Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ‌

Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Pvcombank qua các năm 35

Bảng 2. 2: Cơ cấu tổng tài sản của Ngân hàng 37

Bảng 2. 3: Tổng hợp nguồn vốn của Ngân hàng 39

Bảng 2. 4: Tình hình dư nợ cho vay TCKT, cá nhân và đầu tư của Ngân hàng qua các năm 2019-2021 41

Bảng 2. 5: Hiệu suất sử dụng vốn để cho vay và đầu tư của Ngân hàng 41

Bảng 2. 6: Thực trạng KHDN vay vốn tại PVcombank 44

Bảng 2. 7: Tình hình cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng 45

Bảng 2. 8: Dư nợ cho vay phân theo chỉ tiêu hiệu quả đối với KHDN 46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Bảng 2. 9: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đối với KHDN tại Ngân hàng 47

Bảng 2. 10: Tỷ lệ trích lập dự phòng 48

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - 2

Bảng 2. 11: Thực trạng trích lập dự phòng xử lý nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng giai đoạn 2019-2021 49

Bảng 2. 12: Bảng tóm tắt biến độc lập của mô hình 56

Bảng 2. 13: Thống kê mô tả 60

Bảng 2. 14: Hệ số tương quan 61

Bảng 2. 15: Hệ số VIF của các biến độc lập 62

Bảng 2. 16: Mô hình hồi quy 62

Bảng 2. 17: Kiểm định Breusch-Pagan 63

Bảng 2. 18: Ước lượng mô hình sau khi khắc phục các khuyết tật 64

Sơ đồ 2. 1: Tổ chức bộ máy quản lý NH TMCP Đại Chúng Việt Nam 33


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Nhận thức được tầm ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và kiểm soát nợ xấu ở mức an toàn và phù hợp với thực tiễn của Ngân hàng.

Với một vấn đề luôn là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp được thu thập hồ sơ lưu trữ của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam về tình hình hoạt động kinh doanh, bảng cân đối nguồn vốn và tài sản, cơ cấu nhân lực và các chính sách cho vay của khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, xử lý số liệu, phương pháp phân tích hồi quy đa biến với phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS trên phần mềm Eviews 10.

Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn

Trước hết, nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại. Tiếp đến, nghiên cứu đã phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh và nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, sau đó đưa ra các nhân tố định tính tác động đến nợ xấu và các nhân tố định lượng bằng mô hình và phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, từ đó rút ra được các nhân tố tác động đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng. Qua đó, luận văn gợi ý các giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Hệ thống trung gian tài chính nói chung và NHTM nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, là cầu nối cho dòng vốn được luân chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Vì vậy, hoạt động cho vay là hoạt động vô cùng quan trọng đối với các NHTM. Tuy nhiên, gắn liền với hoạt động cho vay là rủi ro nợ xấu không thể tránh khỏi. Nợ xấu ảnh hưởng đáng kể đến các chức năng của ngân hàng thông qua sự suy yếu tài sản ngân hàng và sự suy giảm trong thu nhập khi các khoản nợ không thu hồi được ngày càng lớn.

Tình trạng nợ xấu không được cải thiện sẽ khiến các ngân hàng thương mại bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh hay trong trường hợp xấu nhất là dẫn đến phá sản. Hơn nữa, nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính gây bất lợi cho sự ổn định và tăng trưởng vĩ mô của nền kinh tế, thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Đối với Việt Nam, giai đoạn năm 2019-2021, nợ xấu có xu hướng tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến năng lực trả nợ của doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Vì thế, hiện nay, kiểm soát và xử lý nợ xấu nhằm giúp các ngân hàng dần phục hồi ổn định trở thành một vấn đề trọng tâm của hệ thống ngân hàng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng rủi ro tín dụng, mà cụ thể nhất và nguy hiểm nhất ở đây là nợ xấu, đã và đang là vấn đề nổi cộm nhất, đồng thời cũng là mối bận tâm hàng đầu của lĩnh vực ngân hàng. Việc xem xét và phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của hệ thống ngân hàng hiện nay.

Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Việt Nam về thực trạng nợ xấu của ngân hàng và câu hỏi quan trọng nhất chính là: các nhân tố nào tác động dẫn đến thực trạng nợ xấu ngày càng cao hơn hiện nay là gì, nợ xấu của ngân hàng chủ yếu đến từ các doanh nghiệp hay cá nhân vay vốn và chúng ta cần có những


giải pháp cụ thể nào để giải quyết vấn đề cấp thiết đó. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế và nặng nề nhất là các doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện nay chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các khách hàng doanh nghiệp và bản thân tác giả đang công tác tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài


Nghiên cứu của Khaled Subhi Rajha (2016) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu bảng để kiểm tra các biến kinh tế vĩ mô và các biến nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của các ngân hàng Giooc-đa-ni trong giai đoạn 2008-2012. Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô như là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các yếu tố nội tại thuộc ngân hàng như là tỷ lệ nợ xấu trước đó, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản đều có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng dẫn đến các khoản nợ xấu.

Simon Kwan & Robert A. Eisenbeis, 1997 “Bank Risk, Capitalization, and Operating Efficiency” phân tích những tác động của nợ xấu đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Trong đó các tác giả cũng chỉ ra một nguyên lý là khi lãi suất và nợ xấu đạt tới một ngưỡng nhất định thì hiệu ứng “suy giảm tín dụng” sẽ xảy ra do các ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc hạn chế rủi ro phát sinh từ việc đẩy mạnh cho vay. Các tác giả lý giải rằng, bản thân các ngân hàng sẽ chủ động hạn chế tín dụng trong điều kiện nợ xấu tăng cao.

Edward W. Reed, 1984 “Commercial banking” đã đề cập đến nợ xấu theo cách hiều như sau: Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách

3


hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn.

Seema Bhattarai (2015) sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm tra sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô và các biến nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của các ngân hàng Nepal trong giai đoạn 2002-2012, với 26 Ngân hàng TMCP có trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động được tác giả chọn lọc để nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng tín dụng và sở hữu là Nhà Nước hay tư nhân có ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu tại nước này.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước


Lê Minh Nhật (2015), “Phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 11 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 –2014. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) theo đường thẳng để kiểm định mô hình nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Nhân tố đưa vào nghiên cứu bao gồm nhân tố nội tại của các NHTM và nhân tố kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ở quá khứ và tỷ lệ lạm phát có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, ROE và tỷ lệ lạm phát có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2016), “Các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 20 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015. Tác giá sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để xây dựng mô hình hồi quy và chạy mô hình hồi quy đa biến theo OLS, REM, FEM kiểm định các giả thuyết đặt ra nhằm xem xét ảnh hưởng của các nhân tố và khuynh tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ đề cập đến các nhân tố nội tại của các ngân hàng Việt Nam. Kết quả nghiên

4


cứu cho thấy có 3 nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

2.3. Khoảng trống nghiên cứu


Như trên đã trình bày, cho đến thời điểm hiện tại đã có hiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu của NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được thực hiện về nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại một NHTM. Xuất phát từ khoảng trống đó, luận văn này sẽ thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Đánh giá thực trạng nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng và nguyên nhân của nợ xấu, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong thời gian tới. Đây chính là điểm mới trong nghiên cứu của luận văn này.

3. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu


- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu


- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?


- Tình hình nợ xấu cúa khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?

- Giải pháp nào được đưa ra nhằm hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

Phạm vi nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam gồm các khách hàng doanh nghiệp đang còn dư nợ tín dụng.

5. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau đây:


Phương pháp định tính: dựa vào kết quả và mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước để dự đoán các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;

Phương pháp định lượng: Trước tiên, tác giả thống kê số liệu về tỷ lệ nợ xấu, số liệu các yếu tố mà tác giả dự đoán có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Sau đó, sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để xây dựng mô hình hồi quy. Tác giả sẽ chạy mô hình hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết đặt ra nhằm xem xét ảnh hưởng của các yếu tố và khuynh hướng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.

6. Kết cấu của khóa luận


Đề tài gồm có 03 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP


Đại Chúng Việt Nam.


Chương 3: Một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí