Các biện pháp được lựa chọn đều nhằm khắc phục các nguyên nhân tạo ra trạng thái tâm lý xấu như nôn nóng muốn giành thắng lợi hoặc sợ thua, rụt rè thiếu kiên định, ý chí quyết đấu, động cơ thi đấu chưa rò rệt v.v... Từ đó dùng các biện pháp đồng bộ nhằm giải tỏa căng thẳng tâm lý hoặc nâng cao tính hăng hái và động cơ đúng mực trong thi đấu để có được trạng thái bình tĩnh, minh mẫn quyết tâm thi đấu, ý chí quyết thắng cho VĐV.
Một trong những điểm nhấn của đề tài là việc lựa chọn đồng bộ các biện pháp trong thời gian tập luyện nhẹ và khởi động trước thi đấu với thời lượng không quá 3 ngày. Vì vậy, biện pháp sử dụng các biện pháp tâm lý trước thi đấu được đề tài coi là biện pháp then chốt.
Tóm lại với qui trình lựa chọn chặt chẽ và với kết quả lựa chọn các biện pháp mà đề tài đã có được qua nghiên cứu được trình bày ở trên đã đảm bảo được tính khoa học và có độ tin cậy cao.
3.3. Đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm
(1) Phân nhóm thực nghiệm.
Đối tượng thực nghiệm được chọn là 18 VĐV Kumite có trình độ từ cấp 1 đến kiện tướng của đội tuyển Karatedo quốc gia Việt Nam.
Trước khi tiến hành thực nghiệm đề tài dựa vào đẳng cấp lứa tuổi và thực trạng biểu hiện các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV ở trận đấu gần nhất trước đó (cụ thể là trận đấu giữa tháng 4/2015 tại Hà Nội) để phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm.
Căn cứ kết quả lựa chọn 5 biện pháp chung và 16 biện pháp riêng nhằm khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song, giữa nhóm đối chứng (9 VĐV trong đó 6 nam và 3 nữ) và thực
nghiệm (9 VĐV trong đó 6 nam và 3 nữ) với các hạng cân của mỗi nhóm tương ứng.
Khi xác định hiệu quả của các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam đã lựa chọn, đề tài căn cứ vào kết quả khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu để đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp này tới trạng thái tâm lý của VĐV. Trạng thái xấu bao gồm: Sốt xuất phát, Thờ ơ, Không phân biệt. Trạng thái tốt là trạng thái sẵn sàng thi đấu.
Sau khi sơ bộ phân nhóm đề tài đã tiến hành so sánh tuổi và số năm tham gia huấn luyện.
So sánh tỷ lệ các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Thực nghiệm và đối chứng ở cả 2 giới tính nam và nữ. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. So sánh một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của VĐV trước thực nghiệm sư phạm
Chỉ số so sánh | Nhóm thực nghiệm | Nhóm đối chứng | t | P | |||
δ | δ | ||||||
Nam | Tuổi đời | 21.2 | 2.01 | 21.4 | 2.01 | 0.897 | >0.05 |
Số năm tập luyện | 7.8 | 0.76 | 7.9 | 0.76 | 0.485 | >0.05 | |
Số lần tham gia thi đấu quốc gia và quốc tế | 13.8 | 1.35 | 14.1 | 1.35 | 0.561 | >0.05 | |
Nữ | Tuổi đời | 20.7 | 1.95 | 20.9 | 1.95 | 0.672 | >0.05 |
Số năm tập luyện | 8.1 | 0.75 | 8.2 | 0.75 | 0.425 | >0.05 | |
Số lần tham gia thi đấu quốc gia và quốc tế | 14.5 | 1.40 | 15.1 | 1.40 | 0.492 | >0.05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lựa Chọn Xây Dựng Các Biện Pháp Điều Chỉnh Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
- Biện Pháp Điều Chỉnh Trạng Thái Tâm Lý Sốt Xuất Phát Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam.
- Độ Tin Cậy Kết Quả Phỏng Vấn Các Biện Pháp Khắc Phục Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam (N = 22)
- Kết Quả Khắc Phục Trạng Thái Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Sau 12 Tháng Thực Nghiệm
- Biện Pháp Điều Chỉnh Trạng Thái Tâm Lý Sốt Xuất Phát.
- Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam - 18
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Qua kết quả trình bày ở bảng 3.15 cho thấy: Cả 3 chỉ số so sánh là tuổi đời, số năm tập luyện và số lần tham gia thi đấu các giải quốc gia và quốc tế của VĐV nam và nữ ở giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Sự khác biệt là không có ý nghĩa. Hay nói
cách khác tuổi đời, số năm tập luyện và số lần tham gia thi đấu các giải quốc gia và quốc tế của VĐV nam và nữ giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.
(2) Xây dựng nội dung và tiến trình thực nghiệm.
Nội dung thực nghiệm đối với nhóm đối chứng.
Trong suốt quá trình thực nghiệm nhóm đối chứng thực nghiệm các nội dung kế hoạch và các biện pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lý như kế hoạch huấn luyện vẫn được sử dụng cho VĐV Karatedo cấp cao. Trong đó vẫn sử dụng nội dung và thời lượng huấn luyện 36 giờ, trong điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu vẫn sử dụng các biện pháp thống kê đã được trình bày trong phần thực trạng sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý.
Riêng đối với nhóm thực nghiệm được triển khai thực hiện 5 biện pháp.
Biện pháp tăng cường nhận thức về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý đối với việc nâng cao hiệu quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Biện pháp này được triển khai ngay từ tháng đầu tiên của quá trình thực nghiệm.
Nội dung là mời chuyên gia tâm lý về phân tích tầm quan trọng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý. Mối quan hệ giữa huấn luyện và điều chỉnh tâm lý với huấn luyện kỹ chiến thuật thể lực và mối quan hệ giữa huấn luyện tâm lý với hiệu quả sử dụng các liệu pháp để khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV và HLV nâng cao được nhận thức và ý thức coi trọng công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong quá trình huấn luyện nâng cao thành tích cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Biện pháp tăng thêm nội dung và thời lượng huấn luyện kỹ năng tâm lý. Nội dung và thời lượng huấn luyện tâm lý được đưa vào kế hoạch huấn luyện năm của đội tuyển Karatedo Việt Nam.
Cụ thể là tăng thêm nội dung cách nhận biết và kỹ năng sử dụng các phương pháp tự điều chỉnh các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Tăng thêm số lần thi đấu cọ sát thời lượng huấn luyện tâm lý tăng từ 36 giờ lên 46 giờ và được phân mỗi tuần 2 giờ vào các tuần huấn luyện từ tuần 2 đến tuần 25 của kế hoạch huấn luyện của năm.
Biện pháp tăng cường thi đấu cọ sát trong kế hoạch huấn luyện các cuộc thi đấu nội bộ, thi đấu dã ngoại, thi đấu đối kháng v.v... được sắp xếp 2 tuần 1 lần (trừ thi đấu sư phạm trong tập luyện hàng ngày) vào kế hoạch huấn luyện hàng tháng và năm đội tuyển Karatedo Việt Nam.
Biện pháp tăng cường sử dụng các phương tiện kiểm tra có độ chính xác cao như phương tiện đo nhiệt độ da, độ run tay, mạch đập huyết áp v.v... để sớm phát hiện các trạng thái tâm lý xấu cho VĐV trước các cuộc thi đấu nói chung và đặc biệt là trong các cuộc thi đấu quan trọng.
Biện pháp sử dụng đồng bộ các biện pháp điều chỉnh tâm lý đã được lựa chọn trong điều chỉnh khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Trước các cuộc thi đấu HLV và chuyên gia tâm lý khi kiểm tra thấy VĐV có những biểu hiện của các trạng thái tâm lý xấu thì tùy theo từng trạng thái tâm lý xấu mà sử dụng đồng bộ 5 hoặc 6 liện pháp đã được lựa chọn để điều chỉnh tâm lý nhằm khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV.
Tiến trình thực nghiệm các biện pháp.
Để triển khai thực nghiệm ứng dụng các biện pháp nhằm khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Đề tài đã dựa vào kế hoạch huấn luyện cả năm 2016 của đội tuyển Karatedo cấp cao Việt Nam để xây dựng tiến trình ứng dụng các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV như bảng 3.16 trình bày.
Bảng 3.16. Tiến trình ứng dụng các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
Tháng ứng dụng | ||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
1 | | | | |||||||||
2 | | | | | | | | | | | | |
3 | | | | | | | | | | | | |
4 | | | | | | | | | | | | |
5 | | | | | | | | | | | | |
Qua bảng tiến trình 3.16 ta có thể dễ dàng nhận thấy. Ngoài biện pháp 1 là nâng cao nhận thức và ý thức coi trọng công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho HLV và VĐV để tạo ra tính tích cực chủ động trong huấn luyện nâng cao kỹ năng tự điều chỉnh và điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho HLV và VĐV được tiến hành sớm từ đầu của thực nghiệm và kéo dài khoảng 3 tháng để tạo ra sự chuyển biến thực sự về nhận thức và ý thức coi trọng huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong quá trình huấn luyện.
Còn lại 4 biện pháp được triển khai đồng bộ trong suốt cả năm huấn luyện để có thể nâng cao được các kỹ năng tự điều chỉnh tâm lý của VĐV và các kỹ năng phát hiện và sử dụng các biện pháp vào thực tế công tác điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV của các HLV và chuyên gia tâm lý.
(3) Thời gian thực nghiệm.
Được tiến hành trong 1 năm từ tháng 06/2015 đến tháng 6/2016.
(4) Địa điểm thực nghiệm.
Thực nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và các địa điểm tổ chức thi đấu Karatedo trong nước như: Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Bắc Ninh, Hà Nội vv...
(5) Phân công cán bộ trực tiếp điều hành thực nghiệm.
Nhóm đối chứng là các HLV của đội tuyển quốc gia điều hành thực
nghiệm. Nhóm thực nghiệm do bản thân cán bộ nghiên cứu phối hợp với HLV, VĐV cùng điều hành thực nghiệm; cả 2 nhóm có trình độ và thành tích ngang nhau.
(6) Kiểm tra – đánh giá: Kiểm tra, đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV được thực hiện ở các thời điểm: Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, sau 6 tháng và sau 12 tháng. Đánh giá sự khác biệt giữa hai nhóm ở thời điểm trước thực nghiệm thông qua kiểm định khi bình phương. Ở thời điểm sau 6 tháng và sau 12 tháng sử dụng hệ số Cramer’V để đanh giá mức độ liên kết giữa hai nhóm nghiên cứu về các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu. Sau 12 tháng, sử dụng thêm mô hình hồi quy Binary Logistic để xác định ảnh hưởng của các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu, cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu của các biện pháp qua kết quả thực nghiệm sư phạm
Sau 1 năm thực nghiệm sư phạm đề tài đã triển khai đồng bộ 5 biện pháp và đã đạt được các kết quả triển khai cụ thể như trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Các kết quả triển khai các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
Các biện pháp | Các kết quả triển khai | |
1 | Nâng cao nhận thức vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho HLV và VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam | Tổ chức được 3 buổi báo cáo chuyên đề của chuyên gia tâm lý về vai trò, tầm quan trọng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý, mối quan hệ giữa huấn luyện tâm lý với điều chỉnh tâm lý. Thông báo tình hình huấn luyện và điều chỉnh tâm lý ở nước ngoài… |
2 | Tăng nội dung và thời lượng huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam | Tăng thêm nội dung lý luận về cách nhận biết các loại tâm lý xấu và cách sử dụng các phương pháp, phương tiện điều chỉnh tâm lý. Tăng cường thời lượng huấn luyện kỹ năng tự điều chỉnh tâm lý, tăng cường vận dụng vào thực tế thi đấu cọ sát. |
3 | Tăng cường cho VĐV | Đã tăng thêm được 3 cuộc thi đấu giao lưu. |
tham gia các cuộc đấu nội bộ và thi đấu dã ngoại | 3 cuộc thi đấu nội bộ 3 cuộc thi đấu mới 3 cuộc thi đấu đối kháng với 2-3 đối thủ | |
4 | Sử dụng các phương tiện kiểm tra đa dạng để phát hiện sớm trạng thái tâm lý xấu ở VĐV | Trong quá trình triển khai đã sử dụng 2 phương tiện hiện đại là giấy dán xác định nhiệt độ ngoài da và thước Teromore đo độ run của tay và tiến hành kiểm tra VĐV trước 1-3 ngày trước thi đấu |
5 | Sử dụng đồng bộ các biện pháp điều chỉnh tâm lý thích hợp và đặc hiệu cho từng trạng thái tâm lý xấu khác nhau | Đề tài đã triển khai sử dụng các liệu pháp ngồi thiền, ám thị và tự kỷ ám thị, xoa bóp, thả lỏng, cho xem phim, nghe nhạc nhẹ giảm lượng vận động tập luyện; khởi động trước thi đấu kết hợp huấn luyện chiến thuật, khi VĐV mất ngủ bác sĩ dùng liệu pháp xoa bóp sử dụng thuốc an thần cho nhóm VĐV có tâm lý sốt xuất phát. Riêng nhón VĐV có tâm lý thờ ơ và không phân biệt thì sử dụng liệu pháp tự kỷ ám thị cho VĐV nghe nhạc, xem phim vui nhộn, tăng lượng vận động, tập nhẹ và khởi động trước thi đấu, kết hợp huấn luyện chiến thuật trước trận đấu. Công bố giải thưởng sớm cho VĐV tạo động cơ thi đấu với mức độ khác nhau v.v… |
Kết quả thực nghiệm: Ở thời điểm trước thực nghiệm, kết quả thống kê tỷ lệ VĐV có trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng được trình bày ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của hai nhóm ở thời điểm trước thực nghiệm
Trạng thái | Nhóm thực nghiệm | Nhóm đối chứng | 2 | P | |
1 | Sốt xuất phát | 5 | 3 | 1.167 | 0.558 |
55.6% | 33.3% | ||||
2 | Thờ ơ | 2 | 2 | ||
22.2% | 22.2% | ||||
3 | Không phân biệt | 2 | 4 | ||
22.2% | 44.4% | ||||
Tổng | 9 | 9 |
Từ kết quả thu được ở bảng 3.18 cho thấy: Tỷ lệ VĐV có trạng thái tâm lý sốt xuất phát ở nhóm thực nghiệm chiếm 55.6% và cao hơn nhóm đối chứng, tỷ lệ 33.3%. Nhưng tỷ lệ VĐV có trạng thái tâm lý không phân biệt của nhóm đối chứng chiếm 44.4% lại cao hơn nhóm thực nghiệm, tỷ lệ 22.2%. Trạng thái thờ ơ giữa hai nhóm là tương đương nhau, đều chiếm tỷ lệ 22.2%. Sử dụng kiểm định khi bình phương (2) thu được giá trị 1.167 ở ngưỡng P = 0.558 > 0.05, nên giữa hai nhóm không có sự khác biệt. Như vậy, tỷ lệ VĐV xuất hiện các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu ở hai nhóm vào thời điểm trước thực nghiệm là tương đương nhau.
Ở thời điểm sau thực nghiệm 6 tháng, kết quả xác định hiệu quả các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu giữa hai nhóm được trình bày ở bảng 3.19.
Bảng 3.19. Kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu sau 6 tháng thực nghiệm
Trạng thái | Khắc phục | Nhóm thực nghiệm | Nhóm đối chứng | Hệ số Cramer’V | |
1 | Sốt xuất phát | Xấu | 1 | 2 | 0.4** |
11.1% | 22.2% | ||||
2 | Thờ ơ | 1 | 2 | ||
11.1% | 22.2% | ||||
3 | Không phân biệt | 2 | 4 | ||
22.2% | 44.4% | ||||
Tổng | 4 | 8 | |||
4 | Sẵn sàng | Tốt | 5 | 1 | |
55.6% | 11.1% | ||||
Tổng | 5 | 1 | |||
Mức độ kết nhóm: * Yếu; ** Vừa phải; *** Mạnh |
Từ kết quả thu được ở bảng 3.19 cho thấy: Tỷ lệ VĐV có trạng thái tâm lý sẵn sàng thi đấu (khắc phục tốt) ở nhóm thực nghiệm chiếm 55.6% và cao