Sự Tác Động Yếu Tố Huấn Luyện Và Đào Tạo Nhân Viên Dn (N=50)


* Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN

Bảng 4.5 thể hiện chi tiết các số liệu thống kê mô tả các thang đo Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN. Kết quả chỉ ra rằng các công ty XDCTGT Việt Nam thực hiện tốt chương trình đào tạo nhân viên bằng các khóa huấn luyện bởi tổ chức bên ngoài sẽ làm gia tăng chất lượng HTTTKT (Mean = 3,58).

Bảng 4.5. Sự tác động yếu tố Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN (N=50)



Biến quan sát

Giá trị trung bình (Average Mean)

Độ lệch tiêu chuẩn

(Std. Deviation)

TE1

3,20

0,857

TE2

3,10

0,839

TE3

3,20

0,756

TE4

3,58

0,785

TE5

3,28

0,834

Average

3,27

0,814

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam - 13

Nguồn: Tác giả tổng hợp

* Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp

Cam kết của nhân viên gắn bó với DN được trình bày chi tiết các số liệu thống kê mô tả thể hiện bảng 4.6. Thực tế cho thấy nhân viên mong muốn ở lại doanh nghiệp vì động lực theo đuổi thu nhập (mean = 4,08). Kết quả cũng chỉ ra rằng sự Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp có giá trị cao nhất trong các biến quan sát khác (mean = 3,79) bởi lòng trung thành của các nhân viên mong muốn được ở lại tổ chức, bởi tình cảm gắn bó với doanh nghiệp. Nhìn chung sự cam kết của nhân viên sẽ làm nâng cao chất lượng HTTTKT tại DN XDCTGT.


Bảng 4.6. Sự tác động yếu tố Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp (N=50)



Biến quan sát

Giá trị trung bình (Average Mean)

Độ lệch tiêu chuẩn (Std.

Deviation)

MC1

3,64

0,749

MC2

3,78

0,910

MC3

3,62

0,830

MC4

4,08

0,877

MC5

3,76

0,822

MC6

3,84

0,889

Average

3,79

0,846

Nguồn: Tác giả tổng hợp

* Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao


Bảng 4.7 dưới đây chi tiết các số liệu thống kê mô tả Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao.

Bảng 4.7. Sự tác động yếu tố Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (N=50)



Biến quan sát

Giá trị trung bình (Average Mean)

Độ lệch tiêu chuẩn (Std.

Deviation)

TMS1

2,66

0,772

TMS2

2,80

1,088

TMS3

2,58

0,950

TMS4

2,74

0,777

Average

2,67

0,897

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Kết quả cho thấy Ban quản lý cấp cao tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch hoạt động hệ thống thông tin kế toán (ví dụ sự sẵn sàng đầu tư công nghệ phần mềm liên quan hay tuyển chọn và sử dụng kế toán viên theo đúng năng lực…) có giá trị trung bình cao nhất (mean = 2,80). Như vậy các nhà quản lý trong DN XDCTGT khi sử dụng HTTTKT luôn mong muốn, kỳ vọng HTTTKT chất lượng mặc dù giá trị trung bình của Ban quản lý cấp cao thấp nhất so với các biến khác (mean = 2,67).

* Kiến thức của người quản lý

Bảng 4.8. Sự tác động yếu tố Kiến thức của người quản lý (N=50)


Biến quan sát

Giá trị trung bình (Average Mean)

Độ lệch tiêu chuẩn (Std.

Deviation)

MK1

3,14

1,278

MK2

3,20

1,212

MK3

3,16

1,218

MK4

3,12

1,394

Average

3,16

1,276

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhìn vào bảng 4.8 trên cho thấy nhà quản lý công ty xây dựng công trình giao thông biết rõ cách sử dụng cơ sở dữ liệu được chú trọng nhất (mean = 3,20) và sẽ càng làm nâng cao chất lượng HTTTKT.

* Hiệu quả hoạt động

Bảng 4.9 Sự tác động yếu tố Hiệu quả hoạt động của DN (N=50)



Biến quan sát

Giá trị trung bình

(Average Mean)

Độ lệch tiêu chuẩn (Std.

Deviation)

FP1

3,60

0,948

FP2

3,26

1,046

FP3

3,34

0,917

FP4

3,42

0,992

Average

3,41

0,976

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Bảng 4.9 trình bày chi tiết của sự tác động của biến hiệu quả hoạt động và chỉ ra rằng trong những năm gần đây mức tăng trưởng doanh thu của DNXDCTGT có sự tăng lên (mean = 3,6 cao nhất so với các chỉ số khác trong bảng). Tuy nhiên có sự sụt giảm khả năng sinh lợi tài sản như là một trong những chỉ số đo hiệu quả hoạt động. Điều này có thể do sự giảm bớt liên quan của phép đo này trong môi trường cạnh tranh cao (mean = 3,26).

4.2.2. Kết luận và ý nghĩa cho nghiên cứu chính thức

Từ những kết quả nghiên cứu thử nghiệm đã làm sáng tỏ về chất lượng HTTTKT trong các DN XDCTGT thông qua phân tích thống kê mô tả và cho thấy phần lớn các DN phản hồi tích cực đã có những thay đổi trong Văn hóa DN, Công nghệ thông tin, Sự hỗ trợ ban quản lý cấp cao, Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Kiến thức của người quản lý, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN. Các kết quả trong nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước cho thấy rằng chất lượng HTTTKT là yếu tố quyết định cung cấp những thông tin chính xác phục vụ cho các nhà quản lý ra quyết định (Ivana và Ana, 2013; Mona và Anik, 2017; Susanto và cộng sự, 2019). Nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng cho thấy mặc dù các biến được sử dụng từ các nghiên cứu trước và được thực hiện ở các nước đang phát triển hay các nước phát triển nhưng chúng cũng có thể áp dụng cho các DN XDCTGT ở Việt Nam. Do đó, công cụ được sử dụng trong nghiên cứu thử nghiệm này được sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

4.3. Kết quả nghiên cứu chính thức

Bảng câu hỏi chi tiết dùng trong nghiên cứu chính thức gồm 44 câu hỏi đo lường bằng thang điểm Likert 5 điểm bên cạnh các câu hỏi liên quan đến thông tin người trả lời, các câu hỏi về đặc điểm doanh nghiệp của người trả lời. Nghiên cứu chính thức được thực hiện từ 1 tháng 10 đến 30 tháng 11 năm 2019. Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được xây dựng để đạt các mục tiêu của nghiên cứu và đã được trình bày trong các chương trước. Phần tiếp theo tác giả sẽ phân tích dữ liệu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, sử dụng SPSS22, AMOS22 để phân tích mô hình và các giả thuyết trong nghiên cứu.

4.3.1. Kết quả phản hồi

Như trình bày trong bảng 4.10 (Phụ lục số 3.5), đa số người được hỏi đều thuộc lĩnh vực XDCTGT đường bộ (93,2%), sau đó đến các lĩnh vực khác như xây dựng đường sắt (2,3%), đường hàng không (2,7%), đường thủy (1,8%).


Bảng 4.10. Kết quả phản hồi theo lĩnh vực xây dựng công trình giao thông



Lĩnh vực

Phản hồi

Tỷ lệ phản hồi (%)

Tỷ lệ phản hồi hợp lệ (%)

Tỷ lệ lũy kế (%)

Xây dựng đường bộ

207

93,2

93,2

93,2

Xây dựng đường sắt

5

2,3

2,3

95,5

Xây dựng đường hàng không

6

2,7

2,7

98,2

Xây dựng đường thủy

4

1,8

1,8

100

Tổng

222

100

100


Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích

Theo bảng 4.10, đối tượng phản hồi là các kế toán trưởng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là các nhà quản lý như Giám đốc, kế toán viên, đối tượng khác là kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ; Các đối tượng phản hồi có kinh nghiệm làm việc chủ yếu từ 10 đến 15 năm chiếm 57,21%; kinh nghiệm làm việc trên 15 năm chiếm 9,46%; kinh nghiệm làm việc từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 29,28%; còn lại là kinh nghiệm dưới 5 năm. Nghiên cứu này điều tra ở các DN có quy mô vừa và lớn, trong đó quy mô vừa chiếm 66,22%, quy mô lớn chiếm 33,78% và chủ yếu là các công ty cổ phần. Mẫu nghiên cứu chính thức có 222 DN tham gia khảo sát. Trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao nhất là Đại học (chiếm tỷ lệ 72,97%), tiếp theo là cao đẳng (6,76%), sau đại học là 15,77%, còn lại là trình độ khác.

Nhìn chung, mẫu trong nghiên cứu chính thức thể hiện cơ bản và rõ nét về tình hình sử dụng HTTTKT trong các DN hiện nay, việc sử dụng HTTTKT chủ yếu tập trung ở những DN vừa và lớn bởi vì các DN này HTTTKT thường tuân theo đầy đủ quy trình, loại hình DN cơ bản là DN cổ phần. Về đối tượng khảo sát, trình độ chủ yếu là đại học và có kinh nghiệm làm việc từ 10 đến 15 năm. (Bảng 4.11)


Bảng 4.11. Đặc điểm các DN phản hồi


Chỉ tiêu

Số lượng DN

Tỷ lệ (%)

Đối tượng phản hồi



Giám đốc

61

27,48

Kế toán trưởng

105

47,3

Kế toán viên

34

15,32

Khác

22

9,9


Tổng: 222

Tổng: 100

Kinh nghiệm làm việc



Dưới 5 năm

9

4,05

Từ 5 – 10 năm

65

29,28

Từ 10-15 năm

127

57,21

Trên 15 năm

21

9,46


Tổng: 222

Tổng: 100

Loại hình sở hữu của DN



Công ty TNHH

80

36,04

Công ty cổ phần

138

62,16

Doanh nghiệp tư nhân

3

1,35

Khác

1

0.45


Tổng: 222

Tổng: 100

Quy mô DN (số lượng nhân viên)



Từ 100 - dưới 200 người (vừa)

147

66,22

Trên 200 người (lớn)

75

33,78


Tổng: 222

Tổng: 100

Tổng doanh thu của năm (đồng)



Từ 50 đến dưới 200 tỷ (vừa)

147

66,22

Trên 200 tỷ (lớn)

75

33,78



Tổng: 222

Tổng: 100

Thời gian hoạt động của DN



Dưới 5 năm

8

3,61

Từ 5 – 10 năm

57

25,68

Từ 10-15 năm

127

57,21

Trên 15 năm

30

13,5


Tổng: 222

Tổng: 100

Trình độ học vấn cao nhất



Cao đẳng

15

6,76

Đại học

162

72,97

Sau Đại học

35

15,77

Khác

10

4,5


Tổng: 222

Tổng: 100

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.3.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Dựa trên số liệu hoàn chỉnh được thu thập và nhập trong phần mềm SPSS22, tác giả tiếp tục kiểm định lại hệ số Cronbach’s Alpha để lại các biến rác trong thang đo. Kết quả phân tích Bảng 4.11 cho thấy:

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Q_AIS cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha

= 0,676 > 0,6 (Hair và cộng sự, 2017), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3. Xem xét chi tiết từng biến quan sát trong nhóm Q_AIS có biến quan sát Q_AIS6, Q_AIS8, Q_AIS9 hệ số tương quan biến tổng không thỏa mãn. Vì vậy, tác giả loại các biến này và chạy lại thì có hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên 0,907 đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Đánh giá độ tin cậy thang đo IT cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,716 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3. Xem xét chi tiết từng biến quan sát trong nhóm IT có biến quan sát IT3, IT4 hệ số tương quan biến tổng không thỏa mãn. Vì vậy, tác giả loại các biến này và chạy lại thì có hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên 0,884 đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).


Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo OC cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,694> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3. Xem xét chi tiết từng biến quan sát trong nhóm OC có biến quan sát OC1 hệ số tương quan biến tổng không thỏa mãn. Vì vậy, tác giả loại biến này và chạy lại thì có hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên 0,870 đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo TE cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,925 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Đánh giá độ tin cậy thang đo MC cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,913> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo TMS cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,918 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo MK cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,923 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Đánh giá độ tin cậy thang đo FP cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,882 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo trong nghiên cứu Biến – Tổng hiệu chỉnh (Item-Total Statistics)


Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến


Tương quan biến tổng

Cronbach's

Alpha nếu loại biến này

Chất lượng HTTTKT (Q_AIS): Cronbach's Alpha = 0,907

Q_AIS1

13,91

14,285

0,645

0,904

Q_AIS2

13,76

13,377

0,742

0,890

Q_AIS3

13,86

13,382

0,712

0,895

Q_AIS4

13,85

13,053

0,802

0,881

Q_AIS5

13,85

13,095

0,787

0,884

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024