Mô Hình Cấu Trúc Của Innes Và Cộng Sự (1997)‌


chỉ xảy ra khi kiểm toán viên độc lập thực hiện không đầy đủ và không thích hợp các chuẩn mực nghề nghiệp và làm gia tăng khoảng cách thực hiện.

b. Mô hình cấu trúc của Innes và cộng sự (1997)

X

X

6

1

3

5

4

Kiểm toán viên

X

X

2

Nghiên cứu “the expanded audit report – a research study within the development of SAS 600” của Innes và cộng sự (1997) cho rằng khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán cần được phân tích trên cả 2 cách tiếp cận chuẩn tắc và thực chứng. Cách tiếp cận chuẩn tắc xem xét nhận thức về những gì mà kiểm toán viên nên làm, trong khi cách tiếp cận thực chứng xem xét nhận thức về những gì mà kiểm toán viên đang làm.

CHUẨN TẮC

(Nhận thức về những gì mà kiểm toán viên nên làm)

THỰC CHỨNG

(Nhận thức về những gì mà kiểm toán viên đang làm)


Người sử dụng


Hình 1.2: Mô hình cấu trúc của Innes và cộng sự (1997)‌

Theo mô hình cấu trúc của Innes và cộng sự (1997), khoảng cách kỳ vọng gồm 6 thành phần:

(1) Khác biệt giữa nhận thức của người sử dụng thông tin và nhận thức của kiểm toán viên về công việc kiểm toán viên đang thực hiện. Theo đó, nguyên nhân của khác biệt này là do người sử dụng thông tin thiếu hiểu biết về các quy định hiện hành trong chuẩn mực kiểm toán.

(2) Khác biệt giữa nhận thức của người sử dụng thông tin về những gì mà kiểm toán viên nên làm và những gì mà kiểm toán viên đang thực hiện. Khác biệt này thể hiện các kỳ vọng của người sử dụng thông tin vượt quá những trách nhiệm hiện thời của kiểm toán viên. Nguyên nhân của khác biệt này có thể là do những kỳ vọng quá mức, bất hợp lý từ phía người sử dụng thông tin, cũng có thể là các kỳ vọng hợp lý nhưng nghề nghiệp kiểm toán hiện thời chưa đáp ứng được. Tuy nhiên,


do trách nhiệm hiện hành cũng được xem xét từ phía nhận thức của người sử dụng thông tin nên khác biệt này cũng có thể do sự thiếu hiểu biết của công chúng.

(3) Khác biệt giữa nhận thức của người sử dụng thông tin và nhận thức của kiểm toán viên về những gì mà kiểm toán viên nên làm. Khác biệt này tồn tại khi công chúng kỳ vọng kiểm toán viên nên đảm nhiệm nhiều hơn các trách nhiệm so với hiện hành trong khi kiểm toán viên lại cho rằng đây là những trách nhiệm không phù hợp với khả năng thực hiện của họ. Nói cách khác, nguyên nhân của sự khác biệt này chính là các kỳ vọng bất hợp lý, quá mức từ phía người sử dụng kết quả kiểm toán.

(4) Khác biệt giữa nhận thức của kiểm toán viên về những gì mà họ nên làm và những gì họ đang làm. Khác biệt này phát sinh trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng có một số trách nhiệm kiểm toán họ có đủ khả năng và nên thực hiện trong quá trình kiểm toán tuy nhiên các trách nhiệm này lại chưa được quy định trong các chuẩn mực nghề nghiệp. Khác biệt này cho thấy sự thiếu hụt hay chưa hiệu quả của các quy định hiện hành về kiểm toán.

(5) Khác biệt giữa nhận thức của kiểm toán viên về những gì mà họ nên làm và nhận thức của người sử dụng thông tin về những gì mà kiểm toán viên đang làm. Nguyên nhân gây ra khác biệt trên có thể xuất phát từ sự hiểu nhầm của công chúng về các trách nhiệm hiện hành của kiểm toán viên hoặc do kiểm toán viên cho rằng họ có thể đảm nhiệm thêm một số trách nhiệm khác chưa có trong chuẩn mực nghề nghiệp.

(6) Khác biệt giữa nhận thức của người sử dụng thông tin về những gì mà kiểm toán viên nên làm và nhận thức của kiểm toán viên về những gì mà họ đang làm. Khác biệt này có thể xuất phát từ những kỳ vọng hợp lý cũng như bất hợp lý của công chúng và cũng có thể từ phía nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm của chính bản thân kiểm toán viên.

c. Mô hình cấu trúc của Turner và cộng sự (2010)

Ngoài các nghiên cứu nêu trên, năm 2010, nghiên cứu “An application of the conceptual model of service quality to independent auditing services” của Turner và cộng sự được thực hiện dựa trên lý thuyết nền là chất lượng dịch vụ. Turner và cộng sự (2010) sử dụng khuôn khổ của Parasuraman và cộng sự (1985) để đưa ra mô hình khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Theo Turner và cộng sự (2010), các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào sự khác biệt liên quan đến dịch vụ giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính trong khi khách hàng của dịch vụ


Thông tin truyền miệng

Nhu cầu của khách hàng

Kỳ vọng của khách hàng

Kinh nghiệm trong quá khứ

kiểm toán còn bao gồm khách hàng kiểm toán và các cơ quan quản lý. Mặt khác, các mô hình nghiên cứu trước đây đã bỏ qua vai trò của việc truyền đạt thông tin giữa kiểm toán viên và các nhóm khách hàng trong việc hình thành khoảng các nhận thức. Chính vì vậy, việc vận dụng mô hình khoảng cách dịch vụ SERVQUAL để thiết lập cấu trúc của sự khác biệt sẽ giải quyết được sự khác biệt liên quan đến dịch vụ kiểm toán đối với các nhóm khách hàng khác nhau, mở rộng mô hình và cung cấp cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng của dịch vụ kiểm toán, góp phần thu hẹp sự khác biệt trong thực tế.



Khoảng cách kỳ vọng

Khác biệt 4

Khác biệt 1

Khác biệt 3

Khác biệt 2

KHÁCH HÀNG

Cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng

KIỂM TOÁN VIÊN

Dịch vụ kiểm toán được cung cấp trong thực tế

Nhận thức của kiểm toán viên về kỳ vọng của khách hàng

Chuẩn mực kiểm toán

Cam kết của kiểm toán viên với khách hàng

Hình 1.3: Mô hình cấu trúc của Turner và cộng sự (2010)‌

Theo mô hình của Turner và cộng sự (2010), khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán là sự cộng hợp của bốn khác biệt sau:


- Thứ nhất: khác biệt giữa nhận thức của kiểm toán viên về kỳ vọng của khách hàng và những gì khách hàng thực sự kỳ vọng ở dịch vụ kiểm toán. Trong mô hình SERQUAL, khác biệt này tồn tại khi một công ty cung ứng dịch vụ không nắm bắt được những gì mà khách hàng mong đợi.

- Thứ hai: khác biệt giữa nhận thức của kiểm toán viên về kỳ vọng của khách hàng và các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ kiểm toán hiện hành. Khác biệt này tồn tại khi công ty cung cấp dịch vụ không chuyển đổi được những nhận thức của họ về các kỳ vọng của khách hàng thành các tiêu chuẩn của dịch vụ.

- Thứ ba: khác biệt giữa cách dịch vụ kiểm toán được cung cấp trong thực tế với các tiêu chuẩn chất lượng đã được thiết lập. Khác biệt này tồn tại khi một công ty dịch vụ không cung cấp dịch vụ đúng theo các tiêu chuẩn đã được thiết lập.

- Thứ tư: sự khác biệt giữa dịch vụ kiểm toán được cung cấp trong thực tế và những gì mà kiểm toán viên hứa hẹn một cách ngầm định hoặc công khai về dịch vụ kiểm toán với các nhóm khách hàng khác nhau. Trong mô hình SERVQUAL, khác biệt này tồn tại khi những lời hứa từ nhà cung cấp dịch vụ không khớp với hiệu quả thực sự của dịch vụ trong thực tế.

Mô hình cấu trúc của Turner và cộng sự (2010) cho thấy nhận thức của khách hàng bị ảnh hưởng bởi thông tin truyền miệng giữa các khách hàng, kinh nghiệm của khách hàng và cả cách truyền đạt thông tin giữa kiểm toán viên và khách hàng về các cam kết của họ đối với dịch vụ kiểm toán. Những cam kết của kiểm toán viên một cách ngầm định hay công khai có ảnh hưởng tới việc hình thành các kỳ vọng của khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán và góp phần ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1985) mà nghiên cứu của Turner và cộng sự (2010) vận dụng là một mô hình được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ vì có thể sử dụng dễ dàng và phù hợp với nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, khoảng cách kỳ vọng khi nhìn nhận theo mô hình SERVQUAL chưa chỉ ra được sự khác biệt liên quan đến những kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin, điều này xuất phát từ mô hình SERVQUAL đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua đánh giá các nhân tố liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ mà không đưa ra các nhân tố liên quan đến người sử dụng dịch vụ.


d. Mô hình cấu trúc của Ruhnke và Schmidt (2014)


(Nhận thức của công chúng)

Kết quả của kiểm toán viên

Sự thất bại của công chúng

Sự thất bại của

chuẩn mực

Sự thất bại của

kiểm toán viên

Chuẩn mực kiểm toán

hiện hành


Kỳ vọng của công chúng


Khoảng cách kỳ vọng

Các chuẩn mực kiểm toán rõ ràng và nhất quán

Kết quả kiểm toán thực tế

(Nhận thức của kiểm toán

viên) Trách nhiệm của kiểm toán viên


Hình 1.4: Mô hình cấu trúc của Ruhnke và Schmidt (2014)‌

Ruhnke và Schmidt (2014) đưa ra mô hình cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán dựa trên 3 nguyên nhân, bao gồm:

- Sự thất bại của công chúng: do kỳ vọng của công chúng về trách nhiệm của kiểm toán viên cao hơn so với các quy định trong chuẩn mực kiểm toán hiện hành hoặc do công chúng nhận thức sai kết quả kiểm toán trong thực tế. Trong đó, sự kỳ vọng quá mức có thể xuất phát từ việc công chúng không thu thập được đủ các thông tin hữu ích về các yêu cầu trong chuẩn mực kiểm toán và họ gia tăng sự kỳ vọng dựa trên những mong muốn và nhu cầu của bản thân. Mặt khác, việc đánh giá không đúng kết quả kiểm toán có thể là do công chúng không thể quan sát được quá trình kiểm toán. Ví dụ: công chúng không quan sát được và không biết về các đề nghị điều chỉnh của kiểm toán viên khi phát hiện các sai sót trong quá trình kiểm toán.

- Sự thất bại của kiểm toán viên: là do kiểm toán viên không nhận thức đầy đủ và đúng về các trách nhiệm của họ trong các quy định của chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Mặt khác, sự thất bại của kiểm toán viên cũng tồn tại khi kiểm toán viên nhận thức được quy định nhưng lại không đủ năng lực hay không đảm bảo tính độc lập để thực hiện công việc theo đúng yêu cầu.


- Sự thất bại của cơ quan ban hành chuẩn mực: các chuẩn mực kiểm toán hiện hành không nhất quán hoặc không thể hiện được trách nhiệm của kiểm toán viên một cách rõ ràng.

Ruhnke và Schmidt (2014) cũng chỉ ra rằng nếu công chúng kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện một trách nhiệm nào đó chưa có trong quy định thì cần xác định được kỳ vọng này là hợp lý hay bất hợp lý. Theo nhóm tác giả, để xác định được điều này cần căn cứ vào mối tương quan giữa lợi ích và chi phí gia tăng khi kiểm toán viên thực hiện thêm công việc này. Nếu lợi ích gia tăng lớn hơn chi phí gia tăng thì đó là một kỳ vọng hợp lý và thuộc về sự thất bại của cơ quan ban hành chuẩn mực khi chưa đưa trách nhiệm này vào quy định hiện hành. Trường hợp ngược lại sẽ là kỳ vọng bất hợp lý và thuộc về thất bại của công chúng. Tuy nhiên, cơ sở để xác định kỳ vọng là hợp lý hay không của Ruhnke và Schmidt (2014) là rất khó áp dụng vào các nghiên cứu thực nghiệm vì phải đo lường được cả lợi ích và chi phí kiểm toán trong tương lai.

Theo Ruhnke và Schmit (2014), các chiến lược thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán dựa trên nguyên nhân của các khác biệt này như sau:

- Chiến lược nhằm giảm thiểu sự thất bại của công chúng sẽ là giáo dục những người thụ hưởng dịch vụ kiểm toán để phát triển những kỳ vọng phù hợp hơn với nhiệm vụ hiện tại của kiểm toán viên.

- Chiến lược nhằm giảm thiểu sai sót của kiểm toán viên để đạt được sự phù hợp giữa hiệu quả hoạt động của kiểm toán viên trong thực tế và các chuẩn mực hiện hành. Ví dụ đào tạo chuyên môn tốt hơn cho kiểm toán viên để nâng cao nhận thức và hiểu biết của kiểm toán viên về các yêu cầu trong chuẩn mực hoặc giám sát nghiêm ngặt hơn, có hình phạt nghiêm khắc hơn với các kiểm toán viên có hành vi sai trái để tăng mức độ tuân thủ của kiểm toán viên đối với chuẩn mực.

- Chiến lược để giảm thiểu sự thất bại trong các chuẩn mực. Cần loại bỏ sự mâu thuẫn giữa các chuẩn mực và cụ thể hóa các yêu cầu với mức độ chi tiết phù hợp hơn.

1.2.2.2. Mô hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán chỉ từ phía người sử dụng thông tin

a. Mô hình cấu trúc của MacDonald (1988)

Nghiên cứu đầu tiên đưa ra mô hình cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán là báo cáo “Report of the commission to study the public’s expectation of


audits” của MacDonald do Viện kế toán công chứng Canada (CICA) tài trợ vào năm 1988. Theo mô hình này, sự khác biệt được xác định chỉ từ phía công chúng.

C

D

Kết quả thực hiện của kiểm toán viên

Hạn chế của kết quả

Chuẩn mực hiện hành

Kỳ vọn

hợp l

vọng

p lý

A

B

Nâng cao chất lượng kiểm toán

Nhận thức chưa đầy đủ

E

Công chúng nhận thức sai kết quả

Nhận thức của công chúng về kết quả kiểm toán

Khoảng cách thực hiện

Kỳ vọng của công chúng đối với kiểm toán viên

Trong mô hình của MacDonald (1988) khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán là khoảng cách từ các kỳ vọng của công chúng về kiểm toán (điểm A ở cực trái của mô hình) đến nhận thức của công chúng về kết quả kiểm toán (điểm E ở cực phải của mô hình). Điểm C thể hiện các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.


Khoảng cách chuẩn mực


g bất ý


Kỳ hợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 5


Không đúng thực tế

Nâng cao nhận thức của công chúng


Hình 1.5: Mô hình cấu trúc của MacDonald (1988)‌

Phân đoạn từ A đến C thể hiện kỳ vọng của công chúng bị vượt ra khỏi các quy định hiện hành trong các chuẩn mực kiểm toán và được gọi là khoảng cách chuẩn mực. Theo như mô hình của McDonald (1988), phân đoạn AC được cấu thành bởi phân đoạn AB là các kỳ vọng bất hợp lý của công chúng và phân đoạn BC là các kỳ vọng hợp lý của công chúng mà chuẩn mực hiện hành chưa đáp ứng được.

Phân đoạn từ C đến E thể hiện công chúng cho rằng chất lượng kiểm toán không đạt được như yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán hiện hành và được gọi là khoảng cách thực hiện. Nguyên nhân của khoảng cách thực hiện là do tác nghiệp của kiểm toán viên không đạt được yêu cầu của chuẩn mực hoặc công chúng đánh giá không đúng về kết


quả kiểm toán.

Mô hình cấu trúc của MacDonald (1988) nhấn mạnh những kỳ vọng bất hợp lý hay nhận thức sai kết quả kiểm toán của công chúng có thể làm tổn hại tới uy tín của kiểm toán. Tuy nhiên, theo MacDonald (1988), điều quan trọng là phải đánh giá được tính hợp lý của các kỳ vọng của công chúng đối với kiểm toán để có thể thu hẹp khoảng cách kỳ vọng. Nếu công chúng có những kỳ vọng hợp lý mà không được đáp ứng bởi tiêu chuẩn nghề nghiệp (phân đoạn BC) hoặc việc thực hiện công việc kiểm toán không đạt so với yêu cầu của chuẩn mực (phân đoạn CD) thì nên có các hành động thiết thực để cải thiện chuẩn mực nghề nghiệp cũng như cải thiện hoạt động kiểm toán trong thực tế. Mặt khác, nếu vấn đề là những kỳ vọng bất hợp lý của công chúng (phân doạn AB) hoặc có nhận thức sai về kết quả công việc kiểm toán (phân đoạn DE) thì cần phải nâng cao sự hiểu biết của công chúng.

Mặc dù mô hình của MacDonald (1988) đã đề cập được khá đầy đủ các khía cạnh nguyên nhân của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán nhưng sự phân chia thành phần còn chưa thực sự hợp lý khi đưa các kỳ vọng bất hợp lý của công chúng là một bộ phận của khoảng cách chuẩn mực hay nhận thức sai kết quả kiểm toán lại là thành phần của khoảng cách thực hiện.

b. Mô hình cấu trúc của Porter (1993)

Nghiên cứu “An empirical study of the audit expectation- performance gap” của Porter vào năm 1993 đã đưa ra mô hình mới về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Theo Porter (1993) “Khoảng cách kỳ vọng là sự khác biệt giữa kỳ vọng của xã hội đối với trách nhiệm, nghĩa vụ của kiểm toán viên và nhận thức của xã hội về kết quả thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ đó của kiểm toán viên”, bà cho rằng khoảng cách kỳ vọng gồm 2 bộ phận chính:

- Khoảng cách hợp lý (Reasonableness gap - RG): là khác biệt giữa những gì mà xã hội kỳ vọng kiểm toán viên cần đạt được và những gì mà kiểm toán viên có thể sẽ đạt được một cách hợp lý.

- Khoảng cách thực hiện (Performance gap - PG): là khác biệt giữa những gì mà xã hội kỳ vọng một cách hợp lý là kiểm toán viên có thể đạt được và những gì mà xã hội đánh giá thực tế công việc của kiểm toán viên. Khoảng cách này được chia thành 2 bộ phận:

+ Khoảng cách chuẩn mực (Deficient standards - DS): là khác biệt giữa các trách nhiệm có thể kỳ vọng một cách hợp lý và các trách nhiệm hiện tại của kiểm toán viên được quy định bởi luật và các chuẩn mực nghề nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022