Nghệ Thuật Thể Hiện Nhân Vật Qua Miêu Tả Nội Tâm


Cô Thì người „„nhỏ nhắn chắc lẳn, mới choai choai thôi mà đã thắt đáy lưng ong đầy hứa hẹn trở thành một người đàn bà xinh đẹp”[36]. Và vẻ đẹp đó được bung nở khi cô thì lấy anh Lẫm “đẹp lồng lộng, ngồn ngộn, hơn hớn” [36]. Vẻ đẹp của người đàn bà khiến cho chồng cô Thì ngày càng bị hấp dẫn, lôi cuốn.

Nguyệt được miêu tả với vẻ đẹp toàn bích:„„gương mặt dễ coi, có một thân hình nảy nở duyên dáng”, “nước da như ngà, mớ tóc đen nháy óng ả chảy xuống kheo chân”[36]. „„Đôi gò má lúc nào cũng hồng hồng‟‟, “cái cổ kiêu ba ngấn trắng nõn nà”, „„con mắt thì lóng la lóng lánh”[36, tr.154]. Ở Nguyệt hiện diện đầy đủ vẻ đẹp của người con gái, vẻ đẹp mà không những nhiều chàng trai mà các cô gái khác cũng thầm ao ước và ngưỡng mộ. Và cho dù Nguyệt cố che dấu bằng bộ quần áo thùng thình, bạc phếch hay chiếc khăn đen cũng không giấu nổi vẻ đẹp của người con gái đang dậy thì, khiến không chỉ người cõi trần mà theo lời vãi Thầm thì người âm cũng đi theo, cũng chết mê chết mệt.

Cô Nấm trong cảm nhận của Vô Trần trong đêm trăng là “khuôn mặt trẻ trung, tròn vành vạnh và trắng ngát”[36]. Để rồi Vô Trần bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp „„khoẻ mạnh‟‟, „„đôi mắt sáng lúng liếng‟‟ và „„khuôn mặt bụ bẫm‟‟[36]. Khi trạc ba nhăm tuổi,vẻ đẹp của cô Nấm càng mặn mà hơn “Cô giống như mọi người đàn bà thôn quê khác. Khuôn mặt tròn trịa phúc hậu. Vóc dáng vững chãi nhanh nhẹn. Nét mặt lúc nào cũng tươi tắn, dễ dàng nở một nụ cười” [36], “ bàn tay cô đỏ như son. Cổ tay cũng tròn và trắng. Làn da cũng ấm và mát” [36]. Đó là vẻ đẹp đậm đà, hồn hậu, vẻ đẹp đó luôn làm cho người khác có cảm giác “sống với người như thế ta không biết chán (…). Sống với người ấy ta không muốn chết…Sống với người ấy ta chỉ muốn sống”[36]. Hay cô bé Rêu “gầy gò, nhỏ bé, xinh xinh (…) da trắng môi hồng, cũng tóc đen như mun, cũng đôi mắt đen long lanh‟‟, “đôi mắt long lanh nhưng ấm áp” [36].


Với bút pháp miêu tả, vẻ đẹp ngoại hình các nhân vật trong Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã hiện lên sinh động, thể hiện được tính cách và ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

2.3.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật qua miêu tả nội tâm

Nền văn học trước 1975 là nền văn học mang đậm dấu ấn sử thi. “Là con đẻ của cách mạng và những cuộc chiến tranh lớn, văn học Việt Nam trước 1975 không thể không mang những đặc điểm của văn học thời chiến. Chiến tranh và cách mạng bao giờ cũng có nhu cầu đặt lên trên hết vấn đề chúng ta và chúng nó, vấn đề cộng đồng dân tộc và lịch sử”[50]. Vì thế, con người trong văn học được đặt trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, con người cá nhân với đời sống nội tâm ít có điều kiện được thể hiện. Chiến tranh qua đi, con người trở về với cuộc sống đầy khó khăn, phức tạp. Văn học đã hướng tới những số phận cá nhân riêng biệt, khám phá con người ở nhiều bình diện như nó vốn có. Con người như một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn và bất ngờ cần được khám phá. Nhà văn không chỉ đứng ngoài quan sát, miêu tả nhân vật bằng những hành động hướng ngoại mà còn đi sâu khám phá nội tâm nhân vật. Thể hiện nội tâm là một trong những thủ pháp nghệ thuật của nhà văn trong xây dựng nhân vật.

Khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó chính là những tâm trạng, những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của nhân vật trước những cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật được chứng kiến hoặc trải qua. Miêu tả nội tâm nhân vật nhà văn có thể biểu hiện trực tiếp bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách là người kể chuyện hoặc sử dụng độc thoại nội tâm và đối thoại nội tâm của nhân vật.

Tiểu thuyếtĐội gạo lên chùa viết về những thời điểm “có vấn đề” của lịch sử nhưng được nhìn từ cái nhìn của thời hiện đại. Nhà văn không chỉ miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ nhân vật mà còn đi sâu khám phá những tâm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


trạng, cảm xúc trong nội tâm của nhân vật. Với thủ pháp độc thoại nội tâm, Nguyễn Xuân Khánh đã phơi bày nội tâm nhân vật với những diễn biến tâm lý phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn của nó. Nhân vật trở thành chủ thể tự ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với xung quanh. Từ đó, tự soi chiếu, tự mình bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc chân thực. Tuy nhiên, không phải nhân vật nào cũng được nhà văn đi sâu khám phá thế giới nội tâm. Chỉ những nhân vật có diễn biến tâm lý phức tạp, nhiều trăn trở, suy tư mới được nhà văn tập trung khắc hoạ thông qua độc thoại nội tâm. Trong Đội gạo lên chùa, nhân vật tự soi chiếu, đối thoại với chính mình giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về con người, về chiến tranh, về lịch sử dân tộc, về triết lý sống, sự thăng trầm của văn hoá Việt - văn hoá Phật giáo… trong thời kỳ lịch sử đầy biến động. Ở tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, nhà văn đi sâu khám phá đời sống bên trong của nhân vật An - một con người nhạy cảm, nhiều cảm xúc, nỗi niềm. Với tâm hồn non nớt, thơ dại cậu bé An đã phải bị một “cú sốc” về tinh thần: khi mới mười một tuổi phải chứng kiến cái chết thảm khốc của cha mẹ trong một trận càn của giặc Pháp. Nỗi đau đó là vết “tử thương” mà cả đời cậu bé không thể quên. Cha mẹ bị giết, hai chị em phải trốn khỏi làng, cuối cùng được nương nhờ bóng từ bi của đức Phật, của sư trụ trì Vô Uý ở ngôi chùa Sọ. Trước nỗi đau đớn, tủi hờn con người thường hay khóc, đó cũng là một cách giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, vơi đi nỗi lòng. Nhưng ở cậu bé An nỗi đau đó không tan biến thành những giọt nước mắt mà nó u uất, chất chứa trong lòng “Riêng tôi, tôi thèm khóc lắm, nhưng dù cố thế nào thì nước mắt trong tôi cũng chẳng chảy ra”[36]. Vì thế mà sau khi đến sống ở chùa, thời gian đầu An đã trông như người mất hồn, trở lên lầm lì ít nói, lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác, tưởng như kẻ bị bệnh điên vậy. Cậu bé cũng đã cố tìm câu trả lời cho việc tại sao mình không thể khóc khi đang muốn, đang rất cần khóc để vơi đi nỗi uất hận “Tại sao tôi không khóc được nhỉ? Phải chăng vì

Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua “Đội gạo lên chùa” - 9


tôi chưa quen với không khí nhà chùa?”[36]. Với những kỷ niệm đau đớn mà An muốn quên đi, muốn chôn vùi mãi mãi nhưng lại luôn hiện về trong tâm hồn cậu bé. Chính vì thế mà “tâm hồn tôi đang khóc nhưng không tài nào chảy ra nước mắt”[36].

Qua độc thoại độc giả thấy được những băn khoăn của chú tiểu An khi thực hành những điều Phật dạy vào trong cuộc sống. Trong thời kỳ lịch sử ấy của dân tộc, cửa chùa cũng không tránh nổi những cơn bão táp mưa xa. Sống ở chùa đã mấy năm, hàng ngày được ngửi hương giải thoát, được học cách xử thế của đức Phật, tưởng chừng An đã thấm nhuần lối hành xử từ, bi, hỉ, xả của nhà Phật nhưng nhiều lần An từng bị dày vò với triết lý sống đó của Phật pháp. Hình ảnh người cha bị cắt cổ ở ngôi miếu hoang giữa cánh đồng: xác nằm trên vũng máu, đôi mắt trắng toát mở trừng trừng, cái cổ bị cắt mở ra toang hoác khiến cho An không thể không căm hận. Sống trong cảnh côi cút cha mẹ, chị em ly tán khiến An thèm cảnh đầm ấm của một gia đình, nỗi hờn tủi dâng lên khi chứng kiến cảnh êm ấm của những đứa trẻ khác đã khiến An không thể quên đi nỗi uất hận trong lòng, nó như ngọn lửa âm ỉ, chỉ chờ có dịp là lại bùng lên. Và khi nhìn thấy thân hình lở loét, một phần sống chín phần chết của sư Vô Uý trở về từ nhà giam ĐơBê khiến An băn khoăn về lẽ sống ở đời, An đã tự hỏi “Từ bi ư?, Hận thù ư?, Sống thế nào mới phải? Đó là câu hỏi lớn trong tôi. Tôi đã nói tôi không phải là tờ giấy trắng”[36, tr. 375]. Hay khi chứng kiến cảnh chịu phạt của Hiếu và Tân khiến An cũng thấy có sự mâu thuẫn trong mình “Hay là tôi đang ngụy biện, hay là tôi đang cố tìm những lý lẽ để cố che dấu tâm hồn hèn kém của mình? (…) Thú thật, tôi đã căm hận, mặc dầu những lời phật dạy luôn ở trong tôi”[36, tr.615]. Có thể thấy, trong thâm tâm An vẫn có những hoài nghi về triết lý sống của đạo Phật. Sự hoài nghi đó còn theo An vào cả chiến trường khi phải chĩa súng vào kẻ thù.


Dòng độc thoại của nhân vật An còn cho ta thấy sự bất lực của những con người bị cuốn theo dòng lịch sử. Đó là tâm trạng đau đớn, xót xa khi không làm được điều gì cho những người mà mình yêu quý. Với An, thầy giáo Hải là người mà cậu yêu quý và cũng sắp trở thành anh rể nên khi hay tin thầy giáo Hải bị bắt khiến An không ngừng suy nghĩ, lo lắng về anh “Anh Hải ơi! Thầy Hải ơi! Em biết làm gì cho thầy bây giờ. Em chỉ là một thằng bé, một chú tiểu, thế thì trong cơn sóng cả gió lớn này em có thể làm được điều gì giúp anh cơ chứ. Anh ơi ! Em chỉ biết khóc mà thôi‟‟[36, tr.424].

Khi biết tin mình cũng phải tham gia nhập ngũ trong lòng An dấy lên nhiều suy tư về chị Nguyệt, về thầy Vô Uý: “Tôi nghĩ đến chị tôi. Tôi ra đi thì chị Nguyệt ra sao? Thật là trớ trêu. Chị tôi muốn cắt tóc xuất gia, thì sư cụ thầy tôi lại không cho. Còn tôi, tôi đã làm lễ thí phát, thì bây giờ lại rời chùa. Tôi còn nghĩ nhiều, nhất là, tới thầy tôi. Người đã ngoài bảy mươi. Người đã mất bao công phu dạy dỗ tôi. Rồi lại cùng tôi chia sẻ bao ngày khổ sở, bi thương. Không biết lên đường kỳ này, tôi có còn gặp lại được người nữa không”[36, tr.643-644]. Quá trình diễn biến tâm lý của An hoàn toàn hợp logíc. Trên cõi nhân gian này, sư cụ Vô Uý chính là người cha thứ hai, chị Nguyệt giống như người mẹ thường giang tay chở che cho An. Giờ trong buổi tao loạn An không thể không nghĩ tới những người thân yêu của mình. Song trong thâm tâm, An nhận thấy cũng phải tham dự côngcuộc giải phóng dân tộc mà hàng triệu, hàng nghìn người đang tham gia đầy nhiệt thành “chiến tranh với tôi đâu có gì xa lạ. Tôi sinh ra trong chiến tranh. Cha mẹ tôi chết trong chiến tranh. Chỉ có điều khác, tôi có duyên được ngôi chùa che chở. Tôi có duyên được tiếp xúc, tiếp nhận sự từ bi bao la của đức Phật giữa lúc thế gian đầy cảnh tang thương giết chóc. Vậy tôi sẽ hành xử ra sao khi lúc này đây thế gian yêu cầu tôi rời bỏ ngôi chùa yên ấm (…). Nhưng ít nhất tôi cũng đủ can đảm và nghị lực tuổi trẻ để hoà vào thế gian để cùng gánh chịu những vui buồn, đau khổ của thế gian này”[36, tr.648]. An đã cới áo nhà tu để trở


thành anh bộ đội thực hiện nghĩa vụ của một công dân yêu nước. Để rồi khi hoà bình, anh lính Nguyễn Văn An phải đứng trước sự lựa chọn: trở về tiếp tục làm thầy tu hoặc trở về với đời sống thế tục. Một lần nữa người đọc thấy được đấu tranh trong nội tâm của An “Tôi có thể bỏ mặc Huệ, người con gái tàn tật tội nghiệp ấy, một mình bơ vơ giữa cõi đời này hay sao? Hiện nay Huệ chỉ có một mình tôi là người thân. Trong khi đó cô ấy cần đến tôi. Tôi nhìn thấy sự tin cậy và cần thiết trong đôi mắt Huệ, hôm ở xóm Bãi”[36, tr.858]. Trở về tiếp tục làm một nhà tu hành là tâm nguyện của An, nhưng đứng trước hoàn cảnh của Huệ khiến An phải không ngừng suy nghĩ. Để rồi ngộ ra rằng đạo Phật hướng tới che chở, cứu rỗi mọi sinh linh và Huệ là một sinh linh bé nhỏ cần sự che chở của An.

Qua những dòng độc thoại, nhân vật An hiện lên như bao con người bình thường khác. Trong sâu thẳm tâm hồn An cũng có những vết thương không thể xoá nhoà, có những đau đớn, hoài nghi, mâu thuẫn… Để rồi An cảm nhận cuộc đời mình như một cuộc hành hương đi tìm sức mạnh linh thiêng của chính tâm hồn mình, để truy tìm cái bản lai diện mục của mình.

Ngoài ra, trong Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân khánh còn khám phá nội tâm của một số nhân vật khác như Vô Trần, Bernard,… Bernard là nhân vật có sự đấu tranh, giằng xé dữ dội trong nội tâm. Đó là khi hắn ý thức được về nguồn gốc của mình, khiến cho tâm hồn hắn trở thành “bãi chiến trường” cho cuộc chiến giữa dòng máu “nội” và dòng máu “ngoại”. Và khi cuộc chiến trong con người hắn ngã ngũ cũng là lúc hắn trở kẻ sát nhân tàn bạo. Hắn biện minh cho những hành động tội ác đó bằng những lý lẽ: “Đáng lẽ tôi là người bình thường đấy chứ. Nhưng ai đã phản bội tôi. Ai đã giết cậu tôi, đẩy mẹ tôi đến chỗ chết. Ai đã cư xử với tôi như một kẻ hạ đẳng. Mà ai hạ đẳng kia chứ?‟‟[36]. Chính những gì sẩn sâu bên trong con người đã lý giải cho tính cách ưa bạo lực của Bernard, cho trạng thái tâm lý vừa kiêu hãnh vừ tự ti của Bernard.


Như vậy, với việc sử dụng độc thoại nội tâm và đối thoại tra vấn nội tâm, nhà văn đã đi sâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Nhà văn đã tái hiện được bức tranh nội tâm phong phú, phức tạp của con người. Từ đó, nhân vật hiện lên với chiều sâu tâm lý đúng với bản chất “con người”. Đồng thời qua thế giới nội tâm của nhân vật, nhà văn đưa ra những quan niệm của riêng mình về lối sống, về sự phát triển của văn hóa, số phận mỗi con người trong dòng chảy lịch sử.

2.3.3. Nghệ thuật thể hiện số phận nhân vật

Văn học đương đại, với cái nhìn nhân bản về con người đã xem con người là giá trị cao nhất của cuộc sống. Đi sâu, khám phá số phận con người đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn. “ Số phận” được hiểu là “phần mà mỗi cá nhân có thể được hưởng, không thể cộng thêm, không thể trừ đi, do rất nhiều quy luật tất nhiên và ngẫu nhiên trong sự vận động của cả quá trình sống của người đó đem lại”[27, tr.243]. Các nhà văn đã nhìn nhận số phận con người ở góc độ riêng tư và được đặt trong mối quan hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội. Nhiều tiểu thuyết đã hướng vào miêu tả những thăng trầm số phận của những con người bình thường như: Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma văn Kháng; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Dòng sông Mía của Đào Thắng….

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, với gần một trăm nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc không chỉ bởi nét riêng trong vẻ ngoài hình hay đặc điểm tâm lý, tính cách mà còn ở số phận của họ. Trong tác phẩm, mỗi nhân vật đều có số phận riêng gắn với những biến thiên của lịch sử, thời đại. Số phận của họ không bình yên, phẳng lặng mà gặp nhiều trắc trở. Chẳng hạn, số phận của vị trụ trì ngôi chùa Sọ như một biểu tượng về sự thịnh, suy của đạo Phật trong văn hoá người Việt qua các nấc thang lịch sử. Sư Vô Uý có tên tục là Sinh, họ Lê - dòng dõi nho gia, có cụ Tổ đỗ Thám hoa. Quê ở thôn


Nhiễm cạnh Hà Nội. Cha của Vô Uý là ông Lê Mậu đỗ cử nhưng sau tham gia phong trào Cần Vương bị bắt và bị đầy ra Côn Đảo. Vô Uý thời nhỏ sống với bà nội, không được đến trường nhưng Vô Uý tỏ ra xuất chúng về học vấn nhưng luôn khiêm nhường, giúp đỡ người khác. Bước chân vào con đường phật pháp, sư Vô Uý mang theo những kí ức, kỉ niệm về gia đình, về cái chết của người mẹ và em Choắt. Song đó không phải là nguyên nhân khiến chàng trai trẻ mười chín tuổi Sinh từ bỏ thế tục. Vô Uý đi tu không phải vì tâm lý chán đời, muốn thoát ly khổ đau thế gian mà chính từ tình yêu cuộc sống, yêu cái thiện “Suốt đời, con chỉ nguyện làm điều thiện và theo Phật pháp. Chính nhờ đạo Phật nên con mới đủ ý chí và nghị lực để học hành và góp sức cùng bà nội giữ lấy nề nếp tổ tông”[36, tr.259]. Nguyện suốt đời theo phật pháp, Vô Uý luôn có những hành động, việc làm mang tính thiện: cứu sống và cảm hoá được chú hùm con; chữa bệnh cho một người cách mạng; chữa trị và cảm hoá Độ - một tướng cướp trở thành người trọn đời bảo vệ Phật Pháp; che chở cho những con người lúc hoạn nạn như chị em An, Nguyệt, bà vãi Thầm; Âm thầm giúp đỡ cách mạng… Cuộc đời vị đệ tử thuần hạnh này của đạo phật luôn hướng thiện và hành thiện nhưng cũng không tránh được “nghiệp”. Mà “nghiệp‟‟ sư Vô Uý phải gánh chính là do cái ác ở cả phía kẻ địch và phía cách mạng. Trong suy nghĩ của rất nhiều người thì cuộc đời của các nhà tu hành thật bình lặng, thanh thản, không vướng bận với thế sự. Thế nhưng, cuộc đời nhân vật Vô Uý lại gặp nhiều trắc trở trên con đường tu hành. Trong thời kỳ mạt Pháp sư cụ bị Bernard bắt giam, đánh đập, tra tấn đến gãy một chân “một phần sống chín phần chết”, rồi trong cải cách cũng bị đấu tố, tra hỏi, bị bắt giam rồi đi cải tạo đến mức suýt mất mạng. Song sư Vô Uý không mảy may oán hờn những kẻ làm điều ác với mình mà luôn nhẫn nhịn, khiêm nhường.

Trong Đội gạo lên chùa, nhà văn miêu tả số phận của nhân vật Vô Trần và An khá đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ họ đều từng gắn bó với nhà chùa, có nếp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2024