Quá Trình Sáng Tác Và Quan Niệm Nghệ Thuật Của Nguyễn Xuân Khánh


ngợi ca những con người anh hùng, những người có phẩm chất tốt thì trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường lại mang giọng điệu xót thương bi thảm và hài hước. Giọng điệu xót thương bi thảm khi nói về cuộc sống khổ nhục, tủi hổ của bà Son, của nhân vật Tùng…Giọng điệu hài hước hóm hỉnh khi nói về những người trong tổ chức Đảng, vấn đề làng xã, cách thức tổ chức tiệc tùng, ma chay cưới hỏi ở nông thôn….Với hai giọng điệu chủ đạo này nhà văn đã phản ánh được nông thôn Việt Nam thời kỳ trước dưới ánh sáng của Đại hội VI.

Tóm lại, với các nhà văn Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường….đã cho thấy một xu hướng đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam. Họ là những nhà văn gắn bó với lối viết hiện thực chủ nghĩa, nhưng đã đổi mới trong sự nhìn nhận về hiện thực, về con người, cuộc đời, số phận cá nhân, cùng với những cách tân về mặt hình thức để làm mới thể loại tiểu thuyết. Sự đóng góp của các nhà văn theo xu hướng đổi mới trên lối viết hiện thực chủ nghĩa đã góp phần phát triển thể loại tiểu thuyết nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Nổi bật và làm sáng danh cho xu hướng truyền thống này là nhà tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh

1.2.1. Quá trình sáng tác

Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ những nănm 50, cùng thời với các nhà văn như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn…Nhưng phải đến năm 2000 nhà văn mới được khẳng định về tài năng trên văn đàn chính thống.

Tác phẩm đầu tay là tiểu thuyết Làng nghèo (1958) khi nhà văn tham dự trại sáng tác của Văn nghệ quân đội ở Thanh Liệt. Nhưng cuốn tiểu thuyết này bị đình chỉ không cho in vì người ta ngại người đọc sẽ sợ chiến tranh vì thấy nó hiện lên trong tác phẩm tàn khốc quá. Đầu năm 1959, Nguyễn Xuân Khánh


với truyện ngắn Một đêm đã được giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi viết về đời sống bộ đội trong hoà bình của tạp chí Văn nghệ quân đội nhân dân.

Năm 1962, Nguyễn Xuân Khánh in tập truyện ngắn đầu tay có tên là Rừng sâu ( tập hợp những truyện ngắn viết từ 1958 đến 1962). Trong những năm tháng bị “tai nạn nghề nghiệp” phải nghỉ hưu sớm, mặc dù phải bươn chải nhiều nghề để kiếm sống như: nuôi lợn, làm thợ may, thậm chí là đi bán máu nhưng niềm đam mê sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh không hề bị thiêu rụi. Ngược lại ngọn lửa của niềm đam mê đó tiếp tục cháy sáng mặc dù chưa được toả ánh hào quang. Nhà văn vẫn miệt mài sáng tác cho dù những tác phẩm đó không được in hoặc in dưới bút danh khác. Năm 1971 nhà văn viết tiểu thuyết Hoang tưởng trắng nhưng đến tận năm 1990 mới được nhà xuất bản Đà Nẵng in với tên gọi Miền hoang tưởng cùng bút danh Đào Nguyễn. Tiểu thuyết Trư cuồng( 1981- 1982) vừa ra đời liền bị phê phán nặng nề và đến nay vẫn chưa được in mà chỉ mới có mặt trên internet.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phải đến năm 2000 Nguyễn Xuân Khánh mới được hưởng hạnh phúc lớn lao khi được “trả lại tên” trên tác phẩm của mình. Đến lúc này bạn đọc gần xa mới biết nhiều đến Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000). Tác phẩm đã nhận được bốn giải thưởng: Giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết (1998 - 2000) của Hội nhà văn Việt Nam; Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội 2001; Giải thưởng Mai vàng của Báo Người lao động, 2001; Giải thưởng Thăng Long của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2002.

Sau khi xuất bản Hồ Quý Ly, nhà văn đã tiếp tục cho ra mắt bạn đọc Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Nxb Nhi Đồng, Hà Nội, 2002), và Mưa quê (Nxb Nhi Đồng, Hà Nội, 2003). Nguyễn Xuân Khánh là người say mê với tiểu thuyết lịch sử, văn hoá vì thế không dừng lại ở Hồ Quý Ly, nhà văn lão thành này lại tiếp tục chấp bút một cách miệt mài, hăng say đưa đến bạn đọc hai tiểu thuyết đồ sộ với nhiều giải thưởng lớn. Đó là tiểu thuyết Mẫu

Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua “Đội gạo lên chùa” - 5


thượng ngàn (2006) với Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội, 2006; Giải thưởng văn Doanh nhân, 2007. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (2011) với Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, 2011; Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2011.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh viết khá nhiều tiểu thuyết nhưng được biết đến phần lớn qua bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn Đội gạo lên chùa. Đây là những tiểu thuyết viết đề tài về lịch sử, văn hóa với những biến thiên của thời đại, dân tộc, kiếp người. Từ đó nhà văn đưa ra những kiến giải của mình về lịch sử dân tộc, về những nét đẹp văn hoá của người Việt và hiện thực của cuộc sống với những số phận con người chịu sự va đập của lịch sử. Viết về lịch sử nhưng Nguyễn Xuân Khánh không nhằm mục đích phản ánh lịch sử mà lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn nói chuyện đời, chuyện xã hội. Con người trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh không phải chỉ của một thời đại mà của mọi thời đại. Nhưng Nguyễn Xuân Khánh không đưa vào đó cái nhìn tiêu cực hay tuyệt đối hoá với những vấn đề xấu - tốt, đen - trắng, địch - ta…mà nhìn tất cả bằng thái độ nhân bản và khoan dung. Nguyễn Xuân Khánh trở về với lối viết đại tự sự gần với truyền thống, với đề tài quen thuộc của văn chương truyền thống là lịch sử, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cải cách ruộng đất, thời kỳ hoà bình… Dấu ấn của lối viết truyền thống thể hiện rõ nét ở bộ ba tiểu thuyết này của Nguyễn Xuân Khánh.

Trước hết là về dung lượng cả ba tác phẩm đều là những trường thiên tiểu thuyết với đồ dài hơn 800 trang (Hồ Quý Ly 802 trang, Mẫu thượng Ngàn 807 trang và Đội gạo lên chùa 866 trang) đã cho thấy trường bút đáng kính phục của nhà văn. Bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đều có cốt truyện mạch lạc, dễ đọc, dễ hiểu. Cả ba tiểu thuyết có kết cấu gần với tiểu thuyết chương hồi - tiểu thuyết truyền thống của phương Đông. Các phần trong tác phẩm đều được đặt tên và trong mỗi phần lại có nhiều tiết nhỏ. Trong Hồ Quý Ly có 13 phần (mỗi phần lại có những tiết nhỏ): 1-Hội thề


Đồng Cổ, 2-Hồ Nguyên Trừng, 3-Ông vua già, 4-Cái chết của ông vua già, 5- Trần Khát Chân, 6-Cô gái vườn Mai, 7-Vua Thuận Tông và bà hoàng Thánh Ngẫu, 8-Trong vườn ngự uyển, 9-Một ngày của Thái sư (Minh Đạo I), 10- Một ngày của Thái sư (Minh Đạo II), 11-Ngôi chùa đổ, 12-Đường lên Yên Tử, 13-Hội thề Đốn Sơn.

Trong Mẫu thượng ngàn gồm 15 phần và trong mỗi phần lại chia thành nhiều tiết nhỏ: 1-Người trở về, 2-Nhụ và Điều, 3-Đồn điền Messmer, 4-Họ Vũ, họ Đinh, 5-Pierre và Julien, 6-Người cổ Đình, 7-Bà cô Tổ, 8-Philippe Messmer, 9-Con chim cu cườm, 10-Đối thoại, 11-Bà ba Váy kể chuyện, 12- Tai hoạ lớn, 13-Ông Đùng, bà Đà, 14-Hội kẻ Đình, 15-Chương kết.

Đội gạo lên chùa có ba phần lớn: Trôi sông (1-Lưu lạc, 2-Chùa Sọ, 3- Tây lai Bernard, 4-Trường làng, 5-Sư Vô Trần, 6-Tôi học võ, 7-Nhà sư cách mạng, 8-Bốt đình Sọ, 9-Đại uý Thai Lan, 10-Nhà giam phòng nhì, 11-Trận lúa vàng, 12-Thiền sư Vô Uý, 13-Sư Khoan Độ, 14-Sư cụ và thầy giáo Hải, 15-Cô Nguyệt, 16-Đại sư Huynh, 17-Đom đóm, 18-Trôi sông); Bão nổi can qua (1-Ngày mới, 2-Mặt trời bừng sáng trên cánh đồng quê, 3-Giếng thơm, 4

-Trên sông Bồ Đề, 5-Đã mang lấy nghiệp vào thân); Về cõi nhân gian (1- Ngày giỗ Tổ, 2-Tân binh, 3-Chuẩn bị lên đường, 4-Nhà sư bộ đội, 5-Duyên nhà phật, 6-Tiếng chuông chùa, 7-Hai đối thủ, 8-Gặp gỡ, 9-Về cõi nhân gian).

Cả ba tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều có kết cấu phân hai tuyến đối lập khá triệt để: Đó là sự phân tuyến về hệ thống nhân vật, giữa một bên là nhân vật Hồ Quý Ly với những khát vọng cải cách, đổi mới với sự pha trộn giữa Khổng gia và Pháp gia với một bên là các hoàng đế nhà Trần (Hồ Quý Ly); Là sự phân tuyến đối lập giữa một bên là thực dân Pháp - những kẻ đi xâm lược với dân tộc Việt Nam - những người chịu áp bức và những người kháng chiến chống Pháp (Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa); là sự phân tuyến giữa cái thiện (thầy trò nhà sư Vô Uý, là những người Việt Minh được


nhà chùa che chở) và cái ác (Thực dân Pháp và bè lũ Việt gian theo Pháp (Đội gạo lên chùa)…Song cái mới trong cách viết của Nguyễn Xuân Khánh là dựa vào khung lịch sử nhưng cốt truyện không bám sát biên niên như tiểu thuyết truyền thống. Hơn nữa các phần của tác phẩm không bám sát một hành động chung mà nó là nhiều câu chuyện đan xen, đồng hiện giữa quá khứ và thực tại.

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Xuân Khánh cơ bản vẫn kể theo kiểu truyền thống. Các nhân vật được giới thiệu về lai lịch, ngoại hình một cách tỉ mỉ theo tinh thần hiện thực bất khả tín: nhân vật Hồ Quý Ly, Nguyên Trừng,…(Hồ Quý Ly); Nhụ, Điều, Trịnh Huyền, ông Hộ Hiếu…(Mẫu thượng ngàn); sư Vô Uý, Sư Vô Trần, sư bác Khoan Độ, An, Nguyệt…(Đội gạo lên chùa).

Một trong những điểm mới trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là ông đã đưa vào trong tác phẩm của mình yếu tố dục tính đậm phồn thực, nhất là người đàn bà (bà Ba Váy với Lý Cỏn, với Trịnh Huyền…(Mẫu thượng Ngàn), Sư Vô trần với bà Nấm, Vợ chồng Hạ….(Đội gạo lên chùa). Đây cũng là một sự đổi mới trong tư duy tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Bởi trước đây người ta quan niệm tiểu thuyết lịch sử phải phản ánh lịch sử một cách chính sử, do đó những vấn đề về tình yêu nam nữ, tính dục thường không được đề cập đến. Nguyễn Xuân Khánh nhìn nhận những con người lịch sử, những người làm nên lịch sử như những cá nhân “người”, họ cũng có những tình cảm, ham muốn đời thường như những người bình thường khác. Điều này giúp cho tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không khô khan và hấp dẫn được người đọc.

Nguyễn Xuân Khánh đã có sự đổi mới về kỹ thuật trần thuật, bên cạnh sử dụng điểm nhìn truyền thống ngôi thứ ba - người kể toàn tri thì trong tác phẩm của nhà văn đã có thêm những điểm nhìn ở ngôi thứ nhất. Đây là một cách kể khác với kể chuyện lịch sử truyền thống (Hoàng Lê nhất thống chí), Nguyễn Xuân Khánh đã “khước từ lối tự sự tiêu cự zero với một điểm nhìn


duy nhất”. Trong tác phẩm luôn có sự dịch chuyển, đan xen các điểm nhìn trần thuật, chuyển đổi vai kể. Trong Hồ Quý Ly điểm nhìn dịch chuyển từ người kể chuyện sang các nhân vật: Hồ Nguyên Trừng, Nghệ Hoàng, Hồ Quý Ly, Sử Văn Hoa, Hồ Nguyên Trừng. Sự dịch chuyển các điểm nhìn giúp cho ta có một cái nhìn khách quan chứ không mang nặng ý kiến chủ quan của tác giả. Nhân vật Hồ Quý Ly được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn: nhà chép sử Sử Văn Hoa, Hồ Nguyên Trừng, trong cái nhìn của những bề tôi trung thành và những người ở phía đối đầu. Hay trong Mẫu thượng ngàn cũng là sự dịch chuyển từ người kể chuyện sang các nhân vật: Nhụ, Điều, Cụ đồ Tiết, Trịnh Huyền, Bà Ba Váy, Philíp, Piere, Julie, Quản Liến. Các nhân vật tự kể chuyện người, kể chuyện chính mình làm cho câu chuyện thêm khách quan. Có thể nói trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh lần đầu tiên xuất hiện ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” trong tiểu thuyết lịch sử (nhân vật Nguyên Trừng trong Hồ Quý Ly, nhân vật An trong Đội gạo lên chùa), nhân vật tự kể chuyện Bà Ba Váy (Mẫu thượng ngàn)…

Trước nhà văn nguyễn xuân Khánh các yếu tố huyền thoại, hư cấu đã được nhiều nhà văn sử dụng. Nhưng điều đáng nói ở đây là, tiểu thuyết lịch sử truyền thống tôn trọng sự kiện, phản ánh sự kiện một cách thuần tuý thì đến với tiểu thuyết lịch sử hiện đại Nguyễn Xuân khánh đã đưa vào tiểu thuyết của mình những yếu tố hư cấu huyền thoại làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, ly kỳ hơn. Tác giả hư cấu cả những sự kiện lịch sử, hư cấu nhân vật lịch sử (Hồ Quý Ly), hư cấu nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, lịch sử - văn hoá (Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa). Các yếu tố huyền thoại, kỳ ảo về cách chữa bệnh cho Thuận Tông: vua Thuận Tông uống bát canh có thuốc độc mà không chết; sự lý giải nguồn gốc của họ Hồ, bóng ma Ngọc Lan…. (Hồ Quý Ly), mô típ cái chết đi liền với hiện thân của sự trở về: con đóm là hiện hồn của ông cụ Khố chồng bà vãi Thầm, của cô Thắm; Rêu chết hiện về


trong hình hài một con chim (Đội gạo lên chùa)….Huyền thoại về nhân vật Mẫu, bà cô Tổ, ông Hộ Hiếu và cách chữa bệnh kỳ lạ của ông (Mẫu thượng ngàn)….

Như vậy, với bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hóa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thu hút được sự quan tâm của độc giả trở về với lối viết đại tự sự truyền thống. Dựa trên lối viết hiện thực chủ nghĩa Nguyễn Xuân Khánh đã có những cách tân so với lối viết truyền thống và cũng là sự chuyến hướng trong chặng đường sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, với nhà văn đổi mới về hình thức nghệ thuật không phải là cốt yểu mà cái quan trọng chính yếu là sự đổi mới về tư tưởng.

Ngoài ra, xen kẽ vào những giai đoạn viết văn Nguyễn Xuân khánh còn cộng tác với các nhà xuất bản tham gia dịch sách: tiểu thuyết Những quả vàng (bản dịch, in năm 1996) của Nathalie Sarraute (1902 - 1999, Pháp), tiểu thuyết Lời nguyện cầu cho kẻ vắng mặt (bản dịch in năm 1996) của nhà văn Tahar Ben Jelloun (1940 -, Morocco, viết tiếng Pháp), Nhận dạng nam (bản dịch, in 1999) của Elisabeth Badinter, Bí thuật đen (bản dịch Phạm Thuỷ Triều, hiệu đính Nguyễn Xuân Khánh, in 2000) của Marguerite Yourcenar (1903 - 1987, Pháp), Nữ hoàng Sisi (bản dịch, in 2003) của Anne Francoise Loiseau….

Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Xuân Khánh sáng tác không nhiều. Song như con tằm rút ruột nhả tơ, những tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều được viết bằng chính sự trải nghiệm cuộc đời, bằng cái tâm trong sáng và lòng nhiệt huyết của nhà văn. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong hơn mười năm trở lại đây đã đem đến cho nền tiểu thuyết Việt Nam một nguồn sinh khí mới. Đồng thời qua đó cũng khẳng định được tài năng chân chính của nhà văn.


1.2.2. Quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Trong một tác phẩm văn học, nội dung và hình thức là phạm vi chủ yếu thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó. Một tác phẩm có giá trị không những được thể hiện ở nội dung mà còn phải có một hình thức nghệ thuật phù hợp, bởi hình thức của một tác phẩm văn học mang tính cụ thể, thẩm mỹ và không lặp lại. Điều làm nên dấu ấn phong cách cá nhân của mỗi nhà văn là chọn cho mình những thủ pháp, cách thức nghệ thuật mang một nét riêng không giống với người khác.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh những năm gần đây đã trở thành một “hiện tượng lạ” của nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Ông đã đưa ra một cách nhìn nhận, lý giải mới của mình về con người, lịch sử dân tộc, văn hoá Việt thông qua thể loại tiểu thuyết lịch sử. Qua thể loại tiểu thuyết, nhất là qua ba tiểu thuyết lịch sử: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn Đội gạo lên chùa nhà văn đã bộc lộ quan điểm về nghệ thuật của mình.

Nguyễn Xuân Khánh đã từng bày tỏ: “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra một hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là nó có thật. Tiểu thuyết lịch sử phải dựng lại bối cảnh không khí của thời đại. Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ. Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài trữ tình. Trong khi đó, kí sự lịch sử chỉ là bám chắc vào các văn bản sử để viết”[30]. Như vậy, theo Nguyễn Xuân Khánh thì người viết tiểu thuyết lịch sử phải am hiểu, có kiến thức sâu rộng về lịch sử và phải có trí tưởng tượng. Một tiểu thuyết hấp dẫn phải là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố lịch sử và hư cấu nghệ thuật.

Nhà văn cũng đưa ra ý kiến của cá nhân về cách viết tiểu thuyết lịch sử: “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử có hai loại. Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ có thể hư cấu về tâm lý hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2024