Thực Trạng Nội Dung, Phương Thức, Chủ Thể Phát Huy Giá Trị Tâm Lý, Tình Cảm Của Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng Đồng Bằng


vừa làm thuê, làm thuê và tự kiếm sống. Điều đáng quan tâm là, tỷ lệ trẻ em tự kiếm sống có xu hướng tăng, trong đó lứa tuổi phổ biến (từ 14-18 tuổi) do bị bỏ rơi, mồ côi cha mẹ, cha mẹ ốm đau, không còn khả năng lao động trong khi người thân không nhận nuôi dưỡng các em. Số trẻ em này rất ít có cơ hội được học tập như bạn bè cùng trang lứa [94, tr.67].

Về giáo dục giới tính cho con trẻ

Việc giáo dục giới tính cho trẻ đã được các gia đình trong xã hội truyền thống vùng ĐBSH quan tâm song chủ yếu là giáo dục những chuẩn mực, đạo đức cho con trai và con gái. Còn những vấn đề về tính dục, quan hệ khác giới thì ít được đề cập hoặc có thì rất e dè, né tránh và nếu có giáo dục giới tính thì cũng chỉ là truyền lại những kinh nghiệm của cá nhân cha mẹ trong cuộc sống hôn nhân của mình.

Trong giai đoạn hiện nay, các gia đình thuộc khu vực ĐBSH ngoài giáo dục bằng kinh nghiệm sống được truyền thụ từ các tầng lớp thế hệ lớn tuổi để lại, những người làm cha, làm mẹ và thậm chí là cả những đứa trẻ đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể và cả trong nhà trường tuyên truyền, giáo dục giới tính, giáo dục về sức khỏe, tâm sinh lý, tình dục... Theo kết quả Thống kê của Vụ gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc thực hiện các mục tiêu, tiêu chí của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, về cơ bản các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH đã thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, các kiến thức liên quan đến sinh sản, đến gia đình cho giới trẻ trước độ tuổi kết hôn trong khu vực ĐBSH đều đạt từ 90% trở lên [18, tr.35]. Tỷ lệ trẻ em được tuyên truyền, giáo dục này không ngừng tăng lên hàng năm tại các địa phương góp phần làm cho trẻ em nắm được những kiến thức cơ bản về giới tính, về tâm sinh lý lứa tuổi, về tình dục, về các luật liên quan đến gia đình, đến quyền lợi của trẻ em để từ đó biết tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ bản thân mình.

Mặc dù có được những kết quả như trên, song trên thực tế, tại khu vực ĐBSH nói riêng, cả nước nói chung việc trẻ em quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến nạo phá thai ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ nạo phá thai của vị thành niên tại Việt Nam không ngừng tăng. Mỗi năm cả nước có từ 1,2 triệu đến 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó lứa tuổi vị


thành niên chiếm 20%; số ca nạo phá thai của thanh niên chưa lập gia đình khoảng 15% đến 20% (trong đó, khu vực ĐBSH thứ hai cả nước), số thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng ngày càng gia tăng [91].

Do một số gia đình tập trung cho các hoạt động kinh tế, ít dành hoặc không có thời gian cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục giới tính cho trẻ nên hậu quả là làm tăng trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị tai nạn thương tích. Hoặc do kiến thức và kỹ năng về bảo vệ chăm sóc trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, của các thành viên trong gia đình và bản thân các em chưa đầy đủ, dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ bị hạn chế. Lối sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm hoặc sự thiếu hiểu biết về pháp luật ở một số gia đình cũng tạo ra sự mất an toàn cho trẻ ngay trong chính gia đình của mình. Thêm vào đó, trong thời gian gần đây, số vụ trẻ em bị lạm dụng tình dục có chiều hướng gia tăng. Việc bị xâm hại tình dục không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Theo Tổng cục Cảnh sát, ở Việt Nam, trung bình hàng năm xảy ra khoảng 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Điều đáng nói, hầu hết các đối tượng thực hiện hành vi đồi bại là những người thân của trẻ như bố dượng, bác, chú, ông, thậm chí là anh em ruột, bố đẻ... hoặc có quan hệ láng giềng. Đặc biệt, có rất nhiều vụ gia đình nạn nhân không tố cáo do sợ ảnh hưởng đến tương lai con cái khi tất cả mọi người đều biết. Do bị dọa nạt, dọa giết, một số bé gái đã bị xâm hại tình dục một cách nghiêm trọng nhưng cũng không dám nói với bố mẹ, người thân. Do đó, những bé gái này vô tình đã trở thành nạn nhân của những tên “yêu râu xanh” bệnh hoạn nhiều lần [94, tr.68].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Con số trẻ em quan hệ tình dục trước hôn nhân, bị xâm hại, lạm dục tình dục, nạo phá thai bừa bãi... ngày càng gia tăng, ngoài những nguyên nhân đã nêu, theo tác giả còn có nguyên nhân quan trọng nữa là do sự thiếu quan tâm, chăm sóc, sẻ chia, tâm sự từ phía người mẹ, người phụ nữ, người chị gái trong các gia đình. Trong GĐTT, cha thường giáo dục con về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực thì người mẹ giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, những nguyên tắc chuẩn mực của đạo làm con, làm vợ, làm người phụ nữ trong gia đình... để đạt tiêu chuẩn “công, dung, ngôn,


Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 13

hạnh”. Tuy nhiên, do tác động của KTTT, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ở vùng ĐBSH, một mặt nó giúp cho người phụ nữ được bình đẳng hơn, tự do hơn so với phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có thể giải phóng mình khỏi công việc bó hẹp trong phạm vi gia đình để tham gia vào công tác xã hội hoặc đi làm trong các nhà máy, công ty góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Thậm chí, ở vùng ĐBSH hiện nay, nhiều phụ nữ còn đóng vai trò là nguồn nhân lực, nguồn thu nhập chính của gia đình. Nhưng mặt khác, do đi làm, áp lực về mặt thời gian, công việc nên thời gian dành cho gia đình, chăm sóc gia đình bị hạn chế rất nhiều. Lâu dần, người mẹ bị cuốn vào guồng quay công việc, kiếm tiền tăng thu nhập đã làm mất đi vai trò, thiên chức người mẹ của mình. Người mẹ không còn gần gũi, quan tâm, chăm sóc, sẻ chia với con cái, làm cho con cái cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, bị bỏ rơi và thiếu đi những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần có để phát triển toàn diện, trong đó có cả kiến thức, kỹ năng giới tính, chăm sóc, bảo vệ cho con em mình.

3.1.3. Thực trạng nội dung, phương thức, chủ thể phát huy giá trị tâm lý, tình cảm của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng

Trong GĐTT, con người không chỉ gắn bó với nhau bằng những mối liên hệ về vật chất mà còn gắn bó với nhau bằng những mối liên hệ về tâm lý, tình cảm. Tâm lý, tình cảm ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình luôn là sợi dây vô hình liên kết, gắn bó giúp cho con người thấy gia đình là tổ ấm, con người được chở che, nâng đỡ, nương tựa, chia sẻ cả những lúc vui lẫn lúc buồn. Một gia đình hòa thuận, êm ấm, biết kính trên nhường dưới, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đoàn kết, yêu thương gắn bó, sẻ chia vui buồn, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh là một gia đình hạnh phúc, là mục tiêu phấn đấu của mỗi gia đình vùng ĐBSH và của toàn xã hội.

Hiểu rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các gia đình thuộc khu vực ĐBSH không ngừng chăm lo, vun đắp, xây dựng để các gia đình có điều kiện trở thành gia đình hạnh phúc, thành tổ ấm, mái ấm yêu thương đối với mỗi thành viên trong gia đình.


Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác gia đình như: tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Người cao tuổi...; tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Thực hiện tốt công tác, tuyên truyền, vận động hòa giải, tư vấn tháo gỡ những mâu thuẫn, rắc rối xảy ra trong gia đình đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ gia đình phát triển hạnh phúc, bền vững, chính sách kế hoạch hóa gia đình, chăm lo, phụng dưỡng người có công, người cao tuổi, chính sách xóa đói, giảm nghèo... Kết quả bước đầu cho thấy: nhận thức của các cấp, ban ngành, đoàn thể và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của giá trị tâm lý, tình cảm trong gia đình nói riêng, công tác gia đình nói chung ngày càng được nâng cao; rất nhiều các mô hình, câu lạc bộ như Gia đình hòa thuận, Gia đình văn hóa, Gia đình tiến bộ, Gia đình hạnh phúc, Gia đình phát triển bền vững... cùng các câu lạc bộ, tổ tư vấn, hòa giải, phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy, đường dây nóng... được xây dựng, đi vào hoạt động có hiệu quả; số vụ bạo lực gia đình hàng năm giảm dần, đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của các gia đình ngày càng được cải thiện; tạo tiền đề tốt cho các gia đình hướng đến xây dựng, phát triển gia đình hạnh phúc, bền vững [102];... [117].

Giá trị tâm lý, tình cảm vẫn được các gia đình quan tâm, coi trọng và phát huy trong xây dựng GĐVH hiện nay ở vùng ĐBSH. Theo kết quả khảo sát của tác giả: 89,9% người được hỏi cho rằng giá trị tâm lý, tình cảm có ý nghĩa rất quan trọng đối với gia đình họ (Phụ lục 1.8) và có 84,5% cho rằng cần phát huy giá trị tâm lý, tình cảm của GĐTT (Phụ lục 1.2). Giá trị tâm lý, tình cảm đã góp phần làm cho các gia đình vùng ĐBSH vẫn là tổ ấm, hạnh phúc, là bến đỗ, chỗ quay về nghỉ ngơi sau những bộn bề cuộc sống của mỗi thành viên trong gia đình. Đây cũng chính là một trong những nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí quan trọng để các tỉnh, địa phương bình xét công nhận đạt danh hiệu GĐVH cho các gia đình hàng năm. Và trên thực tế, số lượng các gia đình đạt danh hiệu GĐVH, GĐVH xuất sắc


hàng năm đều tăng và đạt từ 80% trở lên trên tổng số hộ gia đình sinh sống ở các tỉnh (Phụ lục 3).

Nếu như hôn nhân trong truyền thống là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, thì hôn nhân ở vùng ĐBSH hiện nay hầu như không còn sự áp đặt, thay vào đó là sự tự do yêu đương, tìm hiểu lẫn nhau giữa các cặp nam nữ. Mặc dù, trên thực tế, nhiều cuộc hôn nhân vẫn cần sự cho phép, đồng ý của gia đình, bố mẹ đôi bên, song về cơ bản, tình yêu của đôi lứa đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng, một yếu tố quyết định của hôn nhân. Xuất phát từ tình yêu đến hôn nhân, các cặp vợ chồng sẽ được thỏa mãn về tâm lý, tình cảm, nó là tiền đề để gia đình được sống vui vẻ, hạnh phúc.

Do phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, CNH, HĐH, TCH, hội nhập quốc tế nên nhiều gia đình vùng ĐBSH nắm bắt được cơ hội làm giàu, có đủ điều kiện để quan tâm, chăm sóc đáp ứng thỏa mãn nhu cầu vật chất lẫn tinh thần đến các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không còn là mệnh lệnh, một chiều như trong xã hội cũ, mà dần thay vào đó là sự bình đẳng, tôn trọng, sẻ chia, thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng hạn như: ông bà, cha mẹ ngoài vai trò là người dưỡng sinh, dưỡng dục, định hướng cho con cái trong gia đình, còn là người bạn lớn của con, sẵn sàng tâm sự, bầu bạn, sẻ chia mọi việc với con. Ngược lại, con cái ngoài thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm ngoan ngoãn, hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ còn có thể đề xuất quan điểm, ý kiến cá nhân cũng như mong muốn của mình với gia đình. Sự bình đẳng, sẻ chia từ hai phía giúp cho ông bà, cha mẹ hiểu sâu, nắm bắt được tâm sinh lý, gần gũi, gắn kết với con cái để có thể đáp ứng nhu cầu chính đáng của con hoặc kịp thời uốn nắn khi con có suy nghĩ sai lệch và con cái cũng nhận thấy tình cảm yêu thương, sẵn sàng chở che, giúp đỡ từ phía ông bà, cha mẹ để từ đó hoàn thiện nhân cách, rèn luyện bản thân mình tốt hơn. Khi gia đình khá giả, có điều kiện, “nhiều gia đình đã khắc phục được sự eo hẹp về thời gian để dành sự quan tâm sâu sắc như trò chuyện, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, sức khoẻ của ông bà, cha mẹ. Qua đó, ông bà, cha mẹ tìm thấy chỗ dựa vững chắc nơi con cháu và ngược lại các con, các cháu tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc bên ông bà, cha mẹ trong mái ấm gia đình” [94, tr.107]. Trong gia đình, mối quan hệ giữa anh chị em cũng luôn được chú trọng, quan tâm. Anh chị em đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, bảo


ban, chia sẻ, tâm sự với nhau để thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ và với anh chị em với nhau. Chính nhờ vào sự nỗ lực, nhường nhịn, hòa thuận, sẻ chia, quan tâm, tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình đã giúp các gia đình ĐBSH vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống để tiếp tục tồn tại và gắn bó với nhau. Theo kết quả nghiên cứu về sự biến đổi chức năng gia đình vùng ĐBSH của PGS.TS Nguyễn Thị Ngân “sống hoà thuận vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 70,5%. Số gia đình đôi lúc cũng có mâu thuẫn 25,9% , số gia đình thường xuyên mâu thuẫn chiếm khoảng 3,6%” [94, tr.108]. Như vậy, dựa vào thực tế nghiên cứu của tác giả cũng như kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác, có thể rút ra kết luận: trong gia đình vùng ĐBSH hiện nay khó có thể tránh xung đột xảy ra (do khoảng cách thế hệ, do ảnh hưởng của các luồng văn hóa mới...), nhưng nhìn chung tâm lý, tình cảm của gia đình vẫn tương đối ổn định, nhiều giá trị của GĐTT vẫn được tôn trọng, gia đình vẫn đáp ứng là mái ấm của mỗi con người và là tế bào lành mạnh để phát triển xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, ở khu vực ĐBSH hiện nay vẫn còn nhiều gia đình chưa thực hiện tốt chức năng tâm lý, tình cảm trong gia đình, làm cho gia đình chưa thực sự là tổ ấm, thậm chí còn trở thành gánh nặng gây ra các tệ nạn, bức xúc cho gia đình và xã hội, cụ thể như: nhiều gia đình không hạnh phúc, ly tán, ly hôn, hiện tượng ngoại tình, bố mẹ mải kiếm tiền không dành thời gian chăm sóc, giáo dục con cái, bạo lực gia đình, mắc các tệ nạn xã hội... Theo Báo cáo điều tra dân số Việt Nam 2006, hậu quả của ly thân, ly hôn, bạo lực gia đình khiến cho 85,5% trẻ em cảm thấy buồn, lo lắng, 20% thấy sợ hãi, 8,5% xa lánh bố mẹ, 5,5% trẻ em muốn bỏ nhà đi, 4,2% không còn kính trọng bố mẹ... [14, tr.43]. Những hạn chế này, không những tác động xấu đến quá trình xây dựng GĐVH, gia đình hạnh phúc mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hình thành đạo đức, nhân cách con trẻ.

Mặt trái của KTTT, TCH và hội nhập quốc tế cũng dẫn đến nảy sinh hiện tượng nhiều người con gái trong gia đình lấy chồng nước ngoài để mong đổi đời, thoát nghèo hoặc do mưu cầu cuộc sống nhiều người phải di cư đi làm ăn xa, thoát ly, rời xa vòng tay bao bọc, thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc, tình cảm của gia đình dẫn đến buồn rầu, chán nản hoặc sinh ra những tiêu cực, tệ nạn khác.


3.1.4. Thực trạng nội dung, phương thức, chủ thể phát huy giá trị ý thức cộng đồng của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng

Ý thức cộng đồng là một trong những nét đặc trưng cơ bản của con người, gia đình và xã hội vùng ĐBSH trong truyền thống. Ý thức cộng đồng đã thấm sâu vào mỗi gia đình, chi phối mối quan hệ trong gia đình làm cho các thành viên luôn ý thức được việc gắn bó, đoàn kết, bảo ban, đùm bọc, quan tâm, chăm sóc và yêu thương lẫn nhau. Trong GĐTT, tính cộng đồng được hiểu không chỉ bao gồm những người đang sống mà còn bao gồm cả những người đã chết và những đứa trẻ sẽ được sinh ra trong tương lai. Vì thế, GĐTT coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, nguồn cội và việc nối dõi tông đường. Tính cộng đồng cũng không bó hẹp lại trong đơn vị gia đình mà nó còn được mở rộng ra khi con người giao tiếp với cộng đồng, làng xã, quê hương, đất nước. Biểu hiện rõ ở những dịp lễ, tết cổ truyền, hay cùng nhớ về các vị anh hùng dân tộc có công với đất nước, nhớ về cội nguồn chung của dân tộc như câu ca “Dù ai đi ngược, về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…đã tạo nên truyền thống đoàn kết, yêu nước, thương nòi của dân tộc Việt Nam.

Kế thừa, phát huy những nét đẹp, giá trị ý thức cộng đồng trong GĐTT, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH đã làm tốt các công tác sau:

Thực hiện tốt việc lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các văn bản, các đề án liên quan đến công tác gia đình nói chung và phát huy giá trị GĐTT nói riêng, trong đó có phát huy giá trị ý thức cộng đồng. Dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí chung được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch ban hành về công nhận GĐVH, Làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa mà Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp đã đưa nội dung giá trị ý thức cộng đồng cần phát huy vào thành nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng địa phương để hàng năm bình xét công nhận danh hiệu GĐVH, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa. Ví dụ: UBND thành phố Hà Nội đã đưa nội dung kế thừa giá trị ý thức cộng đồng vào: Tiêu chuẩn bình xét danh hiệu GĐVH, cụ thể, ở Tiêu chuẩn 3: Đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng (làng, thôn, tổ dân phố) gồm các tiêu chí như: a) Đoàn kết giúp đỡ xóm giềng trong phát triển kinh tế; khi hoạn nạn,


khó khăn và lúc cần thiết khác;... d) thực hiện nghiêm túc các Quy ước của cộng đồng; e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện và các phong trào, hoạt động văn hóa - xã hội vì sự tiến bộ của cộng đồng. Đưa vào tiêu chuẩn 4: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong bình xét danh hiệu Làng văn hóa với tiêu chí:... d) Thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với các đối tượng chính sách, chăm lo đến người khuyết tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa… hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, từ thiện. Đưa vào tiêu chuẩn 2: Có đời sống văn hóa phong phú và dân trí được nâng cao trong bình xét danh hiệu Tổ dân phố văn hóa với tiêu chí... e) Đoàn kết khối phố trên tình tương thân, tương ái; thể hiện nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội (ứng xử có văn hóa trong mọi mối quan hệ). Tích cực tham gia các hoạt động tình nghĩa, nhân đạo, từ thiện do Thành phố, Nhà nước và các tổ chức xã hội phát động [145, tr.4-5].

Đưa nội dung phát huy ý thức cộng đồng vào trong các Quy ước của từng thôn. Ví dụ như, trong Quy ước của thôn Long Đằng, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ban hành năm 2016, nội dung kế thừa, phát huy ý thức cộng đồng được thể hiện: thông qua việc nhân dân cùng nhau tham gia việc tổ chức cưới xin, ma chay, lễ nạp; thông qua việc thực hiện quy định văn minh nơi công cộng (Điều 16, chương 3) có viết:

Mọi người đều phải có tình yêu quê hương làng xóm, yêu đất nước con người Việt Nam. Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa làng: Nói điều hay, làm điều thiện, sống trung thực, bình đẳng thân ái, bình đẳng đoàn kết và có lòng vị tha, phải kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo và phải sống mình vì mọi người, mọi người vì mình [152, tr.7].

Cùng với việc đưa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí để bình xét thi đua, xét phong danh hiệu GĐVH, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, các địa phương vùng ĐBSH, tích cực tuyên truyền phát huy giá trị ý thức cộng đồng thông qua: mở các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác văn hóa, gia đình; tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt cộng đồng ở tổ dân phố, xóm, làng; tổ chức các cuộc thi như: “làng vui chơi, làng

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí