tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nhiều ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới, tạo ra cho khách hàng nhiều sự lựa chọn mang lại nhiều lợi ích hơn, kì vọng về chương trình khuyến mãi của khách hàng cao. Do đó, ngân hàng nên đưa ra nhiều đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi độc đáo, hấp dẫn tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng hơn nữa.
Bảng 2.21: Kiểm định One Sample T-Test đối với thang đo “Uy tín thương hiệu”
Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định | Sig. (2-tailed) | T | |
Tôi cho rằng ngân hàng hoạt động lâu năm | 4.14 | 4 | 0.004 | 2.961 |
Tôi nhận thấy ngân hàng có thương hiệu được biết đến rộng rãi | 4.14 | 4 | 0.006 | 2.784 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mẫu Điều Tra Theo Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Quyết Định Lựa Chọn Ngân Hàng Gửi Tiền Tiết Kiệm
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Thang Đo Đối Với Nhóm “Đánh Giá Chung” Trước Khi Tiến Hành Kiểm Định
- Rút Trích Nhân Tố “Đánh Giá Chung” Về Sự Lựa Chọn Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm.
- Định Hướng Phát Triển Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bidv Chinh Nhánh Huế
- Trần Minh Đạo (Chủ Biên) 2007, Marketing Căn Bản, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb Thống Kê, Việt Nam.
- Cơ Sở Vật Chất Hạ Tầng Và Yếu Tố Tiện Lợi
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
(Nguồn xử lý số liệu SPSS)
Giả thiết:
H0: µ = 4
H1: µ ≠ 4
Các tiêu chí của thang đo uy tín thương hiệu đều có mức ý nghĩa bé hơn 0.05 điều đó chứng tỏ có thể bác bỏ giả thuyết H0 với tất cả các thang đo. Giá trị t quan sát lớn hơn 0 đủ cơ sở để kết luận rằng, các tiêu chí của thành phần uy tín thương hiệu có giá trị trung bình lớn hơn 4. Khách hàng “đồng ý” với các tiêu chí thành phần uy tín thương hiệu. Điều này cũng dễ hiểu vì yếu tố uy tín thương hiệu được ngân hàng BIDV rất chú trọng và thực hiện rất là tốt.
Bảng 2.22: Kiểm định One Sample T-Test đối với thang đo “Người thân tác động”
Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định | Sig. (2-tailed) | T | |
Người thân quen giới thiệu, khuyên tôi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 3.70 | 4 | 0.000 | -4.095 |
Nhân viên tư vấn khuyến khích tôi nên gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng | 3.08 | 4 | 0.000 | -10.715 |
Những người đã dùng khuyên tôi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 3.43 | 4 | 0.000 | -7.805 |
(Nguồn xử lý số liệu SPSS)
Giả thiết:
H0: µ = 4
H1: µ ≠ 4
Các tiêu chí của thang đo này đều có mức ý nghĩa bé hơn 0.05, có thể bác bỏ giả thuyết H0 với tất cả các thang đo. Giá trị t quan sát nhỏ hơn 0 đủ cơ sở để kết luận rằng, các tiêu chí này có giá trị trung bình nhỏ hơn 4. Khách hàng chưa “đồng ý” với các tiêu chí này.
Bảng 2.23: Kiểm định One Sample T-Test đối với thang đo “Lãi suất”
Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định | Sig. (2-tailed) | T | |
Lãi suất về dịch vụ tiền gửi là hợp lý với tôi. | 4.32 | 4 | 0.000 | 5.608 |
Lãi suất về dịch vụ tiền gửi có tính cạnh tranh | 3.92 | 4 | 0.222 | -1.227 |
Tôi nghĩ rằng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng có phương thức trả lãi phù hợp đáp ứng được nhu cầu | 4.28 | 4 | 0.000 | 4.800 |
(Nguồn xử lý số liệu SPSS)
Giả thiết:
H0: µ = 4
H1: µ ≠ 4
Tiêu chí “Lãi suất về dịch vụ tiền gửi có tính cạnh tranh” có giá trị Sig. lớn hơn 0.05, điều đó chứng tỏ chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, khách hàng đồng ý với tiêu chí
được đưa ra này. Các tiêu chí của thang đo lãi suất còn lại đều có mức ý nghĩa bé hơn
0.05 điều đó chứng tỏ có thể bác bỏ giả thuyết H0 với tất cả các thang đo. Giá trị t quan sát lớn hơn 0 đủ cơ sở để kết luận rằng, các tiêu chí này có giá trị trung bình lớn hơn 4. Khách hàng “đồng ý” với các tiêu chí này.
