Tổng Hợp Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Htttkt


* Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập dữ liệu trong đó người phỏng vấn đặt những câu hỏi để tìm hiểu đối tượng được phỏng vấn làm gì, suy nghĩ hoặc cảm thấy gì (Nguyễn Thị Tuyết Mai và Nguyễn Vũ Hùng, 2015). Ngoài ra để tiết kiệm thời gian, dễ kiểm soát và dễ tổng hợp, phân tích dữ liệu thì phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc sẽ phù hợp trong nghiên cứu này. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng từ mục tiêu nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và kết quả trao đổi, phỏng vấn chuyên gia. Một số câu hỏi phỏng vấn được sử dụng từ các nghiên cứu trước kể cả trong và ngoài nước được chỉnh sửa, bổ sung lại cho phù hợp với bối cảnh, đặc điểm và mục tiêu nghiên cứu của luận án. Phiếu phỏng vấn chuyên gia được thiết kế như sau (Phụ lục 3.2)

Phần 1: Các bước thực hiện khảo sát của quá trình phỏng vấn sâu:

Bước 1: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn

Tác giả xây dựng một bảng câu hỏi phỏng vấn sơ thảo làm công cụ hỗ trợ trong quá trình phỏng vấn. Mặt khác, linh động đưa thêm các câu hỏi tùy vào tình huống cụ thể nhằm khám phá, phát hiện thêm điểm mới.

Bước 2: Chọn mẫu và đối tượng phỏng vấn

Eisenhardt (1989) với phương pháp nghiên cứu định tính cho rằng một mẫu trong khoảng 4 đến 10 trường hợp là có thể đáp ứng nhu cầu thông tin. Patton (2002) lại cho rằng không có một nguyên tắc chung cho việc xác định số lượng đơn vị trong mẫu nghiên cứu. Vì thế một mẫu gồm 4 trường hợp được cho là thích hợp đối với khuôn khổ của đề tài. Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ thực trạng chất lượng HTTTKT, do vậy người tham gia phỏng vấn sẽ là Giám đốc, trưởng phòng các bộ phận, kế toán trưởng, nhân viên kế toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của các DN.

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Tác giả sắp xếp lịch phỏng vấn tại các đơn vị khảo sát, những người tham gia phỏng vấn được thông báo là cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện từ 45-60 phút. Khi liên hệ trước để đặt lịch hẹn phỏng vấn tác giả xin ghi âm hoặc chép tay (Bảng 3.2).

Bước 4: Xử lý, sắp xếp thông tin

Các thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn sâu bán cấu trúc thường mang nhiều thông tin thừa và không theo thứ tự nên sau khi phỏng vấn tác giả sắp xếp lại thông tin, xử lý dữ liệu trên Word, Excel…


Bảng 3.2. Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia


Đơn vị

Người tham gia

Vị trí

Phương thức

phỏng vấn

Công ty TNHH Giải pháp Thuế Việt

01

Giám đốc

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Kiểm toán Nhà Nước

01

Chuyên viên

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Tổng công ty Sông Đà

01

Phó Ban Kiểm soát

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty CP tư vấn và phát triển Quản lý (Mcad)

01

Viện trưởng Viện lãnh

đạo và quản lý

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty CP Xây dựng

đầu tư Thép mới

01

Kế toán trưởng

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4

02

Phó Giám đốc ban tài chính kế toán

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty cổ phần 407

01

Kế toán trưởng

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty cổ phần 873 - xây dựng công trình giao thông

01

Kế toán trưởng

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1

02

Kế toán trưởng

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8

01

Kế toán trưởng

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Ban quản lý dự án

đường sắt- Bộ GTVT

02

Kế toán trưởng, phó phòng kế toán

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty Cổ phần Quản lý và XD đường bộ 234

01

Kế toán trưởng

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Tổng

15



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam - 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Phương pháp định tính đã thu được những kết quả hữu ích cho việc xây dựng và hoàn thiện thang đo. Các thang đo được rút ra từ tổng quan nghiên cứu nhưng có sự điều chỉnh phù hợp với bối cảnh nghiên cứu để đảm bảo tính thực tế. Các biến trong mô hình được đo bằng thang đo Likert với thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 (Sekaran và Bougie, 2015). Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu bán cấu trúc và xin ý kiến chuyên gia, thực trạng chất lượng HTTTKT tại DN XDCTGT được tổng hợp như sau:

Có rất nhiều thang đo được tổng hợp để đo lường chất lượng HTTTKT (cụ thể có 24 thang đo) của các tác giả như Syaifullah (2014), Mona và Anik (2017), Omran (2017), Vũ Thị Thanh Bình (2018), Susanto và cộng sự (2019) được thể hiện trong phụ lục 3.1. Tuy nhiên để áp dụng phù hợp với các DN tại Việt Nam, đặc biệt là các DN XDCTGT, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để loại các thang đo không phù hợp như: Một số thang đo nhằm đánh giá chất lượng HTTTKT sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả làm việc hay thực hiện các nghiệp vụ thuận tiện…Ngoài ra, do có sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ, trình độ phát triển, các thang đo này cần hiệu chỉnh từ ngữ, văn phong cho phù hợp với các điều kiện các DN XDCTGT Việt Nam. Sau khi kết hợp các ý kiến chuyên gia đồng thời kế thừa từ nghiên cứu trước đã chọn lọc còn lại 9 thang đo (Phụ lục 3.3).

Đồng thời các chuyên gia cũng cho rằng thực tế để tiến hành khảo sát tổng thể DN ở Việt Nam sẽ đòi hỏi mất nhiều thời gian và tốn kém, vì vậy cần giới hạn lĩnh vực hoạt động của DN, quy mô DN, khoảng thời gian nghiên cứu. Do đó, tác giả đã giới hạn trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy và chỉ nghiên cứu ở DN có quy mô lớn và vừa, 100% vốn Việt Nam, giới hạn địa bàn nghiên cứu.

Để tìm hiểu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT, tác giả sử dụng câu hỏi: “Theo quan điểm của Ông/Bà thì chất lượng HTTTKT trong DN của Ông/Bà ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Vì sao?”. Kết quả như sau (Bảng 3.3):


Bảng 3.3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT



STT


Nhân tố

Số ý kiến đồng ý/tổng số ý kiến thu thập


%

1

Công nghệ thông tin

10/15

86,67%

2

Cam kết của nhân viên gắn bó với DN

9/15

60%

3

Văn hóa doanh nghiệp

9/15

60%

4

Cơ cấu tổ chức

5/15

33,33%

5

Sự tham gia của người sử dụng

5/15

33,33%

6

Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao

10/15

66,67%

7

Phần mềm kế toán

4/15

26,67%

8

Hệ thống kiểm soát nội bộ

5/15

33,33%

9

Huấn luyện và đào tạo của nhân viên DN

11/15

73,33%

10

Liên tục cải tiến

2/15

13,33%

11

Kiến thức của người quản lý

8/15

60%

12

Quản trị rủi ro

3/15

20%

13

Quy mô DN

7/15

46,67%

14

Chuyên gia bên trong DN

3/15

20%

15

Chuyên gia bên ngoài DN

3/15

20%

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả

Phần 2: Các bước thực hiện khảo sát của quá trình phỏng vấn được diễn ra như sau:

Bước 1: Nhóm đối tượng khảo sát của quá trình phỏng vấn đầu tiên là kế toán trưởng của các Tổng công ty, công ty thuộc lĩnh vực xây dựng công trình giao thông và 2 kế toán trưởng của các công ty khác, 1 phó phòng kế toán (được ký hiệu là CG1), thông qua thảo luận với 6 chuyên gia trong nhóm này (ký hiệu từ CG1.1 đến CG1.6). Tác giả ghi nhận thêm được 1 biến quan sát để đo lường thang đo Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN.


Bước 2: Tác giả tiến hành thảo luận với nhóm đối tượng nghiên cứu thứ hai là Giám đốc công ty TNHH Giải pháp Thuế Việt và Phó giám đốc ban tài chính kế toán của tổng công ty ty thuộc lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Ngoài ra còn 3 kế toán trưởng của các công ty xây dựng công trình giao thông khác (được ký hiệu là CG2). Qua phỏng vấn 6 chuyên gia của nhóm này (ký hiệu từ CG2.1 đến CG2.6) tác giả ghi nhận thêm được 2 biến quan sát để đo lường Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp.

Bước 3: Tác giả tiếp tục tiến hành thảo luận với nhóm đối tượng nghiên cứu thứ ba là chuyên viên thuộc Kiểm toán Nhà nước (được ký hiệu là CG3). Qua thảo luận với 1 chuyên gia (ký hiệu là CG3.1) ở bước này, chuyên gia đã giúp tác giả bổ sung thêm được 1 biến quan sát để đo lường Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp.

Bước 4: Tác giả tiếp tục tiến hành thảo luận với nhóm đối tượng nghiên cứu thứ tư là Phó ban Kiểm soát thuộc Tổng công ty Sông Đà (được ký hiệu là CG4). Qua thảo luận với 1 chuyên gia (ký hiệu là CG4.1) ở bước này, chuyên gia đã đề xuất các biến quan sát để đo lường Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao cần bớt đi 1 biến quan sát.

Bước 5: Tác giả chỉnh sửa lại các biến quan sát cho phù hợp của thang đo Kiến thức của người quản lý vận dụng hệ thống thông tin kế toán từ 7 biến quan sát thành 4 biến quan sát. Ý kiến được ghi nhận từ 1 chuyên gia (được ký hiệu là CG5.1) thuộc nhóm đối tượng khảo sát thứ 5 (được ký hiệu CG5) là Viện trưởng Viện lãnh đạo và quản lý của công ty CP tư vấn và phát triển Quản lý.

Phần 3: Kết quả thảo luận và xin ý kiến các chuyên gia:

Sau khi thảo luận và xin ý kiến chuyên gia về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam, tác giả sử dụng số liệu thu thập được từ mẫu nghiên cứu để kiểm định những nhân tố có mức độ ủng hộ của các chuyên gia trên 50% trong nghiên cứu của mình, giả thuyết nghiên cứu và các tiêu chí đo lường được tổng hợp như sau:

A- Giả thuyết nghiên cứu

- Nhân tố Công nghệ thông tin:

Các nghiên cứu thực tế cho thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố trong đó có hệ thống phần cứng và phần mềm đến hiệu quả của HTTT kế toán (Ismail và Malcolm 2007). Hơn nữa, ứng dụng CNTT giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của DN, giúp cho người dùng dễ sử dụng và nâng cao sự thỏa mãn của người dùng (Ivana và Ana, 2013). Theo ý kiến các chuyên gia đều đồng ý rằng CNTT đóng vai trò vô cùng quan trọng


với HTTTKT, nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc kế toán, và chất lượng HTTTKT cung cấp. Khi doanh nghiệp không sử dụng CNTT, mọi xử lý của kế toán đều thực hiện thủ công hay nói cách khác là nhân viên kế toán phải thực hiện bằng tay. Do vậy, phải cần đến một lượng lớn nguồn nhân lực làm về kế toán gây tốn kém về chi phí, việc ghi chép có thể bị trùng lắp giữa các kế toán, dễ xảy ra sai sót, dữ liệu lưu trữ quá lớn dẫn đến việc kiểm tra, đối chiếu số liệu, điều chỉnh số liệu của các kỳ cũng gặp nhiều khó khăn. Thực hiện công việc kế toán trên phần mềm kế toán sẽ hạn chế được sai sót do con người gây ra; nâng cao HQHĐ của hệ thống, tránh trùng lắp giữa các phần hành kế toán; hạn chế sử dụng giấy tờ, giúp tiết kiệm chi phí. Từ đó, chất lượng và tính kịp thời của thông tin đầu ra không được đảm bảo. Để giải quyết những mặt tồn tại này, việc áp dụng CNTT trong HTTTKT sẽ được giải quyết.

Phần cứng, phần mềm, công nghệ truyền thông hay hệ thống mạng đều là những yếu tố thuộc về công nghệ thông tin và đặc điểm của những thành phần này khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ ứng dụng CNTT. Thông qua tổng quan nghiên cứu trước của Ivana và Ava (2013), Meriyani và Susanto (2018) và kết quả thảo luận từ các chuyên gia có sự đồng thuận cao về công nghệ thông tin có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H1 như sau:

H1: Công nghệ thông tin có tác động cùng chiều với chất lượng HTTTKT.

- Nhân tố Văn hóa doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, áp lực cạnh tranh, văn hóa doanh nghiệp, luật kế toán xây dựng và quy trình kế toán có ảnh hưởng đến quyết định triển khai HTTTKT. Nghiên cứu của Mahmoud (2009) đã khẳng định có mối liên hệ giữa Văn hóa của DN, chiến lược kinh doanh với HTTT kế toán. Dựa trên các nghiên cứu của Schein (2010), Armstrong (2005), George và Jones (2012), nghiên cứu của Rapina (2014) xác định: “Văn hóa doanh nghiệp là một loạt các quy phạm và hệ thống giá trị chung nhằm kiểm soát sự tương tác giữa các thành viên trong tổ chức với những người bên ngoài tổ chức đó”. Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống những niềm tin và giá trị chung được xây dựng trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của các thành viên trong tổ chức. Nghiên cứu thực nghiệm của Rapina (2014) đã kiểm chứng mối quan hệ giữa Văn hóa DN với chất lượng của HTTTKT và được đo bằng 5 biến quan sát: (1) Giá trị: xuất phát từ nhu cầu của các thành viên, người lãnh đạo cần lựa chọn một định hướng giá trị phù hợp mà mọi người đều ao ước và mong muốn đạt được; (2) Chuẩn mực: hướng dẫn cách hành xử để mọi người phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu mà tổ chức đặt ra; (3) Biểu hiện của tổ chức: sử dụng hệ thống các biểu tượng như logo, thương hiệu, trang phục, các nghi thức trong giao tiếp, truyền thông, ngôn ngữ sử dụng; (4) Xây


dựng các quy ước tinh thần như sự chia sẻ, đoàn kết hay tôn trọng giá trị trong tổ chức doanh nghiệp; (5) Xây dựng phong cách quản lý chẳng hạn như mối quan hệ giữa chủ DN hay ban quản lý với nhân viên, quản lý theo tinh thần công bằng hay thiên vị.

Do tính chất đặc thù, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô, quyền sở hữu của các doanh nghiệp khác nhau nên yêu cầu về quản lý và kiểm soát giữa các doanh nghiệp cũng khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp, sự lựa chọn và xây dựng mô hình tổ chức ở các doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng HTTT kế toán trong DN cần có sự thay đổi và phù hợp với mô hình quản lý tương ứng của từng doanh nghiệp. Theo ý kiến chuyên gia chất lượng HTTTKT chịu ảnh hưởng bởi nhân tố Văn hóa DN vì cần có sự đồng thuận từ các phòng ban, nhân viên trong DN, cần có sự chia sẻ thông tin giữa các nhân viên trong DN, sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung của DN, sự hỗ trợ lần nhau từ các nhân viên trong phòng ban để HTTTKT có chất lượng. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H2 như sau:

H2: Văn hóa doanh nghiệp có tác động cùng chiều với chất lượng HTTTKT.

- Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp

HTTTKT là một HTTT phức tạp cung cấp quá trình xử lý tích hợp trong kế toán trong một tổ chức. Tổ chức cần huấn luyện nhân viên, đào tạo họ trong quá trình vận hành và sử dụng hệ thống. Huấn luyện và đào tạo sẽ làm giảm sự lo lắng và căng thẳng của nhân viên về việc sử dụng HTTTKT, đồng thời cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về lợi ích của hệ thống đối với các nhiệm vụ của họ. Tác giả Barney và Wright (1998) cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực bởi nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh bền vững của tổ chức. Để có nguồn nhân lực đáp ứng đủ kiến thức, kinh nghiệm thì việc huấn luyện và đào tạo thực sự cần thiết. Nếu đào tạo không phù hợp sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực hoặc không đạt được các mục tiêu đề ra (Revelle, 1993). Nâng cao chất lượng trong tổ chức bằng cách huấn luyện và đào tạo rất cần thiết bởi huấn luyện và đào tạo sẽ nâng cao hơn mức độ hiểu biết của người dùng và sự thành thạo, do đó giúp tăng hiệu suất của doanh nghiệp và hiệu suất cá nhân. Nah và cộng sự (2003) cho rằng huấn luyện và đào tạo đầy đủ cũng có thể hỗ trợ cho nhân viên có niềm tin tích cực đối với hệ thống đang sử dụng và quan trọng hơn nó có thể giúp người dùng tăng khả năng sử dụng hệ thống. Do đó, nguồn nhân sự được huấn luyện và đào tạo tốt sẽ cải thiện chất lượng HTTTKT đạt được mục tiêu của tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đồng quan điểm huấn luyện và đào tạo có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT như Holmes và Nicholls (1988), Respati và cộng sự (2013), Ane và Anggraini (2012). Theo các chuyên gia Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN vì nhân viên trong các DN XDCTGT cần được đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, trang bị


kiến thức và các kỹ năng cần thiết, tham gia các khóa huấn luyện để sử dụng HTTTKT. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H3 như sau:

H3: Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp có tác động cùng chiều với chất lượng HTTTKT.

- Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp

Zhu và Paul (1995) đã thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực Just-in-Time (JIT) kết luận rằng Cam kết của nhân viên gắn bó với DN ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Nhân tố quan trọng nhằm xác định hành vi làm việc của người lao động trong các tổ chức chính là Cam kết của nhân viên gắn bó với DN. Cam kết của nhân viên gắn bó với DN bao gồm: cam kết dựa trên cảm xúc, cam kết dựa trên sự tính toán và cam kết dựa trên chuẩn mực (Meyer và Allen, 1997). Theo nghiên cứu của Ismail và Malcolm (2007), Cam kết của nhân viên gắn bó với DN được tính dựa trên mức độ tham gia của họ vào các dự án CNTT. Nghiên cứu này đã đo lường nhân tố cam kết của nhân viên gắn bó với DN thông qua một công cụ tương tự được sử dụng bởi Husnayati và cộng sự (2002) nhằm hoàn thiện HTTT. Công cụ được phát triển bởi Jarvenpaa và Ives (1991) đã được thử nghiệm và được xác nhận bởi Husnayati và cộng sự (2002) trong bối cảnh cụ thể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sử dụng thang điểm năm điểm (1 = không có sự tham gia; 5 = mức độ tham gia cao), người trả lời được yêu cầu chỉ ra mức độ tham gia của họ vào theo năm lĩnh vực: Định nghĩa nhu cầu (yêu cầu thông tin); Lựa chọn phần cứng và phần mềm; Triển khai hệ thống; Bảo trì hệ thống và giải quyết vấn đề liên quan HTTTKT; Lập kế hoạch triển khai HTTTKT trong tương lai.

Nghiên cứu của Nurhayati (2014) cho thấy Cam kết của nhân viên gắn bó với DN có mối tương quan với chất lượng HTTTKT. Kết luận tương tự cũng được đưa ra bởi nghiên cứu của Rapina (2014) khi nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến chất lượng HTTTKT của các DN ở Indonesia. Ruhul (2016) cho rằng Cam kết của nhân viên gắn bó với DN bao gồm thiết lập mục tiêu và truyền thông, việc phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm, chỉ đạo và động lực, đánh giá và điều chỉnh. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H4 như sau:

H4: Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp có tác động cùng chiều với chất lượng HTTTKT.

- Sự hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao

Nghiên cứu của Mona và Anik (2017) cho rằng Sự hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao là sự tham gia của ban lãnh đạo cấp cao trong quy hoạch và kiểm soát HTTTKT.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí