Kết Quả Khắc Phục Trạng Thái Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Sau 12 Tháng Thực Nghiệm


hơn nhóm đối chứng, tỷ lệ 11.1%. Hay nói cách khác là các biện pháp lựa chọn để khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV đã tỏ rò tính hiệu quả khi ứng dụng trên nhóm thực nghiệm. Tuy nhiên, để làm rò mức độ kết nhóm mạnh hay yếu giữa tác động của các biện pháp ứng dụng với kết quả khắc phục đã đạt được cho VĐV, đề tài đã xác định thông qua hệ số Cramer’V. Kết quả thu được với hệ số Cramer’V = 0.4, nằm trong khoảng 0.3

– 0.59 thuộc mức độ vừa phải. Như vậy, sau 6 tháng thực nghiệm thì tác động của các biện pháp đến kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam đã có hiệu quả, song chưa mạnh.

Ở thời điểm sau thực nghiệm 12 tháng, kết quả xác định hiệu quả các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu giữa hai nhóm được trình bày ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu sau 12 tháng thực nghiệm


TT


Trạng thái


Khắc phục

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

Hệ số Cramer’V


1


Sốt xuất phát


Xấu

0

2


0.6***

-

22.2%

2

Thờ ơ

0

1

-

11.1%


3

Không phân biệt

1

4

11.1%

44.4%


Tổng


1

7


4


Sẵn sàng


Tốt

8

2

88.9%

22.2%


Tổng


8

2

Mức độ kết nhóm: * Yếu; ** Vừa phải; *** Mạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam - 16


Từ kết quả thu được ở bảng 3.20 cho thấy: Tỷ lệ VĐV có trạng thái tâm lý sẵn sàng thi đấu (khắc phục tốt) ở nhóm thực nghiệm chiếm 88.9% và cao hơn nhóm đối chứng, tỷ lệ 22.2%. Hệ số Cramer’V = 0.6, nằm trong khoảng

0.6 – 1 thuộc mức độ mạnh.

Như vậy, sau 12 tháng ứng dụng các biện pháp đã có hiệu quả mạnh đến kết quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao.

Sử dụng hồi quy Binary Logistic để ước lượng ảnh hưởng của các biện pháp khắc phục tâm lý. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.21.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các biện pháp khắc phục tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam


TT


Nhóm

Kết quả khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu


Tổng


Tỷ lệ chênh lệch

Xấu

Tốt

1

Thực nghiệm

1

8

9

0.125

2

Đối chứng

7

2

9

3.500


Tổng

8

10

18

0.800

Ước tính điểm và khoảng tin cậy 95 %:

------------------------------------------------------------------ Tỷ lệ rủi ro 0.14 (0.02, 0.94)

- Tỷ lệ chênh lệch 0.04 (0.00, 0.48)

- Rủi ro * -66.67 (-100.71, -32.62)

- Rủi ro các biện pháp* -33.33 (-68.90, 2.23)

- Tỷ lệ rủi ro trong tiếp xúc(%) -600.00 (-4490.11, -6.75)

- Tỷ lệ rủi ro các biện pháp (%) -75.00 (-166.00, -15.13)

------------------------------------------------------------------ Thống kê kiểm tra

X2: 8.1 Giá trị p: 0.004


Từ kết quả thu được ở bảng 3.21 với tỷ lệ chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là 0.04 với khoảng tin cậy 95% từ 0.00 - 0.48, không bao gồm 1. Như vậy, ảnh hưởng của các biện pháp khắc phục đối với


trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam có ý nghĩa thống kê. Tính trung bình là chênh lệch tỷ lệ xuất hiện trạng thái tâm lý xấu của nhóm thực nghiệm (nhóm được áp dụng các biện pháp khắc phục) chỉ bằng 4% so với chênh lệch tỷ lệ của nhóm đối chứng. Hay cũng có thể nói, nhờ các biện pháp khắc phục đã làm giảm trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam đến 96%.

Để làm rò kết quả ứng dụng các biện pháp khắc phục tâm lý, đề tài đã đánh giá, so sánh với thành tích thi đấu của VĐV đạt được giữa hai nhóm. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.22.

Bảng 3.22. So sánh kết quả thi đấu giữa nhóm đối chứng và thực nghiệm



TT


Kết quả thi đấu

Nhóm thực nghiệm (n=9)

Nhóm đối chứng (n=9)


2


P

1

Hoàn thành chỉ tiêu

8

2


5.625


0.018

88.9%

22.2%

2

Chưa hoàn thành

1

7

11.1%

81.8%


Từ kết quả thu được ở bảng 3.22 cho thấy: Tỷ lệ VĐV hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trước thi đấu ở nhóm thực nghiệm chiếm 88.9% và cao hơn nhóm đối chứng, tỷ lệ 22.2%. Sử dụng kiểm định khi bình phương (2) thu được giá trị 5.625 ở ngưỡng P = 0.018 < 0.05, nên giữa hai nhóm có sự khác biệt. Như vậy, tỷ lệ VĐV hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trước thi đấu giữa hai nhóm là khác biệt. Hay nói cách khác thì ảnh hưởng của các biện pháp khắc phục đối với trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ở nhóm thực nghiệm hơn hẳn nhóm đối chứng.

3.3.3. Bàn luận

Bàn luận về kết quả tổ chức thực nghiệm.

Các học giả về phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT như Ia KốpSki (Nga), Giả Ngọc Thụy (Trung Quốc) Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân


Sinh (Việt Nam) đều cho rằng thực nghiệm và đặc biệt là thực nghiệm so sánh là phương pháp quan trọng và có độ tin cậy cao trong đánh giá hiệu quả của các phương pháp, các biện pháp hoặc các bài tập mới được phát hiện mới hoặc được lựa chọn xây dựng để có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và sức thuyết phục cao.

Trong đề tài này thực nghiệm so sánh đã được sử dụng làm công cụ chính để đánh giá hiệu quả của các biện pháp được lựa chọn để khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam là phù hợp. Khi sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh đề tài đã tiến hành với qui trình tự chọn và phân chia nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng việc so sánh sự đồng đều về tuổi đời số năm tập luyện và tỷ lệ số VĐV xuất hiện các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu ở trận đấu lớn gần nhất là có tính khoa học và độ tin cậy cao vì các yếu tố tuổi đời và số năm tập luyện, trình độ chuyên môn v.v... là các yếu tố có ảnh hưởng tương đối lớn với sự xuất hiện các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV. Để chuẩn bị tốt cho thực nghiệm đề tài cũng đã xây dựng nội dung kế hoạch và tiến trình thực nghiệm đồng thời phân công hợp lý các cán bộ điều hành thực nghiệm; Với qui trình đó sẽ hạn chế tối đa các yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm. Từ thực tế trên có thể khẳng định qui trình tổ chức thực nghiệm của đề tài là chặt chẽ và đảm bảo được tính khoa học và độ tin cậy cao giúp thực nghiệm tiến hành thuận lợi và thu được kết quả mang tính khách quan trung thực.

Bàn luận về kết quả thực nghiệm.

1) Bàn về kết quả triển khai các biện pháp nhằm khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Mục đích của các biện pháp chính là nhằm tạo ra các tác động về tinh thần thái độ của HLV và VĐV trong huấn luyện và điều chỉnh tâm lý đặc biệt là tạo ra các kỹ năng nhận biết tự điều chỉnh và điều chỉnh tâm lý xấu từ các biện pháp mà HLV sử dụng để tác động điều chỉnh tâm lý nhằm khắc phục


trạng thái tâm lý xấu đưa trạng thái tâm lý của VĐV về trạng thái tâm lý sẵn sàng thi đấu trước thi đấu. Vì vậy, kết quả của việc thực hiện các biện pháp có đạt được các nội dung yêu cầu như đề tài đã đề xuất trong các biện pháp hay không sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV.

Từ góc độ này để xem xét các kết quả triển khai các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho thấy đề tài đã được triển khai đồng bộ cả 5 biện pháp và đã thực hiện các công việc như trình bày ở bảng 3.16. Qua đó có thể thấy việc triển khai đồng bộ các biện pháp đã giúp cho VĐV có tinh thần hăng hái tích cực tự giác tập luyện các bài tập tâm lý cộng với sự tăng lên đáng kể về nội dung thời lượng học tập và tập luyện thi đấu vận dụng kỹ năng điều chỉnh làm cho VĐV tạo dựng được các kỹ năng tự điều chỉnh tâm lý tốt hơn. Đồng thời HLV và chuyên viên tâm lý cũng đã triển khai sử dụng đồng bộ đủ liều lượng và đúng thời điểm các liệu pháp tâm lý vào việc điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV. Các kết quả đây chính là tiền đề và cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự chuyển biến về chất cho việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Bàn luận về kết quả kiểm tra thực nghiệm sau 6 tháng thực nghiệm.

Trong thực nghiệm nghiên cứu khoa học ở hầu hết các chuyên ngành, bộ môn khoa học từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng v.v... Các nhà khoa học trong các thực nghiệm khoa học của mình phần lớn đều chia quá trình thực nghiệm thành hai hoặc nhiều giai đoạn trong đó giai đoạn đầu là thử nghiệm mang tính thăm dò để xem xét diễn biến thuận chiều hay ngược chiều của thực nghiệm để quyết định thực nghiệm tiếp theo có thể tiếp tục hoặc chuyển hướng hay không nhằm tiết kiệm kinh phí thời gian và đề phòng các rủi ro trong quá trình thực nghiệm.

Trong đề tài này thực nghiệm đã được đề tài phân tích thành 2 giai đoạn, 6 tháng đầu là kiểm định tính thuận nghịch của thực nghiệm. Từ kết quả


đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam được trình bày ở các bảng 3.17 đến bảng 3.20 ta thấy rất rò một số điểm nổi bật như sau:

Một là cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có tỷ lệ từ 50% đến 100% số VĐV có trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu đã được khắc phục tương đối tốt. Điều đó thể hiện hiệu quả các biện pháp đã lựa chọn ứng dụng cho nhóm thực nghiệm và hiệu quả của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý của nhóm đối chứng trong quá trình thực nghiệm đều biểu hiện tốt.

Hai là sau thực nghiệm 6 tháng mức độ khắc phục trạng thái tâm lý xấu giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã xuất hiện sự khác biệt tương đối rò rệt và tỷ lệ VĐV đã khắc phục được rất tốt các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Điều này thể hiện rất rò ở các trạng thái tâm lý xấu đã được khắc phục hoàn toàn (mức độ tốt). Trong khi đó ở nhóm đối chứng, cả 3 trạng thái tâm lý xấu đều có tỷ lệ VĐV đạt được mức độ hiệu quả rất tốt là thấp hơn nhóm thực nghiệm. Nhóm thực nghiệm không có trường hợp nào ở mức độ hiệu quả không rò rệt.

Sở dĩ xuất hiện sự khác biệt về mức độ hiệu quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, trong đó nhóm thực nghiệm đã có hiệu quả tốt hơn nhóm đối chứng là do các liệu pháp tâm lý mà đề tài đã lựa chọn ứng dụng trong thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm; Bước đầu phát huy hiệu quả nâng cao được kỹ năng tự điều chỉnh các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV đồng thời đã sử dụng các biện pháp điều chỉnh đồng bộ hợp lý cho đối tượng nhóm thực nghiệm. Mặt khác đề tài cũng cho rằng do thời gian thực nghiệm còn quá ngắn nên chưa đủ thời lượng để VĐV có thể thành thạo trong việc chuyển đổi vận dụng các kỹ năng tự điều chỉnh tâm lý cũng như nâng cao sự thích ứng và kỹ năng thực hiện các biện pháp, các biện pháp điều chỉnh tâm lý trước thi đấu của VĐV.


Chính vì vậy, thực nghiệm cần được triển khai tiếp tục giai đoạn 6 tháng tiếp theo.

Bàn luận về kết quả kiểm tra đánh giá sau 1 năm thực nghiệm sư phạm.

Mục đích cuối cùng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý thi đấu cho VĐV thể thao nói chung và VĐV Karatedo nói riêng là làm sao khắc phục được các trạng thái tâm lý xấu để đưa trạng thái tâm lý của VĐV về trạng thái tâm lý sẵn sàng thi đấu là bình tĩnh, tỉnh táo, tự tin, phấn chấn sẵn sàng bước vào thi đấu với ý chí quyết đấu cao. Vì vậy, đánh giá hiệu quả của các biện pháp khắc phục tâm lý xấu sẽ quan tâm chủ yếu đến tỷ lệ VĐV khắc phục được hoàn toàn (tức mức độ rất tốt) làm thước đo chính để đánh giá hiệu quả của các giải pháp; Sau đó mới tham chiếu tới tỷ lệ VĐV khắc phục được tương đối tốt các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu.

Với quan điểm đánh giá đó, từ kết quả kiểm tra và xử lý số liệu được đề tài trình bày ở bảng 3.20 và bảng 3.21 có thể rút ra các nhận xét sau:

Sau 1 năm thực nghiệm tỷ lệ VĐV có trạng thái tâm lý xấu của nhóm TN đều cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Cùng với kết quả tỷ lệ đạt hiệu quả khắc phục tâm lý xấu của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng với sự khác biệt độ tin cậy thống kê thì cũng cần nhấn mạnh tới kết quả là sau 1 năm thực nghiệm tỷ lệ số trường hợp đạt hiệu quả không rò rệt ở nhóm thực nghiệm là rất thấp thì ở nhóm đối chứng vẫn còn số trường hợp vẫn chỉ đạt mức độ hiệu quả khắc phục chưa rò rệt.

Các số liệu và phân tích trên đã có thể chứng minh một cách thuyết phục tính hiệu quả cao của các biện pháp mà đề tài đã lựa chọn để khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam sau một năm thực nghiệm.

Sở dĩ đạt được kết quả trên đề tài cho rằng việc triển khai đồng bộ 5 liệu pháp: nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho HLV và VĐV. Biện pháp tăng thêm nội dung và thời lượng


huấn luyện và điều chỉnh tâm lý biện pháp tăng thêm số cuộc thi đấu trong quá trình huấn luyện để VĐV vận dụng kết quả huấn luyện kỹ năng tâm lý và cọ sát thực tế là những biện pháp nhằm nâng cao các kỹ năng tự điều chỉnh cũng như kỹ năng vận dụng các kỹ năng tự điều chỉnh tâm lý đã được trang bị qua huấn luyện vào điều chỉnh và khắc phục các trạng thái tâm lý xấu.

Ba biện pháp này tuy không trực tiếp tham dự vào quá trình điều chỉnh tâm lý trước thi đấu nhưng lại có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong việc chuẩn bị các kỹ năng tự điều chỉnh để VĐV có thể vận dụng một cách có hiệu quả vào trong quá trình thực hiện biện pháp cuối cùng là biện pháp sử dụng đồng bộ các biện pháp điều chỉnh tâm lý trước thi đấu.

Còn biện pháp tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại để phát hiện sớm và chính xác cao trạng thái tâm lý xấu xuất hiện ở VĐV, biện pháp này tuy không trực tiếp điều chỉnh tâm lý song là biện pháp mang tính điều kiện và tính định hướng cho việc sử dụng có hiệu quả các biện pháp trên.

Chính mối quan hệ gắn kết hết sức chặt chẽ này của các biện pháp nên quá trình thực hiện các biện pháp phải thực hiện đồng bộ các biện pháp mới có thể tạo ra được hiệu quả tổng thể. Trong quá trình thực nghiệm đề tài rất coi trọng hiệu quả tổng thể của các biện pháp, bởi lẽ lý luận và thực tiễn đã cho thấy hiệu quả tổng thể bao gồm cả hiệu quả của sự tương tác giữa các biện pháp với nhau. Vì vậy hiệu quả tổng thể của các biện pháp trên thực tế lớn hơn nhiều hiệu quả riêng của từng biện pháp cộng lại.

Do vậy, từ kết quả của thực nghiệm sư phạm cho phép chúng ta rút ra nhận xét cuối cùng là: 5 biện pháp mà đề tài nghiên cứu lựa chọn đã có hiệu quả tốt hơn hẳn cách huấn luyện và điều chỉnh tâm lý mà các HLV đội tuyển quốc gia vẫn thường sử dụng với độ tin cậy thống kê.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí