thương mại cổ phần theo Quyết định số 1199/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN cấp vào ngày 5 tháng 6 năm 2007 và đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây theo theo Quyết định số 1048/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN cấp vào ngày 28 tháng 4 năm 2010.
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2013, Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây chính thức chấm dứt hoạt động và chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam. PVcomBank chính thức hoạt động với vốn điều lệ 9000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn 100.000 tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam có trụ sở chính đặt tại 22 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến nay, PVcomBank đã phát triển mạng lưới có một (1) trụ sở chính, bốn mươi (40) chi nhánh, sáu mươi tám (68) phòng giao dịch trên khắp cả nước và 05 công ty con (trong đó 02 công ty con sở hữu gián tiếp) với đội ngũ hơn 4000 cán bộ nhân viên, tổng tài sản đạt gần 200.000 tỷ đồng.
Với nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm, PVcomBank đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng tổ chức và cá nhân. Trong thời gian qua, PVcomBank đã và đang là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng số hóa nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ưu việt, hướng tới mục tiêu nâng cao trải nghiệm, mang đến cho khách hàng những dấu ấn khác biệt trong sử dụng dịch vụ. Mỗi sản phẩm tài chính của PVcomBank luôn đồng hành với hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp trong từng giai đoạn của cuộc đời, nhân lên những giá trị về tài chính, đồng thời lan tỏa nhiều niềm vui cho khách hàng.
Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank luôn hướng tới việc xây dựng hình ảnh một Ngân hàng thân thiện, tận tụy, vì sự thành công của khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ trở thành Ngân hàng chuẩn mực trong cung cấp dịch vụ; với phong cách chuyên nghiệp, lấy lợi ích của khách hàng – đối tác làm mục
tiêu hành động, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cán bộ nhân viên, cộng đồng xã hội và gia tăng giá trị cho cổ đông.
Song song với đó, hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi cũng đã được xây dựng và triển khai thành công tại PVcomBank. Đồng thời, Ngân hàng cũng không ngừng kiện toàn cơ cấu quản trị doanh nghiệp, hoàn thiện các chính sách dành cho người lao động, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả.
Bằng những cố gắng, nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đa dạng tiện ích cho khách hàng, PVcomBank đã được ghi nhận thông qua hàng loạt các giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế như: Ngân hàng có giải pháp quản lý dòng tiền mặt doanh nghiệp hiệu quả 2019; Ngân hàng có sản phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất Việt Nam năm 2018, 2019; Ngân hàng có ứng dụng thanh toán di động phát triển nhanh nhất Việt Nam 2019, Ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2019; Ngân hàng có sản phẩm Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2018; Ngân hàng có sản phẩm Online Banking sáng tạo hiệu quả nhất Việt Nam 2018; Ngân hàng bán lẻ đổi mới hiệu quả nhất Việt Nam 2017; Ngân hàng có sản phẩm Mobile Banking sáng tạo hiệu quả 2017; Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017, 2018 ..v.v..
2.1.2. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
PVcomBank tổ chức mô hình quản trị Ngân hàng dựa trên các quy định của Pháp luật Việt Nam, quy định của NHNN, các quy chuẩn thông lệ Quốc tế và tư vấn từ đối tác chiến lược BCG. Theo đó, Hội đồng Quản trị thừa ủy quyền của Đại hội đồng Cổ đông cam kết thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình trên cương vị đại diện cho Ngân hàng PVcomBank. Hội đồng Quản trị quản lý hoạt động ngân hàng thông qua việc giám sát, rà soát và cung cấp các hướng dẫn trong quá trình thiết lập định hướng chiến lược. Hội đồng Quản trị thành lập các Ủy ban nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Các Ủy ban được tổ chức nhằm nâng cao năng lực của Hội đồng Quản trị.
VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
Trong năm 2016, PVcomBank tiếp tục áp dụng mô hình quản trị Ngân hàng hiện đại, đó là Mô hình “Quản trị tập trung theo Khối nghiệp vụ” tại Hội sở. Việc xây dựng và áp dụng mô hình này giúp các chi nhánh giảm được thời gian tác nghiệp để tập trung chủ yếu vào công tác phát triển khách hàng, đẩy mạnh hoạt động bán hàng; Việc quản trị nghiệp vụ được chuyển về các đơn vị tại Hội sở chính. Điều này đã giúp Ngân hàng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa các mảng nghiệp vụ cũng như tăng cường quản trị rủi ro của Ngân hàng.
UỶ BAN NHÂN SỰ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
ỦY BAN TÍN DỤNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
ỦY BAN XỬ LÝ RỦI RO
TỔNG GIÁM ĐỐC
VP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ỦY BAN TÁI CẤU TRÚC
& XỬ LÝ NỢ
HỘI ĐỒNG ALCO
HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
HỘI ĐỒNG THI ĐUA
KHEN THƯỞNG HỘI ĐỒNG SẢN PHẨM
HỘI ĐỒNG XỬ LÝ NỢ
VĂN KHỐI PHÒNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN
KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
KHỐI KHÁCH HÀNG DN LỚN
KHỐI KHỐI
NGUỒN VẬN
VỐN & HÀNH THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM
KHỐI QUẢN LÝ VÀ TÁI CẤU TRÚC TÀI SẢN
KHỐI KHỐI KHỐI KHỐI KHỐI KHỐI BAN QUẢN TÁI QUẢN CÔNG PHÁP TÀI MARKETIN TRỊ RỦI THẨM TRỊ NGHỆ CHẾ VÀ CHÍNH G &
RO VÀ PHÊ NGUỒN THÔNG TUÂN KẾ TRUYỀN DUYỆT LỰC TIN THỦ TOÁN THÔNG
CÁC CHI NHÁNH PGD
Sơ đồ 2. 1: Tổ chức bộ máy quản lý NH TMCP Đại Chúng Việt Nam
Nguồn: Website Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (2021)
2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcombank)
Báo cáo kết quả kinh doanh của một ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu chi và mức độ lãi, lỗ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng, giúp nhà phân tích hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lí và từ đó có biệm pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng thương mại.
Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam khá tốt trong mấy năm gần đây. Tuy gặp một số khó khăn do ảnh hưởng từ nền kinh tế và dịch bệnh nhưng Ngân hàng vẫn duy trì được kết quả kinh doanh. Điều đó được thể hiện rất rõ qua sự biến động về lợi nhuận liên tục từ năm 2019 đến năm 2021.
Từ bảng phân tích kết quả kinh doanh của Ngân hàng cho thấy khoản mục tổng doanh thu của Ngân hàng đều tăng qua ba năm từ năm 2019 đến năm 2021. Năm 2019 tổng doanh thu của ngân hàng đạt 10.919 tỷ đồng. Sang năm 2020 chỉ tiêu này là 12.523,4 tỷ đồng tăng 1.603,9 tỷ đồng so với năm 2019 với tốc độ tăng trưởng là 14,69% . Đến năm 2021, tổng doanh thu đạt 14.113 tỷ đồng tăng 1.589,6 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 12,69%. Tổng doanh thu của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm thể hiện sự phát triển của Ngân hàng đồng thời cho thấy sự phấn đấu của Ngân hàng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng về về quy mô và cả về chất lượng, góp phần làm tăng thu nhập cho đơn vị. Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu thì tổng chi phí của Ngân hàng cũng tăng lên do việc phát triển mở rộng quy mô mạng lưới của Ngân hàng, chất lượng dịch vụ, con người đòi hỏi rất nhiều chi phí phát sinh. Cụ thể năm 2019, tổng chi phí là 10.824,5 tỷ đồng. Sang năm 2020 là 12.457,2 tỷ đồng tăng 1.633,2 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 15,09%. Đến cuối năm 2021, tổng chi phí là 14.028 tỷ đồng tăng 1.570,8 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 12,61%.
Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PvcomBank qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | So sánh 2020/2019 | So sánh 2021/2020 | |||
Số tiền | Tốc độ tăng trưởng % | Số tiền | Tốc độ tăng trưởng % | ||||
Tổng doanh thu | 10.919,0 | 12.523,0 | 14.134,2 | 1.604,0 | 14,69 | 1.611,2 | 12,87 |
Tổng chi phí | 10.824,5 | 12.462,2 | 14.049,3 | 1.637,7 | 15,13 | 1.587,1 | 12,74 |
Thu nhập trước thuế | 95,5 | 60,8 | 84,9 | -34,7 | -36,34 | 24,1 | 39,64 |
Thuế TNDN | 0,7 | -0,9 | 3,9 | -1,6 | -228,57 | 4,8 | -533,33 |
Lợi nhuận ròng | 94,8 | 61,7 | 81 | -33,1 | -34,92 | 19,3 | 31,28 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nợ Xấu Của Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Nợ Xấu Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Nợ Xấu Của Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam
- Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Tckt, Cá Nhân Và Đầu Tư Của Ngân Hàng Qua Các Năm 2019-2021
- Tình Hình Nợ Quá Hạn Và Nợ Xấu Đối Với Khdn Tại Ngân Hàng
- Bảng Tóm Tắt Biến Độc Lập Của Mô Hình
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021
Trong báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại thì lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đương đầu với những khó khăn lớn về mặt tài chính. Một mặt họ phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận của hội đồng quản trị của ngân hàng, của các cổ đông... Mặt khác họ phải đối phó với những quy định chính sách của NHNN và thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để giải đáp các vấn đề trên các nhà quản trị phải phân tích lợi nhuận của ngân hàng một cách chặt chẽ và khoa học.
Từ bảng số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các năm là khá tích cực. Năm 2019, lợi nhuận ròng đạt 94,8 tỷ đồng. Sang năm 2020 thì lợi nhuận này đạt 61,7 tỷ đồng giảm 33,1 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ giảm là 34,92%. Lợi nhuận giảm là do năm 2020 sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 và khó khăn chung của nền kinh tế thị trường khiến tình hình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng gặp một số bất lợi nhất định. Cuối năm 2021, lợi nhuận ròng đạt 81 tỷ đồng tăng 19,3 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,28%. Với sự tăng về lợi nhuận cho thấy Ngân hàng có những định hướng kinh doanh đúng đắn và linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ theo từng thời điểm khác nhau làm cho hiệu quả kinh doanh tăng trong điều kiện khó khăn ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19.
Tóm lại, kết quả kinh doanh Ngân hàng đạt hiệu quả và có tốc độ tăng trưởng giữa các năm khá ổn. Tuy năm 2020 lợi nhuận của Ngân hàng giảm đi do sự khó khăn chung trong nền kinh tế và ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng sang năm 2021 lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng trở lại do thị phần của ngân hàng được mở rộng hơn, và sự tính nhiệm của khách hàng nhiều hơn, nền kinh tế có những bước phát triển và chuyển mình mạnh mẽ, cơ chế chính sách của Nhà nước hợp lý và sự thích ứng linh hoạt của Ngân hàng trong thời kỳ dịch bệnh. Bên cạnh đó cần phải kể đến sự chỉ đạo đúng hướng và sát sao của Ban lãnh đạo ngân hàng, ngoài ra sự nổ lực của tập thể nhân viên trong Ngân hàng đã nỗ lực, cố gắng làm việc hiệu quả, góp phần không nhỏ vào tốc độ phát triển của Ngân hàng. Lợi nhuận Ngân hàng gia tăng trong năm 2021 là một minh chứng chi việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, qua đó đánh dấu sự thành công của Ngân hàng.
- Cơ cấu tổng tài sản: Tài sản của ngân hàng thương mại là toàn bộ những thứ có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách hợp pháp. Chúng là kết quả của các hoạt động trong các thời kỳ trước đó và có khả năng mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Tài sản của một Ngân hàng thay đổi về quy mô, kết cấu, hình thức và tính chất… gắn liền với quá trình hoạt động của Ngân hàng. Về hình thức, tài sản của Ngân hàng có thể tồn tại dưới những tài sản thực (hữu hình) hoặc tài sản vô hình, các tài sản tài chính hoặc tài sản phi tài chính;
Trong cơ cấu tài sản, phần tài sản dự trữ chiếm tỷ trọng lớn sẽ đảm bảo tính thanh khoản cao song về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các khoản cho vay và đầu tư là những tài sản có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất
37
nhưng lại là kém lỏng nhất và dễ xảy ra rủi ro. Bởi vậy, duy trì một tỷ lệ phù hợp giữa tài sản dự trữ và tài sản có khả năng sinh lời là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Tổng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt, năm sau cao hơn năm trước được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2. 2: Cơ cấu tổng tài sản của Ngân hàng
Đơn vị tính: Tỷ đồng; %
TÀI SẢN | 31/12/2019 | 31/12/2020 | 31/12/2021 | So sánh năm 2021/2019 | ||
Số tiền | Tốc độ (%) | |||||
1 | Tiền mặt, vàng bạc, đá quí | 524 | 526 | 571 | 47 | 8,97 |
2 | Tiền gửi tại NHNN | 3.704 | 6.626 | 4.979 | 1.275 | 34,42 |
3 | Tiền gửi và cho vay các TCTD khác | 16.720 | 14.606 | 17.851 | 1.131 | 6,76 |
4 | Chứng khoán kinh doanh | 7.426 | 4.270 | 12.410 | 4.984 | 67,12 |
5 | Các công cụ tài chính khác | - | - | - | - | - |
6 | Cho vay khách hàng | 77.324 | 82.397 | 86.072 | 8.748 | 11,31 |
7 | Hoạt động mua nợ | 22 | 15 | 14 | -8 | -36,36 |
8 | Chứng khoán đầu tư | 23.203 | 36.812 | 30.839 | 7.636 | 32,91 |
9 | Góp vốn, đầu tư dài hạn | 812 | 880 | 1.044 | 232 | 28,57 |
10 | Tài sản cố định | 613 | 768 | 700 | 87 | 14,19 |
11 | Tài sản Có khác | 33.461 | 33.696 | 35.666 | 2.205 | 6,59 |
TỔNG TÀI SẢN | 163.807 | 180.595 | 190.149 | 26.342 | 16,08 |
Nguồn: Bảng cân đối kế toán NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021
38
Dựa vào bảng cơ cấu tài sản trên ta có thấy tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ngày càng lớn, tăng đều qua các năm. Năm 2021, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 190.149 tỷ đồng so với năm 2019 chỉ tiêu này tăng 26.342 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 16,08%. Tổng tài sản của Ngân hàng tăng chủ yếu đến từ hoạt động cho vay khách hàng và các hoạt động đầu tư chứng khoán. Năm 2021 cho vay khách hàng tăng 11,31% so với năm 2019, chứng khoán kinh doanh tăng 67,12% so với năm 2019, chứng khoán đầu tư tăng 32,91% so với năm 2019. Không chỉ tăng mạnh, các chỉ tiêu trên còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản luôn chiếm trên 60% tổng giá trị. Qua đó chứng tỏ, trong những năm qua Ngân hàng luôn chú trọng công tác phát triển về quy mô tín dụng và đầu tư để mở rộng thị phần của Ngân hàng.
- Công tác phát triển nguồn vốn: Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động và tạo lập được trong quá trình kinh doanh để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến quy mô và hiệu quả kinh doanh xuyên suốt của Ngân hàng. Vì vậy các Ngân hàng rất chú trọng đến việc tạo nguồn vốn, một nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng, đẩu tư… diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn. Việc tạo nguồn vốn được các ngân hàng thực hiện dưới các hình thức: huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, phát hành giấy tờ có giá và các nguồn khác.
Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng. Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn. Với ngân hàng vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Vốn càng lớn ngân hàng càng có tiềm lực cho hoat động tín dụng và đầu tư.