thù, được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương nhưng chất lượng CTDL nội địa tại tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa được đánh giá cao. Th ng qua kết quả phân tích khảo sát các thuộc tính chất lượng CTDL với thang đo liker 5 điểm , nghiên cứu cho thấy tất cả các thuộc tính đều được đánh giá ở mức trung bình khá từ 3,38 đến 3,75 điểm và chất lượng t ng thể chương trình du lịch cũng chỉ đạt mức 3,52 điểm, nghĩa là sự đánh giá của du khách về chất lượng CTDL nội địa tại tỉnh Đồng Tháp chưa thực sự tốt. Mặc khác, phân tích IPA cho thấy tất cả các thuộc tính đều rơi vào vùng B, nghĩa là thuộc vùng các thuộc tính cần tiếp tục duy trì, đó là các thuộc tính được khách du lịch đánh giá tốt và cũng là quan trọng trong
CTDL mà họ sử dụng. Tất cả các thuộc chất lượng CTDL mà khách du lịch cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ đều kh ng đạt được mức độ đánh giá quan trọng của họ.
Thêm vào đó, dựa trên kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu đã chỉ ra được mức ảnh hưởng của việc đánh giá từng nhân tố đến việc đánh giá t ng thể chất lượng CTDL nội địa tại tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, nhân tố cung đường và TKCT là nhân tố tác động mạnh và vai trò quyết định đến hơn 40% chất lượng CTDL. Kế đó là các nhân tố về dịch vụ phụ trợ, DVAU, điều kiện cơ bản tại nơi lưu trú,…
Thế nên, các đơn vị lữ hành muốn nâng cao chất lượng CTDL cần tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTDL đã nêu trên, đặc biệt là nhóm cung đường và TKCT. Muốn làm được điều đó các đơn vị lữ hành cần chú ý đến việc nghiên cứu thị trường, t chức thực hiện nâng cao chất lượng các dịch vụ cấu thành chương trình du lịch, tăng cường quảng bá chương trình du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống c ng cụ giám sát và kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần hỗ trợ và tạo điều kiện để đa dạng hóa các sản ph m du lịch và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại địa phương.
Mặc dù cố gắng để hoàn thiện nghiên cứu chất lượng CTDL nội địa tại tỉnh Đồng Tháp nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn hạn hẹp về kh ng gian và thời gian; thời gian thu thập số liệu sơ cấp tập trung vào giai đoạn mùa cao điểm của ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp. Định hướng đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng đối tượng, nghiên cứu thêm chất lượng chương trình du lịch quốc tế, phân tích rõ sự khác biệt của các yếu tố nhân kh u học đối với việc đánh giá chất lượng CTDL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2012). Niên giám thống kê 2011,Đồng Tháp
2. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2013). Niên giám thống kê 2012,Đồng Tháp
3. Đinh C ng Thành và ctg (2012). Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc, Kỷ yếu Khoa học 2012 - trường Đại học Cần Thơ, trang 195-202
4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1, Nxb. Hồng Đức.
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, Nxb. Hồng Đức.
6. Lê Hữu Trang, 2007. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khách sạn của Công ty C phần Du lịch An Giang. Luận văn thạc sĩ Kinh Tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
7. Luật du lịch (2005). Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Lưu Thanh Đức Hải (2012). Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 2012:22b 231-241, Trường Đại học Cần Thơ
9. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ 2011:19b, trang 85-96
10. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh -Thiết kế và thực hiện, Nxb. Lao động - Xã hội
11. Nguyễn Huy Phong và Phạm Ngọc Thúy (2007). SERVQUAL hay SERVPERF – một nghiên cứu so sánh trong ngành siêu thị bán lẻ Việt Nam, tạp chí Phát Triển Khoa học và Công nghệ, tập 10, số08 – 2007
12. Nguyễn Huy Phương và Lưu Tiến Thuận (2013). Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch dịch vụ Hậu Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ - Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 25 (2013), trang 45-51
13. Nguyễn Thị Mai Trang và Trần Xuân Thu Hương (2010). Chất lượng dịch vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình: chất lượng kỹthuật/chức năng và servqual, Tạp chí Phát Triển Kh&Cn, tập 13, số Q1 – 2010
14. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2009). Giáo trình Kinh tế Du lịch, khoa Du lịch và Khách sạn, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
15. Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương (2009). Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
16. Nguyễn Xuân Thọ và Trần Thị Kim Loan (2013). Kiểm định thang đo chất lượng đào tạo MBA tại Việt Nam, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 16, Số Q1- 2013
17. Phan Chí Anh và ctg (2013). Nghiên cứu các m hình đánh giá chất lượng dịch vụ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, tập29, Số 1 (2013), trang11-22
18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp (2011). Báo cáo t ng kết hoạt động du lịch năm 2011, phương hướng nhiệm vụ c ng tác năm 2012, Đồng Tháp.
19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp (2012). Báo cáo t ng kết hoạt động du lịch năm 2012, phương hướng nhiệm vụ c ng tác năm 2013,Đồng Tháp.
20. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp. Quy hoạch t ng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020
21. Tạ Thị Kiều An và ctg (2010). Giáo Trình quản lý chất lượng, Nxb Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh
22. T ng cục đo lường chất lượng (1999). Quản lý chất lượng- những vấn đề cơ bản
23. Trần Thị Đang Thanh (2011). Du lịch mùa nước n i ở vùng Đồng Tháp Mười - tiềm năng và thực trạng, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM,32(66), tr.168 -176
24. Trần Thị Ngọc Liên và Trương Thanh Hùng (2014). Gợi ý một số giải pháp hoàn thiện chất lượng dịch vụ du lịch Thừa Thiên Huế dựa trên mô hình IPA, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 (108)
25. UBND tỉnh Đồng Tháp (2007). Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2020,Đồng Tháp.
26. UBND tỉnh Đồng Tháp (2012). Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2015, số 51/KH-UBND ngày 27/4/2012
27. UBND tỉnh Đồng Tháp (2014). Đề án Phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020 (phê duyệt lần nhất ngày 15/6/2014)
28. Vũ Văn Đ ng (2012). Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạp chí Phát Triển & Hội Nhập, Số 6 (16), Tháng 9-10/2012
Tiếng Anh
29. Carman, J.M. (1990). Consumer’ perceptions of Service Quality: an Assessmant of the SERQUAL dimensions, Journal of Retailing, Vol. 66 No.1, 1990, pg 33-35
30. Cronin, J. J. & Taylor, S. A. (1992). Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension, Journal of Marketing, Vol 56 (July), pg 55- 68
31. Cronin, J.J., Taylor, S.A. (1990). Measuring Service Quality: A Re- examination and Extension, Journal of Marketing, Vol. 66 No.1, pg 33-35
32. Christian Gronroos (1990). Service Management: A Management Focus for Service Competition, International Journal of Service Industry Management, Vol. 1 Iss: 1, pg 6-14
33. Christian Gronroos, (1984). A service quality model and its marketingimplications, European Journal of Marketing, 18(4), pg 36-44
34. Chu, R. K. S., Choi, T. (2000). An importance-performance analysis of hotel selection factors in the Hong Kong hotel industry: A comparison of business and leisure travelers, Tourism Management, 21(4), pg 363–377