DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng 62
Bảng 3.1: Tổng hợp thành phần của kỳ vọng kiểm toán 67
Bảng 3.2: Các văn bản pháp lý làm cơ sở xác định kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành 76
Bảng 3.3: Các kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành 78
Bảng 3.4: Các kỳ vọng kiểm toán không có trong quy định hiện hành 81
Bảng 3.5: Thang đo nháp lần 1 cho các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 84
Bảng 3.6: Mã hóa các thuộc tính của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 95
Bảng 3.7: Mã hóa các thuộc tính của nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 97
Bảng 3.8: Mã hóa các thành phần và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 99
Bảng 4.1: Thống kê các công ty niêm yết theo nhóm ngành của Sở giao dịch HOSE và HNX 106
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước 107
Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu điều tra 111
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả về các kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành 113
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả về các kỳ vọng kiểm toán không có trong quy định hiện hành 114
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo kỳ vọng kiểm toán 116
Bảng 4.7: Kết quả đo lường khoảng cách hợp lý 119
Bảng 4.8: Kết quả đo lường khoảng cách chuẩn mực 120
Bảng 4.9: Kết quả đo lường khoảng cách chất lượng kiểm toán 121
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
................................................................................................................................122
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 123
Bảng 4.12: Kết quả phân tích KMO và kiểm định Bartlett các biến độc lập (lần 2) 126
Bảng 4.14: Ma trận xoay các nhân tố (lần 2) 128
Bảng 4.15: Các nhân tố sau khi điều chỉnh 129
Bảng 4.16: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán sau điều chỉnh 130
Bảng 4.17: Tóm tắt mô hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý 135
Bảng 4.18: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý 135
Bảng 4.19: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý 136
Bảng 4.20: Tóm tắt mô hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực 137
Bảng 4.21: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực...137 Bảng 4.22: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực 138
Bảng 4.23: Tóm tắt mô hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán
................................................................................................................................139
Bảng 4.24: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán 139
Bảng 4.25: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán 140
Bảng 4.26: Tóm tắt mô hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 142
Bảng 4.27: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 142
Bảng 4.28: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 142 Bảng 4.29: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 143
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính
................................................................................................................................149
Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính 152
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình cấu trúc của Hatherly và cộng sự (1991) 20
Hình 1.2: Mô hình cấu trúc của Innes và cộng sự (1997) 21
Hình 1.3: Mô hình cấu trúc của Turner và cộng sự (2010) 23
Hình 1.4: Mô hình cấu trúc của Ruhnke và Schmidt (2014) 25
Hình 1.5: Mô hình cấu trúc của MacDonald (1988) 27
Hình 1.6: Mô hình cấu trúc của Porter (1993) 29
Hình 1.7: Mô hình cấu trúc của Fulop (2015) 30
Hình 2.1: Mô hình cấu trúc sử dụng trong luận án 57
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 65
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 68
Hình 3.3: Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong luận án 71
Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 73
MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Thuật ngữ | Khái niệm | |
1 | Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (Audit Expectation Gap – AEG) | Là sự khác biệt giữa kỳ vọng của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên, mức độ đảm bảo của kiểm toán, thông điệp được truyền tải qua báo cáo kiểm toán và nhận thức của người sử dụng thông tin về kết quả thực hiện các kỳ vọng đó bởi kiểm toán viên. |
2 | Khoảng cách hợp lý (Reasonableness gap - RG) | Là khác biệt giữa những gì mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên cần đạt được và những gì mà kiểm toán viên có thể đạt được một cách hợp lý |
3 | Khoảng cách chuẩn mực (Deficient standards - DS) | Là khác biệt giữa những gì mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên đạt được một cách hợp lý và công việc hiện tại của kiểm toán viên được quy định bởi luật và chuẩn mực kiểm toán. |
4 | Khoảng cách chất lượng kiểm toán (Deficient performance - DP) | Là khác biệt giữa các tiêu chuẩn nghề nghiệp được quy định trong chuẩn mực kiểm toán đối với công việc của kiểm toán viên và kết quả kiểm toán theo đánh giá của người sử dụng thông tin. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1
- Các Nghiên Cứu Về Khoảng Cách Kỳ Vọng Trong Kiểm Toán
- Các Nghiên Cứu Chứng Minh Tồn Tại Khoảng Cách Kỳ Vọng Trong Kiểm Toán Chỉ Từ Phía Người Sử Dụng Thông Tin
- Mô Hình Cấu Trúc Của Innes Và Cộng Sự (1997)
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, kiểm toán đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế của các quốc gia. Nhiều công ty lớn sẵn sàng chi hàng triệu đô la mỗi năm cho việc thuê kiểm toán độc lập. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại sẵn sàng chi một khoản tiền lớn như vậy cho một cuộc kiểm toán. Một số người cho rằng đó là do luật pháp yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán. Tuy nhiên, câu trả lời này chỉ đúng trong một số hoàn cảnh nhất định. Rõ ràng, kiểm toán vẫn được sử dụng trong rất nhiều trường hợp luật pháp không yêu cầu và bản thân các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng đã sử dụng dịch vụ kiểm toán từ lâu, trước khi luật chứng khoán yêu cầu điều này. Có thể nói, kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát các mối quan hệ giữa các cổ đông, nhà quản lý, nhân viên và chủ nợ. Kiểm toán cũng làm gia tăng niềm tin của người sử dụng đối với thông tin mà đơn vị cung cấp. ‘Nói cách khác kiểm toán không chỉ đáp ứng yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, mà còn đáp ứng cả nhu cầu của người sử dụng thông tin báo cáo tài chính bên ngoài với trách nhiệm và sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực.
Mặc dù mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho nền kinh tế, nhưng bản thân kiểm toán lại phải đối mặt với không chỉ các chỉ trích mà còn là các vụ kiện tụng, yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía người sử dụng thông tin mỗi khi xuất hiện các vụ sụp đổ, phá sản của các công ty, tập đoàn. Điều này dẫn đến suy giảm uy tín nghề nghiệp kiểm toán, giảm niềm tin của người sử dụng thông tin hoặc công chúng đối với vai trò của kiểm toán. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này, theo Liggio (1974) và nhiều nhà nghiên cứu khác như Porter (1993), Swift và Dando (2002), Lee và cộng sự (2009), Fulop (2017) là do khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Sau khi xuất hiện lần đầu tiên trong nghiên cứu của Liggio (1974), khoảng cách kỳ vọng đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Có nghiên cứu đã chứng minh rằng sự chỉ trích của công chúng đối với kiểm toán viên là không đúng vì chúng xuất phát từ những kỳ vọng quá mức, hay do nhận thức chưa đúng về bản chất, hạn chế vốn có của kiểm toán từ phía người sử dụng thông tin khiến cho họ đặt ra những yêu cầu quá cao đối với nghề nghiệp kiểm toán hay đánh giá chưa đúng hiệu quả thực tế công việc kiểm toán (Swift và Dando, 2002; Salehi, 2007; Enofe và cộng sự, 2013; Dibia, 2015; Awuor, 2018). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy kiểm toán viên phải chịu một phần trách nhiệm liên
quan đến những thiệt hại của người sử dụng thông tin trên báo cáo kiểm toán vì họ đã không có đủ nỗ lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, chưa đủ năng lực hay vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc của mình (Salehi, 2007; Lee và cộng sự, 2009; Kamau, 2013; Fulop, 2017). Bên cạnh đó, các chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán chưa được đầy đủ, rõ ràng cũng khiến cho kiểm toán viên dù thực hiện theo đúng quy định vẫn không đạt được những kỳ vọng hợp lý của người sử dụng thông tin (Salehi, 2007; Agyei và cộng sự, 2013; Alani, 2014; Ghandour, 2019). Nhưng nhìn chung, các nghiên cứu đều tin rằng sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng có ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của công chúng đối với kiểm toán cũng như gây ra những vụ kiện tụng kéo dài giữa người sử dụng thông tin với kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán. Porter và cộng sự (2005) đã cho rằng khi độ tin cậy, uy tín của nghề nghiệp kiểm toán bị suy giảm đến một mức độ nào đó, vai trò của nghề nghiệp này sẽ trở thành vô dụng. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể cảm thấy bất mãn vì kết quả công việc mà họ thực hiện đã không được ghi nhận, đánh giá đúng cũng như họ đang phải chịu áp lực, đòi hỏi không hợp lý từ phía công chúng. Khoảng cách kỳ vọng không chỉ ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại và phát triển của ngành nghề kiểm toán mà còn gây ra những bất lợi đáng kể đối với sự bền vững của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Onulaka (2014) đã chỉ ra rằng khoảng cách kỳ vọng có ảnh hưởng tiêu cực tới khối lượng các giao dịch trên thị trường chứng khoán hay Farasangi và Noghondari (2017) cho thấy khoảng cách kỳ vọng có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đối với các khoản nợ mất khả năng thu hồi của ngân hàng. Tuy nhiên, cho dù muốn hay không, các nhà nghiên cứu đều phải thừa nhận rằng sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng là tất yếu khách quan và là một vấn đề không thể né tránh đối với nghề nghiệp kiểm toán. Vấn đề cần thiết là phải thu hẹp khoảng cách này để xây dựng lòng tin của các bên, đặc biệt là của công chúng đối với kết quả kiểm toán. Do vậy, các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng, tìm hiểu cấu trúc khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng là cần thiết, góp phần giảm khoảng cách kỳ vọng đến mức thấp có thể chấp nhận được.
Tại Việt Nam, so với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, thị trường chứng khoán cũng như thị trường dịch vụ kiểm toán của nước ta vẫn được coi là còn non trẻ, còn nhiều hạn chế vướng mắc cần được khắc phục. Thị trường chứng khoán và thị trường dịch vụ kiểm toán Việt Nam mới chỉ có hơn 20 năm hoạt động. Chính vì vậy, các nhà đầu tư, nhân viên môi giới chứng khoán, nhà
quản lý doanh nghiệp… còn chưa thực sự hiểu rõ về kiểm toán, đội ngũ kiểm toán viên cũng còn chưa có bề dày kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế; các nguyên nhân này tạo ra sự khác biệt trong nhận thức giữa các bên và là cơ sở hình thành khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán; việc thu hẹp khoảng cách này vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của thị trường kiểm toán tại Việt Nam. Như kết quả đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Vũ Hữu Đức và Võ Thị Minh Nguyệt (2012) về khoảng cách trong nhận thức thông tin truyền tải qua báo cáo kiểm toán hay nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016) về khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên, thị trường chứng khoán và thị trường dịch vụ kiểm toán Việt Nam đang phải đối mặt với sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọng đòi hỏi phải có những hành động hiệu quả từ các bên có liên quan, và để xây dựng được các phương án hành động thích hợp, cần đánh giá được tác động của các nhân tố cụ thể tới khoảng cách này. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ sự cấp thiết và khoảng trống trong nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng, mục tiêu chung của luận án là nhằm làm sáng tỏ thêm bản chất của khoảng cách kỳ vọng, qua đó đo lường mức độ các thành phần của khoảng cách kỳ vọng và khoảng cách kỳ vọng nói chung, cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể của luận án như sau:
(1) Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại và đo lường từng thành phần của khoảng cách kỳ vọng và khoảng cách kỳ vọng nói chung trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(2) Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(3) Đề xuất các khuyến nghị và hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu nhằm
thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau
đây:
(1) Sự tồn tại và độ lớn của khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của
khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
(2) Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
(3) Các đề xuất, khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu:
- Khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Số liệu minh chứng cho luận án thu thập trong giai đoạn từ 2018 đến 2021.
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án thu thập dữ liệu tại Việt Nam.
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án đo lường khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán theo khung khái niệm của Porter (1993), xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Phạm vi đối tượng khảo sát của nghiên cứu: luận án thu thập thông tin từ các đối tượng khảo sát bao gồm:
Kiểm toán viên bao gồm: Nhà quản lý và các kiểm toán viên hành nghề, trợ