Xác Định Hướng Đón Khách Trong Các Chương Trình Du Ịch

3.2.1.3. Xác định hướng đón khách trong các chương trình du ịch


Xác định cung đường đi là một yếu tố v cùng quan trọng trong thiết kế và xây dựng chương trình du lịch. Các chương trình du lịch cần phải được sắp xếp sao cho tiết kiệm thời gian vận chuyển nhất, lộ trình hợp lý nhất để liên kết các điểm tham quan theo một chủ đề nhất định.

Đồng Tháp bên cạnh những đặc thù chung thì lại có hai vùng phân chia rõ rệt về thiên nhiên cũng như văn hóa đó là phía bắc và phía Nam s ng Tiền.

Phía bắc S ng tiền thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười với những mãng rừng tràm bạt ngàn và những cánh đồng lúa bao la sen lẫn những đầm sen rộng lớn gắn liền liền vịch sử văn hóa Phù Nam xa xưa lưu dấu trong trong khu di tích văn hóa lịch sử quốc gia cấp đặc biệt Gò Tháp và c ng cuộc khai hoang mở cỏi của lưu dân Việt trải qua hàng thế kỷ cùng lịch sử chống ngoại xâm tồn tại qua những đền thờ Đốc Binh Vàng, đền thờ Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều, căn cứ Xẻo Quýt, khu di tích mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc,… Theo hướng này các đơn vị lữ hành hành có thể thiết kế những chương trình đón khách từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường N2 vào cửa ngõ thị trấn Mỹ An huyện Tháp Mười hoặc cửa ngõ chợ đầu mối trái cây xã Mỹ Hiệp – huyện Cao Lãnh trên quốc lộ 30 cách quốc lộ 1A 9km. Từ tuyến này có thể liên tuyến qua tỉnh An Giang, hoặc nước láng giềng Campuchia một cách thuận tiện.

Phía Nam s ng tiền thuộc vùng đất phù sa màu mỡ là vùng đất n i lên giữa s ng Tiền và s ng Hậu gắn liền với những vườn trái cây trĩu quả, những vườn cây cảnh, những làng hoa mu n sắc, những c ng trình kiến trúc thời Pháp thuộc, những chùa chiền c kính của cộng đồng lưu dân gốc Minh Hương,… Các điểm tham quan đặc sắc như, làng chiếu Định Yên, vườn quýt hồng Lai Vung, làng hoa kiểng Sa Đéc, chùa Kiến An Cung, nhà c Huỳnh Thủy Lê, …. Theo hướng này các đơn vị lữ hành hành có thể thiết kế những chương trình đón khách qua cửa ngõ Sa Đéc theo quốc lộ 80 cách cầu Mỹ Thuận – quốc lộ

1A 18km. Từ tuyến này các CTDL có thể liên tuyến qua tỉnh An Giang, tỉnh Kiên giang một cách dễ dàng.

Qua đó các c ng ty lữ hành có những thiết kế chương trình phù hợp về cung đường đi và thời gian tham quan. Mở rộng hơn, xác định rằng Đồng Tháp là một trong những cửa ngõ liên tuyến qua Campuchia, An Giang và Kiên Giang với các điểm tham quan n i tiếng như Angkor, Phnompenh, miếu bà chúa xứ Núi Sam, Phú Quốc,…Thiết kế các chương trình liên tuyến đến các địa bàn các tỉnh lận cận nhằm đa dạng hóa sản ph m.

3.2.1.4. Định hướng khách h ng mục tiêu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Với từng loại hình và sản ph m du lịch khác nhau cần có những định hướng thị phần phù hợp. Trong t ng số 311 mẫu quan sát đa phần là du khách đến Đồng Tháp có mức thu nhập trung bình khá trong đó nhiều nhất là nhóm 138 du khách có thu nhập từ 3 đến <5 triệu đồng chiếm 44,4%; 55 du khách có thu nhập từ 5 đến <10 triệu đồng chiếm 17,7%; 69 du khách có thu nhập từ lớn hơn 10 triệu đồng chiếm 22,2%. Thế nên thị trường mục tiêu của du lịch Đồng Tháp tập trung là những đối tượng có thu nhập trung bình khá. Hơn nữa, địa hình cảnh quan hoang sơ cùng với đặc điểm khí hậu khác biệt sẽ tạo nên sức hút cho du khách từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Từ quá trình hình thành sản ph m cho đến quảng bá tiếp thị sản ph m lữ hành cần bám sát đặc điểm của khách hàng mục tiêu để điều chỉnh cho phù hợp. Các định hướng về giá cả dịch vụ, và tăng cường quảng bá xúc tiến quảng cáo CTDL Đồng Tháp tại các thị trường mục tiêu th ng qua các hội chợ và các kênh truyền th ng đại chúng. Điều này sẽ giúp cho các đơn vị lữ hành tập trung nguồn lực trong quá trình thiết kế, xây dựng, quảng bá và thực hiện các CTDL mang lại hiệu quả cao nhất.

Nghiên cứu chất lượng CTDL nội địa của các công ty lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp - 13

3.2.1.5. Tiến h nh hợp tác iên doanh với các doanh nghiệp ữ h nh


Hiện nay các đơn vị lữ hành trong tỉnh tương đối rời rạc chưa có sự liên kết chặt chẽ, làm cho các CTDL trong tỉnh manh múng, lịch trình khởi hành kh ng cố định, giá cả kh ng nhất quán gây rất nhiều khó khăn cho chính các đơn vị lữ hành trong quá trình kinh doanh cũng như du khách trong quá trình lựa chọn dịch vụ. Du khách phải trả giá cao cho các khoản định phí trong CTDL do số lượng thành viên đoàn ít, nếu như các đơn vị lữ hành hợp tác ghép khách sẽ giảm được chi phí này. Việc liên kết giữa các đơn vị lữ hành sẽ góp phần định hình sản ph m lữ hành, tạo m i trường cạnh tranh lành mạnh và nguồn khách n định điều kiện tiên quyết để du lịch phát triển.

3.2.1.6. Tiếp tục duy trì các yếu t được du khách đánh giá t t v quan trọng trong chương trình du ịch

- Dựa vào kết quả phân tích IPA các giải pháp cần hướng vào việc tiếp tục duy trì các thuộc tính chất lượng CTDL bởi những đánh của du khách cho rằng chất lượng thực hiện các thuộc tính này là tốt và mức độ quan trọng cũng được đánh giá cao.

Một khám phá trong phần 2.2.3. là tất cả các thuộc tính chất lượng CTDL đều nằm ở vùng B (xem hình 2.2) thuộc vùng các thuộc tính cần tiếp tục duy trì. Điều này cho thấy mặc dù tất cả các thuộc tính có ý nghĩa nghiên cứu đều được khách du lịch đánh giá tốt, tuy nhiên đó cũng là các thuộc tính được khách du lịch xem là mức quan trọng cao trong các thuộc tính về chất lượng CTDL mà họ sử dụng. Thế nhưng, tất cả các giá trị khác biệt trung bình (MD) đều mang giá trị âm và đều có ý nghĩa do sig. = 0,000, nghĩa là tất cả các thuộc tính chất lượng CTDL mà khách du lịch cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ đều kh ng đạt được mức độ đánh giá quan trọng của du khách. Điều này chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần cải thiện hơn nữa một cách t ng thể các thuộc tính của chương trình du lịch để đạt được như yêu cầu của du khách đến với Đồng Tháp.

Trong đó cần chú ý đến các khía cạnh sau:

DVAU8 với giá trị MD= -0,98, SD=0,894 thể hiện sự phục vụ của nhân viên nhà hàng chưa được chu đáo kịp thời đối với nhu cầu của du khách. Muốn cải thiện hơn nữa chất lượng thuộc tính này cần tuyển chọn nhân viên phục vụ ăn uống là những lao động đã qua đào tạo, hoặc phải đào tạo lại một cách kỹ lưỡng về nghiệp vụ bàn cũng như các kiến thức về món ăn và phong cách phục vụ khách du lịch. Điều này sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết về văn hóa m thực và nghiệp vụ phục vụ khách du lịch ngày càng chu n mực để hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của du khách trong quá trình thưởng thức món ăn đặc sản.

DVVC5 với giá trị MD=-0,95, SD=0,89 thể hiện sự đáp ứng về sự cảm nhận của người điều khiển phương vận chuyển có kinh nghiệm đảm bảo an toàn. Đến với Đồng Tháp ngoài việc du khách được vận chuyển bằng xe trên đường bộ như các địa phương khác, thì đa phần các tuyến tham quan tại Đồng Tháp đều vận chuyển bằng phương tiện đường thủy như xuồng, tắc ráng thậm chí là bè tương đối th sơ thế nên chưa tạo được sự an tâm cho du khách, hơn nữa người điều khiển phương tiện lại rất thành thạo việc s ng nước đ i khi điều khiển phương tiện có phần vội vàng và kh ng chú tâm tạo cảm giác kh ng an tâm cho du khách. Điều này cần được chú ý và nâng cao nhận thức của đội ngũ tài xế, tài c ng đồng thời thường xuyên mở các lớp nghiệp vụ phục vụ vụ khách du lịch cho đối tượng lao động này.

DVVC6 với giá trị MD=-0,91, SD=0,935 đây là thuộc tính thể hiện sự vui vẽ hòa đồng của người điều khiển phương tiện đối với du khách chưa được niềm nỡ. Đa phần những tài xế, tài c ng tại các điểm tham quan xuất thân từ những n ng dân chất phát hiền lành, đ i khi rụt rè trong giao tiếp nhất là đối với những người chưa qua các lớp đào tạo về giao tiếp trong du lịch, họ tự tạo một khoảng cách nhất định đối với du khách. Đây là lợi thế tạo hình ảnh chất phát, nhưng cũng là rào cản trong việc thể hiện nhu cầu và đánh giá của du khách đối với đội ngũ phục vụ du lịch.

DVVC3 với giá trị MD=-0,87; SD=0,846 đây là thuộc tính thể hiện các thiết bị đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hoạt động tốt. Do chưa

được đầu tư theo quy chu n, mà các phương tiện vận chuyển khách du lịch tại Đồng Tháp đ i khi là tận dụng những phương tiện phục vụ trong sinh hoạt thường nhật nên các thiết bị bảo đảm an toàn đ i khi kh ng được chú trọng. Các thiết bị gồm phao cứu sinh, hệ thống cảnh báo, báo động tai nạn,…

CSHT2 với giá trị MD=-0,86, SD=0,911 phản ảnh các tuyến đường đảm bảo cho phương tiện vận chuyển êm ái chưa đạt được nhu cầu của du khách. Các tuyến đường chính của tỉnh Đồng Tháp như quốc lộ 30, đường N2, tỉnh lộ 843, 844 thuộc các huyện phía bắc s ng Tiền dẫn đến các điểm du lịch như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, vườn quốc gia Tràm Chim đang xuống cấp trầm trọng xen lẫn những đoạn đường đang được đào bới sửa chữa nên gây rất nhiều khó khăn cho các phương tiện vận chuyển bằng đường bộ. Tuy nhiên các tuyến đường thuộc các huyện phía Nam s ng Tiền lại tương đối tốt như quốc lộ 80, tỉnh lộ 848.

3.2.1.7. Tác động mạnh tới các nh n t ảnh hưởng ớn đến chất ượng chương trình du ịch

Dựa và phân tích các nhân tố khám phá và m hình hồi qui cho thấy cần chú trọng nhất là nhóm các nhân tố thuộc về cung đường và thiết kế chương trình vì nhóm nhân tố này ảnh hưởng hơn 40% nhận định của du khách. Nhóm nhân tố này bao gồm TKCT2, TKCT3, TKCT4, TKCT5, TKCT6, TKCT7,

TKCT8, CSHT1 và CSHT2. Do đó, khi tác động mạnh nhằm cải thiện nhóm các nhân tố này sẽ góp phần rất lớn vào đánh giá chung về chất lượng thực hiện CTDL của du khách.

