Cơ Sở Lý Luận Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nợ Xấu Của Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.1.1. Ngân hàng thương mại


- Khái niệm ngân hàng thương mại:


Theo khoản 3 điều 4 chương 1 luật các tổ chức tín dụng 2017: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm trung gian thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…;

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực “nhạy cảm”, đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của ngân hàng thương mại góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế-xã hội… Tóm lại, ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế -xã hội phát triển.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - 3

- Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại.


Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ nhận tiền gửi và cho vay, đó là hai mặt hoạt động tín dụng. Trong xu thế hiện nay, các ngân hàng thương mại hoạt động theo loại hình đa năng thì hoạt động của nó tập trung thực hiện 3 chức năng sau: Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội, chức năng làm trung gian thanh toán và trung gian tín dụng (chức năng tạo tiền).

+ Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội thể hiện ở hoạt động huy động vốn của NHTM. Đối với ngân hàng đây là hoạt động “Đầu vào” của ngân hàng. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của một ngân hàng được hình thành từ những nguồn chính như : Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay (vay của các tổ chức tài chính, vay của dân cư, vay của Ngân hàng Trung ương), lợi nhuận để lại, ngoài ra đối với một số ngân hàng nguồn vốn hoạt động có thể hình thành từ vốn Điều lệ hay vốn Uỷ thác … Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng nhương mại phần lớn dựa vào việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế;

Các loại tiền gửi mà ngân hàng cung cấp để huy động vốn là : Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tín dụng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, ngân hàng có thể vay vốn từ dân cư, các đơn vị kinh tế, các tổ chức tín dụng khác thông qua một số hình thức như : Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu hoặc vay trái phiếu chiết khấu từ Ngân hàng Trung ương;

Để được hoạt động và thực hiện huy động vốn, ngân hàng phải có một lượng nhất định gọi là vốn tự có. Lượng vốn này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn sử dụng, song nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép tổ chức và hoạt động trước khi nó có thể


huy động được những khoản tiền gửi đầu tiên. Vốn tự có còn đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, những thua lỗ về tài chính trong hoạt động tạm thời. Nó tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Và nó còn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới.

+ Chức năng làm trung gian tín dụng của NHTM thể hiện ở hoạt động sử dụng vốn, đây là hoạt động cho vay và đầu tư bao gồm : Hoạt động ngân quỹ, hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư chứng khoán:

Hoạt động ngân quỹ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của ngân hàng cho khách hàng. Đây là tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp nhưng tiền mặt ở một mức độ hợp lý sao cho vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa đảm bảo tính sinh lời;

Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng vì đây là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Để tránh điều đó, việc quản lý tiền cho vay được tiến hành rất chặt chẽ, đặc biệt là món vay lớn, với thời hạn dài. Ngân hàng thương mại có thể cho vay theo nhiều hình thức khác nhau;

Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng vốn vào hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường để thu lợi nhuận và một phần đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

+ Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng là việc ngân hàng cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ có liên quan. Ngân hàng sẽ nhận được một khoản thu dưới hình thức hoa hồng. Công nghệ của ngân hàng càng phát triển thì hoạt động này càng phong phú và doanh thu càng lớn. Các hoạt động tiêu biểu là chuyển tiền, thanh toán bù trừ, phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, môi giới mua bán chứng khoán, quản lý hộ tài sản cho khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp... .

Ngày nay, xu hướng của ngân hàng là hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vực với nhiều nghiệp vụ khác nhau. Các nghiệp vụ có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cao nhất.


1.1.2. Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Theo khoản 1 điều 2 chương I thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Theo khoản 10 điều 4 chương 1 Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đựơc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Như vậy hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM là hình thức NHTM cấp tín dụng cho doanh nghiệp, theo đó NHTM giao hoặc cam kết cho doanh nghiệp một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.1.2.1. Đặc trưng của khách hàng doanh nghiệp


Theo khoản 7 điều 1 chương 1 Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hiện nay các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;

Khách hàng doanh nghiệp thường có nhu cầu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Đối với tình hình kinh doanh thực tế hiện nay thì đa phần các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh đều dựa trên phần vốn mà các thành viên trong công ty góp vốn gọi là phần vốn góp hoặc phần vốn dựa trên hoạt động vay thế chấp. Hiện nay ngoài việc các doanh nghiệp thực hiện vay ở các ngân hàng thông


thường thì trên thực tế các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện vay vốn để làm ăn kinh doanh thông qua các tổ chức cung cấp các khoản vay cho các công ty chứ không phải cho cá nhân.

1.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

- Khái niệm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

- Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp:


Ngân hàng thương mại được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay là hoạt động đóng góp lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Cho vay doanh nghiệp của NHTM có những đặc điểm sau:

Đối tượng khách hàng đa dạng vì các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất như vay vốn để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất, mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, đổi mới thiết bị và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh với các khoản vay có giá trị lớn và có thể rất lớn;

Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân. Bên cạnh đó giá trị khoản vay lớn và tài sản đảm bảo thường phức tạp, khó định giá hơn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp thường thế chấp chính nhà máy, dụng cụ sản xuất của mình. Nguồn trả nợ của người vay từ tiền bán hàng, lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác;

12


Nguồn trả nợ của người vay từ tiền bán hàng, kinh doanh, lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác;

So với cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt chẽ hơn do đều có hệ thống thông tin kế toán, báo cáo tài chính. Các thông tin tài chính được khách hàng cung cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế... Tùy thuộc vào báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không, uy tín tổ chức kiểm toán mà chất lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp cao hay thấp;

Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thương mại. Do đó, các lãnh đạo NHTM rất quan tâm đến quản trị rủi ro các khoản cho vay doanh nghiệp;

Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp, nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Thông tin khách hàng có độ tin cậy hơn khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Đối tượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng rất đa dạng vì doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Nhu cầu vay của doanh nghiệp thường rất lớn trong khi khả năng đáp ứng về tài sản bảo đảm nợ vay của doanh nghiệp có giới hạn và chi phí tổ chức cho vay doanh nghiệp thường cao hơn cho vay cá nhân, hộ gia đình.

- Vai trò của cho vay doanh nghiệp:


Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở doanh nghiệp. Từ đó tín dụng góp đã phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, là nguồn cung ứng vốn cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế;

13


Góp phần tăng tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình một doanh nghiệp có nguồn vốn lớn sẽ luôn chiến ưu thế, khả năng cạnh tranh trên thị trường;

Mặt khác, với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Để đẩy mạnh tiến độ sản xuất, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự có mà còn phải biết tận dụng những dòng chảy khác của vốn trong xã hội. Tín dụng đã chứng tỏ là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế;

Bên cạnh đó, tín dụng còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế. Có thể nói, trong mọi nền kinh tế – xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn nói trên của nó. Đối với doanh nghiệp vốn vay luôn chiếm một vị trí đáng kể trong cơ cấu vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp. Nói cách khác, vay vốn ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với dân chúng vay vốn ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Đối với toàn xã hội vay vốn ngân hàng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.

1.1.2.3. Phân loại cho vay doanh nghiệp


Căn cứ vào thời hạn cho vay: thì cho vay doanh nghiệp chia thành ba loại, cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: có cho vay sản xuất, kinh doanh và cho vay tiêu dùng.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hang: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ.

Căn cứ vào hình thức cho vay: gồm có cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.

14


Căn cứ vào phương thức cho vay: Đây là cách phân chia thông dụng nhất mà các NHTM hay sử dụng. Với cách phân chia này, ngân hàng dễ dàng kiểm soát món vay và có biện pháp xử lí kịp thời.

1.2. Nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại


1.2.1. Khái niệm nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp


Nợ xấu thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “non -performing loan” (NPL), “doubtful debt”, thông thường nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi khách hàng vay đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại khá nhiều khái niệm nợ xấu khác nhau. Có thể nhắc tới một số khái niệm nợ xấu như sau:

* Nợ xấu theo quan điểm thế giới:


- Theo Ngân hàng Trung ương Liên minh Châu Âu: Nợ xấu của NHTM gồm:


+ Khoản nợ không thể thu hồi được: Khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc không có căn cứ để đòi bồi thường; người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ; khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ; khoản nợ mà khách nợ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.

+ Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng: là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ. Những khoản nợ mà lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán nhưng người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi được đầy đủ.

- Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): BCBS không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định việc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023