Các Tiêu Chí Đánh Giá Nợ Xấu Của Khách Hàng Doanh Nghiệp

15


khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (1) ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi, (2) người vay đã quá hạn trả nợ đến quá 90 ngày. Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ.

* Nợ xấu theo quan điểm của Việt Nam:


Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý chặt chẽ (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

- Theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN Việt Nam quy định:


+ “Nợ” bao gồm các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; các khoản bao thanh toán; các hình thức tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; trả thay theo cam kết ngoại bảng, ủy thác cấp tín dụng; mua bán nợ theo quy định của NHNN và các hình thức tín dụng khác.

+ “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá

hạn.


+ “Nợ xấu” là nợ xấu nội bảng gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm nợ dưới

tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.


+ Theo khoản 1 điều 10 chương 2 TT11: Phân loại nợ theo 5 nhóm:


Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn: Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định.

16


Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu còn trong hạn; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định.

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ gia hạn tới hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ đưẹơc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng thanh tóan lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra; Các khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được; Các khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được; Các khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ


trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Các khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm năm theo quy định.

Bên cạnh đó, quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách để thăng hạng nợ (ví dụ từ nhóm 2 lên nhóm 1…) là 6 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 03 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn từ ngày khách hàng trả lời đầy đủ gốc và lãi của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

+ Căn cứ theo khả năng thu hồi, nợ quá hạn có các loại sau:


Nợ quá hạn thông thường: Khi đến ngày đáo hạn khách hàng chưa trả nợ ngay cho ngân hàng, khả năng thu hồi các khoản nợ này là khá lớn, sự chậm trễ của khách hàng chỉ trong một thời gian ngắn so với thời điểm được xác định trong khế ước. Do những nguyên nhân nhất định tác động đến các tình hình kinh tế của khách hàng khiến cho họ không thể trả ngay được nợ trong thời hạn làm cho những khoản nợ đọng chuyển thành nợ quá hạn.

Nợ quá hạn thu hồi được một phần: Là những khoản nợ đã qua một thời gian dài nhưng ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ, khách hàng chỉ có khả năng trả được một phần. Để thu hồi toàn bộ nợ ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.

Nợ quá hạn mất trắng: Là những khoản nợ phát sinh do khách hàng bị phá sản hoàn toàn, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đây chính là rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải. Nguyên nhân có thể do một số khách hàng cố tình lừa đảo hay gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn sai mục đích…


1.2.2. Các tiêu chí đánh giá nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp


Tổng số nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này chưa cho biết trong tổng số dư nợ đó, nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:



Tổng dư nợ quá hạn


Tỷ lệ nợ quá hạn



=

Tổng dư nợ

*100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - 4


Tỷ lệ này phản ánh các khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán, chưa phản ánh được rủi ro của các khoản nợ chưa đến thời hạn thanh toán. Một số khoản nợ này chứa đựng rủi ro nhiều hơn các khoản nợ quá hạn, vì chúng có thể là các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi trong tương lai.

- Tỷ lệ nợ xấu:


Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi…) là các khoản nợ có các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.

+ Tính tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.

+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và

lãi.


+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ

quá hạn trên 90 ngày.


Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dự nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:




Tổng nợ xấu


Tỷ lệ nợ xấu



=

Tổng dư nợ tín dụng

*100%


Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng cũng như đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Một khi ngân hàng có quá nhiều khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, ngân hàng sẽ có nguy cơ không thu hồi được nợ vay, dẫn đến khả năng mất vốn...qua đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Chỉ tiêu này cho biết mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Theo thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của ngân hàng được xem là an toàn nếu tỷ lệ này dưới 3%.

- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/Nợ xấu:


Tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này mà càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngược lại.

Bên cạnh đó, tùy vào mỗi ngân hàng và quốc gia trong từng thời kỳ mà còn có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý.

Thực tế, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đôi lúc không thể tránh khỏi được những rủi ro trong kinh doanh, những rủi ro đó có thể mang


tính chủ quan hay khách quan từ phía doanh nghiệp những đều gây nên tình trạng không trả được nợ hoặc không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tín dụng đồng thời dự phòng xử lý các rủi ro tín dụng phát sinh, các ngân hàng thường chấp nhận tỷ lệ nợ xấu nhất định được coi là giới hạn an toàn.

1.2.3. Ảnh hưởng của nợ xấu khách hàng doanh nghiệp


- Ảnh hưởng đến Ngân hàng: Việc không thu hồi được nợ (gốc hoặc/và lãi và các khoản phí) của KHDN làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị sụt giảm. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM. Mặc khác, tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHDN cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bở vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Tác động đến khách hàng doanh nghiệp: Đối với bản thân các doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả vốn và/hoặc lãi cho ngân hàng thì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín.

Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các khách hàng doanh nghiệp đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi rủi ro tín dụng buộc các NHTM hoặc thắt chặt cho vay hay thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động. Chính những ảnh hưởng nghiêm trọng của nợ xấu dẫn đến tầm quan trọng trong công tác quản lý nhằm hạn chế tối thiểu việc phát sinh các khoản nợ xấu.

- Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế: Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ đối với nền kinh tế, là kênh thu hút và cung cấp tiền cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Do đó, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Ở mức độ thấp, khi nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vô hình đối

21


với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt hữu hình, việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng bị hao mòn, hư hỏng, giá trị sẽ giảm dần. Nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì các tài sản này sẽ được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thăng dự cho nền kinh tế. Về vô hình, khi quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của Việt Nam sẽ khó mà duy trì được mức tín nhiệm như hiện tại. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư.

Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đến phá sản thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước. Sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng khoảng ngân hàng (González-Hermosillo, B, 1999). Lịch sử hoạt động của các NHTM trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại NHTM


1.3.1. Các quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng thương mại

- Quy mô của Ngân hàng: Quy mô thể hiện năng lực thị trường của ngân hàng đó. Hầu hết các kết quả nghiên cứu theo nhóm tác giả thống kê thì yếu tố quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể, có thể kể đến nghiên cứu của Rajan và Dhal (2003), Ghosh (2015), Do và Nguyen (2013), V. T. H. Nguyen (2015), K. T. Nguyen và Dinh (2015). Trong khi đó, tương quan nghịch chiều giữa quy mô và nợ xấu cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Salas và Suarina (2002). Quy mô ngân hàng lớn cho phép các NHTM có điều kiện để đầu tư cải thiện quy trình tín dụng, chất lượng quản trị rủi ro cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặt khác, quy mô lớn cùng với thị phần cao cho phép các NHTM có thể đa dạng hóa hoạt động tín dụng của

22


mình, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro tập trung tín dụng (Louzis, Vouldis, & Metaxas, 2010).

- Khả năng sinh lời của ngân hàng: Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng có quan hệ ngược chiều. Một ngân hàng có khả năng sinh lời cao sẽ có ít động cơ tham gia vào các hoạt động cấp tín dụng với rủi ro cao. Ngược lại, những ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ cố gắng sinh lời bằng việc cấp các khoản tín dụng không đạt chuẩn, do đó tại các ngân hàng này dễ dàng nảy sinh các khoản nợ xấu hơn. Vấn đề này cũng hợp lý khi lợi nhuận các ngân hàng Việt Nam thu được chủ yếu từ hoạt động tín dụng, vì vậy, khi lợi nhuận cao, chất lượng các khoản vay của các ngân hàng tốt, vốn và lãi được thu hồi đầy đủ, dẫn đến nợ xấu thấp. Tỷ lệ nợ xấu năm trước cao, việc thu hồi nợ không hiệu quả là nguyên nhân tăng nợ xấu cũng như những khó khăn gặp phải khi xử lý các khoản nợ xấu.

1.3.2. Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu Ngân hàng thương mại


Nợ xấu là một vấn đề không khỏi tránh khỏi trong bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Tác động của nợ xấu tới hoạt động Ngân hàng và rộng ra là toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia là vô cùng nguy hiểm. Vì vậy việc quản trị để hạn chế, phòng ngừa nợ xấu là hết sức cần thiết. Như vậy, chúng ta cần xác định các yếu tố ảnh hưởng tới nợ xấu của ngân hàng để có công tác quản trị đúng đắn.

* Các nhân tố thuộc về phía các ngân hàng thương mại


- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại


Mỗi một tổ chức ngay từ khi được thành lập ra đã phải có một phương châm hoạt động nhất định và phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với các mục tiêu đã đặt ra. Đó là một tiêu chí rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Khi mà chiến lược kinh doanh đặt ra không hợp lý và hiệu quả thì mọi hoạt động của NHTM nói chung không thể phát triển được, thậm chí có thể gây nên những tổn thất khôn lường cho các NHTM và toàn bộ nền kinh tế. Chiến lược phát triển tốt sẽ tạo ra một định hướng đúng về khách hàng mục tiêu của NHTM và từ đó xây dựng nên các chính sách hỗ trợ, ưu

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí