Những Thành C Ng Và Hạn Chế Của Chất Lượng Chương Trình Du Lịch Nội Địa Của Đồng Tháp

Qua hàm hồi quy cho thấy chất lượng CTDL được quyết định bởi 8 nhóm nhân tố trên. Trong đó, cung đường và thiết kế chương trình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thực hiện CTDL của khách du lịch, nhân tố này ảnh hưởng đến hơn 40% quyết định đánh giá của họ. Ngoài ra, nhóm các nhân tố thuộc về dịch vụ phụ trợ (X7) và dịch vụ ăn uống (X5) cũng có tác động lớn đến mức độ đánh giá về chất lượng thực hiện CTDL của du khách.

Mặt khác, từ kết quả phân tích IPA cho thấy tất cả các thuộc tính chất lượng CTDL đều nằm ở vùng B thuộc vùng các thuộc tính cần tiếp tục duy trì. Nghĩa là các thuộc tính này được du khách đánh giá tương đối tốt và họ cũng xem các yếu tố này là quan trọng trong quá trình thực hiện CTDL. Do đó, các doanh nghiệp lữ hành cần chủ động tiếp tục đầu tư duy trì chất lượng dịch vụ của 9 nhóm nhân tố đã nêu.

Hơn nữa, tất cả các thuộc tính chất lượng CTDL mà khách du lịch cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ đều kh ng đạt được mức độ đánh giá quan trọng của du khách. Điều này chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần cải thiện hơn nữa để đạt được như yêu cầu của du khách đến với Đồng Tháp.

2.3.2. Những thành c ng và hạn chế của chất lượng chương trình du lịch nội địa của Đồng Tháp

Chất lượng các CTDL tại Đồng Tháp có nhiều điểm mạnh như sự phong phú và đặc trưng về tài nguyên kết hợp với những dịch vụ tương ứng phù hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp hoàn thiện dần đưa Đồng Tháp trở thành một điểm đến dễ tiếp cận và có nhiều tiện lợi. Nội tại nguồn nhân lực ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trong đó, các lao động trực tiếp trong ngành du lịch như hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng,…đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng CTDL. Nhờ nhiều hoạt động quảng bá chính thức và kh ng chính thức, các đơn vị lữ hành cũng như du khách khắp nơi ngày càng chú ý tới điểm

đến Đồng Tháp như một hình ảnh đặc sắc đặc thù với biểu tượng sen hồng và sự khẳng định “Đồng Tháp – Thuần khiết như hồn sen”.

Từ những lợi thế và điểm mạnh trên tạo điều kiện rất lớn để các đơn vị lữ hành thuận tiện trong việc nghiên cứu, xây dựng và nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình du lịch nội địa tại tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vướng mắc, yếu kém làm trì hoãn, ảnh hưởng xấu đến việc nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại tỉnh Đồng Tháp.

Điểm yếu cơ bản của chương trình du lịch tại Đồng Tháp là sự liên tuyến với các điểm tham quan trong khu vực như An Giang, Kiên Giang. Thiếu sự gắn kết với các đối tác lữ hành tại các thị trường mục tiêu, do đó dẫn đến hai hệ quả khách kh ng chủ động được trong việc đặt mua chương trình du lịch tại Đồng Tháp hoặc nếu khách đến du lịch Đồng Tháp cũng chỉ th ng qua duy nhất một đơn vị lữ hành tại nơi khách cư trú.

Cơ sở lưu trú tại các điểm tham quan chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, các chương trình du lịch phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển đưa khách về lại trung tâm thành phố để nghỉ qua đêm. Vì không có các cơ sở lưu trú đạt tiêu chu n tốt, trong pham vi gần (3km) so với điểm tham quan

Các dịch vụ phụ trợ chưa có nhiều, kh ng có nhiều điểm vui chơi nghĩ dưỡng để du khách có thể lưu lại dài ngày và tiêu dùng du lịch nhiều hơn. Các quà lưu niệm có nhiều khởi sắc về số lượng và chất lượng cũng như sự đặc thù.Tuy nhiên, những sản ph m này chỉ được phân phối hạn hẹp bởi một vài đơn vị chủ yếu, giá thành tương đối cao so với quà lưu niệm cùng chủng loại ở các điểm tham quan khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Các cơ sở lưu trú chủ yếu ở tiêu chu n thấp từ 3 sao trở xuống, chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách thượng lưu, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được trang bị đầy đủ theo quy chu n. Nên ảnh hưởng tiêu cực đến sự đánh giá chất lượng CTDL của khách du lịch.

Đội ngũ HDV đ ng về số lượng, đáp ứng cơ bản về c ng việc hướng dẫn viên, tuy nhiên chưa thành thục về văn hóa bản địa để đáp ứng được nhu cầu thưởng ngọan và tìm hiểu về tự nhiên, văn hóa cũng như lịch sử địa phương của du khách. Hơn nữa, đội ngũ HDV vẫn chưa được tập hợp lại thành những câu lạc bộ hoặc t chức chung để trao đ i và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Nghiên cứu chất lượng CTDL nội địa của các công ty lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp - 12

Dựa vào việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến các điểm mạnh điểm yếu đó sẽ giúp các c ng ty lữ hành đề ra những định hướng và giải pháp từng bước tháo gỡ và hoàn thiện nâng cao chất lượng thực hiện CTDL.

Tiểu kết chương 2

Từ những khái quát về ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp cho thấy du lịch Đồng Tháp có rất nhiều lợi thế để hình thành nên những sản ph m du lịch đặc thù thu hút khách. Thực trạng phát triển du lịch Đồng Tháp đang ở giai đoạn đầu những với những tính hiệu khả quan về việc thu hút khách du lịch thông qua số liệu lượt khách và doanh thu của ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp.

Dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua quá trình điều tra thực tế và kết quả phân tích th ng qua các phương pháp kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và xây dựng m hình hồi quy đã tìm ra được các nhóm nhân tố thực sự ảnh hưởng đến chất lượng CTDL nội địa của các c ng ty lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp (được t chức thực hiện trên địa bàn tỉnh) là: X1. Cung đường và TKCT; X2. HDV; X3. Vị trí lưu trú và DVVC; X5. DVAU; X6. Cơ sở kỹ thuật và dịch vụ tại nơi lưu trú; X7. Dịch vụ phụ trợ; X8. Điều kiện cơ bản tại nơi lưu trú; X9. Món ăn. Do đó, để nâng cao chất lượng CTDL nội địa cần tác động vào 08 nhân tố trên. Kết hợp với kết quả từ kỹ thuật IPA cho thấy tất cả các nhân tố đều nằm trong nhóm B thuộc các vấn đề cần tiếp tục duy trì,đề tài sẽ tiếp tục đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng CTDL nội địa tại tỉnh Đồng Tháp.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA CÁC‌

CÔNG TY LỮ HÀNH TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP


3.1. Định hướng phát triển của ngành và của tỉnh

Theo quan điểm phát triển du lịch của “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ m i trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đ y mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia cả yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Theo dự thảo “Đề án phát triển sản ph m du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng S ng Cửu Long” (2014) của T ng cục du lịch trong việc xây dựng sản ph m du lịch đặc thù cấp quốc gia đề ra sản ph m du lịch đặc thù của vùng dựa trên tài nguyên du lịch đặc của từng địa phương. Sản ph m du lịch đặc thù của Đồng Tháp là: Tham quan trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng gắn với những giá trị cảnh quan s ng nước và văn hóa bản địa như trải nghiệm mùa nước n i với những hoạt động giăng lưới, thu hoạch lúa ma,... dựa trên kh ng gian rất đặc biệt là vùng trũng Đồng Tháp Mười vào mùa “nước n i” (tháng 8-9); du lịch sinh thái tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị đa dạng sinh học vùng sinh cảnh đất ngập nước nội địa tiêu biểu là khu Ramsa vườn quốc gia Tràm Chim.

Theo đề án Phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020 được phê duyệt th ng qua nghị quyết 33/2014/NQ-HĐND ngày 5 tháng 12 năm 2014 nêu ra rằng xây dựng du lịch Đồng Tháp với những nét riêng như sau:

Định vị địa lý phá bỏ địa thế “khuất nẻo” bằng việc đón du khách từ 3 cửa ngõ chính là thành phố Cao Lãnh, thị trấn Mỹ An (Tháp Mười) và thành phố Sa Đéc. Theo đó, Đồng Tháp sẽ là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười. Từ cửa ngõ thị trấn Mỹ An cung đường tiếp nối thành phố Hồ Chí Minh và Châu Đốc, tuyến đường này kh ng những được rút ngắn mà còn tham quan 02 điểm du lịch đặc sắc là “Khu di tích Gò Tháp/Đồng Sen Tháp Mười” hoặc “Vườn Quốc Gia Tràm Chim”; hình thành nên tuyến du lịch đặc trưng “Bắc s ng Tiền”, tuyến “Xuyên Đồng Tháp Mươi”. Từ cửa ngõ thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc khi hai chiếc cầu Cao Lãnh và Vàm Cống xây dựng xong sẽ tạo điều kiện kết nối hai vùng của tỉnh Đồng Tháp là Nam s ng Tiền và Bắc s ng Tiền tạo điều kiện gắn kết các điểm như khu di tích Xẻo Quýt, khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, làng hoa Sa Đéc, làng chiếu Định Yên, vườn quýt hồng Lai Vung. Hơn nữa còn liên tuyến qua các tỉnh An Giang, Kiên Giang.

Định vị hình ảnh tiêu biểu của du lịch Đồng Tháp là Hoa Sen hiện diện khắp nơi và trở thành một hình ảnh quen thuộc đi vào thơ ca: “Tháp Mười đẹp nhất b ng sen” với kh ng gian mênh m ng và hoang sơ của Đồng Tháp Mười gồm có: sếu, chim, mùa nước n i,cá, cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, rừng tràm bạt ngàn, làng hoa Sa Đéc. Về con người Đồng Tháp xây dựng hình ảnh thân thiện mến khách, bản tính phóng khoáng, hào sảng và chất phác. Về m thực theo phong cách giản đơn, kh ng cầu kỳ trong phương pháp chế biến và giữ hương vị vốn có của thức ăn theo hướng văn hóa m thực gắn liền với sản vật địa phương thời kỳ kh n hoang mở đất, ăn ở Đồng Tháp tận hưởng thiên nhiên.

Tạo ra những cảm xúc cho du khách khi đến với Đồng Tháp và mong tìm lại cho lần du lịch sau với sự yên lành, tĩnh lặng, thư giãn, thân thiện th ng qua những đặc trưng vốn có của du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại Đồng Tháp. Với hình ảnh sen và xu hướng phát triển của thiền học trong những năm

sắp tới, b sung thêm văn hóa tâm linh thiền học như một nét riêng để hình thành các hình ảnh chủ lực của Đồng Tháp. Theo đó Đồng Tháp sẽ là một điểm đến du lịch sinh thái – văn hóa cộng đồng và tâm linh thiền học.

Kh u hiệu định vị: Tiếng Việt: “Đồng Tháp – Thuần khiết như hồn sen”; tiếng Anh: “Dong Thap - As pure as Lotus”. Logo du lịch Đồng Tháp:là một biểu tuợng búp sen cách điệu hình chim sếu với nét vẽ thanh thoát, phóng khoáng. Màu hồng của sen làm chủ đạo đựợc đặt trên nền của màu xanh thiên nhiên trong lành cùng màu vàng của văn hóa tâm linh thuần khiết. Toàn thể logo muốn truyền tải th ng điệp quảng bá của du lịch Đồng Tháp: “Thuần khiết như hồn sen”.

Trên cơ sở của định vị về hình ảnh chung, các sản ph m du lịch Đồng Tháp sẽ tìm sự khác biệt thiên về các hoạt động: trải nghiệm n ng nghiệp sinh thái, văn hóa tâm linh thiền học, sen, trải nghiệm kết hợp cảm giác mạo hiểm thay vì các hoạt động đang có của các tỉnh khác trong khu vực.

Xác định thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường với xuất phát điểm thấp, năng lực phục vụ chưa cao nên thị trường mục tiêu của du lịch Đồng Tháp nhắm vào các đối tượng du khách nội địa ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh lân cận, Campuchia và cả du khách trong tỉnh với thu nhập trung bình khá, giới chụp ảnh, nghiên cứu khoa học, các bạn trẻ yêu m i trường, sinh thái, thích khám phá và trải nghiệm.

Theo dự thảo kế hoạch xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư 05 năm 2016 – 2020 của Trung tâm Xúc tiến Thương mại, du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp. Đối với xúc tiến du lịch cần tiến hành đ y mạnh c ng tác quảng bá du lịch với nhiều hình thức khác nhau, hỗ trợ tạo ra các sản ph m du lịch đặc trưng, cũng như việc nâng cao chất lượng phục vụ và các dịch vụ khác để thu hút khách du lịch đến Đồng Tháp ngày một nhiều hơn. Hỗ trợ ngành du lịch t chức các sự kiện, hội thảo, hội chợ, lễ hội văn hóa; phát huy giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên; các loại hình văn hóa nghệ

thuật, gắn kết du lịch với các làng nghề truyền thống và sản ph m thủ c ng truyền thống phục vụ cho phát triển du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh liên doanh, liên kết hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch nội địa của các công t lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp

3.2.1. Giải pháp chung

Nhóm các giải pháp này nhằm tạo định hướng cho các kế hoạch và giải pháp cụ thể để các c ng ty lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp nâng cao chất lượng CTDL nội địa của mình. Trong đó bao gồm:

3.2.1.1 Định vị sản phẩm chương trình du ịch chủ đạo


Hiện tại ngành du lịch Việt Nam nói chung, tình hình sản ph m du lịch đồng bằng S ng Cửu Long nói riêng đang vướng mắc một điểm chung là trùng lắp sản ph m dịch vụ. Du khách dễ bị nhàm chán vì hầu như các sản ph m dịch vụ ở các tỉnh đều giống nhau, thế nên xác định rõ lợi thế riêng biệt để hình thành nên sản ph m du lịch có thương hiệu riêng tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt là một điều v cùng quan trọng đối với du lịch Đồng Tháp.

Do đó dựa vào những giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo đặc sắc của tỉnh Đồng Tháp cần xác định sản ph m chương trình du lịch chủ đạo của Đồng Tháp là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tiêu biểu là các điểm tham quan như: vườn Quốc gia Tràm Chim, khu di tích Gò Tháp, Đồng Sen Tháp Mười, khu di tích Xẻo Quýt, khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, làng hoa Sa Đéc,… với các hoạt động trải nghiệm như giăng lưới, đặt lờ, hái b ng súng, b ng điên điển, bắt chuột, dỡ đáy, đập lúa ma, trồng hoa, cấy ghép cây cảnh…Nghiên cứu phát triển thêm sản ph m du lịch thiền.

Từ việc định vị trên các đơn vị lữ hành sẽ hình thành nên những sản ph m đặc thù của du lịch Đồng Tháp tạo sự hấp dẫn riêng đối với du khách mà

kh ng nơi nào có được. Từ đó giảm bớt cạnh tranh điểm đến và phát huy thế mạnh riêng của Đồng Tháp.

3.2.1.2. Định vị quảng bá du ịch Đồng Tháp qua biểu tượng hình ảnh v khẩu hiệu riêng.

Từ bấy lâu, rất nhiều người ngoài tỉnh, đặc biệt là những người chưa từng đến Đồng Tháp mà chỉ nghe qua những lới kể xa xưa thì vẫn hình dung Đồng Tháp là một xứ sở heo hút, một vùng đất xa x i với đầy năng lát và hoang vu, giao th ng cách trở khó khăn, thường xuyên bị thiên tai lũ lụt. Trong khi Đồng Tháp đang vươn mình trở thành một tỉnh năng động về thu hút đầu tư; chỉ số PCI lu n thuộc tốp đầu cả nước; giao th ng thuận tiện và th ng suốt cùng với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; các sản ph m du lịch hấp dẫn đặc thù gắn với hình ảnh sen, tràm, mùa nước n i trù phú sinh s i, những giá trị văn hóa đặc sắc hình thành từ ngàn xưa, những làng nghề truyền thống tài hoa kết tinh thành giá trị,…lại ít được du khách biết đến. Muốn giới thiệu cho du khách khắp nơi biết đến Đồng Tháp một cách sâu sắc cần nhất quán về biểu tượng hình ảnh và kh u hiệu riêng.

Trước tiên phải tuyên truyền về hình ảnh Bé Sen, kh u hiệu “Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen” cùng với logo biểu tượng du lịch Đồng Tháp đã được c ng bố cho người dân trong tỉnh, đặc biệt là đội ngũ làm du lịch hiểu rõ và tự hào về quê hương mình. Từ đó tăng cường quảng bá đồng nhất các biểu tượng này để du khách khắp nơi ấn tượng sâu sắc và đi sâu vào trí nhớ và trí tưởng của họ về một Đồng Tháp yên bình nhưng kh ng khuất nẻo; truyền thống văn hóa tinh hoa sen lẫn với thiên nhiên hoang sơ chứ kh ng lạc hậu khó nghèo, khó tìm, khó tới. Từ đó tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của Đồng Tháp thúc đ y du khách tìm về Đồng Tháp.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí