Tình Hình Dư Nợ Theo Tài Sản Đảm Bảo Của Khách Hàng Doanh Nghiệp


đương với 172.703 trđ). Năm 2010, dư nợ tăng 5.292 trđ (tương đương với 8,63%). Đến năm 2011, dư nợ đối với nhóm ngành này đã tăng đến 106.120 trđ (tương đương với 159.38%). Đây là một tín hiệu tốt cho CN , vì đây là những nguồn dư nợ có chất lượng cao

2.2.1.3. Tình hình dư nợ theo tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp

Bảng 2.4: Tình hình cho vay có tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu


ĐVT

Năm

2011/2010

2012/2011

2010

2011

2012

+/-

%

+/-

%


Vay dự án

Triệu đồng


97.628


92.026


175.391


(5.602)


-5,74


83.365


90,59

Có TSBĐ

%

100

100

100

Vay vốn lưu động

Triệu đồng


49.199


67.567


128.357


18.367


37.33


60.790


89,97

Có tài sản

%

69,50

73,82

61,96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh nam Thừa Thiên Huế - 4

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)

Theo bảng biểu 2.4, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp đầu tư dự án dù có biến động nhưng vẫn tăng trưởng qua 3 năm. Năm 2011 dư nợ vay dự án đạt mức

92.026 trđ tương ứng với giảm 5,74% so với năm 2010. Năm 2012 tăng nhanh thêm

83.365 trđ, tương ứng với 90,59% so với năm 2011. Và tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của nhóm khách hàng doanh nghiệp vay vốn nhằm vào mục đích đầu tư vào dự án luôn là 100%. Cho thấy Chi nhánh luôn đặt mục tiêu an toàn đối với mục đích doanh nghiệp đầu tư vào dự án. Lý do là vay vốn dự án luôn có thời gian vay vốn lâu, tỷ lệ rủi ro theo xác định của ngân hàng là cao.

Bên cạnh đó, khách hàng doanh nghiệp vay vốn lưu động tăng trưởng nhanh qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 dư nợ vay vốn lưu động tăng 18.367 trđ tương ứng với tăng 37,33% so với năm 2010. Năm 2012 tăng nhanh thêm 60.790 trđ, tương ứng với 89,97% so với năm 2011. Nhưng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của nhóm khách hàng doanh nghiệp vay vốn lưu đông chỉ chiếm dưới 80%, khá thấp so với tỷ lệ của


bên vay vốn dự án. Tỷ lệ này có thể hiểu được vì vay vốn lưu động có thời gian vay vốn thấp hơn, rủi ro khá thấp so với vay vốn dự án. Nhưng chi nhánh cần cái thiện để tránh rủi ro không thể thu hồi nợ vay.

2.2.1.4. Tình hình nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp

Đơn vị tính: đồng



Chỉ tiêu

Năm

2010

2011

2012

Nợ quá hạn

510.067.494

401.968.561

811.784.160

Nợ nhóm 2

510.067.494

401.968.561

0

Nợ nhóm 3

0

0

211.932.000

Nợ nhóm 4

0

0

0

Nợ nhóm 5

0

0

599.852.160

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)

Tại Vietinbank TT Huế, nợ quá hạn được chia thành 4 nhóm: nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Trong đó, nợ quá hạn nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 được gọi là “nợ xấu”.

Tỷ trọng nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào nhóm 2 tức là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở xuống, và được đánh giá có khả năng thu hồi. Khách hàng của nhóm nợ này có thể chỉ tạm thời gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng hàng.

Năm 2011 có số lượng nợ quá hạn có giảm so với năm 2010 và chủ yếu rơi vào nhóm 2. Nhưng năm 2012, nợ quá hạn tăng nhanh đến 102% so với năm 2011 và các nhóm nợ trong cơ cấu thay đổi theo chiều hướng không tốt, đặc biệt tại Chi nhánh, năm 2012 mới xuất hiện nợ nhóm 5 nhưng cuối năm trước đều ở mức không.

Xét về tỷ lệ nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp: Năm 2010 và năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 0%. Tỷ lệ của nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2012 có tăng, nhưng vẫn chiếm khá thấp 0,002% ( 599 triệu đồng trên tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp 303.748 tỷ đồng), khá thấp nhất so với các ngân hàng khác trên địa bàn.


Như vậy, với tỷ lệ nợ xấu rất ấn tượng là 0,002% thể hiện rằng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đạt hiệu quả cao, chứng tỏ Chi nhánh có một hệ thống kiểm soát nột bộ chặt chẽ và vững mạnh.

2.2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương - chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế

2.2.2.1. Quy định liên quan thẩm định tín dụng

Tại ngân hàng Công thương Việt Nam, đã ban hành “Quy định về việc cho vay đối với các tổ chức kinh tế” mã số QĐ 5312. Trong đó có một số nội dung liên quan đến công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, cụ thể như sau:

a) Quy định hồ sơ vay vốn:

- Hồ sơ pháp lý

Hồ sơ pháp lý cập nhật đến thời điểm vay vốn (nếu có sự thay đổi về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của khách hàng so với thời điểm ngân hàng cho vay xác định Giới hạn tín dụng, Giới hạn cho vay).

Nghị quyết của Hội đồng cổ đông/ Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên… giao quyền cho Tổng giám đốc/Giám đốc ký kết các tài liệu, thủ tục liên quan đến vay vốn, bảo đảm tiền vay cho Ngân hàng.

- Hồ sơ về khoản vay:

Giấy đề nghị vay vốn (trường hợp khách hàng chưa được cấp giới hạn tín

dụng chỉ cần lập Giấy đề nghị cấp giới hạn tín dụng và vay vốn).

Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính của khách hàng gồm:

+ Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính quý gần nhất của khách hàng đến thời điểm vay vốn.

+ Bảng kê chi tiết các khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho và các khoản mục có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh, tình hình tài chính.

+ Bảng kê số dư tiền vay, bão lãnh, L/C và các khoản cấp tín dụng khác (nếu có) tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước đến thời điểm vay vốn.


+ Các tài liệu, thông tin liên quan khác theo yêu cầu của ngân hàng

Hồ sơ đảm bảo tiền vay: gồm các giấy tờ chứng minh quyền sỡ hữu, sử dụng

tài sản và giấy tờ khác có liên quan.

Hồ sơ bảo hiểm tài sản/ hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy ủy quyền nhận

tiền bồi thường.

b) Quy định trách nhiệm, nhiệm vụ thẩm định và quyết định cho vay và quản lý khoản vay

Các khoản vay phải thẩm định tín dụng độc lập:

Tại Chi nhánh:

Đối với trường hợp chưa thẩm định rủi ro khi cấp giới hạn tín dụng: Các khoản vay có giá trị tương đương 5 tỷ đồng.

Đối với trường hợp đã thẩm định rủi ro khi cấp giới hạn tín dụng: Các khoản vay có giá trị tương đương 30% giới hạn cho vay, hoặc tương đương 5 tỷ đồng trở lên, tùy theo giá trị nào lớn hơn.

Các trường hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập

Tại Trụ sở chính: Các khoản cho vay thuộc đối tượng trình Hội đồng tín dụng Trụ sở chính xem xét; Các khoản vay có giá trị tương đương từ 15 tỷ đồng (đối với trường hợp chưa thẩm định rủi ro khi cấp GHCV), hoặc từ 50% giới hạn cho vay (đối với trường hợp đã được thẩm định rủi ro khi cấp giới hạn cho vay).

- Nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, quyết định và quản lý cho vay:

Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng giao dịch:

- Cán bộ tín dụng:

Tiếp xúc và hướng dẫn KH về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ đề nghị vay vốn.

Thu thập thông tin về khách hàng, dự án/phương án, biện pháp bảo đảm tiền vay, kiểm tra tính trung thực, hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu, thông tin do khách hàng cung cấp.

Chuyển hồ sơ đề nghị vay vốn của KH cho Phòng QLRR&NCVĐ để thẩm định rủi ro (trường hợp có thẩm định rủi ro).


Thẩm định khách hàng; dự án/phương án; biện pháp bảo đảm tiền vay; rủi ro tiềm ẩn; lợi ích dự kiến nếu khoản vay được phê duyệt. Lập tờ trình thẩm định cho vay, ghi ý kiến đề xuất và lập tờ trình thẩm định bổ sung trên cơ sở Báo các thẩm định rủi ro (nếu thấy cần thiết).

Soạn thảo Hợp đồng tín dụng (HĐTD), Hợp đồng bảo đảm(HĐBĐ); chuyển bản sao HĐTD, HĐBĐ đã ký cho phòng QLRR&NCVĐ (trường hợp có thẩm định rủi ro).

Phối hợp với Phòng QLRR&NCVĐ để phân loại nợ vay của khách hàng vào nhóm nợ thích hợp theo quy định.

- Lãnh đạo Phòng KHDN:

Kiểm tra rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn tờ trình thẩm định cho vay, ghi rõ ý kiến của mình trên Tờ trình thẩm định cho vay và chuyển toàn bộ hồ sơ, Tờ trình thẩm định cho vay cho Phòng QLRR&NCVĐ để thẩm định rủi ro tín dụng (trường hợp có thẩm định rủi ro).

Kiểm tra, rà soát, ký Tờ trình thẩm định bổ sung (nếu có) và trình toàn bộ hồ sơ,

kèm theo Báo cáo thẩm định rủi ro của cấp có thẩm quyền quyết định cho vay

Đôn đốc, chỉ đạo cán bộ tín dụng (CBTD) thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ để kịp thời phát hiện những rủi ro tín dụng tiềm ẩn, đề xuất và thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp.

- Phòng QLRR&NCVĐ:

- Cán bộ thẩm định rủi ro (CBTĐRR):

Thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. lập Báo cáo Kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, trình kèm theo toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng. Trường hợp cần thiết có thể phối hợp với Phòng KHDN để tiếp xúc khách hàng.

Nghiên cứu hồ sơ, Tờ trình thẩm định cho vay do PKHDN, Phòng Giao dịch cung cấp (có thể phố hợp với các phòng này, tiếp xúc với khách hàng để thu thập thêm thông tin), thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro khoản vay. Lập Báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng trình kèm theo toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng.


Nghiên cứu dự thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm để phát hiện rủi ro tín dụng (trường hợp sử dụng mẫu đã được Phòng QLRR&NCVĐ thống nhất), dự thảo văn bản tham gia ý kiến về Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm.

- Lãnh đạo phòng:

Đôn đốc CBTĐRR thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng đối với khoản vay.

Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ Hồ sơ vay vốn, Báo cáo rủi ro của CBTĐRR và ghi

rõ ý kiến đề xuất của mình.

Chuyển nội dung đề xuất đã được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt cho phòng Khách hàng.

Chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền quyết định về chất lượng thẩm

định rủi ro tín dụng và các đề xuất trong việc cho vay, thu hồi nợ.

c) Quy định về thời gian thẩm định cho vay, quyết định cho vay và xử lý các vấn đề phát sinh trong quy trình cho vay:

NHCV quy định và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thẩm định quyết

định cho vay đối với Khách hàng:

Bảng 2.6: Quy định về thời gian thẩm định

Đơn vị tính: ngày



Chỉ tiêu

Cấp GHTD đồng thời xem

xét cho vay

Cấp GHTD trước khi

xem xét cho vay

Cho vay

ngắn hạn

Cho vay trung hạn

Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung hạn

Không thẩm định rủi ro

3

5

2

4

Phải thẩm định rủi ro

4

6

3

5

HĐTD cơ sở quyết định

6

8

5

7

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề)

d) Quy trình thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

Trong công tác cho vay nói chung mà thẩm định cho vay nói riêng, ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế hoạt động tuân thủ theo quy trình thống nhất của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Quy trình thẩm định tín dụng tại Chi nhánh được lấy trong bộ quy định “Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ


chức theo mô hình mới” – mã số QT 3517. Các công việc cụ thể của nhân viên liên

quan như sau:

Bảng 2.7: Công việc thẩm định tín dụng



Bước

Nhân viên

thực hiện


Nội dung công việc

1

Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp khoản tín dụng.


Cán bộ quan hệ khách hàng (CBQHKH)

- Hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý, lập hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp khoản tín dụng

Cập nhật những thay đổi của hồ sơ pháp lý, BCTC (nếu có thay đổi so với thời điểm cấp GHTD/hoặc thời điểm đề nghị cấp khoản tín dụng cách thời điểm cấp GHTD trên 6 tháng).

Hồ sơ liên quan đến phương án, dự án đề nghị cấp

khoản tín dụng cụ thể.

- Kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do KH cung cấp, đối chiếu với các nguồn thông tin khác thu thập được (nếu có sự khác biệt thì yêu cầu sự giải thích và/hoặc điều tra thực tế để xác minh).

- Scan ngay toàn bộ hồ sơ vào chương trình iCdoc chuyển ngay cho phòng QLRR.

Lưu ý: trường hợp chương trình iCdoc bị lỗi hoặc quá tải, để kịp thời giải quyết nhu cầu cho khách hàng, CBQHKH có thể gửi bản fax hồ sơ cho phòng QLRR, tuy nhiên phải hoàn thành việc scan toàn bộ vào chương trình iCdoc trong ngày.

2

Thẩm định, lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng


CBQHKH

- Đánh giá tình hình sử dụng giới hạn tín dụng và các giới hạn

bộ phận đã cấp (khách hàng đã được cấp giới hạn tín dụng).

- Thẩm định những thay đổi về tư cách pháp lý, tình hình SXKD, tài chính, quan hệ tín dụng (nếu có); uy tín và thiện chí trả nợ của khách hàng.

- Thẩm định phương án, dự án, đề nghị cấp khoản tín dụng




của khách hàng, đánh giá mức độ đáp ứng điều kiện cấp khoản tín dụng so với quy định hiện hành của Ngân hàng Công thương.

- Đánh giá lợi ích dự kiến nếu phê duyệt cấp khoản tín dụng.


CBQHKH và

Lãnh đạo phòng Khách hàng doanh nghiệp

- CBQHKH thẩm định biện pháp bảo đảm và lập tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm (nếu chưa thực hiện khi cấp GHTD – tham khảo mẫu BM02/TT-TSBĐ), trình Lãnh đạo phòng KHDN.

- Lãnh đạo phòng KHDN kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ tài sản bảo đám của khách hàng, nội dung Tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm. Ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý, ký tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm.

Lưu ý:

Ngân hàng có thể lựa chọn lập Tờ trình thẩm định biện pháp đẩm bảo hoặc lập chung vào Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng.

CBQHKH phải cung cấp hồ sơ tài sản bảo đảm cho các thành viên của Tổ định giá trước khi Tổ định giá tiến hành định giá tài sản bảo đảm.


Tổ định giá

- Đánh giá tài sản bảo đảm theo quy định, quy trình bảo đảm tiền vay hiện hành của Ngân hàng (nếu chưa thực hiện khi cấp giới hạn tín dụng).


CBQHKH

- Lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng (Tham khảo biểu mẫu BM02 thích hợp), trong đó dự kiến mức lãi suất , phí (nếu có) và đề xuất nội dung cấp khoản tín dụng cụ thể cho khách hàng và các điều kiện kèm theo (nếu có) trình lãnh đạo Phòng KHDN.


Lãnh đạo Phòng KHDN

- Kiểm tra, rà soát nội dung Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng do CBQHKH trình và hồ sơ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ, trung thực, chính xác.

- Ghi ý kiến đồng ý/ không đồng ý và ký Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng.


CBQHKH

- Trường hợp đề xuất từ chối cấp tín dụng: phòng KHDN trình Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, hồ sơ liên




quan cho Lãnh đạo Ngân hàng xem xét, quyết định; soạn thảo văn bản thông báo cho khách hàng (nếu khách hàng có yêu cầu); scan thông báo từ chối cấp khoản tín dụng và chương trình iCdoc để chuyển cho Phòng QLRR.

- Trường hợp đề xuất cấp khoản tín dụng: scan Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, Tờ trình thẩm định biện pháp đảm bảo đã được Lãnh đạo Phòng KHDN kiểm soát. Biên bản đánh giá tài sản đảm bảo và các tài liệu liên quan khác (nếu có) vào chương trình iCdoc để chuyển cho PQLRR làm các bước tiếp theo.

3

Thẩm định, lập Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng


Cán bộ thẩm định (CBTĐ)

- Nhận toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng qua chương trình iCdoc.

- Kiểm tra số lượng, tính pháp lý của hồ sơ. Trường hợp cần

thiết có văn bản đề nghị PKHDN:

Thu thập thông tin, tài liệu bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Ngân hàng.

Thu xếp để tiếp xúc, yêu cầu khách hàng giải trình, giám sát thực tế SXKD của khách hàng.

- Ngoài tài liệu do Phòng KHDN cung cấp, CBTĐ thu thập thông tin khác liên quan đến phương án, dự án như ngàng hàng, thị trường, công nghệ… từ cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, CIC của NHNN,… hoặc chủ động đề xuất người có thẩm quyền quyết định mua thông tin, thuê chuyên gia tư vấn…

- Thẩm định phương án/dự án SXKD/ nhu cầu cấp tín dụng…

của khách hàng.

- Phân tích thị trường, ngành hàng

- Phân tích rủi ro (rủi ro pháp lý, rủi ro kinh doanh, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…) và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro

Lưu ý: trường hợp khoản tín dụng phức tạp vượt quá khả năng thẩm định thì PQLRR có thể đề xuất Cấp có thẩm quyền thuê cơ quan thẩm định, và phải chịu trách nhiệm




trước cơ quan pháp luật về kết quả thẩm định của mình.

- Tái thẩm định những nội dung đã đươc Phòng KHDN thẩm định và giải thích những nhận định, đánh giá khác biệt.

- Đề xuất quyết định cấp khoản tín dụng cụ thể cho khách hàng và các điều kiện kèm theo (nếu có).

- Lập Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng (Tham khảo mẫu BM03 thích hợp), ký và trình Lãnh đạo PQLRR


Lãnh đạo PQLRR

- Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và nội dung Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng, ghi rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý và ký.

Lưu ý: Trong trường hợp đề xuất cấp tín dụng của PQLRR khác với PKHDN thì phải thông báo với PKHDN trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Tuy nhiên, PQLRR không bắt buộc phải chờ ý kiến phản hồi của PHKDN rồi mới trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng (bản giấy); Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng; Tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm; Biên bản định giá tài sản bảo đảm (nếu có) của PKHDN và Hồ sơ khoản tín dụng

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương - chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế

a) Hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thẩm định tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng

Xuyên suốt quy trình thẩm định cho vay, ngân hàng Công thương – chi nhánh Thừa Thiên Huế áp dụng một hệ thống hồ sơ, giấy tờ liên quan thống nhất và theo một biểu mẫu quy định của Trụ sở chính Ngân hàng Công thương. Các giấy tờ, hồ sơ theo trình tự là:

- Hồ sơ vay vốn, hồ sơ về khoản vay, hồ sơ về đảm bảo tiền vay, hợp đồng bảo hiểm tài sản do khách hàng đem tới Phòng Khách hàng doanh nghiệp để xin vay vốn.

- Giấy đề nghị vay vốn do khách hàng lập theo biểu mẫu BM01/GĐN-CV (Phụ


lục 01) quy định của ngân hàng Công thương Việt Nam. Nếu khách hàng chưa được cấp giới hạn tín dụng thì trước đó bắt buộc khách hàng phải lập Giấy đề nghị cấp giới hạn tín dụng theo biểu mẫu BM01/GĐN-GHTD (Phụ lục 02) để ngân hàng cấp giới hạn tín dụng trước khi xét duyệt cho vay.

- Tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm được Phòng Khách hàng doanh nghiệp lập (nếu chưa thực hiện khi cấp GHTD) và tờ trình này được lập theo mẫu BM 02/TT

– TSBĐ (Phụ lục 03). Tiếp đó, lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng (tham khảo biểu mẫu BM02 thích hợp- Phụ lục 04). Ngoài ra Phòng KHDN có thể lựa chọn lập Tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm hoặc lập chung vào Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng (Phụ lục 0X).

- Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề lập Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết

định tín dụng, tờ trình này phải tham khảo mẫu BM 03 thích hợp (Phụ lục 05).

Những giấy tờ trên đều phải lập theo đúng biểu mẫu được quy định bởi Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nhưng các hồ sơ, giấy tờ trên không chỉ được lập ở 1 phòng mà còn được luân chuyển giữa các phòng ban để có sự xem xét kỹ lưỡng, thẩm định lại và lãnh đạo phòng ký duyệt.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát hồ sơ hoạt động thẩm định cho vay

Vietinbank là ngân hàng đi đầu trong úng dụng công nghệ thông tin hiện đại và trực tuyến trong quản lý ngân hàng. Năm 2006, Vietinbank đã hoàn thành dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán INCAS (Incombank Advanced System)”. Nội dung của dự án là chuyển đổi từ mô hình quản lý phân tán sang mô hình quản lý tập trung và giao dịch trực tuyến. Đây là một bước ngoặt trong việc nâng cấp năng lực công nghệ thông tin ngân hàng để đảm bảo cho quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững. Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoài hệ thống ngân hàng Vietinbank, đã cập nhật và vận hành hệ thống INCAS trên theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngân hàng còn có hệ thống mạng nội bộ cho phép truyền giữ liệu nhanh chóng và chính xác. Để đảm bảo tính bảo mật, mỗi nhân viên của ngân hàng được cấp password để truy cập vào hệ thống mạng nội bộ, và chỉ được truy cập vào những phần


theo chức năng, nhiệm vụ riêng. Mọi công văn, quyết định, văn bản đều được chuyển tải trên mạng nội bộ của toàn hệ thống.

Vietinbank đã tập trung hóa cơ sở dữ liệu hoạt động ngân hàng: Toàn bộ dữ liệu đều được tập trung tại trung tâm cơ sở dữ liệu, mọi thay đổi đều được cập nhật trực tuyến và kịp thời. Giúp cho việc quản lý và tìm kiếm thông tin đạt hiệu quả cao. Trong việc quản lý hồ sơ tín dụng, hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam cũng có một chương trình giúp quản lý chặt chẽ và thống nhất đó là chương trình iCdoc – Chương trình Quản lý luân chuyển hồ sơ tín dụng của Vietinbank. Việc vận hành chương trình này có một quy trình thống nhất và chặt chẽ:

- Bước 1: Cán bộ Phòng khách hàng/Phòng giao dịch tạo Hồ sơ tín dụng điện tử; đưa văn bản điện tử vào hồ sơ tín dụng, điện tử; chỉnh sửa văn bản, thông tin hồ sơ tín dụng điện tử (nếu có chuyển Lãnh đạo phòng kiểm soát).

- Bước 2: Lãnh đạo phòng nhận Hồ sơ tín dụng điện tử; rà soát thông tin hồ sơ tín dụng điện tử. Văn bản điện tử; chuyển trả cán bộ, yêu cầu cán bộ bổ sung; chuyển Phòng QLRR&NCVĐ giải quyết hoặc giám sát nếu hồ sơ tín dụng phê duyệt nhanh.

- Bước 3: Lãnh đạo Phòng QLRR&NCVĐ nhận Hồ sơ tín dụng điện tử; lựa chọn Lãnh đạo phòng và cán bộ tham gia giải quyết.

- Bước 4: Cán bộ Phòng khách hàng đưa Tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng hoặc Tờ trình xử lý tín dụng đã được Lãnh đạo phòng ký kiểm soát vào HSTD.ĐT.

- Bước 5: Cán bộ Phòng QLRR&NCVĐ đưa Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng hoặc tờ trình xử lý tín dụng đã được Lãnh đạo phòng ký kiểm soát vào Hồ sơ tín dụng điện tử.

- Bước 6: Trường hợp hồ sơ tín dụng thuộc thẩm quyền Giám đốc Chi nhánh: Cán bộ Phòng QLRR thực hiện đánh dấu tên Thành viên Ban giám đốc quyết định tín dụng.

- Bước 7: Trường hợp hồ sơ tín dụng thuộc thẩm quyền Hội đồng tín dụng cơ sở: Cán bộ Phòng QLRR thực hiện đánh dấu các phòng ban tham gia họp HĐTD cơ sở.

Thực hiện đưa biên bản họp Hội đồng tín dụng cơ sở, phiếu biểu quyết vào Hồ sơ tín dụng điện tử, đánh dấu tên các thành viên tham gia Hội đông tín dụng cơ sở.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022