Biểu đồ 3.5. Kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
Qua kết quả trình bày ở bảng 3.10 và biểu đồ 3.5 cho thấy: Nhìn chung hiệu quả khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu đối với VĐV cấp cao Việt Nam còn tương đối thấp có tới 18/51 lượt VĐV có các trạng thái tâm lý xấu còn chưa được khắc phục. Trong khi đó chỉ có 23,53 % là được khắc phục tốt. Tỷ lệ khắc phục được các trạng thái tâm lý xấu cụ thể như: Các trạng thái tâm lý thờ ơ và không phân biệt có tỷ lệ cao từ 37 đến 40% số trường hợp mắc chưa được khắc phục.
Kết quả kiểm định sự khác biệt trong phân loại kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (Không rò ràng; Tương đối tốt; Rất tốt) ở các trạng thái tâm lý (Sốt xuất phát; Thờ ơ; Không phân biệt) của nam và nữ. Giá trị kiểm định Fisher thu được với P = 0.986, như vậy là kết quả khắc phục giữa các loại là không có sự khác biệt rò rệt. Từ đó ảnh hưởng tương đối lớn tới kết quả và hiệu suất thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
3.1.4. Các tiêu chí đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV Karatedo trước thi đấu.
Để xác định các tiêu chí đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV Karatedo trước thi đấu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 38 HLV đã và đang tham gia huấn luyện VĐV Karatedo từ cấp đội tuyển quốc gia tới các đội của các tỉnh, thành và các trung tâm Karatedo mạnh trên toàn quốc theo mẫu phiếu phỏng vấn số (ở phụ lục) Các tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý
luận về trạng thái tâm lý trước khởi thi của các nhà tâm lý học trong và ngoài nước về đặc tính biểu hiện cảm xúc của VĐV; ngữ điệu và nội dung câu nói của VĐV; hành động của VĐV và sự tập trung chú ý của VĐV trong thời điểm trước khi họ tham gia thi đấu. kết quả được trình bày tại bảng 3.11
Bảng 3.11. Kết quản phỏng vấn các huấn luyện viên về tiêu chí đánh giá trạng thái tâm lý của VĐV Karatedo trước thi đấu (n = 38).
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ | TRẠNG THÁI TÂM LÝ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN | ||||||||
SẴN SÀNG THI ĐẤU | SỐT XUẤT PHÁT | THỜ Ơ | KHÔNG PHÂN BIỆT | ||||||
Mi | % | Mi | % | Mi | % | Mi | % | ||
I | ĐẶC TÍNH BIỂU HIỆN CẢM XÚC CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN | ||||||||
1 | Nét mặt bình thản, tự tin, hơi thở đều đặn, ánh mắt sáng long lanh. | 37 | 97,3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 2,7 |
2 | Nét mặt căng thẳng, răng nhe ra, môi há hốc về phía trước, nét mặt thể hiện thiếu hài hòa rò nét; tần sô hô hấp mau, không đều. | 0 | 0 | 38 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Sắc mặt bình thường, hơi có biểu hiện lãnh đạm; mép hơi nhếch lên; hơi thở không nhịp nhàng. | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 5,3 | 36 | 94,7 |
4 | Sắc mặt tái nhợt, mép trễ xuống nhiều; tần số hô hấp hỗn loạn, thở ngắt quãng và thường nín thở. | 0 | 0 | 0 | 0 | 36 | 94,7 | 2 | 5,3 |
II | NGỮ ĐIỆU VÀ NỘI DUNG CÂU NÓI CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN | ||||||||
1 | Nói nhiều, giọng nói gay gắt và rất không hài lòng. | 0 | 0 | 38 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Bình thường, giọng nói không ổn định. | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | 7,9 | 35 | 92,1 |
3 | Thoải mái, rất tự nhiên. | 38 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
4 | Hơi mệt mỏi, thiếu sảng | 0 | 0 | 0 | 0 | 35 | 92,1 | 3 | 7,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Thực Trạng Công Tác Huấn Luyện Và Điều Chỉnh Tâm Lý Thi Đấu Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
- Thực Trạng Nhận Thức Của Hlv Về Vai Trò Của Huấn Luyện Và Điều Chỉnh Tâm Lý Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
- Thực Trạng Diễn Biến Các Trạng Thái Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam (N = 126 Lượt Thi Đấu)
- Lựa Chọn Xây Dựng Các Biện Pháp Điều Chỉnh Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
- Biện Pháp Điều Chỉnh Trạng Thái Tâm Lý Sốt Xuất Phát Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam.
- Độ Tin Cậy Kết Quả Phỏng Vấn Các Biện Pháp Khắc Phục Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam (N = 22)
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
khoái và không hài lòng. | |||||||||
III | HÀNH ĐỘNG CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN | ||||||||
1 | Động tác không có sự phối hợp nhịp nhàng, dùng sức rò nét. Những động tác đơn lẻ kèm theo chuyển động toàn thân. Đứng ngồi không yên: hối hả hoặc lơ đãng. | 0 | 0 | 38 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Động tác vụng về, run cả tay lẫn chân. | 0 | 0 | 0 | 0 | 38 | 100 | 0 | 0 |
3 | Động tác phối hợp một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển. | 38 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
4 | Động tác tuy phối hợp nhịp nhàng nhưng thiếu tự nhiên, hơi thả lỏng, thiếu sự gắng sức. | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 38 | 100 |
IV | CÁC SỰ BIỂU HIỆN VỀ SỰ TẬP TRUNG CHÚ Ý CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN | ||||||||
1 | Sự tập trung chú ý cao, lắng nghe chăm chú chỉ dẫn của HLV. VĐV tin vào khả năng của mình. | 38 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Không tập trung, bình thản và thờ ơ với chỉ dẫn của HLV. | 0 | 0 | 0 | 0 | 38 | 100 | 0 | 0 |
3 | Thiếu tập trung; hay quên những chỉ dẫn của HLV. Tâm trạng thiếu ổn định. | 0 | 0 | 35 | 92,1 | 0 | 0 | 3 | 7,9 |
4 | Chú ý bị phân tán, không tập trung vào nhiệm vụ thi đấu hoặc chỉ dẫn của HLV. Thiếu quan sát các hiện tượng xung quanh. Quá tự tin vào khả năng của mình. | 0 | 0 | 3 | 7,9 | 0 | 0 | 35 | 92,1 |
Kết quả nghiên cứu cho phép đề tài rút ra những nét đặc trưng của các trạng thái trước khởi thi của VĐV Karatedo.
(1) .Trạng thái sẵn sàng thi đấu.
- Nét mặt bình tĩnh tự tin, hơi thở đều đặn, ánh mắt sáng long lanh (37/38 HLV – chiếm 97,3 %).
- Ngữ điệu và nội dung câu nói của VĐV rất thoải mái, tự nhiên (38/38 HLV – chiếm 100%).
- Hành động của VĐV: động tác phối hợp một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển (38/38 HLV – chiếm 100%).
- Sức tập trung chú ý của VĐV cao, chăm chú lắng nghe các chỉ dẫn của HLV. VĐV rất tự tin vào khả năng của mình (38/38 HLV – chiếm 100%).
(2). Trạng thái tâm lý “Sốt xuất phát”.
- Cảm xúc của VĐV thể hiện nét mặt căng thẳng, răng nhe ra, môi há hốc về phía trước; nét mặt thiếu hài hòa rò nét; tần số hô hấp mau và không đều (38/38 HLV – chiếm 100%).
- Ngữ điệu và nội dung câu nói của VĐV: có biểu hiện nói nhiều, gay gắt và rất không hài lòng (38/38 HLV – chiếm 100%).
- Về hành động của VĐV: động tác không có sự phối hợp nhịp nhàng, dùng sức rò nét, những động tác đơn lẻ kèm theo chuyển động toàn thân; đứng ngồi không yên; hối hả hoặc lơ đãng.
- Về sự tập trung chú ý: VĐV hay quên những chỉ dẫn của HLV; tâm trạng thiếu ổn định.
(3). Trạng thái tâm lý “Thờ ơ”.
- Cảm xúc của VĐV cho thấy sắc mặt họ bình thường và hơi có biểu hiện lãnh đạm; mép hơi nhếch lên; hơi thở không nhịp nhàng.
- Ngữ điệu giọng nói có vẻ mệt mỏi, thiếu sảng khoái và không hài
lòng.
- Động tác cảu VĐV vụng về; run cả tay lẫn chân.
- VĐV không tập trung chú ý thể hiện sự sao lãng, bình thản thờ ơ với
chỉ dẫn của HLV.
(4). Trạng thái tâm lý “Không phân biệt”.
- Sắc mặt cảu VĐV tái nhợt, mép trễ xuống nhiều; tần số hô hấp hỗn loạn, thở ngắt quãng và thường nín thở.
- VĐV nói năng bình thường tuy nhiên ngữ điệu giọng nói không ổn
định.
- Động tác của VĐV bị phân tán, không tập trung vào nhiệm vụ thi đấu
hoặc chỉ dẫn của HLV. VĐV thiếu quan sát các hiện tượng xung quanh, quá tự tin vào khả năng của mình.
3.1.5. Bàn luận
Thực tiễn và lý luận thể thao thành tích cao chứng tỏ rằng. Tâm lý thi đấu của VĐV là 1 thành tố quan trọng cấu thành thành tích thể thao, (Harre, Điền Mạch Cửu, Diên Phong). Các tác giả lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao như Harre, Điền Mạch Cửu, Diên Phong còn cho rằng trong không ít trường hợp diễn ra thi đấu ngang sức ngang tài tâm lý có vai trò quyết định thắng lợi thực tế này không chỉ xảy ra trong các môn thi đấu đối kháng gián tiếp như cả ở các môn bóng đồng đội như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bắn súng, thể dục, bơi lội mà còn thể hiện rất rò trong các môn thi đấu đối kháng trực tiếp như các môn vò, boxing, đấu kiếm, vật…
Bởi lẽ khi VĐV có trạng thái tâm lý tốt sẽ tiết kiệm được năng lượng cơ thể và phát huy năng lượng này trong những trường hợp quyết định.
Các nhà khoa học tâm lý trong và ngoài nước như Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem (Việt Nam), Mã Khởi Vĩ, Trương Lục Vi (Trung Quốc) Caosimmen (Mỹ)... đều cho rằng để có trạng thái tâm lý tối ưu (trạng thái tâm lý sẵn sàng thi đấu). VĐV cần được huấn luyện để có các kỹ năng tự điều chỉnh tâm lý mặt khác cũng cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý trong việc sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý hiệu quả để khắc phục các trạng thái tâm lý xấu có thể đến với các VĐV.
Song các học giả tâm lý trên cũng nhấn mạnh rằng cần phải coi trọng công tác huấn luyện kỹ năng tâm lý cơ bản như tự điều chỉnh, tự kiềm chế
một cách chủ động có ý thức đối với mọi hành vi và các hoạt động tâm lý của bản thân bằng các biện pháp thủ pháp đã được chuyên gia tâm lý và các HLV trang bị.
Các chuyên gia tâm lý trên còn nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ giữa huấn luyện và điều chỉnh tâm lý. Họ cho rằng: Hiệu quả điều chỉnh tâm lý trong chừng mực rất lớn quyết định bởi hiệu quả huấn luyện kỹ năng tâm lý trong quá trình huấn luyện của VĐV.
Để huấn luyện và điều chỉnh tâm lý có hiệu quả các học giả huấn luyện học và tâm lý học đều cho rằng nhận thức rò vai trò quan trọng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý của HLV và VĐV là rất quan trọng.
Để có cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn các biện pháp nhằm khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam, đề tài đã khảo sát các nội dung sau:
Thực trạng nhận thức vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong huấn luyện và thi đấu thể thao của HLV và VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Qua khảo sát 38 HLV và 44 VĐV (trong đó có 18 nữ và 26 nam) đã cho thấy cả HLV và VĐV cấp cao đều chưa nhận thức hết mức độ rất quan trọng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong việc nâng cao trình độ kỹ chiến thuật thể lực và giành kết quả tốt nhất trong thi đấu thể thao. Đề tài cho rằng chính nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong tập luyện và thi đấu thể thao đã làm giảm thiểu hiệu quả điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV. Đặc biệt là vai trò của huấn luyện tâm lý trong việc điều chỉnh khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV cũng chỉ có tỷ lệ rất thấp. Như vậy, đã làm giảm thiểu hiệu quả vận dụng các kỹ năng điều chỉnh khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Bởi lẽ nhận thức thường quyết định hành động; Vì vậy để nâng cao chất lượng, hiệu quả huấn luyện và điều chỉnh tâm lý nhằm khắc phục trạng
thái tâm lý xấu cho VĐV Karatedo, nhất thiết phải nâng cao nhận thức đối với vai trò hết sức quan trọng của công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho cả HLV và VĐV, để từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả của huấn luyện kỹ năng điều chỉnh tâm lý thì mới có thể khắc phục tốt các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV.
Bàn về thực trạng nội dung và thời lượng của kế hoạch huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao.
Các học giả tâm lý trong và ngoài nước như Rudich (Nga), Mã Khởi Vĩ, Trương Lục Vi (Trung Quốc), Caosimmen (Mỹ), Phạm Ngọc Viễn (Việt Nam) đều có cùng quan điểm cho rằng huấn luyện tâm lý là quan trọng là nền tảng cho việc vận dụng các kỹ năng điều chỉnh để tự điều chỉnh tâm lý thi đấu cho VĐV. Vì vậy, nếu huấn luyện tâm lý tốt, có hiệu quả sẽ trực tiếp nâng cao hiệu quả điều chỉnh tâm lý, khắc phục có hiệu quả đối với các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV.
Chất lượng hiệu quả huấn luyện tâm lý phụ thuộc rất lớn vào nội dung thời lượng và phương pháp huấn luyện. Xuất phát từ quan điểm đó đề tài đã đi sâu tìm hiểu khảo sát thực trạng nội dung thời lượng và phương pháp huấn luyện của các HLV đã và đang huấn luyện cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác huấn luyện tâm lý trình bày có thể thấy:
Nội dung của huấn luyện tâm lý chưa phong phú, chủ yếu tập trung
vào:
Phân tích các trạng thái tâm lý thường gặp trong tập luyện và thi đấu
thể thao.
Các yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý của VĐV.
Các phương pháp cơ bản nâng cao kỹ năng điều chỉnh tâm lý.
Về thực hành tập trung vào việc tập luyện nâng cao kỹ năng tự điều chỉnh và rèn luyện năng lực điều chỉnh và tự điều chỉnh các trạng thái tâm lý trong thi đấu.
Tổng thời lượng lý thuyết là 6 giờ và thực hành là 30 giờ. Nếu so với tổng thời gian tập luyện 1 năm là 1.320 giờ thì chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là (2,72%). Để làm rò thực trạng nội dung và thời lượng huấn luyện còn quá thấp. Đề tài đã so sánh với số giờ huấn luyện tâm lý của đội tuyển Karatedo Nhật Bản đã chứng tỏ Nhật Bản có tổng số giờ huấn luyện tâm lý cao hơn hẳn Việt Nam (60 giờ so với 36 giờ) trong đó số giờ lý thuyết và số giờ vận dụng các kỹ năng điều chỉnh tâm lý trong thi đấu đều cao hơn Việt Nam. Điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải coi trọng nâng cao nội dung và thời lượng huấn luyện tâm lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Bàn luận về thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng các biện pháp huấn luyện và điều chỉnh nhằm khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Mục đích cuối cùng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý là giúp VĐV khắc phục được các trạng thái tâm lý xấu để đưa VĐV vào trạng thái tâm lý sẵn sàng tập luyện và thi đấu nhằm đạt được kết quả tối ưu trong tập luyện và thi đấu. Để thực hiện được mục đích này cần có các biện pháp không những đối với công tác huấn luyện và còn phải chú trọng tới việc sử dụng hợp lý hiệu quả các biện pháp điều chỉnh nhằm khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV.
Để có cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn các biện pháp điều chỉnh tâm lý đề tài đã khảo sát 3 nội dung chính là:
Thực trạng diễn biến các trạng thái tâm lý xấu ở VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.