Biện Pháp Điều Chỉnh Trạng Thái Tâm Lý Sốt Xuất Phát Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam.


Cách tiến hành: Các cán bộ quản lý huấn luyện và các chuyên gia tâm lý hàng tháng đều phải nhắc nhở vị trí vai trò huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong quá trình huấn luyện và thi đấu của huấn luyện và VĐV.

Mỗi chu kỳ huấn luyện cần có tổng kết và rút kinh nghiệm về công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý của HLV và VĐV.

Biện pháp 2: Tăng nội dung và thời lượng huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Mục đích: Nâng cao thêm các kỹ năng tự điều khiển tâm lý cho VĐV.

Nội dung: Lý thuyết tăng thêm, nội dung cách nhận biết và phương pháp tự điều chỉnh các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV. Nội dung thực hành tăng thêm thời lượng tập luyện kỹ năng và vận dụng kỹ năng tự điều chỉnh tâm lý trong thực tế thi đấu của VĐV. Tổng số giờ huấn luyện tâm lý từ 36 giờ lên 46 giờ.

Cách tiến hành: Biện pháp này được tiến hành từ khi xây dựng kế hoạch huấn luyện hàng năm và được tiến hành thường xuyên trong cả năm huấn luyện.

Biện pháp 3: Tăng cường cho VĐV tham gia các cuộc đấu nội bộ và thi đấu dã ngoại.

Mục đích: Tăng cường khả năng vận dụng các kỹ năng điều chỉnh tâm lý thi đấu cho VĐV.

Nội dung: Mỗi tháng nên cho VĐV tham gia 2 cuộc thi, 1 cuộc thi đấu nội bộ và 1 cuộc thi đấu đối ngoại như thi đấu mời thi đấu biểu diễn thi đấu tranh giải v.v...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Cách tiến hành:

Huấn luyện viên khi xây dựng kế hoạch huấn luyện hàng tháng cần xếp lịch thi đấu của tháng để VĐV nắm được và sẵn sàng ở tâm thế tham gia thi đấu. Trong các lần thi đấu chỉ sắp xếp cho mỗi VĐV thi đấu 1 trận.

Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam - 13


Sau đó cho VĐV viết thu hoạch và ưu nhược điểm của bản thân trong trận đấu nhất là tổng kết và tự điều chỉnh tâm lý tổng kết về tự điều chỉnh tâm lý thi đấu của bản thân VĐV.

Biện pháp 4: Sử dụng các phương tiện kiểm tra đa dạng để phát hiện sớm các trạng thái tâm lý xấu ở VĐV.

Mục đích: Sớm khắc phục trạng thái tâm lý xấu lấy lại trạng thái tâm lý sẵn sàng thi đấu cho VĐV.

Nội dung: Tiến hành sử dụng các phương tiện để kiểm tra hàng tháng cho VĐV. Sử dụng các phương tiện kiểm tra về nhiệt độ da, độ run tay, mạch đập huyết áp và quan sát các biểu hiện bên ngoài như giấc ngủ, tần suất tiểu tiện thậm chí cả sắc mặt và giọng nói v.v… để sớm phát hiện các trạng thái tâm lý xấu

Cách tiến hành: HLV hoặc chuyên gia tâm lý tiến hành vào buổi sớm và buổi tối cho tất cả các VĐV.

Nếu phát hiện các trường hợp có nghi vấn xuất hiện trạng thái tâm lý xấu cần theo dòi và lập hồ sơ theo dòi để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Biện pháp 5: Sử dụng đồng bộ các biện pháp điều chỉnh tâm lý thích hợp và đặc hiệu cho từng trạng thái tâm lý xấu khác nhau.

Tùy thuộc vào trạng thái tâm lý xấu để sử dụng đồng bộ các biện pháp điều chỉnh tâm lý thích hợp và đặc hiệu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Cụ thể như sau:

Trạng thái sốt xuất phát: 05 biện pháp. Trạng thái thờ ơ trước thi đấu: 06 biện pháp.

Trạng thái không phân biệt trước thi đấu: 05 biện pháp.

05 biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý sốt xuất phát cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

(1) Chọn nơi yên tĩnh ngồi thiền.

Mục đích: Nhằm giảm thiểu tâm lý quá lo lắng căng thẳng về thi đấu.


Nội dung: Ngồi xếp bằng 2 tay thả lỏng đặt lên đùi mắt hơi nhắm sau đó tập trung suy nghĩ vào hơi thở theo phép khí công là lấy ý “dẫn khí”, “lấy khí dẫn chậm”. Chú ý thở sâu thở đều.

Cách tiến hành: Trước thi đấu 3 ngày mỗi ngày hai lần vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ đều ngồi thiền từ 15 đến 30 phút. Riêng ngày thi đấu thì trước khởi động 30 phút cho VĐV ngồi thiền 15 – 20 phút sau đó khởi động thi đấu.

(2) Biện pháp cho VĐV có trạng thái tâm lý sốt xuất phát ba buổi tối trước ngày thi đấu có thể đi xem phim hoặc nghe nhạc nhẹ như nhạc cổ điển, nhạc dân ca...

Mục đích: Thư giãn, bớt áp lực thi đấu.

Nội dung: Nghe nhạc hoặc xem phim 2-3 lần trước ngày thi.

Cách tiến hành: Thực hiện vào các buổi tối trước ngày thi đấu 2 tiếng.

(3) Biện pháp xoa bóp thả lỏng.

Mục đích: Giảm thiểu căng thẳng cơ bắp và sự mệt mỏi của cơ thể và căng thẳng thần kinh.

Nội dung: Sử dụng các kỹ thuật lăn, vê, vỗ, chém trong xoa bóp để tiến hành xoa bóp toàn thân.

Cách tiến hành: Mỗi ngày tiến hành 1 lần, mỗi lần 20 phút vào buổi chiều tối các ngày trước thi đấu.

(4) Biện pháp điều chỉnh lượng vận động các buổi tập nhẹ và lượng vận động trọng khởi động trước thi đấu.

Mục đích: Giúp duy trì mức độ hưng phấn trong tập luyện và thi đấu ở mức độ thấp.

Nội dung của biện pháp: Cần căn cứ vào mức độ biểu hiện của trạng thái tâm lý nếu các tiêu chí đánh giá như nhiệt độ da, mức độ run, mạch đập huyết áp và các biểu hiện bên ngoài khác vẫn còn ở mức độ cao thì cần giảm thấp cường độ và lượng vận động tập luyện và khởi động xuống thấp.


Còn nếu các tiêu chí trên đã giảm thấp thì có thể nâng lượng vận động lên mức trên trung bình.

Cách tiến hành: Điều chỉnh lượng vận động trong tập luyện nhẹ và khởi động trước thi đấu được tiến hành 2-3 ngày trước thi đấu đến khi khởi động trước thi đấu.

(5) Biện pháp sử dụng thuốc hoặc vật lý trị liệu.

Trong một số trường hợp VĐV ở trạng thái sốt xuất phát nặng dẫn tới mất ngủ, thần kinh căng thẳng, huyết áp tăng cao, đi tiểu tiện nhiều lần thì có thể sử dụng biện pháp y học như sử dụng thuốc nhiệt độ ánh sáng v.v... theo chỉ định của bác sĩ.

06 biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý thờ ơ cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

(1) Biện pháp tăng cường động viên khích lệ tinh thần tập luyện và thi đấu cho VĐV.

Mục đích nhằm nâng cao hưng phấn và nâng cao tinh thần quyết tâm tập luyện và thi đấu tốt cho VĐV.

Nội dung biện pháp: HLV, lãnh đội chuyên gia tâm lý cần dùng lời nói nhẹ nhàng tình cảm nêu rò vai trò của trận đấu sắp tới của VĐV đối với thành tích thi đấu của toàn đội toàn đoàn thậm chí đối với thắng lợi và danh dự của quốc gia v.v… để VĐV thấy rò hơn trách nhiệm và vai trò cá nhân của mình từ đó nâng cao tính quyết tâm hăng hái và hứng khởi thi đấu.

Cách tiến hành: Khi kiểm tra phát hiện thấy VĐV có trạng thái tâm lý thờ ơ trước thi đấu cần tiến hành gặp gỡ và làm công tác động viên khích lệ ngay từ 2 đến 3 ngày trước thi đấu thì mỗi ngày gặp riêng một lần mỗi lần khoảng 15-20 phút.

(2) Biện pháp cho VĐV có trạng thái tâm lý thờ ơ trước thi đấu xem phim hoặc nghe các bài hát nhạc trẻ vui nhộn.


Mục đích nâng cao trách nhiệm tạo tâm lý hứng khởi vui vẻ trong những ngày chuẩn bị bước vào thi đấu.

Nội dung tổ chức các buổi xem phim hoặc nghe nhạc

Cách tiến hành cho VĐV xem phim hoặc nghe nhạc vào các buổi tối trước ngày thi đấu mỗi buổi khoảng 1h30 đến 2h.

(3) Biện pháp công bố sớm các phần thưởng vật chất và tinh thần để khích lệ tinh thần thi đấu cho VĐV có trạng thái tâm lý thờ ơ trước thi đấu.

Mục đích tạo thêm động lực và sự hứng khởi để VĐV tập luyện và chuẩn bị tâm thế hứng khởi bước vào thi đấu.

Nội dung: Lãnh đội và HLV công bố phần thưởng tinh thần cho các VĐV đạt chỉ tiêu thi đấu trước ngày thi đấu 2 ngày để động viên khích lệ sớm các VĐV có tâm lý thờ ơ trước thi đấu.

Cách tiến hành: Gặp gỡ và công bố cá biệt cho VĐV có tâm lý thờ ơ trước thi đấu.

(4) Biện pháp tăng cường độ và nội dung huấn luyện chiến thuật khi khởi động trước thi đấu và thi đấu huấn luyện kỹ thuật trong các buổi tập nhẹ.

Mục đích: Tăng cường thêm sức chú ý và tính hưng phấn trong tập luyện để chuẩn bị bước vào thi đấu chính thức.

Nội dung: Có thể tăng thêm các bài tập chuyên môn có cường độ 90- 95% hoặc giành 10 – 15 phút cuối buổi tập cho thi đấu đối kháng các động tác kỹ thuật riêng lẻ hoặc cũng có thể tăng thêm một số trò chơi vận động trong khởi động.

Cách tiến hành: Cách ngày thi đấu 2 – 3 ngày có thể sử dụng biện pháp này liên tục cho đến hết cả buổi khởi động trước thi đấu.

(5) Biện pháp tự kỷ ám thị (đọc thầm).

Mục đích nâng cao quyết tâm tham gia thi đấu giành thành tích tốt.

Nội dung ngồi nơi vắng vẻ, mắt lim dim tập trung chú ý cao độ vào vấn đề quyết tâm thi đấu tốt. Miệng luôn đọc thầm các câu:


Tôi quyết tâm thi đấu tốt.

Tôi sẽ tỉnh táo phát huy thế mạnh của mình. Tôi sẽ giành phần thắng.

Tôi sẽ mang vinh quang về cho gia đình và đất nước...

Cách tiến hành trước thi đấu 3 ngày mỗi ngày tiến hành 2 lần vào sáng sớm và trước 9 giờ tối. Mỗi lần tự kỷ ám thị khoảng 15 – 20 phút. Có thể trước khi khởi động vào thi đấu cũng sử dụng biện pháp này cho VĐV ngồi thiền và tự đọc thầm những câu trên

(6) Biện pháp cho VĐV có trạng thái tâm lý thờ ơ trước thi đấu xem một hai trận thi đấu có VĐV cùng đội tham gia.

Mục đích giúp VĐV tăng thêm hứng khởi đối với thi đấu.

Nội dung chọn một hai trận đấu và VĐV đội mình có khả năng giành thắng lợi để cho VĐV có trạng thái tâm lý thờ ơ đi xem và cổ vũ đồng đội.

Cách thực hiện trước thi đấu 2 ngày HLV và chuyên gia tâm lý có thể chọn một hai trận đấu có VĐV Việt Nam thi đấu để VĐV có tâm lý thờ ơ để xem và cổ vũ cho đồng đội, đồng thời tạo cảm giác ham muốn thi đấu cho VĐV.

05 biện pháp điều chỉnh tâm lý không phân biệt cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

(1) Biện pháp thuyết phục và giao nhiệm vụ thi đấu cho VĐV.

Mục đích để nâng cao ý thức trách nhiệm và quyết tâm tham gia thi đấu cho VĐV.

Nội dung lãnh đội, HLV và chuyên gia tâm lý phối hợp để giao nhiệm vụ rò thi đấu một cách rò ràng cụ thể cho VĐV đồng thời phân tích rò mặt mạnh mặt yếu của đối phương và khả năng giành thắng lợi trong thi đấu của VĐV đồng thời cũng nhấn mạnh một số đấu pháp, (chiến thuật thi đấu để VĐV có thêm quyết tâm thi đấu tốt).


Cách thực hiện trước thi đấu 2, 3 ngày mỗi ngày trước buổi tập cần tiến hành biện pháp này một lần mỗi lần khoảng 15 phút.

(2) Biện pháp nâng cường độ các nội dung tập luyện chính và tăng thêm các nội dung trò chơi vận động trong các lần khởi động, tập luyện và thi đấu.

Mục đích nâng cao hưng phấn và tính tích cực tập luyện và chuẩn bị thi đấu cho VĐV.

Nội dung: Các buổi tập nhẹ trước thi đấu hai ba ngày và buổi khởi động trước thì cần sử dụng một số bài tập kỹ chiến thuật chuyên môn có cường độ 90 – 95% đồng thời sử dụng các trò chơi vận động trong khởi động tập luyện và khởi động thi đấu.

Cách tiến hành; Các buổi tập nên giành thời lượng 15-20 phút để tập các bài tập kỹ chiến thuật thi đấu cường độ 90 – 95%. Số lượng buổi tập có bài tập cường độ cao trước thi đấu khoảng hai đến ba buổi. Thời gian chơi trò vận động trong khởi động khoảng 10 – 15 phút.

(3) Biện pháp công bố sớm trước 1 – 2 ngày các giải thưởng vật chất và khen thưởng về tinh thần cho VĐV thi đấu tốt.

Mục đích: Nhằm nâng cao hứng khởi tạo ra động cơ mạnh hơn cho VĐV bước vào thi đấu.

Nội dung trước thi đấu một đến hai ngày (tùy theo mức độ biểu hiện của VĐV nếu VĐV có mức độ biểu hiện rò rệt và thiên về xu hướng thờ ơ thì công bố sớm hơn khoảng 2 ngày trước thi đấu còn nếu thờ ơ nhẹ hơn thì công bố muộn hơn chỉ 1 ngày trước thi đấu.

Cách tiến hành: HLV lãnh đội và chuyên gia tâm lý gặp gỡ riêng từng VĐV có trạng thái tâm lý.

Không phân biệt để công bố các mức giải thưởng vật chất và tinh thần cho từng mức độ kết quả thi đấu mà VĐV đạt được trong thi đấu và động viên VĐV cố gắng phấn đấu quyết tâm trong thi đấu.


(4) Biện pháp cho VĐV tham quan thi đấu.

Mục đích nâng cao hứng khởi tham gia thi đấu.

Nội dung trước thi đấu 1 – 2 ngày cho VĐV xem và cổ vũ cho một hai VĐV của đội mình thi đấu; nếu trước khi thi đấu có điều kiện và thời gian hợp lý, có thể cho VĐV xem để tạo hưng phấn cho VĐV ham muốn thi đấu.

Cách tiến hành: Cho VĐV xem và cổ vũ trận đấu thứ nhất cách ngày thi đấu 2-3 ngày nếu thấy VĐV có dấu hiệu hứng khởi thi đấu thì dùng còn nếu chuyển biến chưa rò rệt thì xem thi đấu lần 2.

(5) Biện pháp tự kỷ ám thị.

Mục đích tập trung nâng cao tinh thần hứng khởi tham gia thi đấu cho VĐV. Nội dung HLV và chuyên gia tâm lý chuẩn bị bài đọc thầm gồm một hai câu ngắn gọn về mục tiêu thi đấu, một hai câu về đấu pháp và một hai câu “thề” quyết tâm thi đấu tốt.

Cách tiến hành: Trước thi đấu 2-3 ngày tiến hành cho VĐV chọn nơi thanh vắng ngồi ở tư thế xếp bằng, mắt nhắm và nhắc đi nhắc lại không thành tiếng các nội dung đọc thầm một lần vào sáng sớm một lần vào khoảng 8-9 giờ tối; đồng thời có thể sử dụng biện pháp này trước khi khởi động để thi đấu.

3.2.4. Kiểm định sự đồng thuận đối với các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam

Để tăng thêm tính khách quan và độ tin cậy trong việc lựa chọn các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam đề tài đã xác định thông qua phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là 22 nhà khoa học, chuyên gia tâm lý và HLV như đã trình bày ở phần 3.2.2.

Nội dung phỏng vấn là đánh giá mức độ quan trọng của các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo mà đề tài đã lựa chọn bằng phương pháp quan sát sư phạm và tổng hợp tài liệu tham khảo. Với cách đánh giá rất quan trọng (C3), quan trọng (C2), ít quan trọng (C1).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022