Đặc Điểm Các Doanh Nghiệp Xây Dựng Công Trình Giao Thông Của Việt Nam


thậm chí lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán được các khoản nợ. Tại một số các DN quản lý tài chính còn yếu kém, đã dẫn đến có nhiều đơn vị kinh doanh bị thua lỗ, không đảm bảo được nguồn vốn nhà nước giao, tình hình tài chính mất cân đối lớn, tài sản của các DN thiếu, không phát huy được hết công suất của tài sản dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của các công ty còn thấp, một số thiết bị chưa phát huy được hiệu quả chưa phù hợp với khả năng tài chính, quy mô hoạt động của đơn vị. Vấn nạn chậm tiến độ, đầu tư dàn trải, gây ô nhiễm môi trường đang được khắc phục tại hàng trăm công trình giao thông toàn quốc. Theo báo đầu tư, kết quả kinh doanh năm 2019 của tổng công ty đường sắt Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng, thậm chí còn là một trong những giai đoạn khó khăn nhất lịch sử ngành đường sắt. Tập đoàn Cienco4, một trong những DN mạnh nhất lĩnh vực xây dựng cơ bản những năm gần đây cũng cho biết, doanh thu trong năm 2019 sụt giảm nhiều so với các năm trước đây do nguồn việc từ lĩnh vực xây lắp giao thông khan hiếm. Cienco5 doanh thu năm 2019 chỉ đạt 70% kế hoạch, Cienco 1 chỉ bằng 1/7 so với giai đoạn hoàng kim trước khi cổ phần hóa, thoái hóa vốn Nhà nước (năm 2014). Theo thống kê của tổng cục thống kê, toàn ngành giai đoạn 2017-2019 doanh thu giảm 38,2%, lợi nhuận sau thuế giảm 54,1%, tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm 0,26%, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 0,56%.

Tuy có một số mặt hạn chế nhưng các DN đã gần như xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Liên kết các cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược có tiềm năng về vốn, năng lực quản trị, kỹ thuật, sản phẩm đồng thời đẩy mạnh các cơ hội định hướng ngành nghề và sản phẩm. Vì thế, các DN đã nâng cao thương hiệu trong các hoạt động sản xuất truyền thống, nghiên cứu triển khai và phát triển các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mới như xây dựng nhà ở, đô thị, đầu tư dự án theo hình thức BOT, sản xuất vật liệu xây dựng. Từng bước đổi mới công nghệ thi công, trang thiết bị tiên tiến, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh ngày càng cao, tăng cường chất lượng, tạo ra giá trị gia tăng. Đổi mới, sắp xếp lại quản trị DN, tạo dựng thương hiệu riêng.

Định hướng đến năm 2030

- Phấn đấu giá trị sản phẩm KH&CN đạt khoảng 30%-35% giá trị tổng sản phẩm Ngành; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt khoảng 20%/năm.

- Hoàn thiện, thường xuyên cập nhật hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.


- Làm chủ công nghệ tiên tiến trong tổ chức, quản lý và khai thác vận tải nhằm phát triển bền vững hệ thống GTVT, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các công nghệ mới, làm chủ các công nghệ tiên tiến nhằm tăng khả năng và hiệu quả ứng dụng vật liệu mới, kết cấu mới trong xây dựng, quản lý, khai thác bảo trì công trình giao thông, sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp Ngành.

4.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Các DN XDCTGT đều là cơ sở hạ tầng của đất nước do vậy nhà nước là chủ đầu tư của các công trình này. Để nhận được công trình thì các doanh nghiệp bắt buộc mỗi công trình thi công đều phải có năng lực và kinh nghiệm thi công thể hiện thông qua các công trình doanh nghiệp đã hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng, giá cả hợp lý bằng cách thông qua đấu thầu. Khi doanh nghiệp đã hoàn thành đúng thời hạn, có chất lượng sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao. Để thực hiện tốt được điều này doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý chi phí, rút ngắn thời gian thi công, giám sát chặt chẽ của các nhà quản lý. Mỗi một lĩnh vực kinh doanh đều có đặc thù riêng đòi hỏi phải đánh giá và do vậy ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, bao gồm các đặc điểm sau:

- Đặc thù của sản phẩm XDCTGT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng HTTTKT:

+ Thứ nhất, sản phẩm XDCTGT mang tính chất đơn chiếc, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm lại có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm XDCTGT đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình, hạng mục công trình. Do vậy đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến HTTTKT trong hoạt động hàng ngày của DN như quản lý dòng tiền và tiền mặt, chi phí và kiểm soát chi phí.

+ Thứ hai, sản phẩm XDCTGT có khối lượng và giá trị công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài, có công trình phải xây dựng trên 10 năm. Trong thời gian thi công chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng HTTTKT trên góc độ công tác tập hợp chi phí, công tác lập dự toán, công tác sử dụng vốn, quyết định thi công hay giao khoán, không đảm bảo được thông tin một cách kịp thời, chính xác, khả năng kiểm toán, ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.


+ Thứ ba, mỗi sản phẩm XDCTGT có địa điểm khác nhau, các DN thường phân quyền cho chủ nhiệm điều hành giám sát công trình. Các công trình xây dựng giao thông thường phân tán địa điểm, do vậy cần có các giải pháp hợp lý trong thi công và phục vụ thi công như cung ứng vật tư, điều chuyển xe, máy thi công, cung ứng nhân lực. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến HTTTKT do phạm vi hoạt động rộng, cơ chế quản lý phức tạp nên các DN cần xác định trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp thông qua các trung tâm trách nhiệm. Sản phẩm XDCTGT có địa điểm phân tán rộng cần phải sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công, công trình để giảm bớt các chi phí di dời. Như vậy việc thu thập dữ liệu, kiểm soát chất lượng, quản lý sẽ khó khăn hơn, tính tin cậy cũng giảm đi.

+ Thứ tư, sản phẩm XDCTGT ở nhiều địa bàn khác nhau và thường diễn ra ở ngoài trời nên chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thời tiết và mang tính chất thời vụ. Thi công tại nhiều địa điểm khác nhau nên tài sản cố định tại các DN cũng thường xuyên di chuyển theo công trình. Đặc điểm này ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT trên các khía cạnh như việc theo dõi, quản lý các TSCĐ di chuyển theo công trình, hạng mục công trình hoặc điều chuyển từ các công ty mẹ sang công ty con cần phải nâng cao để tăng chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng TSCĐ rất cần thiết. Mặt khác kế toán các khoản thiệt hại do phá đi làm lại trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công hoặc có thể phát sinh các công việc do phá đi làm lại hoặc các thiết bị phát sinh do ngừng sản xuất. Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng đến chức năng quan trọng của một HTTTKT có chất lượng trong việc kiểm soát, cung cấp đầy đủ thông tin để bảo vệ tài sản của đơn vị.

- Đặc thù về môi trường kinh doanh: Sản phẩm của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông là công trình, hạng mục công trình, thường được đặt theo đơn đặt hàng của người mua sản phẩm tuy nhiên sản phẩm của quá trình thi công thường được tiêu thụ theo giá bỏ thầu hoặc giá dự toán trên cơ sở nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc theo đúng thiết kế, dự toán đã quy định, dựa trên hợp đồng giao thầu đã ký kết. Vì vậy các DN xây dựng công trình giao thông sẽ không lo bị tồn kho, ế ẩm. Tuy nhiên các DN xây dựng CTGT cũng như các DN khác, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có những lợi thế và khó khăn riêng do tính chất đặc thù của ngành xây lắp là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Các DN này không những tạo ra sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.


- Đặc thù về tổ chức quản lý: Riêng đối với các tổng công ty XDCTGT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con một mặt phải đảm bảo yêu cầu phát huy sức mạnh của bộ máy quản lý, mặt khác, vì đây là những DN có vai trò rất lớn trong việc xây dựng nên các công trình quốc gia phải đảm bảo mỹ thuật, kỹ thuật và an toàn giao thông cho người dân cả nước. Điều này nghĩa là các nhà quản lý DN này vừa phải có năng lực quản lý tốt đồng thời phải có năng lực chính trị, tầm nhìn xa về kết cấu hạ tầng các công trình giao thông.

- Đặc điểm quy mô DN, đội ngũ nhân viên: Do đặc điểm các DN có quy mô hoạt động tương đối rộng, chi nhánh nằm trải dài đều khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đội ngũ nhân viên rất lớn, đặc biệt là số lượng cán bộ kế toán do tính chất phức tạp và đa dạng của các loại nghiệp vụ trong ngành XDCTGT. Chính vì những đặc điểm này ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT do quy trình luân chuyển chứng từ hoặc thông tin kế toán có thể không được nhanh chóng cung cấp khi cần thiết và không mang tính khách quan, kịp thời, đầy đủ cho người quản lý.

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm

Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành trước khi cuộc điều tra chính thức tại các DN XDCTGT ở Việt Nam. Mục tiêu chính của nghiên cứu sơ bộ để xác nhận khả năng áp dụng các biến số trong DN XDCTGT ở Việt Nam và khám phá mối quan hệ tiềm ẩn giữa các biến trong khuôn khổ lý thuyết. Các kết quả nghiên cứu cũng được sử dụng như một hướng dẫn trong việc phát triển lý thuyết cho nghiên cứu chính thức.

4.2.1.1. Mẫu và thu thập dữ liệu

Đối với nghiên cứu thử nghiệm, số lượng mẫu gồm 142 DN XDCTGT được lựa chọn ngẫu nhiên từ Tổng cục Niên giám thống kê 2019. Bảng câu hỏi được gửi đến các DN vào 29/8/2019. Một số DN tại HN tác giả in bảng câu hỏi và đến trực tiếp để khảo sát, còn một số DN tại các tỉnh khác tác giả gửi thư kèm một bức thư giải thích và phong bì có dán tem sẵn để gửi lại khi có phản hồi. Tác giả có giải thích chi tiết về cuộc khảo sát, thông tin và hướng dẫn trả lời cuộc khảo sát. Người trả lời sẽ được đảm bảo bí mật hoàn toàn và mọi kết quả trả lời chỉ mang mục đích nghiên cứu. Đến ngày 1/10/2019, trong số 142 phiếu gửi đi có 54 phiếu DN phản hồi và 50 phiếu có giá trị sử dụng (chiếm 35,2%). Mức độ này đáp ứng đủ để thử nghiệm thí điểm, do đó không tiến hành các thủ tục tiếp theo.


4.2.1.2. Phân tích dữ liệu

Trong luận án, tác giả sử dụng bảy biến được đo lường trong khuôn khổ khung lý thuyết, sử dụng thang điểm Likert 5 điểm. Sau đó phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả để kiểm tra tính khả thi của các biến và khám phá mối quan hệ tiềm ẩn giữa các biến. Trước khi điều tra chính thức, chất lượng thang đo sẽ được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Để nâng cao sự phù hợp và độ tin cậy của các thang đo này, các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đã được thông qua từ nghiên cứu chuyên gia trước đây trong cùng lĩnh vực (Mona và Anik, 2017; Omran, 2017; Susanto và cộng sự, 2019). Cronbach’s Alpha vẫn có hạn chế trong đánh giá ổn định trong đám đông. Nếu Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,8 đến gần 1,0 là thang đo tốt, từ 0,7 đến 0,8 là thang đo dùng được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) và lớn hơn 0,6 thì thang đo được đánh giá là có thể dùng được (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nếu hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 thì sẽ loại các biến quan sát để hệ số Alpha cao hơn. Bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha thì còn xét đến một tiêu chuẩn nữa phải thỏa mãn đó là hệ số tương quan biến tổng bởi vì hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết nên loại bỏ biến quan sát nào. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát phải đảm bảo lớn hơn 0,3 thì biến quan sát mới đủ tiêu chuẩn để giữ lại. (Phụ lục 4.1)

4.2.1.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu thử nghiệm

Luận án của nghiên cứu sinh được dựa trên các nghiên cứu trước và áp dụng đối với các nước phát triển và đang phát triển, do đó đảm bảo rằng tất cả các biến này đều được áp dụng được các DN XDCTGT ở Việt Nam. Ngoài ra, kết quả từ nghiên cứu thử nghiệm này cũng được sử dụng để phát triển các giả thuyết. Để đạt được điều này, sự liên kết tiềm tàng giữa các biến là thử nghiệm.

Bảng 4.1. cho thấy giá trị trung bình tổng thể của các biến Chất lượng HTTTKT, Công nghệ thông tin, Văn hóa DN, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý, Hiệu quả hoạt động lần lượt là: 3,71; 3,73; 3,11; 3,27; 3,79; 2,67; 3,16; 3,41. Những kết quả này chỉ ra rằng các DN XDCTGT đã đặt trọng tâm hơn vào nhân tố Công nghệ thông tin và Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Giá trị trung bình cao cũng chỉ ra rằng chất lượng HTTTKT và HQHĐ trong các DN XDCTGT đã thay đổi một cách tích cực.


Bảng 4.1. Giá trị trung bình của các biến chính



Biến (Variable)


Giá trị trung bình (Average Mean)

Độ lệch tiêu chuẩn (Std. Deviation)

Chất lượng hệ thống thông tin kế toán (Q_AIS)


3,71


1,146

Công nghệ thông tin (IT)

3,73

1,274

Văn hóa doanh nghiệp (OC)

3,11

0,889

Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN (TE)

3,27

0,814

Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp (MC)


3,79


0,846

Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (TMS)

2,67

0,897

Kiến thức của người quản lý (MK)

3,16

1,276

Hiệu quả hoạt động (FP)

3,41

0,976

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam - 12

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phương pháp thống kê mô tả được coi là thích hợp nhất vì chỉ có các điểm số trung bình của dữ liệu được sử dụng để kiểm tra xem các biến có liên quan hay không trong môi trường xây dựng công trình giao thông của Việt Nam. Cụ thể:

* Chất lượng hệ thống thống tin kế toán

Số liệu thống kê mô tả cho thấy Chất lượng HTTTKT được trình bày trong bảng 4.2 điểm trung bình là 3,71 cho thấy HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam có chất lượng khá đồng đều. Cụ thể kết quả trong bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ biến quan sát Q_AIS4 có giá trị trung bình cao nhất (Mean = 3,88) hay chức năng của HTTTKT chính xác từ khâu nhập dữ liệu, xử lý đến cung cấp thông tin kế toán ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng HTTTKT. Biến quan sát Q_AIS1 có giá trị trung bình thấp nhất (Mean = 3,62) hay HTTTKT dễ hiểu đối với người sử dụng ảnh hưởng ít hơn đến chất lượng HTTTKT.


Bảng 4.2. Chất lượng hệ thống thông tin kế toán (N=50)



Biến quan sát

Giá trị trung bình (Average Mean)

Độ lệch tiêu chuẩn (Std.

Deviation)

Q_AIS1

3,62

1,193

Q_AIS2

3,68

1,151

Q_AIS3

3,64

1,102

Q_AIS4

3,88

1,136

Q_AIS5

3,72

1,144

Q_AIS6

3,78

1,166

Q_AIS7

3,64

1,083

Q_AIS8

3,68

1,269

Q_AIS9

3,78

1,075

Average

3,71

1,146

Nguồn: Tác giả tổng hợp

*Công nghệ thông tin


Các số liệu thống kê mô tả cho thấy tất cả các thang đo Công nghệ thông tin được trình bày trong Bảng 4.3. Kết quả chỉ ra rằng các DNXDCTGT Việt Nam phản hồi về CNTT ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT (giá trị trung bình = 3,73). Đối với DN XDCTGT thì các phần mềm kế toán đều đáp ứng nhu cầu sử dụng (giá trị trung bình =3,84) và có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng HTTTKT, tiếp đến là thiết bị lưu trữ điện tử an toàn và bảo mật (giá trị trung bình = 3,82).


Bảng 4.3. Sự tác động yếu tố Công nghệ thông tin (N=50)


Biến quan sát

Giá trị trung bình

(Average Mean)

Độ lệch tiêu chuẩn (Std.

Deviation)

IT1

3,58

1,247

IT2

3,84

1,330

IT3

3,78

1,266

IT4

3,66

1,319

IT5

3,74

1,337

IT6

3,70

1,199

IT7

3,82

1,224

Average

3,73

1,274

Nguồn: Tác giả tổng hợp

* Văn hóa của doanh nghiệp


Thang đo Văn hóa của DN được trình bày trong bảng 4.4. cho thấy hầu hết trong những người trả lời cho rằng Văn hóa DN có sự ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Mặc dù những năm gần đây văn hóa DN đang được chú trọng đến trong những năm qua tuy nhiên văn hóa DN vẫn có giá trị trung bình gần thấp nhất trong các biến (Mean = 3,11). Trong đó, tại các DN XDCTGT thì biểu tượng của công ty xây dựng công trình giao thông gắn liền với mục tiêu phát triển có ảnh hưởng nhiều hơn so với các thang đo khác (Mean = 3,18).

Bảng 4.4. Sự tác động yếu tố Văn hóa doanh nghiệp (N=50)



Biến quan sát

Giá trị trung bình (Average Mean)

Độ lệch tiêu chuẩn

(Std. Deviation)

OC1

3,12

0,849

OC2

3,06

0,913

OC3

3,18

0,896

OC4

3,06

0,890

OC5

3,12

0,895

Average

3,11

0,889

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí