Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Tckt, Cá Nhân Và Đầu Tư Của Ngân Hàng Qua Các Năm 2019-2021

39


Tổng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt, năm sau cao hơn năm trước được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2. 3: Tổng hợp nguồn vốn của Ngân hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %



Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020


Số tiền


Số tiền


Số tiền


Số tiền

Tốc độ tăng trưởng (%)


Số tiền

Tốc độ tăng trưởng (%)

Vốn huy động

141.367

163.418

165.380

22.051

15,60

1.961

1,20

Vốn vay

7.031

933

6.474

-6.028

-85,85

5.480

551,74

Vốn khác

5.222

5.926

7.957

703

13,47

2.031

34,28

Vốn tự có

10.196

10.258

10.338

62

0,6

81

0,79

Tổng nguồn vốn

163.807

180.595

190.149

16.788

10,25

9.554

5,29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - 7

Nguồn: Bảng cân đối kế toán NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các doanh nghiệp phi tài chính là NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, còn các doanh nghiệp khác thường hoạt động bằng nguồn vốn tự có là chính. Mặc dù nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Các NHTM có vai trò to lớn trong việc điều tiết nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công tác huy động vốn là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động của ngân hàng, do đó để đảm bảo vốn việc cho vay thì Ngân Hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã không ngừng mở rộng và tìm ra các biện pháp nhằm tăng huy động vốn để phục vụ kịp thời cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn của Ngần hàng TMCP Đại Chúng được huy động từ vốn huy động, vốn vay, vốn tự có và một số nguồn vốn khác.


Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn trong 3 năm của Ngân hàng nhìn chung tăng trưởng rất tốt. Năm 2019 tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 163.807 tỷ đồng. Sang năm 2020 là 180.595 tỷ đồng tăng 22.05 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng là 10,25%. Trong đó, nguồn vốn tăng trưởng lớn nhất là vốn huy động đến từ các tổ chức kinh tế cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong năm 2020, tăng

22.051 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng vói tốc độ tăng trưởng là 15,60%. Đến năm 2021 tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 190.149 tỷ đồng tăng 9.554 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ tăng là 5,29%. Trong đó nguồn vốn tăng trải đều từ vốn huy động, vốn vay và nguồn vốn khác của Ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2019-2021, nguồn vốn tự có của Ngân hàng đều tăng nhẹ, tuy số lượng không lớn nhưng cũng đủ để cho thấy Ngân hàng đang hoạt động kinh doanh khá tốt, thu được lợi nhuận đều đặn qua các năm để góp phần tăng thêm phần vốn chủ sở hữu cho Ngân hàng.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy, tổng nguồn vốn cúa Ngân hàng luôn ở mức tốt chứng tỏ Ngân hàng những năm qua luôn có những chính sách huy động rất tốt để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, luôn tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động tín dụng và đầu tư của Ngân hàng.

- Hoạt động sử dụng vốn: Định hướng công tác tín dụng của Ngân hàng TMCP Đại Chúng là đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và giữ vững thị phần.

* Hoạt động tín dụng và đầu tư:


Dư nợ cho vay TCKT, cá nhân và đầu tư năm 2021 của Ngân hàng đạt 131.438 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 87.757 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,77% trong tổng dư nợ cho vay và đầu tư của Ngân hàng còn lại là đầu tư đạt 43.681 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33,23%. Qua đó cho ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động chính và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Tình hình dư nợ tín dụng và đầu tư của Ngân hàng trong các năm gần đây được phản ánh như sau:


Bảng 2. 4: Tình hình dư nợ cho vay TCKT, cá nhân và đầu tư của Ngân hàng qua các năm 2019-2021


Đơn vị tính: Tỷ đồng, %



Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư

109.007

125.027

131.438

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Dư nợ tín dụng

78.290

71,82

83.862

67,08

87.757

66,77

Đầu tư

30.717

28,18

41.165

32,92

43.681

33,23

Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Từ bảng thống kê tình hình dư nợ tín dụng và đầu tư trên ta có thể thấy, cả dư nư nợ tín dụng và đầu tư đều tăng qua các năm, chứng tỏ hoạt động liên quan đến tín dụng và đầu tư của Ngân hàng đã được mở rộng hơn, với quy mô lơn hơn. Điều đó dựa vào cơ sở vẵng chắc là với nguồn vốn huy động ổn định và lớn mỗi năm (năm 2019:

141.367 tỷ đồng, năm 2020: 163.419 tỷ đồng, năm 2021: 165.380 tỷ đồng). Nhưng từ cơ sở đó, chúng ta cũng có thể nhìn thấy so với nguồn vốn huy động được thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng được coi là chưa đạt hết hiệu quả. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. 5: Hiệu suất sử dụng vốn để cho vay và đầu tư của Ngân hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Tổng nguồn vốn huy động

141.367

163.419

165.380

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư

109.007

125.027

131.438

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư/Tổng nguồn

vốn huy động

77,11%

76,51%

79,48%

Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021


Theo quan sát trên bảng số liệu ta thấy: Lượng vốn Ngân hàng huy động được để sử dụng cho hoạt động tín dụng và đầu tư chiếm một tỷ trọng khá lớn đều lớn hơn 70% từ năm 2019-2021. Tuy chiếm tỷ trọng trên nguồn vốn huy động khá cao nhưng so với tổng nguồn vốn huy động tại năm 2021 là 165.380 tỷ đồng thì số vốn huy động còn lại cũng là một con số rất lớn. Do đó, Ngân hàng cần có các biện pháp để sử dụng vốn hiệu quả hơn nữa để tối đa hóa lượng vốn huy động được để góp phần phát triển hoạt động kinh daonh của Ngân hàng. Nhìn chung, dư nợ cho vay nền kinh tế của Ngân hàng tăng và luôn chiếm tỷ lệ ưu thế so với hoạt động đầu tư. Cho vay nền kinh tế của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh, do đây là một Ngân hàng có uy tín và các mối quan hệ với nhiều công ty, tập đoàn lớn.

Bên cạnh hoạt động cho vay là hoạt động đầu tư, chủ yếu bao gồm các hoạt động như hoạt động đầu tư liên ngân hàng mua trái phiếu chính phủ, công trái, cổ phiếu…trong đó quan trọng nhất là hoạt động đầu tư liên ngân hàng.

Trong những năm qua, PVcomBank có bước phát triển khá, có thể thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng hơn so với năm trước. Chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank đã làm tăng vị thế và uy tín của Ngân hàng trên địa bàn, mang lại niềm tin cho khách hàng nên việc huy động vốn khá thuận lợi, nhất là huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Tiền gửi của dân cư chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số tiền gửi, điều này chứng tỏ tiền gửi của dân cư đóng vai trò chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động. Bởi các tầng lớp dân cư rất tin tưởng vào sự hoạt động của Ngân hàng. Với sự tăng trưởng mạnh của nguồn vốn huy động từ dân cư đã tạo cho Ngân hàng có được một nguồn vốn lớn, ổn định giúp Ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngoài ra để đẩy mạnh việc huy động tiền gửi trong dân cư, Ngân hàng đã phát động nhiều chương trình nhằm tạo sự chú ý của khác hàng như đa dạng về hình thức phát hành, lãi suất hấp dẫn có tính cạnh tranh cao trên địa bàn, có các chính sách khuyến mãi, đặc biệt thu hút vào các dịp lễ, tết.


2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

2.2.1. Quy trình tín dụng đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Từ khi khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tín dụng đến khi hoàn tất quy trình cho vay phải qua các bước nghiệp vụ, gồm:

Bước 1: Bán hàng, tiếp nhận, hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ vay vốn;


Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, xác định hạn mức tín dụng, điều kiện cho bảo đảm tiền vay. Đây được coi là bước quan trọng để đưa ra kết luận Ngân hàng có nên quan hệ với KHDN hay không;

Bước 3: Phê duyệt tín dụng: Lập tờ trình và ra quyết định cho vay. Trường hợp đồng ý cho vay, hai bên tiến hành các thủ tục để có thể ký kết hợp đồng tín dụng;

Bước 4: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng tiến hành giải ngân theo cam kết thông qua các phòng nghiệp vụ/phát hành cam kết bão lãnh;

Bước 5: Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ, kiểm tra sau cấp tín dụng, theo dõi thu nợ và lãi, lập tờ trình theo dõi món vay theo quy định của mỗi ngân hàng. Các vấn đề phát sinh cũng được xử lý trong thời gian này;

Bước 6: Thu hồi nợ, tất toán hợp đồng: Khi tiến hành thanh lý hợp đồng, nếu không có vướng mắc, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng, lưu trữ hồ sơ.

Quy trình cho vay vốn đối với KHDN gồm 6 bước như trên là an toàn cho ngân hàng, giúp ngân hàng quản lý khoản vay một cách chặt chẽ. Thời gian thẩm định cho vay là không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn, không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn, kể từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết.


2.2.2. Quy mô và cơ cấu khách hàng doanh nghiệp


Số lượng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng tăng mạnh qua các năm. Về tốc độ tăng trưởng cho vay đối với KHDN tăng đều qua các năm, nhưng tốc độ tăng khác nhau. Số khách hàng là doanh nghiệp còn dư nợ đến đến năm 2021 tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng là 7.446 doanh nghiệp.

Bảng 2. 6: Thực trạng KHDN vay vốn tại PVcombank



STT


Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Số lượng

(DN)

Tỷ lệ

%

Số lượng

(DN)

Tỷ lệ

%

Số lượng

(DN)

Tỷ lệ

%

1

Doanh nghiệp lĩnh vực NLN

849

18,44

929

17,65

1.679

22,55

2

Doanh nghiệp lĩnh vực CN-XD

1.654

35,93

1.948

37,02

2.452

32,93

3

DN lĩnh vực thương mại, dịch vụ

2.101

45,63

2.385

45,32

3.315

44,52


Tổng

4.604

100

5.262

100

7.446

100

Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Số lượng KHDN vay vốn tại Ngân hàng qua các năm đều tập trung lớn vào lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm trên 40% tỷ trọng số lượng KHDN tại Pvcombank, sau đó là lĩnh vực CN-XD chiếm tỷ trọng trên 30% tổng số lượng, phần còn lại là lĩnh vực nông lâm nghiệp và một số lĩnh vực khác. Việc số lượng KHDN tăng nhanh qua các năm cho thấy bằng các chính sách mới, các sản phẩm cho vay linh hoạt hơn, Ngân hàng đã thu hút được lượng lớn KHDN vay vốn của mình. Ngân hàng đang cố gắng nỗ lực mở rộng quy mô và thị phần của mình.

2.2.3. Quy mô và cơ cấu dư nợ cho vay KHDN


Thực tế các doanh nghiệp luôn luôn có nhu cầu về nguồn vốn vay chính thức từ các Ngân hàng thương mại, trong đó nhu cầu vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, xây mới nhà xưởng…là rất lớn. Tuy nhiên đối với các NHTM thì tuỳ vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, chính sách tín dụng của từng NHTM tại những thời điểm nhất định hay khả năng huy động nguồn vốn của


mỗi ngân hàng mà cân đối tỷ lệ nguồn vốn giành cho vay ngắn hạn và nguồn vốn giành cho vay trung, dài hạn khác nhau. Bên cạnh đó việc cho vay trung dài hạn mặc dù có nhiều lợi thế như khả năng thu lợi nhuận cao và ổn định, ít chi phí làm thủ tục vay, nhưng cũng rất rủi ro và khó thu hồi vốn nếu dự án, phương án không khả thi. Việc thẩm định các phương án, dự án để cho vay trung dài hạn rất khó khăn và phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, khả năng của những người trực tiếp quyết định cho vay. Thống kê tình hình cho vay các doanh nghiệp tại Ngân hàng từ qua các năm như sau: Từ năm 2019 đến năm 2021, tổng doanh số cho vay tăng và cho vay doanh nghiệp đều tăng lên. Năm 2021 tổng số cho vay của Ngân hàng là 87.757 tỷ đồng so với năm 2020 chỉ tiêu này tăng 3.895 tỷ đồng và năm 2019 là 9.467 tỷ đồng. Trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì cho vay KHDN luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn qua các năm luôn chiếm trên 50% và tăng dần qua các năm. Năm 2021, tỷ trọng này đạt 58,32%. Điều này cho thấy Ngân hàng đã rất coi trọng và tập trung vào việc đẩy mạnh công tác cho vay đối với KHDN vì KHDN có thể đem lại cho Ngân hàng nguồn thu lớn.

Bảng 2. 7: Tình hình cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Tổng doanh số cho vay

78.289

83.862

87.757

Doanh số cho vay DN

40.409

46.198

51.180

Tỷ trọng (%)

51,61%

55,09%

58,32%

Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021

2.2.4. Thu nhập từ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Tổng doanh số cho vay KHDN của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam tăng cả về số lượng và tốc độ tăng trưởng. Tổng số lượng thu nợ đạt doanh số khả quan qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao, phản ánh việc thu hồi nợ tốt. Hoạt động cho vay là

46


một trong những hoạt động cốt lõi mang lại thu nhập cho Ngân hàng. Thông qua chỉ ttiêu thu nhập từ cho vay không những đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay mà còn đánh giá được cả hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Thu nhập của Ngân hàng đến từ 3 hoạt động chính là: Cho vay, dịch vụ và gửi vốn. Trong đó hoạt động cho vay mang lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng và thu nhập từ cho vay KHDN luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2019, thu nhập từ cho vay KHDN là 4.069 tỷ đồng. Sang năm 2020, thu nhập cho vay KHDN là 5.877 tỷ đồng tăng lên đáng kể so với năm 2019. Đến năm 2021, thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN lên đến 6.811 tỷ đồng, một con số khá ấn tượng. Sự tăng lên từ thu nhập cho vay KHDN đã đóng góp khá lớn vào nguồn thu nhập của Ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay KHDN tăng tỷ lệ thuận với thu nhập từ cho vay DN cho thấy Ngân hàng đang hoạt động khá hiệu quả trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Các khách hàng doanh nghiệp đang trở thành đối tượng được quan tâm của Ngân hàng với số lượng KHDN đến với Ngân hàng ngày càng tăng.

Bảng 2. 8: Dư nợ cho vay phân theo chỉ tiêu hiệu quả đối với KHDN

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Tổng dư nợ cho vay KHDN

40.409

46.198

51.180

Tổng dư nợ đã thu hồi

18.981

20.592

23.060

DS thu nợ/DS cho vay

46,97%

44,57%

45,06%

Thu nhập từ cho vay DN

4.069

5.877

6.811

Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021


2.3. Thực trạng nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam


Nợ xấu luôn là vấn đề nổi cộm và tồn tại trong các NHTM và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam không nằm ngoài vấn đề đó. Để kiểm soát nợ xấu và duy trì tỷ lệ nợ xấu trong mức quy định của Ngần hàng Nhà nước thì không chỉ PvcomBank mà các NHTM khác đều phải có chính sách và biệm pháp để kiểm soát tốt nợ xấu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023