Ngoài ra, các nhóm nhân tố dịch vụ phụ trợ (X7) cũng tác động đến hơn 13% quyết định đánh giá chung về chất lượng thực hiện CTDL của du khách. Thế nên khi tác động mạnh đến các nhân tố DVPT1, DVPT2 và DVPT3 sẽ tác động đáng kể đến đánh giá chung về chất lương thực hiện các CTDL của khách du lịch. Mức độ tác động sẽ đem lại kết quả tỉ lệ tương ứng đối với các các thuộc tính còn lại.

3.2.2. Giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Nghiên cứu thị trường, thiết kế y dựng chương trình phù hợp


Để đạt được hiệu quả kinh doanh điều tiên quyết là sản ph m mà doanh nghiệp cung ứng phải đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả để sử dụng sản ph m và giới thiệu cho nhiều người cùng sử dụng. CTDL cũng thế, doanh nghiệp lữ hành cần nghiên cứu thật kỹ thị trường mục tiêu, xác định rõ đặc điểm, nhu cầu của khách hàng về CTDL từ đó xây dựng và thực hiện CTDL cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nâng cao chất lượng thiết kế, xây dựng đồng bộ sản ph m, tuyến điểm phù hợp dựa trên tài nguyên du lịch tạo nên sản ph m du lịch đặt thù dựa trên văn hóa bản địa, cảnh quan thiên nhiên và nhu cầu khách hàng. Sắp xếp tuyến điểm và thời gian tham quan tại các điểm hợp lý. Vì đây là nhóm nhân tố có tác động mạnh đến đánh giá chất lượng thực hiện CTDL của du khách. Muốn nâng cao chất lượng nhóm yếu tố này cần chú ý các vấn đề cụ thể sau.

Tạo sự tin cậy cho khách hàng th ng cam kết thực CTDL, hợp đồng phục vụ du lịch rõ ràng chi tiết, ý thức trách nhiệm cao khi giải quyết khiếu nại của khách du lịch khi có tình huống xảy ra.

Thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng đặc sản địa phương giữ mối liên hệ lâu dài với khách hàng, tìm hiểu th ng tin và nhu cầu thực tế của họ cũng như bạn bè, người thân nhằm xây dựng sản ph m phù hợp.

Tiếp nhận th ng tin phản hồi từ khách hàng như một biện pháp hữu hiệu để nhận thức và cải thiện chất lượng sản ph m. Các đơn vị lữ hành cần thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, trước tiên là khách hàng đã sử dụng dịch vụ sau là các đối tượng khách hàng mục tiêu qua việc phỏng vấn trực tiếp hoặc th ng qua phiếu điều tra về đánh giá chất lượng CTDL của du khách và nhu cầu thực tế của du khách về CTDL tại tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó thu thập đặc điểm th ng tin khách hàng về thu nhập, thời gian dành cho du lịch, phương thức liên hệ khi đi du lịch, các loại tài nguyên du lịch hấp dẫn khách, các loại sản ph m

du lịch hấp dẫn khách, yêu cầu của du khách về các dịch vụ trong quá trình du lịch như ăn, nghỉ, vận chuyển, tham quan, mua sắm,… Từ đó, phân tích nhu cầu khách du lịch và dựa vào nền tảng tài nguyên du lịch cũng các nguồn lực khác xây dựng nên những sản ph m du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách.

Những th ng tin của khách hàng cần được lưu trữ lại thành một hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng thiết kế CTDL và theo dõi chăm sóc khách hàng thường xuyên. Các th ng tin lưu trữ cần thể hiện rõ các đặc điểm nhân kh u học và đặc điểm tiêu dùng du lịch của du khách như thu nhập, giới tính, độ tu i, nơi cư trú, nghề nghiệp,… Trên cơ sở này, các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các CTDL phù hợp với từng đặc điểm của khách hàng để có kế hoạch chào bán và thực hiện CTDL cho phù hợp. Cần lưu ý đến các vấn đề khi TKCT phải phù hợp các tuyến điểm, thời gian tham quan, tốc độ di chuyển, sức khỏe và mong đợi của khách du lịch.

Việc nghiên cứu đặc điểm nhu cầu khách hàng cần song song với việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Xét dưới góc độ cạnh tranh sản ph m du lịch đặc thù của tỉnh, cần nghiên cứu các CTDL cùng loại tại các tỉnh trong khu vực có tài nguyên du lịch tương tự như Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang,… Để xây dựng những sản ph m du lịch đặc thù của Đồng Tháp dựa trên những tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc thù gồm: Khu Ramsa vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng sen Tháp Mười, khu di tích Xẻo Quýt, làng hoa Sa Đéc, vườn quýt hồng Lai Vung, khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà c Huỳnh Thủy Lê, chùa Kiến An cung,… Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch còn có thể xây dựng nên những sản ph m du lịch đặc thù dựa trên những tài nguyên du lịch kh ng đặc thù mà chưa có nơi nào xây dựng t chức hoặc là m hình mới trong nước như: chương trình trải nghiệm nghề trồng lúa, làm nem, bắt cá, bắt chuột, hái b ng súng, b ng điên điển,...; Chương trình thiện nguyện tham gia gia cố đê phòng chống lũ, xây dựng nhà tình thương, diệt ốc bưu vàng, sửa chữa cầu đường giúp trẻ đến trường; Chương trình hòa nhập văn hóa dưới hình thức homestay, cùng ăn cùng ở cùng làm, học đàn ca tài tử, học

điệu hò Đồng Tháp, học nấu các món Đồng Tháp thời kh n hoang,… Bảo đảm tạo ra lợi thế cạnh tranh bởi dịch vụ đặc thù so với các tỉnh trong khu vực.

Xét dưới góc độ từng doanh nghiệp cần xem xét chính sách sản ph m, chính sách giá, cơ sở kỹ thuật và trình độ chuyên m n của các doanh nghiệp lữ hành cạnh tranh trực tiếp để kịp thời điều chỉnh sản ph m đồng thời học hỏi kinh nghiệm nhằm đảm bảo giữ vững thị trường.

Bám sát vào kết quả phân tích nhân tố khám phá nhóm thuộc Cung đường và TKCT gồm 09 biến:

TKCT2-Lộ trình được sắp xếp hài hòa giữa các điểm tham quan và ăn nghỉ; TKCT3-Độ dài thời gian tham quan tại các điểm tham quan phù hợp; KCT4-Thời điểm tham quan tại các điểm tham quan phù hợp. Muốn cải thiện việc sắp xếp này cần xác định rõ đặc tính và cự ly của các điểm tham quan và cơ sở phục vụ ăn nghỉ từ đó kết hợp sắp xếp cho hợp lý. Ví dụ một chương trình tham quan khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh tham quan các điểm Gò Tháp

– Tràm Chim – Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc – Xẻo Quýt (2 ngày 1 đêm) có thể sắp xếp như sau: Sáng sớm khách khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường N2, ăn sáng tại Long An, đến khu di tích Gò Tháp lúc 9h00’ khách đến tham quan khu di tích Gò Tháp là một quần có diện tích lớn cần xếp thời gian tham quan từ 1 giờ đến 1,5 giờ tham quan. Ngay bên cạnh khu tích Gò Tháp là Đồng Sen Tháp Mười có phục vụ ăn uống, nơi này khách có thể vừa dùng cơm trưa vừa thưởng ngoạn cảnh Đồng Sen. Sau đó đoàn di chuyển đến thị trấn Tràm Chim (cách 45km) nhận phòng khách sạn, đến khoảng 15h00 chiều là thời khắc tốt nhất để du khách ngắm cảnh từng đàn chim bay về t vào bu i chiều tà. Nếu du khách kh ng thích kh ng gian yên tĩnh của thị trấn Tràm chim về đêm thì có thể di chuyển về thành phố Cao Lãnh (cách 40Km) để nghỉ qua đêm. Bu i sáng h m sau, khách có thể trả phòng, tham quan mộ cụ phó bản Nguyễn Sinh Sắc với diện tích hơn 10 ha tham quan trong khoản 1 giờ, sau đó di chuyển đến khu du tích Xẻo Quýt tham quan và dùng cơm trưa tại đây, sau đó thuận đường theo quốc lộ 1A về lại thành phố Hồ Chí Mnh.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí