Mục Tiêu Của Việc Hoàn Thiện Hệ Thống  Xếp Hạng Tín Dụng  Khách Hàng Doanh Nghiệp Của Lienvietpostbank

Thông qua mô hình này, LienVietPostBank tiến hành chấm điểm tín dụng đối với từng khách hàng để làm cơ sở quyết định giới hạn cấp tín dụng. Đây là một trong những công cụ giúp LienVietPostBank nâng cao chất lượng cấp tín dụng của ngân hàng, giúp lượng hóa được rủi ro khi giải quyết hồ sơ vay vốn, hạn chế được rủi ro trong quá trình cấp tín dụng nhất là đối với khách hàng mới, tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank cũng mang lại nhiều lợi ích cho chính khách hàng, cải thiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Thời gian xử lý các giao dịch sẽ nhanh chóng hơn thông qua việc chấm điểm tự 1

Thời gian xử lý các giao dịch sẽ nhanh chóng hơn thông qua việc chấm điểm tự động. Các khách hàng được xếp loại tốt sẽ nhận được chính sách ưu tiên cấp tín dụng, đặc biệt đối với khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt và được xếp hạng cao có thể áp dụng cho các ưu đãi về tín dụng bao gồm nới lỏng các điều kiện cho vay, giảm lãi suất, nới lỏng các yêu cầu về tài sản đảm bảo và các ưu đãi khác. Hệ thống XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank đồng thời cũng chính là bộ lọc đối với những khách hàng có mức XHTD thấp (xếp hạng từ B, CCC xuống đến C), tùy theo mức độ xếp hạng rủi ro tín dụng để LienVietPostBank tăng dần các yêu cầu về điều kiện cho vay và tài sản đảm bảo, thậm chí có thể áp dụng các biện pháp nhằm tập trung thu hồi nợ trước hạn.

Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống XHTD doanh nghiệp còn có chức năng hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp.

Theo lộ trình hiện đại hóa các chuẩn mực ngân hàng, LienVietPostBank sẽ hoàn chỉnh hệ thống XHTD doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu phân loại nợ theo hướng định tính. Sau khi được NHNN phê duyệt, Ngân hàng sẽ tiến tới việc áp dụng trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro đồi với NHTM. 2.6.2 Những hạn chế tồn tại cần khắc phục

Mô hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank còn một số hạn chế, không thống nhất và trùng lắp giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Theo mô hình, nhóm chỉ tiêu tài chính đo lường khả năng sinh lời trong đó có chỉ số Biên lợi nhuận ròng, chỉ số này đo lường hiệu quả kinh doanh dựa trên lợi nhuận sau thuế có thể dẫn đến sai lệch nếu doanh nghiệp đang được áp dụng các ưu đãi về thuế. Chỉ tiêu tài chính này nên sử dụng tiêu chí lợi nhuận trước thuế để đo lường và so sánh với mức bình quân ngành, và được gọi là Tỷ suất lợi nhuận gộp. Phần chỉ tiêu tài chính thiếu các chỉ tiêu về lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, thể hiện khả năng phát triển và tiềm năng trong của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhóm chỉ tiêu phi tài chính đang được LienVietPostBank sử dụng là tương đối phù hợp và ở mức chấp nhận được. Trong số các nhóm chỉ tiêu này, chỉ tiêu Tình hình cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trong 12 tháng qua, là chỉ tiêu chưa thật sát với việc đo lường nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp. Hoặc có chỉ tiêu đang tính ngược như Mức độ quan hệ tín dụng với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, nếu mức độ quan hệ tín dụng càng cao hoặc doanh nghiệp chỉ có quan hệ tín dụng tại với LienVietPostBank thì điểm số là cao nhất.

Thực tế thì những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, quy mô lớn, thị trường càng đa dạng thì càng có xu hướng thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều TCTD để tìm kiếm mức ưu đãi tín dụng tốt nhất, đa dạng hóa nguồn vốn vay ngân hàng và tránh phụ thuộc vào một NHTM đơn lẻ. Ngoài ra, cũng có chỉ tiêu trùng lắp như Số lần cơ cấu lại nợ trong 12 tháng qua tại các TCTD, Số lần chậm trả lãi trong 12 tháng qua tại các TCTD, Số lần các cam kết mất khả năng/chậm thanh toán trong 12 tháng qua tại các TCTD, Lịch sử trả nợ của DN với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

Mô hình XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank đã phân chia quy mô doanh nghiệp theo ba cấp độ là quy mô lớn, vừa và nhỏ; tương ứng là bộ chi tiêu tài chính cho từng quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình XHTD này chưa phân chia doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể mở rộng lên, tức doanh nghiệp quy mô rất nhỏ, do loại doanh nghiệp này có đặc thù hoạt động kinh doanh khác so với doanh nghiệp quy mô thông thường.

Mô hình XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank còn thiếu phân định và chấm điểm đánh giá giữa doanh nghiệp đã kiểm toán và chưa kiểm toán. Mô hình chưa phân chia các hình thức sở hữu dẫn đến tính chất và hiệu quả hoạt động khác nhau giữa ba loại doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp khác) nhưng không có tiêu chí đánh giá khác nhau cho các doanh nghiệp này.

Những hạn chế trong mô hình XHTD KHDN của LienVietPostBank có nguyên nhân chủ yếu từ nguồn lực nội tại của ngân hàng. Là một NHTM hoạt động chỉ hơn 3 năm, do đó qua thời gian, LienVietPostBank sẽ dần hoàn thiện hệ thống XHTD để hướng đến các chuẩn mực cho việc hội nhập với môi trường tài chính quốc tế.

Kết luận các vấn đề nghiên cứu của chương II:

Trong chương này, đề tài đã giới thiệu tổng thể quá trình hình thành và phát triển, tình hình tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh đặc biệt là tình hình hoạt động tín dụng của LienVietPostBank.

Bên cạnh đó, đề tài đã đi sâu vào trình bày thực trạng mô hình XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank, kết hợp với việc phân tích 2 tình huống XHTD thực tế tại ngân hàng để làm căn cứ đánh giá mô hình XHTD hiện tại có phản ánh chính xác mức xếp loại của doanh nghiệp hay không.

Từ đó đề tài so sánh với các mô hình XHTD trên thế giới và Việt Nam, để cho thấy những thành tựu và hạn chế cần bổ sung sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank với mô hình sửa đổi bổ sung sẽ được trình bày trong Chương III của đề tài.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA LIENVIETPOSTBANK

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc các NHTM đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, và thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên là môi trường khách quan hợp lý, yêu cầu đặt ra đối với nhà quản trị ngân hàng là làm thế nào để có thể hạn chế rủi ro ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Tại Việt Nam, để quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất, các NHTM cần vận dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng như mô hình chất lượng và mô hình điểm số Z của Altman. Các mô hình này được xem như là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định đúng trước khi cấp tín dụng. Bên cạnh đó cũng cần những biện pháp hỗ trợ như thiếp lập quỹ dự phòng rủi ro, phân cấp mức phán quyết tín dụng, đào tạo đội ngũ chuyên môn, kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng sẽ giúp cho hệ thống các NHTM tại Việt Nam phát triển vững mạnh hơn trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế luôn là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm của các NHTM, NHNN đã ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn về quản trị rủi ro tín dụng bao gồm quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung trong đó quy định phân loại nợ theo tiêu chuẩn định tính (Điều 7) và lộ trình yêu cầu các NHTM phải để trình đề án XHTD nội bộ để NHNN xem xét, phê duyệt đã thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.

Mỗi NHTM đều có những kinh nghiệm, điều kiện kinh doanh riêng biệt nên hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp sẽ có những đặc trưng khác nhau về tiêu chí đánh giá, số mức xếp hạng. Hầu như rất khó khăn để có thể xác lập một chuẩn XHTD doanh nghiệp cho tất cả các NHTM. Do vậy, các NHTM sẽ phải tự xây dựng hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với đặc thù riêng và có tham khảo hướng dẫn của NHNN, tham khảo kinh nghiệm của các NHTM và các tổ chức xếp hạng trong nước cũng như trên thế giới.

Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống XHTD của các NHTM là phải cho phép thay đổi linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ra, cùng với tiến trình hoàn thiện mô hình XHTD doanh nghiệp của các NHTM, cũng cần phải chú ý đến vai trò kinh nghiệm và chuyên môn của chính đối tượng cán bộ tác nghiệp.

Hệ thống XHTD doanh nghiệp nội bộ của LienVietPostBank đã phản ánh được tương đối chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế. Kết quả XHTD khách hàng doanh nghiệp là một trong những căn cứ để LienVietPostBank ra quyết định cấp tín dụng, đưa ra các giải pháp xử lý và kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, hệ thống này cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn với điều kiện môi trường kinh doanh đang biến động và thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

3.1 Mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank

Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank trước hết là nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng phản ánh được mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, trên cơ sở đó giúp ra quyết định cấp tín dụng chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống XHTD doanh nghiệp sau điều chỉnh phải đảm bảo khả năng quản trị tín dụng thống nhất toàn hệ thống, đây là căn cứ để LienVietPostBank có thể dự báo được tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp.

Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp cũng đặt ra yêu cầu vừa phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng không xa rời với điều kiện kinh doanh riêng biệt của LienVietPostBank, vừa phải đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh phù hợp với những biến động của điều kiện kinh doanh trong tương lai, kết quả xếp hạng nội bộ khách hàng doanh nghiệp phải tính đến những dự báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khà năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, các chỉ tiêu chấm điểm XHTD doanh nghiệp trong mô hình phải đảm bảo không quá phức tạp và sát với thực tế để cán bộ nghiệp vụ tin tưởng sử dụng.

Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ khách hàng doanh nghiệp cũng đặt ra mục tiêu phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đáp ứng chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của NHNN.

3.2 Đề xuất sửa đổi bổ sung mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank

Từ kết quả nghiên cứu các mô hình xếp hạng tín nhiệm hiện đại trên thế giới và trong nước đã được trình bày chi tiết tại Chương I, cùng với việc đánh giá thực trạng về những thành quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục của hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp đang được áp dụng tại LienVietPostBank như trình bày tại Chương II, đề tài sẽ đề xuất một số sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp của chính ngân hàng.

3.2.1 Hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về mô hình XHTD doanh nghiệp

Tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong mô hình XHTD doanh nghiệp tại quyết định 57/2002/QĐ-NHNN là các tỷ số tài chính được phân theo ba nhóm quy mô doanh nghiệp là quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.

Mỗi nhóm quy mô sẽ được chấm điểm theo hệ thống gồm mười một chỉ tiêu tài chính tương đương với bốn nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp, Thương mại dịch vụ, Xây dựng, Công nghiệp (cách tính điểm từng chỉ tiêu được trình bày chi tiết tại các Bảng III.1, III.2, III.3, III.4 của Phụ lục III. Trọng số và thang điểm xếp loại được xác định như trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thang điểm và trọng số các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp theo quyết định 57/2002/QĐ-NHNN

Các chỉ tiêuTrọng sốThang điểm xếp loại    
Chỉ tiêu thanh khoản ABCDSau D
Khả năng thanh toán ngắn hạn254321
Khả năng thanh toán nhanh154321
Chỉ tiêu hoạt động      
Luân chuyển hàng tồn kho354321
Kỳ thu tiền bình quân354321
Hệ số sử dụng tài sản354321
Chỉ tiêu cân nợ      
Nợ phải trả/Tổng tài sản354321
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu354321
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng354321
Chỉ tiêu thu nhập      
Thu nhập trước thuế/Doanh thu254321
Thu nhập trước thuế/Tổng tài sản254321
Thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu254321

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Căn cứ điểm đạt được để XHTD DN theo sáu loại có thứ hạng từ cao xuống thấp bắt đầu từ AA đến C như Bảng 3.2. Điểm DN đạt được tối đa là 135 điểm, tối thiểu là 27 điểm, khoảng cách giữa các mức XHTD được xác định theo công thức:

Khoảng cách loại  tín dụng doanh nghiệp = Điểm tối đa – Điểm tối thiểu / Số loại tín dụng doanh nghiệp

Bảng 3.2: Hệ thống ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp theo quyết định 57/2002/QĐ-NHNN

ĐiểmXếp loạiNội dung
117-135AADoanh nghiệp kinh doanh rất tốt, đạt hiệu quả cao và có triển vọng tốt đẹp. Rủi ro thấp
98-116ADoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển. Rủi ro thấp.
79-97BBDoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, có hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro thấp.
60-78BDoanh nghiệp kinh doanh chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình.
41-59CCDoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thấp, tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ tài chính. Rủi ro cao.
<41CDoanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, không có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao.

(Nguồn: NHNN Việt Nam)

Ngày đăng: 01/11/2021