Bảng 2.24: Kiểm định One Sample T-Test đối với thang đo “Yếu tố tiện lợi”
Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định | Sig. (2-tailed) | T | |
Tôi thấy ngân hàng có trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại | 3.74 | 4 | 0.000 | -4.134 |
Ngân hàng có nhiều điểm giao dịch thuận tiện cho tôi | 3.32 | 4 | 0.000 | -9.877 |
Giờ làm việc của ngân hàng thuận tiện cho việc giao dịch của tôi | 3.87 | 4 | 0.028 | -2.224 |
Tôi có thể dễ dàng thực hiện các thủ tục giấy tờ | 3.67 | 4 | 0.000 | -5.279 |
(Nguồn xử lý số liệu SPSS)
Giả thiết:
H0: µ = 4
H1: µ ≠ 4
Các tiêu chí của thang đo này đều có mức ý nghĩa bé hơn 0.05, có thể bác bỏ giả thuyết H0 với tất cả các thang đo. Giá trị t quan sát nhỏ hơn 0 đủ cơ sở để kết luận rằng, các tiêu chí này có giá trị trung bình nhỏ hơn 4. Khách hàng chưa “đồng ý” với các tiêu chí này. Có thể khách hàng hơi khắt khe trong việc đánh giá về sự tiện lợi của ngân hàng, ta thấy ngân hàng BIDV là một điểm giao dịch thuận tiện. Nhưng không có gì là đủ, ngân hàng cần tạo ra sự tiện lợi hơn nữa.
2.2.5.3. Kiểm định One Sample T-test đối với sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh Huế
Tôi tiến hành kiểm định về giá trị trung bình một tổng thể (One Sample T-test) đối với nhân tố “Sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm”; đây là nhân tố được rút trích sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA từ nhân tố “Lựa chọn dịch vụ”. Thang đo đo lường biến quan sát này được xây dựng trên thang đo Likert 5 điểm. Các lựa chọn bắt đầu từ giá trị là 1 = “Hoàn toàn không đồng ý” cho đến 5 = “Hoàn toàn đồng ý”. Với giá
trị 4 có nghĩa là thái độ “Đồng ý”; như vậy với sự lựa chọn lớn hơn 4 thì có nghĩa là đánh giá về việc lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Huế là ở mức vừa phải cho đến cao và ngược lại.
Phép kiểm định này được tiến hành với 3 tiêu chí thuộc thang đo “Sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm”, thang điểm Likert 1-5 từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”, với giả thiết:
H0: Đánh giá đối với sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng ở mức độ đồng ý (M=4)
H1: Đánh giá đối với sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng khác mức độ đồng ý (M 4)
Nếu Sig. (2-tailed) ≤ 0.05: Bác bỏ giả thiết H0 với mức ý nghĩa 5%
Sig. (2-tailed) > 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 với mức ý nghĩa 5%
Mục đích của việc tiến hành kiểm định với là giá trị kiểm định là 4 để xem thử đánh giá đối với sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng có cao hay không. Theo kết quả kiểm định cho thấy với mức ý nghĩa 95%, tất cả các biến đều cho kết quả sig. < 0.05 có nghĩa là đủ bằng chứng thống kê bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1. Bên cạnh đó, các giá trị trung bình của kết quả khảo sát nằm từ 3 đến 4, như vậy có nghĩa là giá trị trung bình của tổng thể của kết quả khảo sát lớn 3 và nhỏ hơn hay xấp xỉ 4. ( bảng 2.25)
Bảng 2.25: Kiểm định One Sample T-Test đối với thang đo “Sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm”
Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định | Sig. (2-tailed) | T | |
Sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho tôi. | 4.06 | 3 | 0.00 | 1.208 |
Tôi mong muốn sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 3.79 | 3 | 0.00 | -3.446 |
Tôi nghĩ rằng những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 3.55 | 3 | 0.00 | -7.863 |
(Nguồn xử lý số liệu SPSS)
Như vậy có thể thấy rằng, các giá trị trung bình đều nằm giữa mức 3 và 4 (giữa mức trung lập và đồng ý), vậy đánh giá của khách hàng Huế đối với các tiêu chí “Sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm” là ở mức trung lập cho đến mức đồng ý. Tức là mức độ mong muốn của khách hàng, muốn lựa chọn dịch vụ là tương đối cao hơn mức trung bình, tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là lựa chọn tốt nhất theo như đánh giá của khách hàng. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì Huế là vùng đất lịch sử, là vùng đất kinh thành của triều Nguyễn ngày xưa, kinh tế ở Thành phố Huế vẫn chưa phát triển như một số nơi khác: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng vì vậy dịch vụ tiền gửi tiết kiệm đối với người dân ở đây chưa thực sự cần thiết và các yếu tố tác động chưa nhiều.
Mặc dù vậy, những đánh giá trên chỉ là những nhận định chung của khách hàng, còn đánh giá của từng đối tượng khách hàng đối với các tiêu chí trên là khác nhau. Cụ thể với bảng tổng hợp kết quả kiểm định phương sai bên dưới giúp tôi thấy được những đối tượng khách hàng nào có sự đánh giá khác nhau. Phương pháp phân tích phương sai nghiên cứu sử dụng là kiểm định One-Way ANOVA.
2.2.6. Kiểm định mối liên hệ giữa đặc điểm của khách hàng đối với sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
Dựa theo lý thuyết mô hình nghiên cứu của đề tài ban đầu cho rằng các yếu tố nhân khẩu học bao gồm: độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp đều có ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Vì vậy, đề tài muốn xác định rõ xem liệu có sự khác biệt nào giữa các nhóm khách hàng trong quyết định lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của họ hay không? Để làm rõ những điều đó đề tài tiến hành sử dụng kiểm định One-Way ANOVA.
Trước khi tiến hành kiểm định One-Way ANOVA thì tôi đã kiểm tra những điều kiện cần thiết để có thể sử dụng kiểm định One-Way ANOVA đó là:
+ Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên
+ Các nhóm so sánh phải phân phối chuẩn
+ Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất
Hai điều kiện đầu đã được đáp ứng trong kiểm định One Sample T-Test ở trên, điều kiện thứ ba sẽ được kiểm tra dưới đây.
2.2.6.1. Ảnh hưởng của độ tuổi đến sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
Theo bảng kết quả kiểm định mức độ đồng nhất phương sai (Test of Homogeneity of Variances) thì thấy được rằng tất cả các biến đều có mức ý nghĩa Sig
> 0.05 chứng tỏ phương sai của việc đánh giá về các tiêu chí của các yếu tố không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt. ( phụ lục 8.2.1)
Bảng 2.26: Kết quả kiểm định One-Way ANOVA về sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm theo nhóm độ tuổi
Mức ý nghĩa quan sát (Sig.) | |
Sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho tôi. | 0.374 |
Tôi mong muốn sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 0.104 |
Tôi nghĩ rằng những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 0.502 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Giả thuyết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng
- Nếu Sig. < 0.05: bác bỏ H0, có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng Sig. > 0.05: sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê
Qua kết quả phân tích với tất cả các mức ý nghĩa Sig. > 0.05 nên ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt lựa chọn sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm giữa các nhóm khách hàng khác nhau được phân theo độ tuổi.
2.2.6.2. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
Theo bảng kết quả kiểm định mức độ đồng nhất phương sai (Test of Homogeneity of Variances) thì thấy được rằng các biến đều có mức ý nghĩa Sig. > 0.05, chứng tỏ phương sai của việc đánh giá về các tiêu chí của các yếu tố không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt. ( phụ lục 8.2.2)
Bảng 2.27: Kết quả kiểm định One-Way ANOVA về sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm theo nhóm nghề nghiệp
Mức ý nghĩa quan sát (Sig.) | |
Sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho tôi. | 0.452 |
Tôi mong muốn sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 0.483 |
Tôi nghĩ rằng những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 0.710 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Giả thuyết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng
- Nếu Sig. < 0.05: bác bỏ H0, có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng.
Sig. > 0.05: sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Qua kết quả phân tích các biến với các mức ý nghĩa Sig. > 0.05 nên ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong quyết định lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm giữa các nhóm khách hàng khác nhau được phân theo nghề nghiệp.
2.2.6.3. Ảnh hưởng của thu nhập đến sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
Theo bảng kết quả kiểm định mức độ đồng nhất phương sai (Test of Homogeneity of Variances) thì thấy được rằng đa số các biến đều có mức ý nghĩa Sig. > 0.05 chứng tỏ phương sai của việc đánh giá về các tiêu chí của các yếu tố không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt. ( phụ lục 8.2.3).
Bảng 2.28: Kết quả kiểm định One-Way ANOVA về sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm theo nhóm thu nhập
Mức ý nghĩa quan sát (Sig.) | |
Tôi mong muốn sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 0.587 |
Tôi nghĩ rằng những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng | 0.950 |
Sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho tôi. | 0.846 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Giả thuyết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng
- Nếu Sig. < 0.05: bác bỏ H0, có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng.
Sig. > 0.05: sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Qua kết quả phân tích các biến với các mức ý nghĩa Sig. > 0.05 nên ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong quyết định lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm được thể hiện qua các biến trên giữa các nhóm khách hàng khác nhau được phân theo thu nhập.
2.2.6.4. Tóm tắt kết quả kiểm định phương sai ANOVA
Như vậy, thông qua kết quả kiểm định phương sai ANOVA để tìm kiếm sự khác biệt về tầm quan trọng những đánh giá của khách hàng đối với sự lựa chọn dịch vụ tiền