Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 6


tưởng chừng sẽ chìm vào vực sâu của sự thất vọ ng nếu không có bàn tay, không có tấm lòng che chở của người bà cũng như sự cưu mang giúp đỡ của cô giáo Quyên, của cô Đại Bàng và những người dân chân chính của phường Ngọc Sinh. Họ đã dang tay ra cứu giúp số phận bi thảm, côi cút của Duy và Thảm, trong khi chính cuộc sống của họ cũng có lúc khốn khó tưởng chừng không qua nổi. Ma Văn Kháng đã xây dựng thành công một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, mà phép mầu nhiệm lại được xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của những con người chân chính ấy. Họ như là những vị tiên giáng trần dang cánh tay của mình cứu giúp linh hồn ngây thơ của những đứa trẻ như bé Duy, bé Thảm. Đồ ng thời đây cũng chính là nơi tác giả muốn ấp ủ tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trong hành trình trở về cội nguồn, Ma Văn Kháng đã thấu tỏ nhiều chân dung cao đẹp tiêu biểu cho truyền thống ân nghĩa thuỷ chung của dân tộc. Nổi bật lên giữa bản đồng ca trong trẻo ấy là nhân vật bà lang Chí, chị Ho ài, Phượng, Vân… trong Mùa lá rụng trong vườn hay chị Trang trong Chó Bi - đời lưu lạc. Bà lang Chí, một đời thiệt thòi mà vẫn nhân hậu. "Coi việc nâng đỡ người khác như một nhu cầu tự thân"; chị Hoài nết na thuỳ mị sống có trách nhiệm với mọi người; Phượng hiền từ, chân thật, hài hoà đầy lò ng thương yêu, sẵn sàng chia sẻ mọi niềm vui với người khác, làm tất cả những gì có thể để mọi người vui vẻ sung sướng, ở Phượng dường như có một "cơ chế" chịu đựng. Bao nhiêu điều không may, thiệt thòi dồn xuống vai chị: công tác không như ý, mất cắp xe dạp, rồi phải chịu đựng tính đồng bóng của bà trưởng phòng, cưu mang vợ con Cừ… Vậy mà, Phượng chịu đựng được hết, chịu đựng với sự tự nguyện gần như là bản năng. Không một khó khăn nào, một biểu hiện xấu nào của cuộc sống có thể khiến Phượng đánh mất lòng tin yêu, lòng thương người ở chị. Phượng đã từng nói "tôi yêu tất cả mọi người", điều đó khiến nhiều người băn kho ăn về việc Phượng có phải là nhân vật hiện thực không? Nhà văn đã khẳng định Phượng chính là nhân vật hiện thực. Trong Phượng có bóng dáng những người thân yêu nhất của nhà văn. P hượng chính là sự nối tiếp những truyền thống trung hậu, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam.


Ở gần cuối tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn xuất hiện đôi bạn trẻ Cần - Vân. Tác giả đã dành những dò ng tâm sự yêu thương, niềm tin tưởng vào đôi bạn trẻ này, bởi họ mang tính cách truyền thống của một dân tộc. Nếu như Đông ù ì, bất lực trước những biểu hiện tiêu cực của đời sống, thì Cần nhìn mọi việc một cách thanh thoát, không thờ ơ nhưng cũng không bi quan. Anh cho rằng: "Công nghiệp hoá xong thì sẽ thanh toán hàng loạt cái xấu" [22,354]. Còn Vân là người biết trân trọng những tập tục của dân tộc, nhưng cũng kiên quyết chối bỏ việc sắp xếp hôn nhân vì đồng tiền của cha, mẹ để bảo vệ tình yêu đến cùng. Đó là những hình tượng nhân vật mà nhà văn Ma Văn Kháng đã thể hiện mong ước và tình cảm nồng hậu của mình vào thế hệ trẻ hôm nay.

Với cách nhìn nhận sáng suốt và công bằng, cùng với tâm huyết của mình, Ma Văn Kháng đã dồn vào, đã xây đắp cho mỗi nhân vật, mỗi con người, mỗi cảnh đời trên trang viết đầy ắp sự chân thành xúc động của mình

Không chỉ nhìn rõ những con người trước mọi bão táp của cuộc đời vẫn giữ được những giá trị đạo đức văn hoá truyền thống. Ma Văn Kháng còn nhìn thấy cả những con người tha ho á về đạo đức và nhân phẩm trước sự tác động của cơ chế thị trường. Tiêu biểu là những kẻ vụ lợi cơ hội như Hướng, Liệu, Tý Hợi, Hiển… những kẻ "luô n theo đóm ăn tàn", chúng ton hót, nịnh nọt lấy lòng để mong được chú ý cân nhắc che chở.

Hiển (Ng ược dòng nước lũ) nguyên là một lái xe do ngủ gật làm xe đổ, bị hỏ ng mắt, được điều về làm cán bộ Đoàn thanh niên, mắc tội nhìn trộm nữ công nhân thay quần áo, bị mọi người khinh bỉ, nhưng vì giỏi nịnh nọt, giỏi cơ hội nên Hiển được Phô quét cho một lớp sơn mới bằng trang lý lịch viết lại rồi đưa lên làm Tr ưởng ban điều hành. Lợi dụng chức quyền, hắn luôn trù dập, hạ bệ người tài giỏi mặc cho đó là những người đã từng dìu dắt nâng đỡ mình.

Cái Tý Hợi (Ngược dòng nước lũ) một kẻ xấu xí về ngoại hình, luôn là đối tượng soi mói của bất cứ ai trong cơ quan. Cảm thương với kẻ tật nguyền, hơn ai hết Khiêm rất thương nó, anh thường che chở cho nó trước mọi người. Ấy vậy mà, khi chỉ mới nghe tin Khiêm thôi giữ chức chủ nhiệm, nó liền trở mặt ngay với chính


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

người đã từng dang tay cứu vớt, yêu thương, chở che cho nó. Nó luồn cúi, nịnh nọt, ô hợp với lũ người sâu mọt chống lại Khiêm. Chưa hết, nó đã tọc mạch về chuyện Hoan với Khiêm, hậu quả là Hoan bị sỉ nhục, bị rạch mặt, bị mất việc làm và rơi vào bi kịnh, trong khi Hoan luôn quan tâm, bao dung nó, coi nó như là em mình. Cũng như Tý Hợi, trước đây Hiển đã từng coi Khiêm là người anh tin c ậy nhất của mình. Vậy mà giờ đây cái đám đông này được sống trong "vương quốc quyền hành" đã quên đi tất cả. Họ trở nên tự tung tự tác, tỏ ra lạnh lùng vô cảm với Khiêm. Càng ngày cái đám đông này càng toả ra một sức mạnh áp đảo, nó hình thành như một cơn lũ nhấn chìm Khiêm - kẻ ngược dòng. Ta thấy, ở đây mỗi con người đều mang một vẻ, nhưng đều là những kẻ dị hình, dị tướng, vì quyền lợi c ủa bản thân, họ có thể bán rẻ cả lương tâm và tình nghĩa thiêng liêng c ủa con người.

Ma Văn Kháng đã có một cái nhìn trực diện, thẳng thắn vào những con người này, họ đã đánh mất chính mình cũng như đang dần làm mất đi những truyền thống quý báu của dân tộc chỉ vì quyền lợi và danh vọng. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh ấy, Ma Văn Kháng còn cho chúng ta thấy trong hiện nay còn có một loại người cậy quyền, cậy thế ho ành hành ngang dọc, đ ại diện cho những kẻ này không ai khác là Tuẫn - con trai Bí thư Thị uỷ Lại trong Đám cưới không có giấy giá thú. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Tuẫn đã ngang nhiên đóng vai trò là một thằng phá đám "là tên Juđa phản nghịch", và là nhân tố trực tiếp làm hỏng đời thầy giáo Tự. Vì Tuẫn cậy mình là con "quan lớn" nên tác oai tác quái không coi ai ra gì. Hãy nghe hắn ngang nhiên bộc lộ thái độ trong giờ dạy văn với một nhà giáo tâm huyết với nghề như Tự "Ôi, chó chết hết chuyện. Chứ có đếch gì mà cao cả với vĩnh hằng! Lằng nhằng!" [21,208]. Với một thầy giáo tâm huyết, điều đó khô ng thể chấp nhận và Tự đã nổi giận. Nhưng có ngờ đâu lời nói của một học trò vô giáo dục kia, lại mở đầu cho bi thảm cuộc đời anh chỉ vì anh dám tát con "quan Lại": "Ông Tự! Cò n ông thì hết đời chó chết cũng không được làm Đảng viên dự bị đâu!" [21,209]. Và quả thật lời nói của một học trò hư đốn đã trở thành hiện thực. Dựa vào quyền lực của cha mình Tuẫn đã đánh mất tư cách của một học sinh, và làm cho cuộc đời của thầy giáo Tự trượt dài, trên con đường đời đầy đau khổ.

Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 6


Xuất phát từ một tấm lòng nặng trĩu ưu tư trước những nỗi bất công, tha hoá trong cuộc đời thực tại cái nhìn của Ma Văn Kháng chưa dừng lại, nhà văn còn rất nhức nhối khi tầng lớp thị dân còn không ít người đang tự đ ánh mất mình, đang trượt dài trên con đường tha hoá. Tiêu biểu là Lý, Xuyến, Thoa, Trình…

Lý (Mùa lá rụng trong vườn) là sản phẩm điển hình c ủa lối sống kinh tế thị trường, vị kỷ, hám lợi…, là một người phụ nữ đẹp trẻ trung, rực rỡ đầy sức sống "khuôn mặt tròn, hồng nõ n… cặp gò má cao được san đều về phía dưới, má ửng lên một sắc hồng đẫm… Hai con mắt lá răm sắc, nhóng nhánh sáng, đong đưa một cái nhìn vừa vui tươi vừa lẳng" [22,69]. Vốn là một phụ nữ thông minh đảm đang tháo vát và đầy ý chí tự lập. Suốt những năm tháng chiến tranh, Lý đã là một người vợ tốt, người mẹ hiền, một cô con dâu đảm đang theo đúng nghĩa "lấy chồng gánh cả giang sơn nhà chồng". Chị đã một mình nuôi dạy con ngay từ khi nó còn trứng nước và không hề nhờ cậy bố mẹ chồ ng. Chị làm dâu, làm mẹ dù vất vả vì thiếu vắng chồng nhưng với tài tháo vát của chị, mọi việc đều rất suôn sẻ. Hiếu thuận với cha mẹ chồng, nuôi dạy con cái, chăm lo, lo lắng cho em chồng rất chu đáo, chị thực sự là trụ cột trong gia đình và là hậu phương vững chắc cho chồng nơi tiền tuyến. Nhưng ở chị, c ái tốt cái xấu pha trộn vào nhau. Chị lo toan chăm sóc mọi người trong gia đình nhưng lại cũng có thể ích kỷ, tham lam nhỏ nhen với mọi người. Có những lúc chị như bỗng hoá thân, biến thành một kẻ khác hết sức giữ tợn, kiêu ngạo và thách thức, chị đã thay đổi "vì thiếu nền tảng, dễ bị kích động tức hứng nhất thời bởi các ý tưởng cuồ ng nhiệt hoang đường" [22,314]. Là "nạn nhân của lửa đèn thành phố ", Lý đã chênh vênh bên ngưỡng cửa giữa cái xấu và cái tốt.

Trong cái thời buổi mà cuộc sống đang ở vào thời kỳ xây dựng với muôn vàn những thiếu thốn và khó khăn này, có thể làm ngời lên những phẩm chất anh hùng của những con người anh hùng, dũng cảm chiến dấu với chính nó, nhưng cũng rất dễ là tác nhân kích thích mạnh mẽ tâm lý hưởng thụ vật chất, thói ích kỷ vô luân. Lý lao xuống bờ vực của lầm lẫn. Chị nhìn thấy "đời bây giờ tệ lắm", "Có tiền là xong hết". Chị quan niệm "Đời chỉ là một chữ T thôi" từ đó Lý bất chấp tất cả, buông thả mình theo những dục vọng thấp hèn. Tính tháo vát, sự táo bạo, sắc sảo, ở


chị giờ đây đã biến thành thói lừa bịp dối trá, điêu toa, mặc sức cho dục tình thiêu đốt. Mang trong mình những đặc tính cần thiết của con người ở thời kỳ lắm sự biến động, thiếu sự bảo trợ của những giá trị tinh thần, Lý đã dần khước từ bản chất tốt đẹp vốn có của mình để trở thành kẻ xa lạ.

Đất nước đang trên đà phát triển, nền kinh tế thị trường đang mở ra môi trường lớn lao và tạo cơ hội, động lực thúc đẩy để mỗi cá nhân trong xã hội có thể thực hiện khát vọng làm giàu, được thực hiện ước muốn ăn ngon mặc đẹp rất chính đáng của mình. Bản chất của con người vốn đã phong phú, phức tạp, cuộc sống lại nhiều biến động và bất ngờ, bởi thế, ngòi bút của Ma Văn Kháng đã hướng tới việc nghiên cứu, phát hiện con người phức tạp, đa chiều "con người không trùng khít với chính mình". Ma Văn Kháng đã không nhìn con người một cách đơn giản cứng nhắc như giai đoạn trước, mà ở thời kỳ này ông đã đi sâu phân tích mổ xẻ con người trong từng nỗi niềm, từng bước ngo ặt cuộc đời họ. Điều đó thể hiện một cách nhìn khá linh hoạt, uyển chuyển về con người c ủa nhà văn Ma Văn Kháng.

Lý không phải là sản phẩm tiêu cực duy nhất, cá biệt của đời sống kinh tế thị trường, mà sản phẩm của nó là cả một lớp người chạy theo đời sống vật chất và hưởng thụ. Cũng như Lý, Xuyến (Đám cưới không có giấy giá thú) đã nhảy cóc sang một bước phát triển nguy hiểm về phương diện đạo đức. Là một phụ nữ bản năng kém thích ứng trước đời số ng, sống thực dụng, nhanh chóng bị loá mắt trước sự cám dỗ của vật chất, Xuyến đ ã trở nên tàn nhẫn, chà đạp nên hạnh phúc gia đình, coi thường chồng, khinh rẻ đời sống gia đình và từ chỗ phản bội chồng Xuyến đã trơ tráo tố cáo chồng là người phản bội và tự huỷ đi nhân cách làm người của mình.

Với cái nhìn tinh tường của mình, Ma Văn Kháng còn nhận thấy rằng con người ta trong ho àn cảnh ngặt nghèo, ít tình người thì sẽ trở nên lưu manh ho á hoặc chí ít khái niệm đạo đức cũng trở nên xa xỉ đối với họ. Cho nên cô nữ sinh Trình (Đám cưới không có giấy giá thú) vốn ngoan ngoãn, vì bệnh tật, vì bị bỏ rơi, vì bị nghèo đói… bỗng trở nên đáo để, cong cớn, chụp giật để trả thù đời…

Nghiên cứu tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới, chúng ta còn có thể kể ra hàng loạt những nhân vật tương tự như gã tình nhân của Lý (Mùa lá rụng


trong vườn); Hứng và chị em Vàng Anh, Vành Khuyên…(Côi cút giữa cảnh đời); Thoa và lão tình nhân Lang băm trong Ngược dòng nước lũ…" tiền" là câu nói cửa miệng của những con người này. Vì tiền chị em sẵn sàng đánh chửi nhau, vì tiền con sẵn sàng chửi rủa, thậm chí còn đuổi mẹ ruột của mình, vì tiền vợ chồng coi thường khinh rẻ nhau… Họ không có ý thức bảo vệ, giữ gìn đạo đức, gia đình. Trong quan niệm của họ đạo đức chính là "cái gì hợp với mình" và cuộc đời "chỉ là chữ T thôi". Đồng tiền quả thật làm cho cuộc sống con người đầy đủ hơn, sung túc hơn nhưng nó còn có sức mạnh làm tha hoá con người một cách ghê gớm. Xa rời những tiêu chuẩn đạo đức, họ đã biến thành những con thú dữ. Đồ ng tiền và nhục dục đã khiến Thoa cùng gã tình nhân Lang băm trong Ngược dòng nước lũ trở thành những con thú đích thực "Bữa tiệc của những con quỷ dâm đãng" diễn ra hết lần này đến lần khác, bất chấp Khiêm đang nằm trên giường bệnh - đau đớn đến tê liệt cả thể xác và tâm hồn.

Nhãn quan của nhà văn khô ng chỉ phát hiện thấu đáo nhiều loại người trong xã hội - người tốt, kẻ xấu, người bằng mọi giá bảo vệ cho được nhân phẩm, kẻ vì nhu cầu vật chất tầm thường làm băng ho ại đạo đức xã hội, mà ông còn quan tâm khẳng định bản năng và nhu cầu tự nhiên với khát vọ ng chân chính của con người đó là nhu cầu tình dục.

Trong văn học, vấn đề dục vọng cá nhân đã ít nhiều được đề cập, nhưng phải thực sự đến giai đoạn văn học sau 1975, nhất là sau thời kỳ đổi mới (1986), khi con người là đối tượng phản ánh của văn học nên không có gì thuộc về con người lại xa lạ với văn học, nhu c ầu về dục vọng của con người tự nhiên mới thực sự được quan tâm thể hiện một cách chân thực, đầy đủ.

Tiếp thu, kế thừa những tư tưởng tiến bộ của văn ho á, văn học nhân loại và văn học dân tộc, vấn đề bản năng tính dục đã được thể hiện nổi bật trong một cái nhìn mang đầy tính nhân bản sâu sắc của Ma Văn Kháng về con người. Ma Văn Kháng là nhà văn đầu tiên viết được những cảm xúc hả hê, sung sướng, khoái hoạt nhất về lòng ái dục của con người. Theo ông, con người là sản phẩm của tự nhiên luôn biết hướng đến và theo đuổi những trạng thái sung sướng, vui vẻ và cố gắng


tránh xa, vượt lên mọi đau khổ, nhọc nhằn của cuộc sống bằng đời sống tình dục, mà tình dục lại là một niềm đam mê, một mạch sống thầm kín của con người. Tuy là lĩnh vực vẫn bị coi là "vùng cấm kỵ" nhưng Ma Văn Kháng đã mạnh dạn và thành công khi đưa vấn đề này vào trong sáng tác của mình với một tần số lớn. Ông thể hiện chúng một các tự nhiên không lộ liễu, sống sượng mà phản ánh một cách chân thực những trạng thái, cảnh huống khác nhau của tâm lý thực, xuất phát từ đáy sâu bản thể, từ nhu cầu tự nhiên, chính đáng của con người. Ma Văn Kháng là một trong số không nhiều các nhà văn hiểu và ý thức sâu sắc, triệt để, toàn diện vấn đề này.

Ở Ma Văn Kháng, ô ng đã phát hiện trong bản năng đời sống tình dục của con người thể hiện rõ hai mặt của cuộc sống. Đối với những con người chân chính dục vọ ng khiến cho họ người hơn, tình dục như một vẻ đẹp thể hiện mặt văn hoá, đạo đức xã hội. Nhưng bên cạnh đó, Ma Văn Kháng còn khám phá, phát hiện mặt bi hài của cuộc sống, sự thô tục tham lam, nhếch nhác, dâm ô của những kẻ vô đạo đức, thiếu văn hoá xoay quanh vấn đề dục vọ ng cá nhân của con người.

Bản chất cuộc sống vốn đa chiều phức tạp, nên ngay từ những tác phẩm viết về đề tài mền núi trong cảm hứng sử thi, Ma Văn Kháng đã đề cập vấn đề này. Có thể nói đây là cái nhìn nhất quán của tác giả về con người. Ma Văn Kháng đã viết khá nhiều về hiện tượng này trong hầu hết các sáng tác của mình. Nếu như đứng ở góc độ luân lý đạo đức thì những chuyện tình kiểu "ngoài luồng" không thể chấp nhận được, nhưng khi đặt chúng vào từng ho àn cảnh, từng con người cụ thể thì những trường hợp này rất đáng được cảm thông. Bởi chính cuộc tình "ngoài luồng" này đã đem đến cho Khiêm (Ngược dòng nước lũ) niềm hạnh phúc thực sự. Với Khiêm, tình yêu mà Hoan dành cho anh đã đẩy lùi được cơn đau ốm do làm việc quá sức, giúp anh vượt qua cái thực tế nặng nề cố hữu với Thoa trong gia đình. Hoan như là người tri âm, tri kỷ của đời anh, hiểu tận sâu thẳm, tâm hồn cá tính, nâng đỡ tâm hồn anh và là nguồn vui sống vô tận của anh giữa cuộc đời đầy đen bạc, trắc trở. Hơn ai hết Hoan chính là nguồn động lực giúp Khiêm vượt qua được những khó khăn của cuộc sống và hoàn thành ước nguyện của đời mình.


Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) cuộc ái ân với Xuyến đã để lại cho anh một khí vị đặc biệt không thể nào quên, cho dù ngọn lửa tình ấy được khơi gợi trong cái ổ rơm nhặm nhuội rối bời. Lúc ấy anh cảm thông và thương cô xiết bao, anh thấy cô là đàn bà thực sự, cô yêu thích nhục dục, cũng khao khát làm mẹ, làm vợ như bao người phụ nữ khác…

Tất nhiên, đề cập đến vấn đề này nhà văn không ngợi ca hay khích lệ mà muốn nhìn nhận nó như bản chất thực đang tồn tại trong cõi đời này, qua đó nhà văn muốn người đọc nhìn nhận thấy mặt tự nhiên, của con người và nhu cầu cần được thoả mãn của cuộc sống đời thường mà xưa nay người ta vẫn che đậy, giấu giếm. Đó là những quan niệm đ úng, biểu hiện tốt đẹp, lành mạnh mà Ma Văn Kháng đã đi sâu khám phá, thể hiện đời sống bản năng này của con người. Chính c ái nhìn đa chiều, sâu sắc, về mọi phương diện của con người khiến vấn đề tình dục được quan tâm đúng đắn, tự nhiên. Nó không hề gây cảm giác phản thẩm mỹ, phản giáo dục mà còn thấm đẫm tính nhân văn trong c ái nhìn mang chiều sâu nhân bản về con người của nhà văn.

Phát hiện đời sống tình dục ở nhiều cung bậc, Ma Văn Kháng tỏ thái độ phê phán những hiện tượng dâm ô, đồi bại như Xuyến (Đám cưới không có giấy giá thú), Thoa (Ngược dòng nước lũ), Lý (Mùa lá rụng trong vườn)… và trân trọng những tình cảm mặn nồng của Khiêm - Hoan, Luận - Phượng…

Xuyến (Đám cưới không có giấy giá thú), đã ngoại tình với "Quỳnh đĩ đực" ngay trong nhà của mình. Xuyến đã chà đạp lên mối quan hệ vợ chồng thiêng liêng để quan hệ xác thịt với những kẻ trơ tráo đồi bại như Quỳnh. Với những kẻ chỉ biết có tiền thì giữa họ làm gì có tình yêu. Chúng trao cho nhau thể xác như kiểu mua bán một thứ hàng hoá, theo thói quen buôn bán mà thôi. Chúng đến với nhau không hề xuất phát từ sự ngưỡng mộ, trân trọng cái đẹp hay từ một tình yêu chân thành mà chỉ để thoả mãn nhu c ầu nhục dục, thói dâm ô. Vì thế chúng bộc lộ hành vi s àm sỡ buông tuồ ng, vô đạo đức. Không chỉ những thế, khi bị chồng phát hiện cô ta còn cất lên những lời chửi rủa tai ác, thể hiện rõ sự vô văn hoá.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí