Quy Trình Thiết Kế Phiếu Câu Hỏi


Thang đo của nhân tố này bao gồm: (1) ban lãnh đạo cấp cao sử dụng máy tính thành thạo; (2) ban lãnh đạo cấp cao có kỳ vọng về sử dụng HTTT; (3) ban lãnh đạo cấp cao tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch hoạt động HTTT; (4) ban lãnh đạo cấp cao đặc biệt chú ý tới chất lượng của HTTT; (5) ban lãnh đạo cấp cao rất hài lòng về đánh giá của người dùng về HTTT từ các người dùng của các phòng ban. Đồng thời, trong nghiên cứu định tính của Meiryani (2014) đã minh chứng Sự hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao đã cải thiện chất lượng HTTTKT, từ đó nâng cao chất lượng ra quyết định. Người lãnh đạo có vị trí quan trọng trong việc lập ý tưởng, lên kế hoạch và triển khai thực hiện HTTTKT trong tổ chức. Thiếu sự ủng hộ của họ đồng nghĩa với việc không có nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực và thời gian để triển khai HTTTKT trong tổ chức. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H5 như sau:

H5: Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao có tác động cùng chiều với chất lượng hệ thống thông tin kế toán.

- Kiến thức của người quản lý

Những nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một cách chắc chắn rằng Kiến thức của người quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công HTTTKT trong các doanh nghiệp (Thong 1999). Ismail và Malcolm (2007) cũng cho rằng kiến thức của chủ sở hữu / nhà quản lý về kế toán, tài chính có ảnh hưởng đến thực hiện HTTTKT trong các DN. Các nhà quản lý tại DN XDCTGT nhận thức được năng lực hiện tại và công nghệ mới có thể lựa chọn công nghệ phù hợp với tổ chức. Các nhà quản lý có kiến thức có một vị trí tốt hơn so với những người không có kiến thức. Những nhà quản lý này hiểu hơn về yêu cầu thông tin của tổ chức và sau đó sử dụng kiến thức của mình triển khai HTTT phù hợp với nhu cầu thông tin của tổ chức. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H6 như sau:

H6: Kiến thức của người quản lý có tác động cùng chiều với chất lượng HTTTKT.

- Chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ của DN

Có khá nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa HTTTKT và HQHĐ của DN. Hiệu quả hoạt động của tổ chức có thể được xác định bằng hai cách: khách quan hay chủ quan. Mục tiêu đo lường được dựa trên các dữ liệu tài chính (như kết quả tài chính). Tuy nhiên, các phép đo chủ quan dựa trên những đánh giá của các nhà quản lý có liên quan đến quan niệm của họ về tác động của CNTT. Theo Miller (1987), phép đo chủ quan là tốt hơn so với phép đo khách quan vì thông tin kế toán được công khai có thể đã bị xử lý bởi chủ sở hữu vì những lý do khác nhau, cho nên thông tin kế toán thường không có sẵn và mức độ tin cậy thấp. Để tìm


hiểu sâu hơn về tác động chất lượng HTTTKT đến hiệu quả hoạt động tại các DN XDCTGT của Việt Nam, tác giả sử dụng câu hỏi: “Theo Ông/Bà chất lượng HTTTKT có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN không? Tác động như thế nào? Vì sao?”. Kết quả 14/15 (93,33%) ý kiến cho rằng khi HTTTKT có chất lượng sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động của DN. Đồng thời theo ý kiến các chuyên gia, HTTTKT có chất lượng giúp DN đạt được các mục tiêu đặt ra, cung cấp thông tin đúng hoặc trước thời hạn quy định, không chậm trễ…là cở sở mà ban quản lý cấp cao ra quyết định nhanh chóng đạt được hiệu quả cao trong DN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Để đánh giá HQHĐ của DN, tác giả đã đưa ra các quan sát dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước của Ismail và Malcolm (2005), Omran (2017). Bốn chỉ tiêu để đo lường HQHĐ của tổ chức được dựa trên các nghiên cứu của Miller (1987), Raymond và cộng sự (1995) và Cragg và cộng sự (2002) đã được công nhận trong bối cảnh DN nhỏ và vừa trong nghiên cứu của Ismail và Malcolm (2005). Tác giả sử dụng các chỉ tiêu: Khả năng sinh lợi dài hạn, mức tăng trưởng doanh thu, giá trị sẵn có của nguồn lực tài chính, hình ảnh và lòng trung thành của khách hàng của tổ chức so với mức HQHĐ trung bình các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Bên cạnh đó, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT không có mối quan hệ trực tiếp đến HQHĐ. Tuy nhiên, chất lượng HTTTKT lại có ảnh hưởng trực tiếp đến HQHĐ của tổ chức. Qua tổng quan nghiên cứu và ý kiến các chuyên gia, giả thuyết H7 được tác giả đề xuất như sau:

H7: Chất lượng hệ thống thông tin kế toán có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam - 10

- Ngoài ra tác giả còn xét đến sự tác động của biến điều tiết:

Quy mô của DN: Quy mô doanh nghiệp là cách thức phân loại DN dựa vào một số tiêu chí như số lượng lao động, vốn chủ sở hữu, doanh số. Trong đó, tiêu chí được các nước APEC sử dụng phổ biến nhất là số lao động (voer.edu.vn). Trong nghiên cứu này, quy mô DN được xác định dựa trên tiêu chí về số lượng lao động của Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, trong đó quy mô DN là biến định tính với ba giá trị: nhỏ, vừa, lớn. Thang đo Quy mô DN theo nghiên cứu của Kaluarachchi (2016) thì thang đo Quy mô DN dựa trên quy mô công ty có thể đo lường được cách mà HTTTKT sẽ sử dụng trong hoạt động hàng ngày của các hoạt động kinh doanh và số lượng nhân viên được đưa vào đánh giá cho biến của mình. Nghiên cứu được lấy ý kiến của những doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sri Lanka. Dựa trên các kết quả khảo sát, nghiên cứu giải thích rằng quy mô DN ở các doanh nghiệp nhỏ có khá ít số lượng nhân viên đang làm việc. Đồng thời nghiên cứu giải thích rằng họ đang cố gắng


giảm số lượng nhân viên và chuyển giao công việc bằng thủ công vào môi trường làm việc vi tính. Bằng cách sử dụng các hệ thống kế toán trên máy vi tính trong kinh doanh có thể được đảm bảo an ninh và hiệu quả của giao dịch thay vì hướng dẫn sử dụng trình bày về kế toán. Khả năng thích ứng của HTTTKT thành công liên quan đến số lượng hoạt động kinh doanh và số nhân viên trong doanh nghiệp. Chính vì thế số nhân viên và số lượng giao dịch hàng ngày có thể liên quan đến việc các doanh nhân thực hiện tốt hơn HTTTKT trong kinh doanh.

Quy mô DN trong thời gian dài đã được ghi nhận là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến CNTT. Thường thì các DN có quy mô lớn có nhiều khả năng chấp nhận hoặc sử dụng rộng rãi CNTT (Winston và Dologite, 1999). Các dự án công nghệ thông tin cũng ít khả năng thành công ở các DN có quy mô nhỏ hơn khi so sánh với các công ty lớn hơn vì số lượng nhân viên hạn chế và cơ cấu hệ thống thông tin chưa được chuẩn hóa (Thong, 1999). Hầu hết các DN có quy mô nhỏ khá ít kinh phí để đầu tư vào CNTT và không có sự hỗ trợ để giúp họ lựa chọn CNTT phù hợp (Ismail và Malcolm, 2007). Do đó, dự kiến các DN có quy mô lớn hơn có nhiều khả năng đạt được chất lượng HTTTKT cao hơn so với các DN có quy mô nhỏ. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H8 như sau:

H8a: Ảnh hưởng của Công nghệ thông tin, Văn hóa DN, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý đến chất lượng HTTTKT được điều tiết bởi quy mô DN.

H8b: Ảnh hưởng của chất lượng HTTTKT đến hiệu quả hoạt động được điều tiết bởi quy mô DN.

B- Các tiêu chí đo lường

+ Chất lượng HTTTKT được đo lường bằng 9 biến quan sát được kế thừa chọn lọc từ các nghiên cứu của Gorla và cộng sự (2010), Ivana và Ana (2013), Mona và Anik (2017), Omran (2017), Susanto và cộng sự (2019) bao gồm:

Q_AIS1: Hệ thống thông tin kế toán dễ hiểu đối với người sử dụng.

Q_AIS2: Hệ thống thông tin kế toán có sự kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ các quyết định kinh doanh

Q_AIS3: Hệ thống thông tin kế toán trang bị các tính năng hữu ích

Q_AIS4: Chức năng của hệ thống thông tin kế toán chính xác từ khâu nhập dữ liệu, xử lý đến cung cấp thông tin kế toán


Q_AIS5: Hệ thống thông tin kế toán luôn cung cấp thông tin đúng hoặc trước thời hạn quy định, không chậm trễ

Q_AIS6: Hệ thống thông tin kế toán có khả năng thích ứng với điều kiện hoặc thay đổi của môi trường

Q_AIS7: Hệ thống thông tin kế toán đạt được mục tiêu đặt ra

Q_AIS8: Hệ thống thông tin kế toán giúp bảo mật thông tin từ khâu nhập liệu, xử lý đến cung cấp thông tin kế toán

Q_AIS9: Hệ thống thông tin kế toán hỗ trợ cho kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn

+ Công nghệ thông tin được đo lường bằng 7 biến quan sát được kế thừa chọn lọc từ các nghiên cứu của Ivana và Ana (2013), Meriyani và Susanto (2018) bao gồm:

IT1: Thiết bị về Công nghệ thông tin đáp ứng được tính chất đặc thù lĩnh vực xây dựng công trình giao thông

IT2: Phần mềm kế toán đáp ứng nhu cầu sử dụng

IT3: Phần mềm kế toán có khả năng kiểm soát và quản lý IT4: Hệ thống mạng hoạt động ổn định

IT5: Phần mềm kế toán hoạt động ổn định

IT6: Hệ thống mạng được thiết lập phù hợp với nhu cầu sử dụng của các công ty xây dựng công trình giao thông

IT7: Thiết bị lưu trữ điện tử an toàn và bảo mật

+ Văn hóa doanh nghiệp được đo lường bằng 5 biến quan sát được kế thừa chọn lọc từ các nghiên cứu của Rapina (2014) bao gồm:

OC1: Công ty xây dựng các quy tắc đạo đức bằng văn bản một cách rõ ràng

OC2: Công ty tạo động lực cho người lao động trong xây dựng văn hóa doanh nghiêp

OC3: Biểu tượng của công ty xây dựng công trình giao thông gắn liền với mục tiêu phát triển

OC4: Cách giải quyết các vấn đề của công ty để gắn kết người lao động

OC5: Lãnh đạo công ty xây dựng phong cách quản lý phù hợp văn hóa doanh nghiệp


+ Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp được đo lường bằng 5 biến quan sát được kế thừa chọn lọc từ các nghiên cứu của Mona và Anik (2017), Lương Đức Thuận (2019) bao gồm:

TE1: Công ty xây dựng công trình giao thông thực hiện tốt chương trình huấn luyện và đào tạo về cách sử dụng hệ thống thông tin kế toán

TE2: Công ty thực hiện tốt việc đào tạo nhân viên khi mới được tuyển dụng TE3: Công ty thực hiện tốt đào tạo nhân viên theo định kỳ

TE4: Công ty thực hiện tốt chương trình đào tạo nhân viên bằng các khóa huấn luyện bởi tổ chức bên ngoài

TE5: Công ty thực hiện tốt các hoạt động đào tạo cung cấp cho nhân viên kiến thức toàn diện để sử dụng HTTTKT

+ Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp được đo lường bằng 6 biến quan sát được kế thừa chọn lọc từ các nghiên cứu của Syaiffullah (2014), Carolina (2014), Nurhayati (2014) bao gồm:

MC1: Mong muốn làm điều tốt nhất dựa trên tình cảm gắn bó với doanh nghiệp MC2: Mong muốn làm điều tốt nhất thông qua sự tham gia trong doanh nghiệp MC3: Mong muốn ở lại doanh nghiệp vì cân nhắc chi phí di chuyển công việc MC4: Mong muốn ở lại doanh nghiệp vì động lực theo đuổi thu nhập

MC5: Mong muốn ở lại doanh nghiệp vì lòng trung thành

MC6: Mong muốn ở lại doanh nghiệp vì những vấn đề về đạo đức

+ Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao được đo lường bằng 4 biến quan sát được kế thừa chọn lọc từ các nghiên cứu của Mona và Anik (2017) bao gồm:

TMS1: Ban quản lý cấp cao có kỳ vọng về sử dụng hệ thống thông tin kế toán sẽ mang lại kết quả tốt

TMS2: Ban quản lý cấp cao tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch hoạt động hệ thống thông tin kế toán (ví dụ sự sẵn sàng đầu tư công nghệ phần mềm liên quan hay tuyển chọn và sử dụng kế toán viên theo đúng năng lực…)

TMS3: Ban quản lý cấp cao giải quyết tốt các vấn đề trong quá trình thực hiện hệ thống thông tin kế toán

TMS4: Ban quản lý cấp cao công ty xây dựng công trình giao thông cung cấp vốn cho nhu cầu hệ thống thông tin kế toán


+ Kiến thức của người quản lý được đo lường bằng 4 biến quan sát được kế thừa chọn lọc từ các nghiên cứu của Ismail và Malcolm (2007), Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017) bao gồm:

MK1: Người quản lý vận dụng công nghệ phù hợp với lĩnh vực xây dựng công trình giao thông

MK2: Người quản lý công ty xây dựng công trình giao thông biết rõ cách sử dụng cơ sở dữ liệu

MK3: Người quản lý biết rõ cách sử dụng các phần mềm kế toán

MK4: Kiến thức kế toán của người quản lý công ty xây dựng công trình giao thông

+ Hiệu quả hoạt động được đo lường bằng 4 biến quan sát được kế thừa chọn lọc từ các nghiên cứu của Ismail và Malcolm (2005), Omran (2017) bao gồm:

FP1: Mức tăng trưởng doanh thu FP2: Khả năng sinh lợi tài sản

FP3: Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu FP4: Khả năng thanh toán nợ đến hạn

3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận án thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT tại các DN xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam thông qua bảng trả lời câu hỏi của những người đang làm công tác kế toán tại DN. Kết hợp từ thang đo có được trong giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi điều tra, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích sơ bộ để đánh giá thang đo, điều chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Tác giả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS22, AMOS22 nhằm kiểm định các nhân tố cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của VN.

3.4.1. Thiết kế bảng hỏi

Phiếu câu hỏi bao gồm 2 phần chính: (Phụ lục 3.3)

- Phần một: Phần này được chỉ định để xác định các yếu tố nhân khẩu học của người trả lời, với đơn vị lấy mẫu là nhà quản lý/giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu kế toán các phòng ban, nhân viên công nghệ thông tin, kế toán viên trong các DNXDCTGT tại Việt Nam như tuổi, trình độ, thâm niên, chức danh nghề nghiệp.


- Phần hai: Phần này được chỉ định cho các cụm từ bao gồm các biến nghiên cứu. Các mục đã được tác giả tìm hiểu và trình bày ở phần giả thuyết nghiên cứu. Bảng câu hỏi bao gồm 44 mục: Phần đầu tiên – Kích thước của các biến độc lập (6 biến độc lập), bao gồm 31 mục; Phần thứ hai – Các chỉ số của biến chất lượng HTTTKT, bao gồm 9 mục; Phần thứ ba – Các chỉ số của biến hiệu quả hoạt động, bao gồm 4 mục.

* Khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm (thang đo khoảng) với 44 biến quan sát để giải thích cho 8 thành phần nhân tố.

Xác định nội dung của từng câu hỏi

Xác định từ ngữ và dạng thức câu hỏi

Sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự phù hợp

* Đối tượng phân tích là cá nhân, nhằm đánh giá nhận thức và hành vi của người kế toán trong đánh giá chất lượng của HTTTKT trong doanh nghiệp Việt Nam và nhận thức về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT.


Xác định thông tin cần thu thập


Xác định phương pháp thu thập dữ liệu


Xác định cách trình bày bảng hỏi

Thử bảng hỏi/Pre-test

Hoàn thiện bảng hỏi


Hình 3.3. Quy trình thiết kế phiếu câu hỏi

Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Vũ Hùng (2015)


3.4.2. Phương pháp lựa chọn mẫu

3.4.2.1. Mục tiêu tổng thể

Các doanh nghiệp XDCTGT trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên không thể khảo sát toàn bộ các doanh nghiệp XDCTGT vì nguồn lực hạn chế, mất nhiều kinh phí, do đó thiết lập mẫu là phù hợp hơn cho nghiên cứu (Brewerton và Millward, 2001). Do tổng thể các DN XDCTGT ở Việt Nam tương đối lớn (theo Niên giám thống kê năm 2019 có hơn 4.000 DN thuộc nhóm ngành đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, bao gồm cả các công ty san lấp mặt bằng, ép cọc… Tác giả đã giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu trên các tỉnh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và các tỉnh lân cận. Đồng thời chỉ giới hạn ở 4 nhóm ngành XDCT đường bộ, XDCT đường thủy, XDCT hàng không, XDCT đường sắt, trong đó không bao gồm các công ty thuộc nhóm ngành san lấp mặt bằng, ép cọc, nạo vét sông, cống, các DN nước ngoài, các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do đó tổng thể các DN XDCTGT còn lại là 1.504 DN. Để lấy thông tin các DN tác giả tìm kiếm trên trang https://www.trangvangvietnam.com/và thông tin trên trang http://cafef.vn/doanh-nghiep.chnhoặc các trang trên thị trường chứng khoán (những DN đã niêm yết). Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu ở các DN XDCTGT trên cả nước và những trang phía trên lại chỉ giới hạn ở các công ty đã niêm yết hoặc có những DN đã ngừng hoạt động từ rất lâu. Chính vì vậy, tác giả đã tiếp cận trực tiếp từ Tổng cục thống kê có thông tin sơ bộ về các DN XDCTGT như tên, địa chỉ, mã số thuế, tài sản, nguồn vốn, doanh thu. Thông qua các thông tin này biết được chính xác số lượng các công ty trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam và hiện DN nào đang hoạt động và ngừng hoạt động, thời gian hoạt động được bao lâu.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ về quy mô DN XDCTGT các năm từ 2017 đến 2019: Thứ nhất, tổng số lao động của các DN XDCTGT quy mô vừa và lớn chiếm trên 70% tổng số lao động chung của ngành XDCTGT; Thứ hai, các DN XDCTGT có quy mô vừa và lớn có số lượng chưa đến 25% tổng số DN XDCTGT nhưng đóng góp khoảng 85-90% tổng doanh thu và 70% số lao động toàn ngành XDCTGT. Như vậy có thể thấy, DN XDCTGT quy mô vừa và quy mô lớn có vai trò quan trọng và đóng góp lớn trong lĩnh vực XDCTGT. Chính vì vậy, trong phạm vi luận án của mình, luận án nghiên cứu về DNXDCTGT có quy mô vừa và quy mô lớn.

3.4.2.2. Phương pháp lấy mẫu

- Về kích thước mẫu:

Kích thước mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, dựa vào kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu. Luận án sử dụng các công cụ phân tích EFA,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024