Thực Trạng Nợ Xấu Của Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam

23


đãi đối với đối tượng khách hàng. Để phù hợp với xu thế hiện nay thì các NHTM đang quan tâm đến các khách hàng doanh nghiệp và thúc đẩy việc thiết lập chiến lược kinh doanh hướng vào đối tượng khách hàng. Như vậy, hạn chế được rủi ro về nợ xấu khi cho vay KHDN.

- Chính sách tín dụng đối của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp


Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp là sự thể hiện việc cung cấp tín dụng cho DN. Chính sách tín dụng là sự cụ thể hóa của chiến lược kinh doanh và là nền tảng chỉ đạo hoạt động cho vay đi đúng hướng, đảm bảo an và toàn lành mạnh. Bất cứ NHTM nào muốn đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DN đều phải có chính sách tín dụng thích hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của DN. Chính sách tính dụng bao gồm: (1) Chính sách khách hàng; (2) Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng; (3) Chính sách lãi suất; (4) Cơ cấu thời hạn tín dụng; (5) Chính sách về tài sản đảm bảo; (6) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng. Như vậy, chính sách tín dụng của NHTM có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới nợ xấu của các KHDN. Các chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu kỳ đáo hay không; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…ảnh hưởng lớn đến hoạt động vay của KHDN.

- Quy trình cho vay


Quy trình cho vay là quy trình bắt buộc thực hiện trọng quá trình thẩm định cho vay, giám sát các khoản vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn. Quy trình cho vay của ngân hàng chặt chẽ thì chất lượng khoản vay được đảm bảo nhưng có thể sẽ ảnh hưởng đến số lượng các khoản vay.

- Quy mô nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Như ta đã biết, tất cả các hoạt động cho vay của NHTM đều phải căn cứ vào quy

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - 5

24


mô nguồn vốn của NHTM, cụ thể là là quy mô vốn chủ sở hữu, nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng huy động và cho vay của một ngân hàng. Các NHTM lớn thường có khả năng đẩy mạnh hoạt động tín dụng và cung cấp những món vay có giá trị lớn cho các doanh nghiệp, trong khi các NHTM nhỏ hơn chỉ có thể mở rộng tín dụng hạn chế và cho vay các với quy mô nhỏ hơn.

- Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ tín dụng


Năng lực, trình độ cán bộ tín dụng thể hiện ở trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của bản thân họ. Việc quyết định cho vay đúng đắn hoặc sai sót của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng lớn đến nợ xấu của KHDN. Nếu cán bộ cho vay không có trình độ sẽ không phân tích được kinh tế tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ gặp phải những sai lầm trong các quyết định cho vay. Vì vậy, hiện nay các ngân hàng rất coi trọng khâu tổ chức đề bạt, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tuyển dụng đúng đắn trình độ cán bộ trên các mặt: kiến thức kinh tế

- xã hội, kiến thức phân tích tài chính, kiến thức pháp luật, kiến thức tin học, công nghệ hiện đại. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng DM, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt… Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

- Hoạt động thu thập phân tích thông tin của ngân hàng


Đây là hoạt động có vai trò quan trọng trong việc giảm thấp rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Thông tin đầy đủ sẽ tác động trực tiếp đến việc ra quyết định cho vay và chất lượng của các khoản vay hạn chế được nợ xấu đối với KHDN.

25


Thông tin do các doanh nghiệp cung cấp có thể không chính xác và đầy đủ, thậm chí sai sự thật sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Vậy việc tổng hợp, phân tích thông tin về doanh nghiệp để xác định đúng tiềm năng và hiệu quả kinh doanh của DN để đảm bảo khả năng trả nợ là một yêu cầu quan trọng đối với mọi NHTM khi muốn thúc đẩy hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp thuộc loại hình này. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng chủ yếu nảy sinh tại khâu thẩm định tín dụng. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro này, thứ nhất là do cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng có năng lực yếu, làm việc bất cẩn hoặc do tư lợi móc ngoặc với người đi vay dẫn đến đánh giá tín dụng không đúng đối với người đi vay. Thứ hai là do hệ thống chấm điểm tín dụng không chính xác hoặc không hiệu quả cũng có thể dẫn đến rủi ro đánh giá không đúng khả năng của người đi vay.

- Đặc điểm khoản cho vay: Đặc điểm của khoản cho vay thông thường được thể hiện ở ba yếu tố chính là kích cỡ khoản vay, lãi suất, và thời hạn vay. Trong đó về mặt lý thuyết nêu như kích cỡ khoản vay càng lớn thì rủi ro trả nợ không đúng hạn càng cao, điều này tương tự với lãi suất của khoản cho vay. Trong khi đó nếu thời hạn của khoản vay càng kéo dài thì khả năng trả được nợ càng cao. Chapman (1990) đã cung cấp một số thống kê khá thú vị khi cho thấy những khoản vay được phân loại ở kích cỡ nhỏ lại thường hay có rủi ro không trả nợ cao nhất, kế đến mới tới khoản vay lớn nhất và sau cùng là những khoản vay có kích cỡ trung bình. Kohansal và Mansoori (2009) cũng bác bỏ giả thuyết được nêu ở phần trên khi tìm thấy bằng chứng rằng những khoản vay lớn lại có mối tương quan thuận với khả năng trả nợ đúng hạn. Sharma và Zeller (1997) đã đưa ra kết luận rằng các khoản vay càng lớn, khả năng vỡ nợ (không trả được khoản nợ) càng thấp. Các tác giả giải thích rằng những khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với những khoản vay nhỏ, những khoản vay mà thường là thuần về chi tiêu hoặc dùng để xử lý những tình huống khẩn cấp.

Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm khi đưa yếu tố lãi suất khoản vay vào mô hình đã cho kết quả đúng như giả thuyết là lãi suất khoản vay càng cao thì khả năng trả nợ không đúng hạn càng cao. Deininge và Liu (2009) và Onyeagocha và ctg (2012) đã

26


cho thấy kết quả như thế. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng thời gian đáo hạn của khoản nợ tới khả năng trả nợ. Chapman (1990), đã đưa ra một kết quả thống kê ngược lại với quan điểm cho rằng thời gian đáo hạn của khoản nợ càng dài thì khả năng trả nợ càng cao, tác giả cho rằng những khoản nợ ngắn hạn từ một năm trở xuống có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn trong khi đó những khoản nợ từ một năm trở lên có xác suất ngược lại. Onyeagocha và ctg (2012) lại không tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố này trong nghiên cứu của mình.

* Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp


- Trước hết là nhu cầu vốn của các DN: Nhu cầu này lại dựa trên cơ sở số lượng các doanh nghiệp và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá nhu cầu vay vốn của các DN có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau, song kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương thức sử dụng vốn là những yếu tố chủ yếu phản ánh bức tranh hoạt động các doanh nghiệp.

Năng lực tài chính của khách hàng


Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định. Trong đó ngân hàng sẽ xem xét yếu tố thu nhập và chi tiêu của khác hhàng.

Thu nhập của người đi vay được coi là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn tiếp cận khoản vay, đặc biệt là đối với những khoản vay. Đây được coi là một yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tương lai của người vay. Chapman (1990) khi phân loại thu nhập của người đi vay và tìm hiểu ảnh hưởng của biến số này tới khả năng trả nợ đã thấy rằng khả năng trả nợ thành công được sắp xếp theo thứ tự sau: thu nhập cao, thu nhập thấp, và thu nhập trung bình điều này là nguyên nhân ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN. Đối với những người thu nhập thấp nhưng xác

27


suất trả nợ vẫn lớn hơn người có thu nhập trung bình được lý giải là do tính thận trọng trong việc sử dụng khoản vay của họ vì họ biết khả năng chi trả của họ là rất thấp nên nếu lãng phí khoản vay thì rủi ro không trả được nợ là rất cao. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) tìm hiểu khía cạnh thu nhập của tất cả các thành viên trong gia đình và thấy rằng nếu gia đình nào càng có nhiều thành viên có thu nhập doanh nghiệp cao thì khả năng trả nợ thành công càng lớn. Một số tác giả khác như Kohansal và Mansoori (2009) hay Sileshi và ctg (2012) cũng tìm thấy những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên.

- Thứ hai là chất lượng hay hiệu quả kinh doanh của các DN có nhu cầu vay vốn của NHTM. Chính vì vậy các NHTM thường xuyên “sàng lọc” để lựa chọn những khách hàng có triển vọng, đồng thời loại trừ những doanh nghiệp kém hiệu quả và không lành mạnh ra khỏi danh sách khách hàng. Các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh, có uy tín thì khả năng trả nợ cho NHTM cao, vì vậy nhu cầu vay vốn chính đáng của họ sẽ được NHTM chấp nhận cho vay. Ngược lại, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, uy tín thấp, khả năng tài chính không đảm bảo sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng và khi rủi ro ấy xảy ra sẽ dẫn đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng.

- Thứ ba, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án vay vốn. Dự án vay vốn có khả năng thực thi cao là dự án có khả năng tạo lợi nhuận, ít rủi ro thì khả năng trả nợ cho NHTM được đảm bảo, hạy nợ xấu thấp. Hơn nữa, doanh nghiệp sử dụng tiền vay đúng đối tượng, đúng mục đích thì mới có giá trị thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội và việc thu nợ gốc và lãi vay sẽ khả thi.

* Các nhân tố Vĩ mô - Nhân tố ngoài ngân hàng


- Đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động: Nếu là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của khách hàng cá nhân sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà người nông dân quanh năm chỉ biết tới đồng ruộng.

- Môi trường kinh tế, chính trị: Môi trường kinh tế, chính trị có ảnh hưởng tới


hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để dành khách hàng thì hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

- Sự biến động kinh tế (tăng trưởng kinh tế): Có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công đối với người cho vay. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, người vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu được tương đối cao, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng hoàn trả của người đi vay bị giảm sút: mức độ khủng hoảng càng cao, sức mua của người tiêu dùng càng giảm sút gây hiện tượng hàng hóa bán ra và lợi nhuận của doanh nghiệp lưu thông cũng giảm theo, đồng thời lượng tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất cũng vì thế mà tăng lên một cách miễn cưỡng gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của họ.

- Môi trường pháp lý: Yếu tố này có quan hệ đan xen và tác động đến hoạt động kinh doanh một cách tổng hợp chứ không riêng rẽ. Cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có thể hạn chế hay làm tăng thêm rủi ro đối với hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở lỹ thuyết về Ngân hàng thương mại, về các yếu tố liên quan đến hoạt động vay vốn của KHDN và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại các Ngân hàng thương mại. Tác giả đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động cho vay doanh nghiệp của các NHTM và các tiêu chí đánh giá nợ xấu tại NHTM. Đồng thời đưa ra các ảnh hưởng của nợ xấu đến Ngân hàng. Từ đó, tác giả đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng. Đây là các cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng nợ xấu KHDN ở chương 2.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM


2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) theo Quyết định số 2018/2013/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 09 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí – là thành viên 100% vốn Nhà nước thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được cổ phần hóa theo Quyết định số 3002/QĐ-DKVN ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc “Phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tài chính Dầu khí thành Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam”. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức là công ty cổ phần từ ngày 18 tháng 3 năm 2008 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103023045 ngày 18 tháng 3 năm 2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và Giấy phép hoạt động số 72/2008/GP-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ đó đến ngày 30 tháng 09 năm 2013, Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0101057919 điều chỉnh lần thứ 11 ngày 6 tháng 7 năm 2012.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0016/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp vào ngày 6 tháng 4 năm 1992 và Giấy phép thành lập công ty số 124/NH-ĐKKD do Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp vào ngày 28 tháng 4 năm 1992. Ngân hàng được chấp thuận chuyển đổi từ Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023