Xu Hướng Đổi Mới Dựa Trên Lối Viết Truyền Thống


Cách tân về điểm nhìn trần thuật là điều ta dễ nhận thấy trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Trong Giã biệt bóng tối luôn có sự di chuyển điểm nhìn từ nhân vật chính sang nhân vật phụ, tất cả các ngôi kể đều ở ngôi thứ nhất. Trong tác phẩm nhà văn đã sử dụng tới tám điểm nhìn: điểm nhìn của nhân vật chính - Thượng, lời người dẫn chuyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật xưng Tao, lời tự truyện của một cô cave, lời của nhà thiết kế, lời kể của Bính, lời người tường thuật và lời người biên tập. Với việc sử dụng linh hoạt nhiều điểm nhìn, tác phẩm hấp dẫn hơn với sự đa dạng trong cách kể và hiện thực được nhìn nhận một cách khách quan.

Ngoài ra Tạ Duy Anh còn sử dụng nhiều yếu tố huyền thoại (Nhân vật bào thai kể chuyện trong Thiên thần sám hối), sử dụng giọng giễu nhại (Giã biệt bóng tối). Với mong muốn đi sâu vào hiện thực cuộc sống, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh đã khẳng định một xu hướng tất yếu trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại “Tiếp thu lối viết hiện đại của tiểu thuyết phương Tây đã là một thực tế lịch sử của quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc từ đầu thế kỷ 20”[69].

Như vậy có thể thấy, đổi mới tiểu thuyết theo xu hướng hiện đại hoá thực tế cũng là xu thế tất yếu của văn học Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Các cây bút tiểu thuyết với khát vọng đổi mới thể loại đã có những dấn thân đầy táo bạo. Sự cách tân đó có thể một số người chưa chấp nhận nhưng đó là kết quả của những tháng ngày “lao tâm khổ tứ” của các nhà văn tâm huyết. Và những cách tân đó đã đem lại nguồn sinh khí mới cho nền tiểu thuyết đương đại của chúng ta. Trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam những nỗ lực, đóng góp của Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương…đáng ghi nhận và trân trọng. Lối viết của họ khác hẳn với lối viết tiểu thuyết của Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Xuân Khánh.


1.1.2. Xu hướng đổi mới dựa trên lối viết truyền thống

Trong không khí dân chủ của đời sống hoà bình, các nhà tiểu thuyết có thể tự do khám phá mọi ngõ ngách trong cuộc sống, tâm hồn, số phận của mỗi cá nhân. Mọi vấn đề của cuộc sống được nhìn nhận từ nhiều góc độ, mọi khía cạnh với những tốt, xấu, trắng, đen…Nhà văn không né tránh hiện thực, không ngại phản ánh những hi sinh mất mát, những sai lầm, khuyết điểm, những suy nghĩ ấu trĩ của một thời văn học ngại nói đến. Để truyền tải những tư tưởng mới đó nhiều cây bút tiểu thuyết đã không ngại thể nghiệm lối viết tự sự mới nhằm cách tân thể loại bằng cách phủ nhận hoàn toàn lối viết truyền thống (Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, …). Nhưng bên cạnh đó vẫn có những nhà văn vẫn giữ cho mình một lối viết gần với lối viết hiện thực chủ nghĩa. Ở đó các nhà văn đề cập đến những đề quen thuộc trong đời sống văn chương như: chiến tranh, cải cách ruộng đất, số phận con người trong xã hội…. với lối viết bám sát khung truyền thống nhưng bằng một cái nhìn mới của sự đổi mới về tư duy tiểu thuyết, sự đổi mới về tư tưởng. Về hình thức, các nhà tiểu thuyết dựa trên lối viết truyền thống của chủ nghĩa hiện thực nhưng có gia tăng một số yếu tố như có sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, sử dụng các yếu tố hư cấu, kỳ ảo….

Tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa không lý tưởng hoá con người và cuộc sống, các nhà văn miêu tả hiện thực một cách khách quan, không né tránh bất cứ sự thực nào. Bạn đọc chúng ta trong một thời gian khá dài đã quen tiếp nhận lối viết hiện thực chủ nghĩa, từ Phạm Duy Tốn đến Ngô Tất Tố, Nam Cao với các nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa một lối tiếp nhận đã thành truyền thống.

Trên tinh thần đổi mới một số nhà văn đã nỗ lực khẳng định tên tuổi của mình với lối viết “ngược lại” với những xu hướng của thời hiện tại, cách tân trên lối viết hiện thực chủ nghĩa để làm mới thể loại. Chủ yếu là những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

tìm tòi, cách tân về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Những tiểu thuyết theo xu hướng này vẫn thu hút được sự quan tâm của độc giả bởi những yếu tố mới đó người đọc dễ tiếp nhận. Minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của xu hướng này chính là sự xuất hiện, thành công của các nhà văn như: Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Khắc Trường, Lê Lựu, Ma Văn Kháng.…Dưới đây chúng tôi sẽ nêu qua lối viết của một số nhà tiểu thuyết tiêu biểu gần lối viết Nguyễn Xuân Khánh, còn về trường hợp Nguyễn Xuân Khánh sẽ đề cập kỹ ở phần sau.

1.1.2.1. Lê Lựu

Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua “Đội gạo lên chùa” - 4

Là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nhưng Lê Lựu vẫn tiếp tục khẳng định được tên tuổi của mình trong nền văn học Việt Nam sau 1975. Cuộc sống sau chiến tranh với nhiều bộn bề, nhiều ngã rẽ mỗi nhà văn đều lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với bản thân, sự vận động của thời đại và của nền văn học. Nhà văn Lê Lựu cũng hoà mình vào cuộc sống mới với cái cảm hứng thế sự thay thế cho cảm hứng sử thi ở giai đoạn trước. Với sự đổi mới trên bước đường nghệ thuật Lê Lựu đã gây tiếng vang cho mình qua tiểu thuyết Thời xa vắng. Đây là tác phẩm đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu và cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới của nền văn học Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới.

Chúng ta vẫn bắt gặp một Lê Lựu với lối viết gần với truyền thống ở cách xây dựng cốt truyện, nghệ thuật trần thuật nhưng cũng có những yếu tố mới về hình thức nghệ thuật và đặc biệt là sự thay đổi về tư duy. Về cốt truyện, Thời xa vắng có kết cấu của tiểu thuyết truyền thống. Bố cục gồm có ba phần: Phần 1 gồm 6 chương, Phần 2 gồm 6 chương và phần kết. Trong tác phẩm các sự kiện, các biến cố được trình bày theo trật tự thời gian, các sự kiện của các biến cố được phát triển phù hợp với lôgic khách quan. Ở đó ta không bị bất ngờ bởi các yếu tố ly kỳ, xuất hiện đột ngột do đó người đọc dễ tiếp nhận. Song cái mới là nhà văn đã đưa vào tác phẩm hệ thống những chi


tiết nghệ thuật, hệ thống tính cách góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và làm hấp dẫn hơn nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Chẳng hạn chi tiết cuộc họp của dân làng Hạ Vị, chi tiết Sài mua phở cho vợ ăn ba ngày liên tục khiến vợ phải bỏ về nhà mẹ đẻ, chi tiết Sài cùng mẹ đi làm thuê rồi cay đắng nhận ra nỗi tủi nhục của kẻ đi làm thuê kiếm miếng ăn, chi tiết Sài và Hương tỏ tình cùng nhau giữa mênh mông nước lụt…..

Thời xa vắng đã thể hiện những cách tân của Lê Lựu cả về nội dung và hình thức. Trước hết chính là sự đổi mới về đề tài, các đề tài quen thuộc trong văn chương bấy giờ là viết về nông thôn, chiến tranh, xây dựng đất nước sau chiến tranh, viết về người lính, việc viết về đề tài thành thị đã đem đến cho Thời xa vắng có nét khác so với các tác phẩm văn học cùng thời. Lê Lựu đã không còn nhìn nhận số phận cá nhân gắn với cộng đồng nữa mà nhìn con người ở góc độ đời tư. Với nhà văn, hạnh phúc của mỗi con người, mỗi cá nhân không chỉ là được ăn no mặc ấm mà là phải làm chủ được số phận, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. Trước đây với cái nhìn sử thi, văn học thường gắn hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của cộng đồng, dân tộc cho dù cá nhân đó không thực sự hạnh phúc. Thời xa vắng của Lê Lựu chính là sự nhìn lại, “đánh giá lại” về cuộc sống riêng tư của mỗi con người. Điều này thể hiện rất rõ qua tính cách và số phận của Giang Minh Sài. Đây là nhân vật “sống hộ” người khác, “không được là chính mình‟‟, lúc nhỏ Sài phải làm theo ý muốn của gia đình, đến lúc trưởng thành cũng không được làm theo ý mình, không lấy được Hương mà phải lấy người vợ mình không yêu, khi nhập ngũ cũng phải làm theo ý muốn của thủ trưởng. Qua nhân vật Giang Minh Sài nhà văn Lê Lựu đặt ra một vấn đề khẩn thiết: con người phải được là chính mình, cá nhân cần được tôn trọng.

Với cái nhìn hiện thực về cuộc sống, Thời xa vắng ngoài cảm hứng ngợi ca thể hiện niềm tin, hi vọng những điều tốt đẹp của con người thì cảm


hứng chủ đạo chi phối chính là bi - hài. Cảm hứng bi - hài đã mang đến cho người đọc cái nhìn sâu hơn, biện chứng hơn về con người và cuộc đời. Cũng vì thế giọng điệu trong tác phẩm không còn là ngợi ca nữa mà kết hợp nhiều giọng điệu: ngậm ngùi xót xa, triết lý, khắc khoải da diết, giễu nhại….Trong đó giọng điệu giễu nhại là cơ bản nhất (giễu nhại thói xu nịnh, đánh giá người khác chủ quan, chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa thành tích….).

Về nghệ thuật trần thuật, nhà văn ít đi vào miêu tả mà chủ yếu là kể kết hợp với bình luận, sử dụng ngôi thứ ba với sự dịch chuyển nhiều điểm nhìn. Qua đó nhân vật được hiện lên từ nhiều phương diện, góc độ góp phần khắc hoạ tính cách, số phận nhân vật Giang Minh Sài một cách sống động và để lại dư âm trong lòng người đọc.

Như vậy có thể thấy Thời xa vắng có những nét gần với tiểu thuyết thời kỳ trước 1975 nhưng với những cách tân cả về nội dung và hình thức đã cho thấy đây là một tác phẩm hiện đại xứng đáng của thời kỳ đổi mới.

1.1.2.2. Ma Văn Kháng

Ma văn Kháng là một trong những nhà văn có đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới. Trước những năm 80 của thế kỷ XX, với cài nhìn đậm chất sử thi, đề tài miền núi trở thành đề tài chủ yếu và quen thuộc trong các sáng tác của Ma Văn Kháng. Từ sau năm 80, Ma Văn Kháng đã có bước chuyển đổi trong sáng tác của chính mình, ông viết về cuộc sống đời thường với cảm hứng thế sự đời tư. Đây chính là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật về cuộc sống con người của Ma Văn Kháng. Chúng ta có thể nhận thấy những đổi mới này qua các tiểu thuyết: Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú,….

Ma văn Kháng luôn tâm niệm: Viết là để bảo vệ, khẳng định những giá trị chân chính của con người. Những giá trị tốt đẹp ấy không chỉ có ở thời hiện tại mà nó bắt nguồn từ trong quá khứ xa xưa của lịch sử dân tộc, lịch sử


loài người. Vì thế, dựa trên giá trị nhân văn chân chính từ ngàn đời của dân tộc, Ma Văn Kháng không ngừng tự đổi mới ngòi bút của mình. Những tác phẩm của ông dễ tiếp nhận với người đọc bởi nó không chỉ có kết cấu mạch lạc, dễ đọc mà còn bởi ở đó nhà văn đã thể hiện một cái nhìn hiện thực mới. Đó là hiện thực với những biến động, bề bộn, ngổn ngang phức tạp pha lẫn xấu tốt. Song ở đó nhà văn luôn nhìn thấy, trân trọng những gì tốt đẹp của con người. Là nhà văn nhạy cảm với nỗi đau, những vui buồn của cuộc sống, Ma Văn Kháng cũng là người nâng đỡ con người vượt lên những lam lũ khốn khó của cuộc đời. Cuộc sống sau hoà bình với quá trình đô thị hoá đang phát triển dẫn đến nhứng giá trị truyền thống, giá trị con người có những đổ vỡ, rạn nứt. Trước cuộc sống xô bồ, chạy theo danh lợi đồng tiền khiến cho con người quên mất những đạo lý trên đời. Sống trong môi trường đó khiến cho con người không giữ được những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của mình. Trong các tác phẩm: Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú các nhân vật là những con người với tính cách đầy mâu thuẫn. Nhân vật không chỉ đơn thuần một tính cách mà là những con người phức tạp, lưỡng diện, không nhất quán với chính mình (Nhân vật Lý trong Mùa lá rụng trong vườn). Có thể thấy qua Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú Ma Văn Kháng đã xuất hiện cái nhìn mới trong quan niệm về hiện thực và con người. Hiện thực phức tạp, không thể biết trước, biết hết được và con người vẫn còn nhiều bí ẩn phải tìm tòi, khám phá mới có thể hiểu được. Khám phá con người ở nhiều tầng bậc, góc cạnh khác nhau Ma Văn Kháng đã tìm thấy những giá trị đạo đức tốt đẹp nằm ở những giá trị văn học, văn hoá.

Về hình thức nghệ thuật, tiểu thuyết Ma Văn Kháng vẫn bám sát cách viết của hiện thực chủ nghĩa nhưng nhà văn đã đưa vào đó những yêu tố mới góp phần làm cho các tác phẩm của mình hấp dẫn hơn. Về ngôn ngữ, nếu


trước 1975 với cái nhìn sử thi ngôn ngữ thường trang trọng, mực thước thì đến thời kỳ này là ngôn ngữ dung dị đời thường khai thác khả năng miêu tả và biểu hiện, gần với cuộc sống hơn. Ngôn ngữ Ma văn Kháng là ngôn ngữ trau chuốt mang tính biểu cảm, biểu trưng, đa nghĩa (Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn). Tuy nhiên để phản ánh những phức tạp của cuộc sống, con người nhà văn cũng không ngần ngại đưa vào tiểu thuyết của mình những lối nói khẩu ngữ, tục ngữ, thành ngữ, thậm chí là cả những câu nói tục tĩu, thô thiển (Mưa mùa hạ). Cùng với sự đổi mới trong tư duy trong cách nhìn về hiện thực, về con người giọng điệu trong các sáng tác của Ma Văn Kháng không còn chủ đạo là giọng điệu ngợi ca nữa. Ta bắt gặp ở đó sự kết hợp nhiều giọng điệu: giọng điệu hài hước mỉa mai, giọng điệu triết lý suy tư, giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng hay giọng điệu suồng sã….qua đó thấy được hiện thực nhiều màu của cuộc sống.

Có thể thấy, sự đổi mới chủ yếu trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng là sự chuyển đổi về tu duy nghệ thuật được đánh dấu bằng việc chuyển đổi từ đề tài miền núi sang đề tài miền xuôi. Những đóng góp của Ma Văn Kháng là thành tựu đáng ghi nhận của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

1.1.2.3. Nguyễn Khắc Trường

Trong chặng đường đổi mới văn học, nhà văn Nguyễn Khắc Trường cũng đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng. Nhà văn đi sâu khám phá về con người, về hiện thực nông thôn trong một cái nhìn mới. Sự đổi mới về cái nhìn, cách nghĩ về vấn đề nông thôn thời kỳ hoà bình được nhà văn tập trung khai thác và làm sáng tỏ trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma.

Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhà văn đã cho người đọc thấy được bộ mặt của nông thôn Việt Nam với sự xuống cấp, tha hoá đạo đức. Tác giả đã nhìn nhận về cuộc sống nông thôn trong cái nhìn mới với những xung đột làng xã, nhất là xung đột giữa các dòng họ. Nhà văn cũng cho


người đọc thấy được những ấu trĩ, sai lầm trong cải cách ruộng đất. Đây là vấn đề mà văn học thời kỳ cách mạng né tránh không đề cập đến. Bởi văn học thời kỳ 45 -75 chủ yếu là ngợi ca, những gì là xấu, tiêu cực đáng lên án, nhất là vấn đề mang tính lịch sử dân tộc đều bị tạm gác lại. Trong cái nhìn mới của đời sống hoà bình, những mặt sáng tối của con người, đời sống xã hội với những bon chen, đấu đá, tranh giành nhau đều được các nhà văn đưa lên trang viết với cái nhìn khách quan. Ở tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma chúng ta cũng nhận thấy kết cấu của câu chuyện là sự tiếp nối của các sự kiện, bi kịch này nối tiếp bi kịch khác. Kết cấu tác phẩm có sự phân tuyến rõ rệt xoay quanh xung đột giữa hai dòng họ: Trịnh Bá và Vũ Đình. Qua mối mâu thuẫn của hai dòng họ chúng ta thấy được những phong tục, tập quán, nền nếp gia đình họ tộc vốn đã cố hữu ở người dân quê khó có thể thay đổi được. Con người để đạt được mục đích của mình đã không từ một thủ đoạn nào, kể cả những thủ đoạn đáng khinh bỉ nhất, tàn bạo nhất. Hiện thực mà nhà văn cho ta thấy qua tác phảm là những việc làm sai trái, thù hận nhau giữa các dòng họ lại mang danh tính Đảng khiến nó tàn bạo hơn, khốc liệt hơn. Tác phẩm cũng trở lại với vấn đề cải cách ruộng đất ở nông thôn Việt Nam. Một đề tài mà văn học sau năm 1986 mới có cơ hội trở lại - vì trước đó đất nước đang có chiến tranh. Trong tác phẩm chúng ta cúng thấy được mặt trái của cải cách ruộng đất ở nông thôn. Cuộc cải cách này đã bị những kẻ có quyền lực lợi dụng để trả thù riêng, mưu toan những lợi ích riêng tư. Đây chính vấn đề nhạy cảm một thời của lịch sử nhưng văn học không dám động đến. Mảnh đất lắm người nhiều ma chính là sự “nhận thức lại”, nhìn lại lịch sử đúng với sự thật khách quan mà suốt một thời gian dài bị che khuất, tránh né hay bởi cái nhìn xuôi chiều, đơn giản sơ lược. Tác phẩm đã thể hiện cái nhìn mới, cái nhìn của thời hiện tại về những cái đã qua để con người nhận thức lại những giá trị về con người. Về giọng điệu, nếu như tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa thiên về

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí