Thực Trạng Diễn Biến Các Trạng Thái Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam (N = 126 Lượt Thi Đấu)


Trạng thái sốt xuất phát: Mạch đập yên tĩnh cao hơn bình thường từ 45 lần/phút trở lên; Huyết áp tâm thu và tâm trương đều cao hơn bình thường từ 20 – 40mmHg; Nhiệt độ gia tăng từ 1 độ trở lên; Độ run (test Teromon) từ 0,7 mm trở lên; Trước đó mất ngủ và đi giải nhiều lần.

Trạng thái thờ ơ: Mạch đập, huyết áp tăng không đáng kể chỉ dưới 10 lần/phút và huyết áp chỉ tăng dưới 10 mmHg; Nhiệt độ da không tăng hoặc tăng không đáng kể dưới 0,2%; Độ run tăng không rò rệt; Ngủ và tiểu tiện bình thường.

Trạng thái không phân biệt: Đặc trưng của trạng thái tâm lý này là các tiêu chí đánh giá trên không ổn định diễn biến lúc tăng cao lúc giảm thấp.

Dựa trên các tiêu chí đã được xác định này đề tài đã cùng tiến hành kiểm tra phân loại trên đối tượng kiểm tra thông qua phương pháp kiểm tra y học, ghi chép và sử dụng dụng test như trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu.

Kết quả kiểm tra phân loại được trình bày ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.4.

Bảng 3.8. Thực trạng diễn biến các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n = 126 lượt thi đấu)



TT

Trạng thái tâm lý

Nam VĐV (72 lượt)

Nữ VĐV (54 lượt)

TĐ1

TĐ2

TĐ3

Tổng

TĐ1

TĐ2

TĐ3

Tổng


1


Sốt xuất phát


5


4


4

13


4


3


3

10

18.1%

18.5%


2


Thờ ơ


2


2


1

5


2


1


2

5

6.9%

9.3%


3

Không phân biệt


4


3


3

10


3


3


2

8

13.9%

14.8%


Tổng

11

9

8

28

9

7

7

23


Tỷ lệ %

15.3

12.5

11.1

38.9

16.7

13.0

13.0

42.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


Biểu đồ 3 4 Phân bố các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu theo các đợt 1


Biểu đồ 3.4. Phân bố các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu theo các đợt thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam


Qua kết quả trình bày ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.4 có thể thấy rất rò: Số lượt VĐV cả nam và nữ có trạng thái tâm lý sốt xuất phát có số lượng lớn nhất. Với nam là 13/72 số trận thi đấu chiếm tỷ lệ 18.1% nữ có 10/54 số trận thi đấu chiếm tỷ lệ 18.5% số lượt thi đấu.

Ở trạng thái đâm lý thờ ơ thì nam có 5/7 trận thi đấu chiếm tỷ lệ 6.9% nữ có 5/54 chiếm tỷ lệ 9.3% số trận thi đấu.

Trong khi đó trạng thái không phân biệt nam có 10/72 lượt thi đấu chiếm tỷ lệ 13.9% ở nữ là 8/54 trận thi đấu chiếm tỷ lệ 14.8%.

Tổng số lượt trận thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam xuất hiện các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu là 28/72 ở nam chiếm tỷ lệ 38.9%; và 23/54 ở nữ chiếm tỷ lệ 42.6%.

Qua số liệu trên ta có thể nhận thấy là tỷ lệ VĐV xuất hiện các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu là tương đối lớn, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.


(2) Thực trạng sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Để khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp tâm lý nhằm khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của các HLV và chuyên gia tâm lý cho các VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Đề tài đã tiến hành thu thập số liệu bằng hai phương pháp là quan sát sư phạm và phỏng vấn bằng phiếu hỏi về việc các HLV và chuyên gia đã sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý gì? Thời lượng và cách tiến hành kết quả khảo sát được trình bày ở phụ lục

3. Kết quả tóm tắt được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Thực trạng sử dụng các biện pháp khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n=13)


TT


Trạng thái tâm lý

Số lượng biện pháp khắc phục đã sử dụng

Mức độ sử dụng

Tổng số

Thường xuyên

Thường xuyên

1

Sốt xuất phát

7

5

2

9

4

2

Thờ ơ

8

5

3

9

4

3

Không phân biệt

7

4

3

8

5


Tổng

22

14

8

26

13


Ước tính tỷ lệ mức sử dụng thường xuyên

0.64

0.67


Khoảng tin cậy 95%

0.408 - 0.820

0.497 - 0.804


2

1.136

3.692


P

0.286

0.055


Qua kết quả khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam thu được ở bảng 3.9 cho thấy:

Ước tính tỉ lệ số lượng các biện pháp khắc phục tâm lý xấu ở mức độ sử dụng thường xuyên là 0.64, và khoảng tin cậy 95% là 0.408 đến 0.820. Giá trị khi bình phương là 1.136, với trị số P = 0.286, không có sự khác biệt. Như


vậy, số lượng các biện pháp khắc phục tâm lý xấu có tỉ lệ sử dụng thường xuyên cao hơn 40%.

Ước tính tỉ lệ lượt HLV sử dụng các biện pháp khắc phục tâm lý xấu ở mức độ thường xuyên là 0.67, và khoảng tin cậy 95% là 0.497 đến 0.804. Giá trị khi bình phương là 3.692, với trị số P = 0.055, không có sự khác biệt. Như vậy, số lượt HLV sử dụng các biện pháp khắc phục tâm lý xấu có tỉ lệ HLV sử dụng thường xuyên cao hơn 49%.

Chi tiết về nội dung các biện pháp khắc phục, cách thức sử dụng, thời lượng sử dụng cho 3 trạng thái tâm lý xấu (Sốt xuất phát, Thờ ơ, Không phân biệt) được đề tài trình bày cụ thể và tóm tắt ở phụ lục 3.

Như vậy, cả về số lượng các biện pháp được sử dụng thường xuyên và số lượt HLV sử dụng thường xuyên đều không có sự khác biệt, chiếm tỷ lệ thấp trong khắc phục trạng thái tâm lý xấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

(3) Thực trạng hiệu quả điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Để làm rò thêm thực trạng huấn luyện và điều chỉnh tâm lý nhằm khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam, đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng hiệu quả khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao.

Trước khi khảo sát thực trạng hiệu quả khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu đề tài đã tổng hợp tư liệu chuyên môn về tâm lý học thể thao của Phạm Ngọc Viễn của Việt Nam, Khởi Vĩ và Trương Lục Vi của Trung Quốc. Kết quả đã tổng hợp được các tiêu chí đánh giá như sau:

1) Đối với trạng thái tâm lý sốt xuất phát.

Nếu giảm dưới 0,3 độ là hiệu quả không rò ràng.

Tiêu chí nhiệt độ da trước khi khởi động nên từ nhiệt độ 1 độ 3 trở lên.


Nếu giảm nhiệt độ 0,3 độ là có hiệu quả tốt. Nếu giảm được từ 0,4 độ đến 0,5 độ là rất tốt.

Độ run tay: Nếu từ 0,9 cm trở lên, nếu giảm được 2 – 3 mm thì hiệu quả không rò ràng, nếu giảm được 4 – 5 mm thì hiệu quả là tương đối tốt.

Nếu giảm được từ 6 – 7 mm là rất tốt.

Mạch đập giảm còn trên dưới 100l/p là không rò ràng, yên tĩnh trước khởi động thi đấu.

Mạch đập yên tĩnh từ trên dưới 90 l/p.

Nếu mạch đập trước khởi động khoảng trên dưới 80 l/phút là hiệu quả rất tốt.

Về huyết áp: Huyết áp tối đa và tối thiểu nếu trước khởi động và cao hơn huyết áp bình thường khoảng 25 – 30 mmHg là hiệu quả không rò ràng.

Nếu cao hơn huyết áp bình thường khoảng 15 – 20 mmHg là hiệu quả tốt, nếu cao hơn huyết áp bình thường từ 5 – 10 mmHg là hiệu quả rất tốt.

Về giấc ngủ sau 30 phút trở lên mới vào giấc ngủ được là hiệu quả không rò rệt.

Nếu 15 – 25 phút VĐV vào giấc ngủ được là hiệu quả tốt. Nếu VĐV chỉ cần 10-15 phút VĐV vào giấc ngủ là rất hiệu quả.

Ngoài ra số lần đi tiểu giảm trên ½ là không rò ràng, giảm ½ là tương đối tốt, giảm 2/3 là rất tốt.

2) Tiêu chí đánh giá hiệu quả huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Tiêu chí 1: Nhiệt độ da trước khởi động thi đấu tăng lên 0,1 – 0,3 độ là không rò rệt.

Nếu tăng từ 0,3 đến 0,5 độ là hiệu quả rò rệt. Nếu tăng lên từ 0,6 độ trở lên là hiệu quả rất tốt.

Tiêu chí độ run tay. Nếu độ run tay ở mức 1 – 2 mm là hiệu quả không

rò rệt.


Nếu độ run tay tăng lên 3-4 mm là hiệu quả tốt và độ run tay ở độ 5 -6 mm là rất tốt.

Tiêu chí mạch đập huyết áp.

Mạch yên tĩnh trước khởi động thi đấu cao hơn mạch bình thường 6-9 lần/phút huyết áp tăng 0,5 mmHg thì coi như hiệu quả không rò rệt.

Nếu mạch tăng 12 đến 18 lần/phút, huyết áp tối đa tối thiểu tăng 10- 15mmHg là hiệu quả tốt.

Nếu mạch đập tăng 18-30 lần/phút, huyết áp tăng 15-20 mmHg là hiệu quả rất tốt.

Tiêu chí giấc ngủ và số lần tiểu tiện:

Vào giấc sau 3-5 phút đi tiểu ít là chuyển biến không rò rệt. Nếu vào giấc sau 5-10 phút là chuyển biến tương đối tốt. Còn vào giấc sau 15-20 phút đi tiểu đêm dưới 1 lần là hiệu quả rất tốt.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả huấn luyện và điều chỉnh tâm lý:

Đối với VĐV có trạng thái tâm lý không phân biệt các tiêu chí đánh giá hiệu quả của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý như sau:

Tiêu chí mạch đập: Mạch đập đo 2 lần cách nhau 1 phút. Cao hơn mạch bình thường khoảng 5 – 10 lần/phút nhưng có sự chênh lệch giữa 2 lần đo khoảng 5 lần thể hiện hiệu quả chưa rò rệt.

Nếu 2 lần đo đều cao hơn từ 6-9 lần/phút và tương đối ổn định thì hiệu quả tương đối tốt.

Nếu mạch đập cao hơn bình thường từ 12-18 lần/phút và 2 lần đo không có sự chênh lệch là hiệu quả rất tốt.

Tiêu chí độ run tay:

Độ run nhỏ từ 1-2 mm nhưng không ổn định (có các độ run lớn 3-4 mm nhưng có độ chỉ 1-2 mm) thể hiện hiệu quả không rò rệt.

Độ run từ 2-3 mm tương đối ổn định thể hiện hiệu quả tương đối tốt. Độ run khoảng 3-4 mm tương đối ổn định thể hiện hiệu quả rất tốt.


Tiêu chí nhiệt độ da.

Nhiệt độ da cao hơn từ 0,2 – 0,3 độ nhưng có lúc xuống thấp 0,1 độ thể hiện hiệu quả không rò rệt.

Nhiệt độ da tăng lên từ 0,3 – 0,4 độ và tương đối ổn định là hiệu quả tương đối tốt.

Nhiệt độ da tăng lên từ 0,4 – 0,5 độ và tương đối ổn định thể hiện hiệu quả điều chỉnh khắc phục rất tốt.

Tiêu chí giấc ngủ và số lần tiểu tiện.

Vào giấc ngủ nhanh nhưng không sâu, số lần tiểu đêm 1 – 2 lần và đi tiểu tiện nhiều vào chập tối và sau khi đi ngủ được 2 – 3 tiếng thể hiện hiệu quả không rò ràng

Nếu vào giấc ngủ chậm hơn (khoảng 10-15 phút) nhưng giấc ngủ sâu, đi tiểu tiện đêm chỉ 1 lần thì hiệu quả tương đối tốt.

Nếu vào giấc ngủ sau 15 phút, ngủ sâu, đi tiểu đêm 1 hoặc 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 giờ trở lên là thể hiện hiệu quả rất tốt.

Sau khi đã tổng hợp được các tiêu chí để đánh giá hiệu quả huấn luyện và điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam, đề tài đã tiến hành tọa đàm. Cuộc tọa đàm được tổ chức vào ngày 18/4/2015 tại Hà Nội với 12 chuyên gia tâm lý và các nhà khoa học TDTT ở Viện khoa học TDTT, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội tham gia. Kết quả hội thảo cho thấy:

Có 11/12 số người được hỏi chiếm 91,66 % nhất trí cao với các tiêu chí mà đề tài đã tổng hợp đề xuất.

Có 1/12 ý kiến chiếm tỷ lệ 8,44% đề xuất nên có tiêu chí kết quả thi đấu để chứng minh thêm cho hiệu quả huấn luyện và điều chỉnh tâm lý. Song tiêu chí này rất khó khăn đánh giá vì kết quả nhất là thắng bại trong thi đấu còn phụ thuộc cả ở phía mạnh yếu của đối phương nên kết quả thi đấu chỉ có ý nghĩa tham khảo.


Vì vậy, đề tài đã chọn các tiêu chí trên để đưa vào kiểm định hiệu quả. Công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Thực trạng hiệu quả huấn luyện và điều chỉnh nhằm khắc phục trạng thái tâm lý xấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Để đánh giá hiệu quả khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu qua sử dụng các biện pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lý của các HLV Karatedo Việt Nam. Đề tài đã tiến hành kiểm tra trên xác định được 51 lượt VĐV trong 2 giải đấu toàn quốc và cúp quốc gia trong năm 2015. Trong đó có 23 lượt VĐV có trạng thái tâm lý sốt xuất phát trước thi đấu chiếm tỷ lệ 45.09%; 10 lượt VĐV có trạng thái tâm lý thờ ơ trước thi đấu chiếm tỷ lệ 19.60% và 18 lượt VĐV có trạng thái không phân biệt trước thi đấu chiếm tỷ lệ 35.29%.

Dựa vào tiêu chí đánh giá hiệu quả huấn luyện và điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu đã được xác định ở phần trên đề tài tiến hành phân loại hiệu quả. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 3.10 và biểu đồ 3.5.

Bảng 3.10. Thực trạng hiệu quả điều chỉnh tâm lý xấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n = 51 lượt thi đấu).


Giới tính

Trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu

Số lượt VĐV

Kết quả khắc phục

Không rò rệt

Tương đối tốt

Rất tốt

n

%

n

%

n

%


Nam

Sốt xuất phát

13

4

30.76

6

46.15

3

23.07

Thờ ơ

5

2

40.00

2

40.00

1

20.00

Không phân biệt

10

4

40.00

4

40.00

2

20.00


Nữ

Sốt xuất phát

10

3

30.00

4

40.00

3

30.00

Thờ ơ

5

2

40.00

2

40.00

1

20.00

Không phân biệt

8

3

37.50

3

37.50

2

25.00

Tổng cộng

51

18

35.29

21

41.76

12

23.53

Kiểm định Fisher


P = 0.986

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022